Shara Tibken
Phương Thảo dịch
(VNTB) - Tại sao Flappy Bird chỉ mới là điểm khởi đầu cho mô hình khởi nghiệp trí tuệ ở Việt nam?
Trước chuyến đi đến Việt nam, tôi có nhận được lời mời đến Lãnh sự quán Việt nam ở San Fransisco. Một cuộc gặp gỡ với gần 30 quan chức cấp bộ, những người khởi nghiệp ở Việt nam và các mạnh thường quân của Thung Lũng Silicon. Cuộc gặp gỡ hóa ra lại tôi được mời đến để quan sát một cuộc động não của quan chức Việt nam để thu hút các mạnh thường quân Mỹ đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp ở ngay tại Mỹ. Mục tiêu cuối cùng của họ là để tái tạo những gì Thung lũng Silicon đã làm rất tốt: xây dựng một Facebook hay Dropbox tiếp theo.
“Chúng tôi muốn đem văn hóa của Thung lũng Silicon vào Việt nam. Chúng tôi muốn đem vào một nền văn hóa khác, lối suy nghĩ và mơ ước thật độc lập.” Bà Thach Le Anh một doanh nhân được đào tạo tại Mỹ và hiện là Giám đốc Thung Lũng Silicon Việt nam, một nhóm do chính phụ hỗ trở chuyên đầu tư và hướng dẫn các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Thung Lũng Silicon Việt nam ( TLSVN) là một phần của cú hích lớn của chính phủ nhằm chuyển đổi quốc gia này thành một trung tâm kỹ nghệ sáng chế. Việt nam đã là nơi các công ty điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới tọa lạc và đã đem lại các công việc sản xuất và nguồn vốn đầu tư. Nhưng Việt nam muốn nhiều hơn thế: Việc người Việt chỉ lắp ráp tivi và điện thoại thông minh vẫn chưa đủ; Việt nam muốn phát triển các doanh nghiệp mới có thể tạo ra hàng tỷ đô la để làm thay đổi thế giới cùng với việc thúc đẩy nền kinh tế.
“Chúng tôi đang bắt đầu dự án khuyến khích các nhà đầu tư vào các doanh nghiệp mới và các doanh nghiệp ở Việt nam'', ông Trần Văn Tùng Phó bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu thông qua một thông dịch viên. “ Chúng tôi muốn phát triển một hệ thống kin tế để có thể thật sự là nguồn lợi cho các nhà đầu tư và các mạnh thường quân, cũng như đóng góp đầu tư vào đất nước”
Việt nam có thể sẽ thành công nếu như Việt nam có thể thoát ra khỏi lề thói của Việt nam. Các luật lệ nghiêm ngặt và mơ hồ làm giới hạn sự phát triển của các công ty, trong khi tham nhũng vẫn là thực trạng- chẳng hạn như việc tống tiền các công ty. Đầu tư mạo hiểm ở Việt nam rất hiếm hoi, các nhà đầu tư thích các bỏ tiền vào bất động sản hơn là các doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp. Và ở Việt nam cũng không có hệ thống kinh tế tốt để đầu tư và mở rộng công ty. Vì tất cả các điều này, một số ít các công ty Việt nam đã chuyển ra khỏi vùng Đông Nam Á.
Điều này không có nghĩa là Việt nam không cố gắng.
Không phải chỉ là một mắc xích khác trong guồng máy
Trong thập kỷ qua, Việt nam đã mở rộng ra ngoài việc kinh doanh truyền thống là may mặc và cà phê để trở thành một nhà cung cấp sản xuất điện tử lớn. Nhiều loại điện thoại thông minh trên thế giới đã được sản xuất ở Việt nam. Quốc gia do Đảng Cộng sản bảo thủ cai trị này giờ đang cố tìm cách để vượt ra khỏi cái mắt xích của guồng máy sản xuất.
Gia nhập vào TLSVN là một sáng kiến tham vọng được chính quyền Việt nam hậu thuẫn từ giữa năm 2013. Việc này sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp nhận được tài trợ để phát triển ý tưởng, giúp họ làm kế hoạch kinh doanh và liên kết với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp với các khách hành và nhà đầu tư tiềm năng. TLSVN đã có được chín người tiêu thụ và doanh nghiệp khởi động mùa hè năm ngoái. Một số khác sẽ xuất hiện trong năm nay.
Để học tập người Mỹ, TLSVN đã gới 12 phái đoàn đến vùng vịnh San Francisco và New York trong chuyến đi học tập kéo dài một tuần lễ cho trong đó có cả phó bộ trưởng Bộ Khoa học và Công Nghệ. Trong chuyến đi này họ đã có các cuộc hội đàm với các nhà đầu tư, các công ty lớn và các doanh nghiệp khởi động về việc làm thế nào để tăng cao sự hấp dẫn của các công ty Việt nam và chính quyền đóng vai trò ra sao trong việc tạo điều kiện và đầu tư vào các công ty này. Đây chỉ mới là chuyến đi dò đường cho một chuyến đi khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ dẫn đầu.
Khi được hỏi tại sao chính quyền lại ủng hộ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong khi đây là điều trái ngược với những gì mà chính quyền đã đấu tranh để giành được, ông Phạm Hồng Quất- Cục trưởng cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Công nghệ trực thuộc bộ Khoa học và Công Nghệ - trả lời : “Giới trẻ Việt nam giờ đây có tham vọng và ước mơ rất lớn là làm thế nào để trở thành doanh nghiệp thành đạt và kiếm được tiền từ công nghệ kỹ thuật. Điều này khác với lối làm việc truyền thống là chỉ đi làm thuê cho các công ty lớn. Vì vậy tôi muốn ủng hộ họ.”
Ai cũng là doanh nhân
Nhiều người đã nói điều này và ngay cả Đại sứ Mỹ tại Việt nam- Ted Osius cũng đã chỉ ra cho tôi thấy tinh thần kinh doanh và sự năng động của người Việt. Cứ nhìn vào các quầy hàng bán thức ăn đường phố khắp Hà nội hay hàng chục các nhà may ở Hội an là đủ hiểu.
Một hai năm trước, một làn sóng khởi động và làn sóng doanh nghiệp đã tràn vào Việt nam. Làn sóng này được đặt tên “Hiệu ứng Flappy Bird”, tên được đặt cho một trò chơi di động đã làm mưa làm gió vào năm ngoái trước khi nhà sáng chế ra trò chơi ở Hà Nội này đã phải rút trò chơi ra khỏi của hàng ứng dụng của Apple vì trò chơi “quá gây nghiện.” Vào đỉnh điểm của việc phát hành trò chơi này, Đông kiếm được một ngày 50 nghìn đô la chỉ nhờ vào tiền quảng cáo, một số tiền mà một người công nhân bình thường phải mất gần 30 năm mới kiếm được.
Chưa từng thời điểm nào lại lớn lao và kỳ diệu như thế trong lịch sử khởi nghiệp 10 năm qua ở Việt nam như Flappy Bird đã đạt được. Các doanh nghiệp mà tôi đã gặp gỡ ở Việt nam hoặc rất ngưỡng mộ thành công của Đông hoặc chế nhạo ứng dụng của Đông là tầm thường và “ ai cũng mà không làm được cái ấy”. Nhưng họ không thể không nhắc đến Flappy Bird khi điều này trở thành một ví dụ sáng chói cho một sản phẩm Việt đã thâm nhập quốc tế và đi rất nhanh.
Sự thành công nhanh chóng của Flappy Bird chỉ là một sự ngoại lệ. Thậm chí nếu các công ty Việt nam khác có đến được Mỹ thì việc này cũng không xảy ra một sớm một chiều.
“Việt nam cần có thời gian. Việt nam sẽ dần dần giàu lên”, ông Phạm Hợp Phố, phó chủ tịch của công ty Đầu tư IDG Việt nam, tuyên bố.
Lấp lại khoảng cách
Thế giới khởi nghiệp ở Mỹ là một mạng lưới phức hợp gồm các công ty đầu tư vốn, các mạnh thường quân, gọi vốn cộng đồng và các doanh nhân cùng làm việc với nhau hoặc đối đầu nhau để đảm bảo việc kinh doanh sẽ được đầu tư đầy đủ. Trong khi đó lãnh vực tài chính của Việt nam không thể sánh được.
Khi Công ty Đầu tư IDG Việt nam khai trương năm 2004, công ty có vốn đầu tư 100 triệu đô la, một bộ phận lớn dân chúng không hề biết đến khái niệm “đầu tư rủi ro” và rất nhiều người đã nghĩ đây là một công ty bán bảo hiểm. Ngày nay công ty chú trọng đầu tư sớm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhưng điều đó cũng đem lại nhiều thách thức cho công ty khi công ty lớn mạnh hơn thì họ sẽ phải cần có thêm nhiều tiền hơn. Nhưng họ lại không có được các lựa chọn khác như ở các quốc gia phát triển.
Một phần vấn đề của việc đảm bảo vốn tài trợ ở Việt nam là rất khó để có một "đầu ra" thành công . Cho đến khi đi được cổ phần hóa hay được mua lại trở nên phổ biến ở Việt Nam, thì các nhà đầu tưvẫn không biết khi nào, hoặc là họ sẽ nhận được một lợi nhuận trên đầu tư của họ hay không.
“Làm thế nào để có được tiền đầu tư?” ông Phố nói, “ Phần việc này cần phải được rõ ràng hơn so với hiện này rất nhiều.”
Để đến được với các nhà đầu tư Mỹ không phải là điều dễ dàng cho các công ty Việt nam khi họ không có mối liên hệ nào ở Mỹ. “Nếu tôi dự định đầu tư vào một công ty Việt nam thì tôi không biết phải bắt đầu từ đâu,”, ông Etienne Deffarges, chủ tịch Hiệp hội Mạnh thường quân Cựu sinh viên Đại học thương mại Harvard phát biểu trong sự kiện TTSVN được tổ chức ở San Fransisco. “Tôi đã đến Việt nam, nhưng tôi không biết gì về các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt nam.”
Nâng cao hình ảnh Việt nam
Làm thế nào để các nhà đầu tư Mỹ để ý đến Việt Nam là nguyên do chính của chuyến đi của TLSVN. Chuyến đi này xác nhận với các công ty rằng thông qua việc tăng tốc để hi vọng các nhà đầu tư sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiền cho họ- giống như khi họ có được một con dấu chấp thuận của phía Việt nam.
“Tìm được nhà đầu tư và thuyết phục họ tin tưởng vảo dự định của chúng tôi cũng như đầu tư vào dự án thật sự rất khó khăn.” Sarrie Bui 26 tuổi hiện đang tham gia vào chương trỉnh tăng tốc của TTSVN cho hay. Ý tưởng của cô khi gia nhập vào chương trình của TLSVN là trang web kinh doanh trực tuyến nhằm kết nối các nhà làm nghệ thuật ở Đông Nam Á với khách hàng trên toàn thế giới. Nhưng TLSVN sẽ giúp cho cô giới thiệu trang web TheHandmark.com của cô.
Liệu các nhà đầu tư Mỹ có cảm thấy thoải mái hay là có quan tâm đến sự dính líu của chính phủ hay không lại là một câu hỏi hoàn toàn khác. Hầu hết các nhà đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay là từ các quốc gia châu Á như Nhật bản.
Khi động đến vấn đề chính quyền can thiệp vào các doanh nghiệp khởi nghiệp, có hai mô hình căn bản cần phải quan tâm- phiên bản Mỹ là chính quyền hầu như không can thiệp gì vào, hoặc là phiên bản Trung quốc với sự tài sợ của chính quyền. Đầu năm nay Trung Quốc đã thành lập một quỹ đầu tư rủi ro lên đến 6,5 tỷ đô la để “tài trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các nền công nghiệp mới nổi. Các nước khác cũng đã được chính phủ hỗ trợ cho các công ty công nghệ cao bao gồm Israel, Nhật Bản và Hàn Quốc – đây đều là những nơi mà công nghệ đang bùng nổ.
Việt nam có thể sẽ thành lập một quỹ đầu tư rủi ro vào cuối năm nay và sẽ đầu tư ít nhất 10 nghìn đô la vào mỗi một thành viên tham gia chương trình. Chính quyền cũng đã bảo trợ cho đào tạo đại học, hội thảo và các cuộc thi khởi động. Nhưng ngay bây giờ nói chung chính phủ đang theo đuổi loại mô hình lai - không hoàn toàn ủng hộ như Trung Quốc, nhưng không hoàn toàn không can thiệp như Mỹ.
Trước khi tham gia vào dự án tăng tốc TLSVN, Nguyễn Ngọc Tuấn đã cố gắng tìm kiếm nhà đầu tư cho trang mạng giúp các công ty tuyển dụng nhân viên mới “nhưng đã thất bại bởi họ đòi hỏi phải có kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, định giá công ty, và thật khó khăn để có thể định giá công ty vào thời điểm ấy.”
Sau bốn tháng tham gia đợt huấn luyện tại Hà nội mùa hè năm rồi để học cách viết kế hoạch kinh doanh và tiếp thị sản phẩm, trang mạng Jobwise.com của ông Tuấn sẽ được khai trương vào tháng này. TLSVN đã đầu tư 13 nghìn đô la tức 10% cổ phần của công ty và đã kết nối ông với khách hàng lớn đầu tiên –Ngân hàng Quốc tế Việt nam. Đợt tập huấn giúp ông Tuấn tìm được nguồn đầu tư 80 nghìn đô la sau đó khi công ty được định giá 800 nghìn đô la.
Mục tiêu của Việt nam là 5 nghìn công ty kỹ thuật hoạt động vào năm 2020 và để đạt được chỉ tiêu này còn rất nhiều việc phải làm. Hiện thời số lượng công ty khởi nghiệp là khoảng 1.000 đến 2.000 công ty nhưng lại rất khó để đánh giá. “Giả sử Việt nam bơm thêm hàng triệu đô la vào trong lĩnh vực này thì số lượng 5 nghìn có thể đạt được. Nếu không thì đây chỉ là giấc mơ.” Một biên tập viên mạngJobwise.com phát biểu.
Bắt đầu từ một quỹ đầu tư rủi ro có sự hỗ trợ của chính phủ là một cách để làm cho thị trường phát triển. Và một phần trong các mục tiêu của chuyến đi Mỹ của TTSVN là đảm bảo chính phủ Việt nam sẽ có quỹ dự trữ hàng triệu đô la cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. TLSVN hi vọng sẽ kêu gọi được 3 triệu đô la đồng góp vốn trong vòng 5 năm tới và họ đang thúc giục chính phủ ủng hộ nhiều các vườn ươm và nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp.
TechElite là một doanh nghiệp khởi nghiệp tròn 3 tuổi và giám đốc điều hành công ty đã tốt nghiệp Stanford năm 2012; đây là một trong những công ty hiếm hoi của Việt nam đã được hai mạnh thường quân của Thung Lũng Silicon đầu tư. Nhưng công ty Hà Nội – một công ty sáng tạo Eventbrite chuyên về vé sự kiện và hệ thống quản lý đã tìm đến TLSVN để tìm nguồn đầu tư cho ý tưởng mới- WorkDone, phần mềm giúp các công ty quản lý nhân viên. Các nhà sáng lập đã tham gia vào chương trình tăng tốc và đã có được 300 nghìn tiền đầu tư khi ý tưởng của họ được định giá 1,8 triệu đô la.
“Cùng với TLSVN chúng tôi không phải lo lắng quá nhiều đến việc phải đi gặp gỡ các nhà đầu tư, bởi vì họ đã giúp chúng tôi tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng. Chính phủ đã tham gia và ủng hộ các doanh nghiệp khởi nghiệp theo một cách nào đó. Điều này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Viêt nam” Pham Kim Hung phát biểu, ông ta là Giám đốc Điều hành, đồng sáng lập công ty TechElite ở Việt nam sau khi đã làm việc ở Thung lũng Silicon 5 năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét