Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Đối đầu căng thẳng tại biên giới Tây Nam giữa lúc nội bộ quân khu 9 lục đục

HỠI NHÂN DÂN CAMPUCHIA HÃY CẢNH GIAC VỚI TÀU CỘNG ĐANG GIÃY CHÊT !

Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên, tỉnh An Giang có đường biên giới giáp với Campuchia. Ảnh: Danlambao 
CTV Danlambao - Trong những ngày qua, tình hình khu vực biên giới Tây Nam - đoạn đi qua địa phận tỉnh An Giang tiếp tục trở nên căng thẳng sau hàng loạt động thái khiêu khích từ phía Campuchia. 

Trong ngày 28/7/2015, ít nhất 4 xã biên giới thuộc tỉnh An Giang đã xảy ra đối đầu căng thẳng giữa người dân Việt Nam và Campuchia. Trong khi đó, nội bộ quân khu 9 - nơi có nhiệm vụ bảo vệ An Giang lại đang lục đục về các cuộc đấu đá lẫn tham nhũng trước đại hội đảng.

*

Nguồn tin gửi đến Danlambao cho hay: Khoảng giữa tháng 7, nhiều người dân Campuchia đã lên kế hoạch tràn sang biên giới để đập phá các cột mốc biên giới.

Dưới sự hỗ trợ và giật dây của Trung Cộng, âm mưu dùng số đông dân thường để quấy phá Việt Nam được ấn định sẽ diễn ra vào ngày 28/7/2015. 

Tuy nhiên, thủ đoạn này đã nhanh chóng bại lộ bởi những người dân Việt Nam yêu nước hiện đang sống và làm việc tại Campuchia. 

Căng mình đối phó.

Để đối phó trước các diễn biến khó lường, lực lượng an ninh, quân đội đã được huy động và xuất hiện tại các khu vực biên giới từ khá sớm.

Người dân tại các khu vực biên giới được kêu gọi tham gia bảo vệ cột mốc, sẵn sàng đối đầu với các cuộc quấy phá từ phía Campuchia.  

Theo lời một người dân An Giang nói Danlambao, trong tuần vừa qua, giới chức địa phương cũng liên tục phát loa phóng thanh kêu gọi nhân dân cảnh giác các âm mưu tấn công và khiêu khích tại biên giới.

Dù vậy, trong một động thái để giảm thiểu mức độ căng thẳng, nhà cầm quyền CSVN cũng hạn chế và không cho người ngoài tiếp cận các khu vực biên giới - nơi dự kiến sẽ xảy ra xung đột. 

An Giang là tỉnh có đường biên giới kéo dài gần 100km, tiếp giáp với hai tỉnh Takeo, Kandal của Campuchia. 

Trước đó, vào tối ngày 14/7/2015, một nhóm người từ hướng Campuchia đã tràn qua cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang) đập phá các cột mốc biên giới. 

Trong lần này, phía Việt Nam dường như không muốn để bị động và bất ngờ. Liên tục trong nhiều ngày, người dân dọc theo các tuyến biên giới Campuchia phải căng mình đối phó với các âm mưu tràn qua quấy phá.

Khu vực biên giới tại tỉnh An Giang. Ảnh: Danlambao
Xung đột kéo dài tại 4 xã

Đúng như dự kiến, vào ngày 28/7/2015, rất đông người dân Campuchia đã kéo đến các cột mốc ráp gianh giữa biên giới hai nước.

Các cuộc đối đầu căng thẳng giữa người dân 2 bên xảy ra tại ít nhất 4 xã biên giới An Giang gồm: Lạc Quới (huyện Tri Tôn), Vĩnh Điều (Giang Thành), An Nông, Nhơn Hưng (Tịnh Biên).

Tại khu vực cửa khẩu Tịnh Biên, lực lượng quân đội Việt Nam và Campuchia đã xuất hiện và giữ gìn trật tự. Không xảy ra xung đột giữa hai bên.

Tại khu vực biên giới xã Lạc Quới (huyện Tri Tôn), nguồn tin nói với Danlambao rằng đã có ‘xung đột’ nhưng không nói rõ chi tiết liên quan.

Trong khi đó, tại khu vực biên giới xã Nhơn Hưng (huyện Tịnh Biên), phía đường Cây Mít xuất hiện ít nhất 24 chiếc xe gắn máy chở theo nhiều người Canpuchia kéo đến khiêu khích. 

Đáp lại, rất đông người dân Việt Nam cũng đã được huy động chờ sẵn để bảo vệ cột mốc biến giới.

Bà con địa phương cho biết, nhiều trâu vịt của người dân Việt Nam đã bị Campuchia lùa sang phần đất của họ. Đến xế chiều, khi tình hình dịu bớt thì số trâu, vịt này mới được hoàn trả lại cho người dân Việt Nam.

Nội bộ tướng lĩnh lục đục 

Nhìn chung, do đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng và cộng với sự kiềm chế của nhiều người dân Việt Nam, cho nên các cuộc đối đầu tại biên giới hai nước đã không bùng phát thành bạo lực. 

Sự kiện 28/7/2015 tại biên giới An Giang là một thất bại lớn đối với âm mưu giật dây nham hiểm của Trung Cộng.

Kết thúc 1 ngày đối đầu căng thẳng, tình hình biên giới tại An Giang sau đó đã trở lại bình thường. 

Tuy nhiên, bàn tay lông lá của Trung Cộng vẫn đang tiếp tục đổ tiền để thao túng Campuchia, đây là điều mà chúng ta vẫn phải luôn cảnh giác.

Trong khi đó, quân khu 9 - nơi có nhiệm vụ chỉ huy chiến đấu và bảo vệ An Giang lại đang xảy ra tình trạng đấu đá và tham nhũng nghiêm trọng trong hàng ngũ các tướng lĩnh. 

Mới đây nhất, cả đảng uỷ lẫn tư lệnh lực lượng này là trung tướng Nguyễn Phương Nam đã bị uỷ ban kiểm tra trung ương đảng ‘kỷ luật’ vì có đơn tố cáo sai phạm trong quá trình công tác và kê khai tài sản.

Giữa lúc người dân và quân lính phải căng mình bảo vệ biên giới, thì nội bộ các tướng lĩnh lại xảy ra những chuyện lục đục liên quan đến tham nhũng. Điều này có thể khiến sự bất mãn giữa binh lính và hàng tướng lĩnh ngày càng gia tăng trong nội bộ quân khu 9.

Phải chăng, tình báo Trung Cộng biết rõ điều này nên đã ra tay đúng lúc, đúng nơi?

30/7/2015.

http://danlambaovn.blogspot.com/2015/07/bien-gioi-tay-nam-tiep-tuc-cang-thang.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét