Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

VNTB- Campuchia: Nhà hòa giải mới cho tranh châp chủ quyền trên Biển Đông giữa Tàu quốc với ASEAN?

VNTB- Campuchia: Trung gian hòa giải mới về vấn đề Biển Đông giữa Trung quốc và Các nước ASEAN?


Phương Thảo dịch


(VNTB) - Đây là các bước đơn giản sẽ đi xa hơn trong việc phục hồi uy tín của Phnom Penh chứ không phải là một yêu cầu quá tham vọng là để “hòa giải” các tranh chấp ở Biển Đông, cũng như thuyết phục các quan sát viên rằng Campuchia tích cực cam kết giải quyết chứ không phải là cản trở vấn đề tranh chấp này.
  
Tuần trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Campuchia Hor Namhong đã tuyên bố Campuchia sẽ tiếp tục tìm cách là một trung gian hòa giải trong tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia có tranh chấp trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN ).

"Campuchia muốn làm trung gian để giảm bớt không khí căng thẳng giữa ASEAN và Trung Quốc bởi vì chúng tôi nhận thấy rằng không thể tìm ra được giải pháp nếu không nói chuyện với nhau", ông Hor Namhong đã tuyên bố như thế với đài tiếng nói Hoa kỳ.

Không lượng sức

Đối với những ai theo dõi sự phát triển trong khu vực Biển Đông và Đông Nam Á chặt chẽ , thì họ sẽ thấy đề nghị của Campuchia làm trung gian hòa giải trong tranh chấp là một điều khá kỳ lạ . Đúng vậy, đất nước này không phải là một trong các nước có tranh chấp trong khu vực ASEAN giống như Brunei , Malaysia, Philippines và Việt Nam.Nhưng việc hòa giải là một yêu cầu cao thậm chí đối với các quốc gia Đông Nam Á có nhiều khả năng hơn như Indonesia trong cách thức tiến hành các cuộc hội thảo về vấn đề này từ những năm 1990, dù cho tình trạng cũng như vai trò tương xứng của Indonesia trong khối ASEAN. 

So ra thì trường hợp để cho Campuchia thực hiện vai trò như vậy không sẽ có vẻ là một nhà hòa giải mạnh mẽ. Hơn nữa, sự thất bại của khối ASEAN và Trung Quốc nhằm thực hiện bất kỳ bước tiến về mặt ngoại giao nào đối với các tranh chấp ở Biển Đông bởi vì họ chưa bao giờ thực sự “đối thoại với nhau.” theo như lời của Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao đã nói. Vấn đề thật sự và đã được nhận định từ lâu bởi những ai đã quen thuộc với vấn đề này làTrung Quốc đã thất bại trong việc tuân thủ Bộ Luật ng Xử (CoC) trên biển Đông, cũng như là các nỗ lực được đưa ra để phá rối và phá hoại sự đoàn kết của khối ASEAN trong khi cần phải có một giải pháp mang tính xây dựng.

Mất uy tín

Ông Hor Namhong nên biết điều này hơn ai hết. Sau tất cả mọi chuyện thì chính ông ta đã chủ trì hội nghị cấp cao ASEAN tai hại vào năm 2012, trong thời gian Campuchia làm chủ tịch đối với sự thất bại chưa từng có của tổ chức này khi thông qua một thông cáo chung. S từ chối không hợp lý của ông Hor Namhong khi đưa một tham chiếu về đảo Scarborough Shoal trong bản thông cáo, mặc cho sự yêu cầu dễ hiểu của một số các thành viên chủ chốt trong khối ASEAN, đã không phải đúng là điều mà ai có thể trông mong từ phía một người hòa giải. Các báo cáo về cùng với sự đồng lõa của Phnom Penh với Bắc kinh bao gồm cả các cáo buộc rằng Campuchia đã đưa bản dự thảo cho Trung quốc cũng đã không tạo được sự tự tin cho họ.

Các tuyên bố của Campuchia kể từ khi thảm họa đó xảy ra cũng chưa bao giờ chắc chắn. Như tôi đã nêu ra trong một bài báo trước đây, Thủ Tướng Hun Sen đã đưa một nhận định dối trá về vấn đề Biển Đông thôi khi cho đó là vấn đề riêng của Trung Quốc và các quốc gia có tranh chấp chứ không ảnh hưởng gì đến toàn khối ASEAN. Thật ra, ASEAN bao gồm luôn cả Campuchia đều bị ảnh hưởng bởi vấn đề Biển Đông như là với các quyết định khác trong khối ASEAN bởi một mẫu số chung thấp nhất đó là sự đồng thuận của cả 10 quốc gia ASEAN.

Ngoài sự thiếu chính xác, các nhận định của ông Hun Sen cũng gần như vô dụng bởi vì các nhận định này góp phần làm chia rẽ khối ASEAN điều mà Trung quốc đang cố gắng gieo rắc. Điều này cũng đã làm khơi dậy thêm những nghi ngờ về sự thông đồng của Campuchia với Trung Quốc không cần biết là điều này có bao nhiêu phần sự thật.

Nước nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình

Với tất cả điều này, thật là khó khăn để có thể tưởng tượng ra được Campuchia như một trung gian hòa giải trong tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, nếu muốn làm một quốc gia hữu ích thì Campuchia có thể bắt đầu với một vài bước khiêm tốn. Đầu tiên, Campuchia có thể tham gia ủng hộ một cùng trong số đối tác ASEAN và công khai thừa nhận thực tế rằng Biển Đông ảnh hưởng đến toàn khu vực và do đó đòi hỏi một phản ứng vùng ở một mức độ nhất định.

Thứ hai, Campuchia có thể hành động để chứng minh với các nước thành viên và cộng đồng quốc tế nói chung rằng mối quan hệ với Trung Quốc không ngược lại của sự đoàn kết ASEAN. Điều đó có ý nghĩa hơn là các tuyên biểu nhạt nhẽo để đi theo sau trấn an các sự kiện nhất định. Ví dụ, các quan chức Campuchia nên yêu cầu việc đưa ra kết luận nhanh chóng cho một kết luận nhanh đến các bộ luật về các quy tắc ứng xử trên Biển Đông, và trong một số cuộc hội họp với Trung Quốc, Camphuchia cũng phải hối thúc Trung quốc làm như vậy. Sự gián đoạn đối với hòa bình và ổn định khu vực có thể làm cho tất cả các nước Đông Nam Á - bao gồm cả Campuchia – không nhận ra sự thịnh vượng kinh tế  kết quả của mối quan hệ với các quốc gia khác nhau bao gồm với cả Trung Quốc.

Đây là các bước đơn giản sẽ đi xa hơn trong việc phục hồi uy tín của Phnom Penh chứ không phải là một yêu cầu quá tham vọng là để “hòa giải” các tranh chấp ở Biển Đông, cũng như thuyết phục các quan sát viên rằng Campuchia tích cực cam kết giải quyết chứ không phải là cản trở vấn đề tranh chấp này.


http://www.ijavn.org/2015/07/vntb-campuchia-trung-gian-hoa-giai-moi.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét