Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Tọa đàm về Tự do Hội hiệp

Lưu Văn Minh - Tọa đàm về Tự do Hiệp Hội

  • Bởi Khách
    421 lượt đọc
    29/07/2015
    0 phản hồi
         
    Lưu Văn Minh
    “Luật về Hội được soạn thảo ra để hạn chế quyền lập hội của dân chúng, chứ không phải đảm bảo quyền lập hội như trong hiến pháp đã quy định”– Nhà báo Huy Đức.
    Sáng ngày 16/07/2015, Buổi tọa đàm về Tự do Hiệp hội diễn ra tại khách sạn Authentic, số 13 Lý Thái Tổ. Do Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG) kết hợp với Oxfarm và Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã Hội (ISee) tổ chức. Tham dự có Tiến sĩ Thang Văn Phúc – Nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ, Giáo sư Hồ Uy Liêm – Nguyên phó chủ tịch Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (Vusta) và các chuyên gia, nhà báo.
    Ông Phạm Quang Tú – Trưởng nhóm chương trình hỗ trợ liên minh vận động chính sách – Oxfarm tại Việt nam khai mạc tọa đàm.
    Theo Ông Tú: “ý tưởng Luật về hội đã được manh nha hơn 20 năm nay và chúng ta đang trong quá trình xây dựng”. Quốc hội Việt nam đang đưa Luật về hội vào chương trình dự kiến luật và pháp lệnh kỳ họp tháng 10 năm nay, nhưng do vướng hai cuộc bầu cử trước và sau khóa sắp tới. Quốc hội sẽ lùi lại cho kỳ họp khóa tới vào tháng 11- 12/2016.
    Ngày 04/06, Bộ Nội Vụ đơn vị chủ trì dự thảo Luật về hội đã đăng tải lên công thông tin điện tử để lấy ý kiến tham vấn của nhân dân. Ngày 04/08 sẽ kết thúc thời hạn lấy ý kiến.

    CHUẨN MỰC QUỐC TẾ

    Ông Lã Khánh Tùng – Giảng viên khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội cho biết “Hội là nhu cầu tự nhiên của con người, mỗi cá nhân để tồn tại phát triển, nhu cầu các các hiệp hiệp hội theo sự tương tác giữa các chủ thể, còn gọi là tính xã hội của từng cá nhân, cá thể”.
     Có nhiều hình thức hội đa dạng: Câu lạc bộ, hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các quỹ, công đoàn, tổ chức tôn giáo, chính đảng hoặc công ty; có hoặc không có tư cách pháp nhân” – Ông Lã Khánh Tùng.
    Trong bài phát biểu, Ông Tùng có nhắc tới thuật ngữ mới Tự do Hiệp hội. “Ở Việt nam thuật ngữ tự do hiệp hội các NGO – Tổ chức phi chính phủ chưa quen, chúng tôi có diễn đàn nói về tự do hiệp hội, còn chữ lập hội ở Việt Nam phổ biến hơn, điều 25 Hiến pháp có quy định công dân có quyền lập hội
    Ông giải thích “tại sao lại là tự do hiệp hội, hiệp hội chỉ là một loại hội, ở khía cạnh danh từ hiệp hội là một loại hội, ở khía cạnh động từ chúng tôi muốn thể hiện quyền tự do lập hội, gần với chuẩn mức quốc tế, quyền lập hội chỉ là một trong các quyền của tự do hiệp hội. Nó cũng là cấu thành của tự do hiệp hội”.
    Tự do hiệp hội như thế nào?, đó là quyền, đặc tính tự nhiên của con người được ghi nhận, được thể hiện hóa trong luật, đầu tiên là luật pháp quốc gia sau đó là chuẩn mực quốc tế”. – Ông Lã Khánh Tùng trình bày.
    Về mặt luật pháp quốc tế, ông Tùng lập luận: “quyền hiệp hội cũng giống như quyền lập hội và quyền hội họp. Trong tiếng Việt chữ lập hội và hội họp rất gần nhau. Hội họp có rất nhiều hình thức như là gặp gỡ, mit-ting hay biểu tình. Quyền hội họp rất gần quyền lập hội. Trong văn kiện quốc tế, có quy định chung. Điều 20 tuyên ngôn nhân quyền năm 1948, cơ chế liên hợp quốc cũng có chuyên gia chung cho quyền hội họp và quyền lập hội. Khoản 1, điều 22 công ước ICCPR: Mọi người có quyền tự do hiệp hội với những người khác…. Nhu cầu hội họp của hội rất căn bản, thiết yếu
    Trong sự tương tác, tác động căn bản lẫn nhau giữa các quyền, ông Tùng cho rằng: “Nếu muốn thúc đẩy tự do báo chí chí, tự do ngôn luận, cần phải có các hội như hội nhà báo, hội nhà văn, hội nhà thơ, Hội các thính giả, Hội các blogger… Các hội tập hợp lại, vận động chính sách, mở ra không gian tự do đang bị hạn hẹp, nếu không sẽ tổn hại đến quyền lợi, lợi ích của ích bản thân mình. Vì vậy các quyền hội sẽ tác động qua lại với nhau”.
    Trong bài trình bày Ông Lã Khánh Tùng có nêu quyền hiệp hội có những cấu thành nào? “Ở Việt Nam, hiến pháp nói quyền lập hội, chúng tôi đang cố gắng thúc đẩy quyền tự do hiệp hội. Hiệp hội rộng lớn hơn quyền lập hội, lập hội chỉ là khâu ban đầu. Chuẩn mực quốc tế đòi hỏi lập hội phải diễn ra dễ ràng và thuận lợi”. Trong báo cáo viên của Liên hợp quốc thủ tục này “chỉ nên là đăng kí, chỉ nên thông báo sau. Ở Nhật Bản chỉ cần thông báo qua internet”.
    Ông Tùng cho rằng các yếu tổ cơ bản của tự do hiệp hội gồm có quyền thành lập hội, quyền gia nhập hội, tự do hoạt động và điều hành các hội như là thành lập bản điều lệ, lên chương trình hành động, triển khai các hoạt động. Hay tổ chức hội nghị có yếu tố nước ngoài sẽ phải xin phép lên Thủ tướng, sẽ làm hạn chế không gian tiếp cận.

    QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

    Quyền là chuẩn mực quốc tế, theo công ước ICCPR –các quyền dân sự và chính trị, nhà nước phải tôn trọng, bảo vệ, thực hiện.
    Trong phần thảo luận với các diễn giả, nhà báo Huy Đức nêu ý kiến: “Luật về hội được soạn thảo ra để hạn chế quyền lập hội của dân chúng, chứ không phải đảm bảo quyền lập hội như trong hiến pháp đã quy định”.
    Nhà báo Huy Đức lập luận rằng nếu công nhân, nông dân có một tổ chức công đoàn thực sự, nói lên nguyện vọng của họ, họ sẽ không đi biểu tình, chặn đường… và chính quyền cũng nên hiểu rằng ngu cầu cần bộc lộ, biểu thị của dân chúng, nếu như có các hiệp hội, chính quyền sẽ thương lượng và có sự điểu chỉnh hành vi của mình, không tạo ra các ức chế xã hội. Hầu hết hiện nay các hiệp hiệp nông dân, công đoàn đều là hiệp hội của nhà nước, nó không có giá trị nói lên các tiếng nói của các tổ chức quần chúng mà họ đang phục vụ. Điều đó sẽ đe dọa cho bất ổn của xã hội, chứ không phải nó đảm bảo bất ổn xã hội.
    Theo ông Đức, chế độ đang lo sợ, còn dân chúng thì rất mong có quyền lập hội. Khi nào có hội thực sự của dân chúng thì khi đó ổn định chính trị mới được đảm bảo.
    Lập luận lại với ý của nhà báo Huy Đức ông Thang Văn Phúc: “cái gì cũng có sự vận động của nó, vận động đó phải được điều chỉnh, có thể ngày hôm nay việc đó là được, ngày mai nó là cản trở. Nếu có một cơ chế tự do hơn, nó sẽ tự phủ định tự đào thải, chứ không phải một quyết định hành chính nào đâu”.
    Trong bản thảo dự Luật về hội, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng Luật về hộ gặp nhiều hạn chế, như việc khâu thành lập mất nhiều thời gian. Muốn thành lập hội phải qua ba bước: Lập ban vận động thành lập hội, Lập hồ sơ đăng kí thành lập hội, Đại hội thành lập hội.
    Ngoài ra có nhiều điều khoản bất cập, không rõ ràng, khoản 2, điều 8, chương I của dự thảo: “Thành lập, hoạt động trái pháp luật, trái quy tắc đạo đức xã hội, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc, quyền con người, quyền công dân”. Theo giáo sư Hồ Uy Liêm: “Nếu có phải thay đổi thì nên thay đổi như thế nào, không nên để như thế này nó rất mơ hồ, chung chung, và dễ bị lạm dụng quyền, tùy tiện”.
    Hoặc khoản 3, điều 9 chương II “Lĩnh vực hoạt động chính không trùng lắp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động”. Đơn cử, ở Việt nam có Hội bảo vệ Người tiêu dùng có trụ sở trên 50 tỉnh thành, nhưng thực sự hội này chưa làm tốt, và chưa bảo vệ hết được các quyền lợi của người tiêu dùng. Nếu theo điều khoản này thì không thể thành lập một hội tương tự. Ở Ấn độ, theo thống kê có hơn 2000 tổ chức hội bảo vệ người tiêu dùng. Nếu ạp dụng điều khoản này, thì ở Việt Nam chỉ có một hội duy nhất được hoạt động. Đây là sự không hợp lý của điều khoản.
    Trong phạm vi điều chỉnh của Luật không áp dụng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt nam. Sẽ gây ra sự không công bằng giữa các hội với nhau.
    Tiến sĩ Thăng Văn Phúc không đồng tình với dự thảo Luật về hội trong đó “phê duyệt nhân sự của hội là cực kì vô lý, đó là quyền của hội, quyền của những người tập hợp lại suy tôn và chọn ra một người, đại hội tổ chức dân chủ, mọi người bỏ phiếu biểu quyết, chính thức chọn ra người đại diện rồi”.
    Ý kiến xung quang Luật về Hội, nhiều người cho rằng, tự do hiệ phội hay tự do lập hộ đó là quyền cơ bản của con người, và cũng được luật hóa trong hiến pháp. Tại sao cần phải mất thời gian cho nhiều khâu đăng kí thành lập, Sao không chỉ cần thông báo, hoặc gửi bản đăng kí qua mạng như các nước khác đã làm? Đây là các câu hỏi đặt ra cho ban soạn dự thảo Luật. Dự thảo luật về hội cũng chưa đề cập nhiều đến các tổ chức không pháp nhân, trong các điều khoản chỉ dành cho các tổ chức pháp nhân.
    Luật về Hội cần được xây dựng dựa trên cách tiếp cận quyền con người, cụ thể là quyền tự do hiệp hội, đúng theo tinh thần các cam kết quốc tế về quyền con người và tinh thần Hiến pháp 2013. Các điều khoản nào mâu thuẫn với nguyên tắc này cần phải được loại bỏ - theo thông điệp của Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG).
    * * *

    THI VIẾT VỀ QUYỀN TỰ DO HIỆP HỘI

    Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và Câu lạc bộ Luật gia trẻ - Khoa Luật – ĐHQGHN đã hợp tác tổ chức “1948 Contest – Cuộc thi viết tìm hiểu về quyền tự do hiệp hội” từ ngày 25/07 – 28/08 trên facebook, nhằm nâng cao sự hiểu biết về nhân quyền nói chung và quyền tự do hiệp hội nói riêng.
    Đề bài cuộc thi “Quyền tự do hiệp hội có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các quyền con người khác, cũng như đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia”.
    Người tham gia dự thi đưa ra nhận định với ý kiến trên và tìm một ví dụ thực tiễn để phân tích và chứng minh nhận định đó. Từ nhận định ấy, có bình luận và đề xuất gì với dự thảo Luật về Hội do Bộ Nội vụ lấy ý kiến trên trang website từ ngày 04/06/15 – 04/08/2015.
    Tất cả công dân, những ai mong muốn tìm hiểu về quyền tự do hiệp hội đều được tham dự. Thể lệ cuộc thi tìm hiểu thêm tại : http://tinyurl.com/1948contest-the-le. Thời hạn nhận bài từ ngày 25/07 – 17/08.
    Giải thưởng cuộc thi.
    Giải Nhất : 5.000.000đ tiền mặt và Giấy chứng nhận
    Giải Nhì : 3.000.000đ tiền mặt và Giấy chứng nhận
    Giải Ba : 1.000.000đ tiền mặt và Giấy chứng nhận
    Giải Tác phẩm được yêu thích nhất : 1.000.000đ tiền mặt và Giấy chứng nhận.
    Để xem thêm về cuộc thi https://www.facebook.com/events/1663273987238136/
    Tự do hiệp hội là quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị năm 1966, là một quyền cơ bản của con người có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy các quyền con người khác. Ở Việt Nam, quyền tự do lập hội được hiến định tại điều 25 của Hiến pháp Việt Nam sửa đổi năm 2013.
  • - See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20150728/luu-van-minh-toa-dam-ve-tu-do-hiep-hoi#sthash.hK14QSbf.dpuf
    https://www.danluan.org/tin-tuc/20150728/luu-van-minh-toa-dam-ve-tu-do-hiep-hoi

    Bao giờ anh sẽ ... tử ?

    Bao giờ sẽ là “Phùng” phụ, tử!?

    Chú ý: bài này chỉ phiếm cho vui thôi, nếu muốn tin tưởng thì nên kiểm chứng!

    Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Ngày 30 tháng 7/2015 Tân Hoa xã Tàu thông báo: Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định khai trừ Đảng đối với cựu Ủy viên Bộ Chính trị, “Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương” Thượng Tướng Quách Bá Hùng và giao cho Viện Kiểm sát quân sự xử lý theo pháp luật.

    Tin tức này làm rúng động “thế giới người Hoa” bởi như di chúc của Mao lãnh tụ TQ từng khẳng định: "Súng đẻ ra chính quyền” nên ở Tàu cộng, tướng lãnh có tiếng nói mang sức nặng hơn các bộ trưởng và đại biểu quốc hội.  Vì vậy, chức vụ cao cấp quan trọng nhất của nhà nước, đảng CSTQ không phải là Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng (hoặc Tổng bí thư) hay Thủ tướng, Quốc vụ viện v.v... mà là Chủ tịch và các phó CT Quân Ủy Trung Ương. Tướng Quách Bá Hùng từng là tham mưu trưởng và tư lệnh các quân đoàn quan trọng của Tàu cộng, giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương từ năm 2003 đến tháng 11/2012. Cùng đồng cấp với Từ Tài Hậu bị bắt hồi tháng 10.2014 Tướng Từ đã thú tội nhận các khoản hối lộ “rất lớn” (theo Reuters) Ông Từ qua đời vì ung thư hồi tháng 3/2015 trong tù.

    2 tội phạm tham nhũng, chóp bu quân đội - 
    nguyên PCT/Quân ủy Trung ương TQ, Thượng Tướng Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng.

    Cuốn theo chiều gió chống tham nhũng của ông Tập cận Bình, trước đó ngày 9- 4 Trung ương Đảng Cộng sản Tàu quyết định điều tra Thượng tướng Quách Bá Hùng. Kết quả điều tra cho thấy ông Quách Bá Hùng đã "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", lợi dụng chức vụ để tham ô, tham nhũng, mua quan bán chức, nhận hối lộ... Tất cả hành vi phạm tội của ông được nêu chi tiết trong báo cáo của Ủy ban kiểm tra kỷ luật Quân ủy trung ương TQ và được Bộ Chính trị thông qua trong một cuộc họp.

    Cùng bị bắt với tướng Quách có thư ký và con trai là Quách Chánh Cương, một thiếu tướng rất trẻ, Quách là sĩ quan quân đội TQ sinh sau năm 1970 thứ hai được phong quân hàm “tướng”. Nhưng thăng chức chưa đầy một tháng, Quách và vợ là Ngô Phương Phương bị Viện Kiểm sát Quân sự bắt giữ với các cáo buộc tham nhũng, tờ Mingpao của Hong Kong cho hay.

    “Hổ phụ sinh hổ tử” Cha con họ Quách cùng là Tướng “Trộm Cướp”

    Cũng nên biết, trước khi bắt giữ hai nguyên PCT/Quân ủy Trung ương TQ để ngăn ngừa binh động cơ biến phản loạn đã có tới 8 thiếu tướng nắm giữ nhiều bộ phận binh chủng các quân khu trong quân đội là thuộc hạ thân tín của Quách Bá Hùng - Từ Tài Hậu đã bị bắt, trong đó có phó ủy viên chính trị hải quân thiếu Tướng Mã Phát Tường, người nhảy tầng lầu 15 tự sát tại tổng bộ hải quân (nguồn: Nhật báo Đông Phương Hồng Kông)

    Theo Apple Daily của Hồng Kong việc bị bắt giữ Quách Bá Hùng và con trai bởi Viện kiểm sát quân sự chứ không phải Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật cho thấy mức độ nghiêm trọng của vụ án.

    Quách Bá Hùng từng sang Việt Nam và là “bạn thân” của Phùng Quang Thanh và “đ/c” X.

    Liên quan đến tội tham ô, tham nhũng, mua quan bán chức, nhận hối lộ của Tướng Quách, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên, nhà bình luận chính trị TQ Văn Triệu đã nói: Quân ủy Trung ương TQ được lãnh đạo thường vụ bởi 2 Phó Chủ tịch. Một tướng lĩnh quân đội muốn được thăng cấp phải được sự chấp thuận của 2 vị Phó Chủ tịch này. Và luật bất thành văn, có cái giá của nó - Cấp thiếu tướng có giá 5 triệu NDT (khoảng 800.410 USD) và giá của cấp trung tướng là 10 triệu NDT (khoảng 1.6 triệu USD)

    Còn con trai tướng Quách - Theo một số nguồn tin, Quách Chính Cương phạm tội khi bắt đầu phụ trách mua bán thiết bị quân sự và vũ khí. Ông này đã thành lập một công ty để phát triển các chương trình an toàn cho quân đội, nhưng trên thực tế luôn làm thay đổi kết quả đấu thầu, để công ty của ông nhận được những hợp đồng quân sự béo bở.

    Ông Yacov Berger Viện nghiên cứu Viễn Đông Viện Hàn lâm khoa học Nga cho biết, bà Ngô Phương Phương, vợ ông Quách, có liên quan đến nhiều công trình xây dựng không hợp pháp thuộc sở hữu quân đội ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, tài sản bất động sản của hai vợ chồng viên tướng trẻ này rất lớn. 

    Ngẫu nhiên sao sự việc nó cũg gần gặn với chuyện của cha con Đại Tướng Phùng Quang Thanh Phó Bí thư Quân ủy Trung ương Bộ trưởng QP Việt nam và con trai Đại tá Phùng Quang Hải.

    Tổng công ty 391 và cha con Phùng Quang Thanh

    Đại tướng Phùng Quang Thanh, Đại tá Phùng Quang Hải đã dùng Tổng công ty 319 của quân đội, bộ Quốc Phòng để lũng đoạn kinh tế quân đội, vơ vét tài sản Nhân dân làm của riêng cho gia đình.

    Nhân dân cả nước đều biết, Bộ Quốc phòng được xem như một quốc gia trong một quốc gia, tất cả thông tin liên quan đều nằm trong vùng cấm, cách ly hoàn toàn khỏi sự quản lý của Nhà nước. Về kinh tế quốc phòng cũng vậy, không một ai biết có bao nhiêu doanh nghiệp quốc phòng? tổ chức thực hiện kinh tế ra sao? Có ích gì cho đất nước hay không? Trong phóng sự này, chúng tôi hé mở một phần rất nhỏ trong muôn nghìn bí ẩn còn dấu kín sau cánh cổng mang tên Đại tướng Phùng Quang Thanh, nơi ông đã lũng đoạn quân đội, biến Tổng công ty 319 thành nơi danh chính ngôn thuận chuyển hóa tài sản của quân đội, đất đai của nhân dân thành tài sản riêng của dòng họ Phùng.

    Vài nét về Tổng Công ty 319 và sự thăng tiến của Phùng Quang Hải

    Sư đoàn 319 thuộc Quân khu 3 được thành lập ngày 7/3/1979 với nhiệm vụ huấn luyện bộ đội dự bị và tân binh. Ngày 03/4/1989, Bộ Quốc phòng chuyển Sư đoàn 319 thành Công ty Xây dựng 319. Năm 2006, ông Phùng Quang Thanh được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và năm 2007 được trao quân hàm Đại tướng. Dưới thời ông, Công ty Xây dựng 319 có nhiều thay đổi đi kèm với sự thăng tiến chóng mặt của cậu con trai Phùng Quang Hải. 

    Biết bao sĩ quan tiến sĩ kỹ sư dày dạn trong quân đội củng chào thua - Đầu năm 2009, Phùng Quang Hải được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty 319?

    Ngày 04/3/2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã ký Quyết định số 606/QĐ-BQP, chuyển Công ty Xây dựng 319 thành Công ty TNHH MTV 319, Phùng Quang Hải được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc?

    Ngày 15/12/2010, Phùng Quang Hải được Quân khu 3 phong hàm sĩ quan với Chứng minh Sĩ quan số 06031201;

    Ngày 23/8/2011, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh ký Quyết định số 3037/QĐ-BQP, thành lập Tổng Công ty 319 và bổ nhiệm Phùng Quang Hải làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên?.

    Ngày 10/12/2011, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh ký Quyết định số 4799/QĐ-BQP, điều chuyển Tổng công ty 319 về trực thuộc trực tiếp Bộ Quốc phòng. Nửa tháng sau, ngày 26/12/2011, ông Phùng Quang Thanh tiếp tục ban hành Quyết định số 561-QĐ/QUTW điều chuyển Đảng bộ Tổng công ty 319 về trực thuộc Quân ủy Trung ương. Lúc này, Tổng Công ty 319 với 100% vốn nhà nước, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý trực tiếp đã nghiễm nhiên trở thành sân sau như “ổ gà đẻ trứng vàng” của gia đình Đại tướng Phùng Quang Thanh. Bên cạnh đó là mục đích đưa Tổng Công ty 319 về trực thuộc Bộ quốc phòng còn nhằm mục đích khác là để Chủ tịch HĐTV Đại tá Phùng Quang Hải đủ tiêu chuẩn lên Tướng trong thời gian thuận tiện gần nhất.

    Hiện nay, Tổng Công ty 319 có vô số công ty, xí nghiệp trực thuộc không sao nhớ hết nỗi: 

    7 Công ty TNHH MTV: Công ty TNHH MTV 29; Công ty TNHH MTV 319.1; Công ty TNHH MTV 319.2; Công ty TNHH MTV 319.3; Công ty TNHH MTV 319.5; Công ty TNHH MTV xử lý Bom, Mìn Vật nổ 319; Công ty TNHHMTV 319 miền Trung;

    7 Công ty Cổ phần (Tổng Công ty 319 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ): Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại 319; Công ty Cổ phần Xây lắp 319; Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Xây dựng 319; Công ty Cổ phần Xây dựng thiết kế và Trang trí 319; Công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản - Than Đông Bắc; Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Nha Trang;

    11 Chi nhánh Xí nghiệp (hạch toán phụ thuộc): Xí nghiệp 9; Xí nghiệp xây lắp 10; Xí nghiệp 11; Xí nghiệp 296; Xí nghiệp xây dựng công trình 319.6; Xí nghiệp 319.7; Xí nghiệp 319.8; Xí nghiệp 319.9; Chi nhánh Miền Nam; Chi nhánh BOT 319 Sông Phan; Chi nhánh Hưng Yên;

    2 Công ty liên kết: Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội; Công ty TNHH 2TV BOT Quốc lộ 1A.

    Một số dự án lớn điển hình mà Tổng Công ty 319 của Phùng Quang Hải nhúng tay vào.

    Đại tá Phùng Quang Hải, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty 319 đi tới đâu lấy dự án cũng đưa Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh ra dọa, không một nơi nào từ TW xuống địa phương dám từ chối các dự án mà Tổng Công ty 319 đề nghị tham gia. Ngoài việc lũng đoạn các dự án quốc phòng, 319 còn lấn sân qua nhiều dự án dân sinh khác - Nhiều vô số mà một trang viết này không thể liệt kê cho hết… Chỉ đưa ra đây những dự án lớn điển hình qua một số dự án cộm cán của công ty 319 trong 3 năm 2012-2014:

    Dự án đầu tư (BOT) mở rộng QL1A đoạn Nghi Sơn, Thanh Hóa-Cầu Giát, Nghệ An (3.700 tỷ);

    Dự án đầu tư (BOT) nâng cấp mặt đường QL1A đoạn Phan Thiết-Đồng Nai (2.200 tỷ);

    Dự án đầu tư (BOT) mở rộng nâng cấp QL20 từ Bảo Lộc đi Đà Lạt (4.600 tỷ);

    Dự án đầu tư (BOT) cải tạo nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội-Bắc Giang liên danh cùng tập đoàn Đại Dương, Vinaconex (4.213 tỷ);

    Dự án đầu tư (BT) đường giao thông từ cảng hàng không Thọ Xuân đi khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa (11.300 tỷ);

    Dự án đầu tư (BT) xây dựng cầu đường Bình Tiên nối Q6, Q8, Bình Chánh, TP.HCM (2.382 tỷ);

    Dự án đầu tư (BT) xây dựng Trường trung học Phòng không Không quân, Trung tâm huấn luyện F371 và dự án hoàn vốn khai thác khu đất tại Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội;

    Dự án đầu tư (BT) xây dựng sân bay phục vụ mục tiêu huấn luyện của Trung đoàn không quân 920, Quân chủng Phòng không Không quân và dự án Khu trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang tại khu đất sân bay tỉnh Khánh Hòa Tp/Nha Trang.

    Dự án ĐTXD công trình nhà ở chung cư cho cán bộ, công nhân viên Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội;

    Dự án Trung tâm Thương mại và khách sạn 4 sao tại lô đất 62 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa; 

    Dự án khu đô thị mới Lạch Tray Village tại P. Thành Tô, Q. Hải An, Hải Phòng;

    Dự án ĐTXD nhà ở cho cán bộ chiến sĩ công an tại Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội;

    Dự án ĐTXD nhà ở thương mại và nhà ở cán bộ chiến sĩ một số cơ quan Bộ Quốc phòng tại Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội;

    Dự án khai thác vị trí hiện hữu của Xí nghiệp Liên hiệp Sông Thu (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) tại Đà Nẵng;

    Dự án di chuyển trận địa pháo C73/E280/F361 và triển khai dự án ĐTXD nhà ở cho cán bộ Quân đội trên khu đất trận địa pháo cũ tại Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội;

    Dự án nhà ở cán bộ Quân chủng Phòng không Không quân tại số 40, ngõ 183, Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội;

    Dự án ĐTXD, kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Minh Khai mở rộng tại thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên;

    Dự án khu nhà ở cán bộ Viettel tại xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội; v.v...

    Các dự án trên chủ yếu là chuyển đất quốc phòng thành đất dự án rồi giao cho Tổng công ty 319 làm chủ đầu tư, mà ai cũng biết, đất quốc phòng thì bao la bát ngát và lại thuộc vùng cấm chỉ riêng Bộ Quốc phòng quản lý, nên chẳng ai dám thanh tra, xét hỏi Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và Đại tá Phùng Quang Hải, mục đích trong văn bản thì rất hợp lý như “xây nhà ở cho cán bộ chiến sĩ”. Thực tế, cán bộ chiến sĩ đa số là không có tiền nên hầu hết đều phải vào doanh trại mà ở, chỉ những người có tiền mới được vào ở nhà TCT 319 xây cho “cán bộ chiến sĩ”. Khoản lớn chênh lệch khổng lồ bán căn hộ ra thị trường bằng nhiều hình thức khác nhau đó sẽ vào túi ai? Nhắm mắt cũng có thể đoán ra.

    Mời quý độc giả xem qua một số văn bản “chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng để thực hiện dự án xây dựng”, cướp tài sản quân đội và nhân dân của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh

    - Về dự án Xây dựng khu nhà ở cán bộ của Quân chủng Phòng không Không quân, ngày 20/9/2013, Văn phòng Bộ Quốc phòng đã ra văn bản về việc “chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng để thực hiện dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ…”, đề xuất Tổng công ty 319 làm chủ đầu tư! Thế là 3.000m2 tại trung tâm Hà Nội nghiễm nhiên thuộc về Tổng công ty 319, không biết bao nhiêu cán bộ Phòng không Không quân được cấp nhà, bao nhiêu bán ra ngoài?

    - Về dự án Khu trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang tại khu đất sân bay Nha Trang, Khánh Hòa:

    • Ngày 12/4/2012, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh ký văn bản số 1035/BQP-TM gửi UBND Tỉnh Khánh Hòa về việc quy hoạch đất quốc phòng và đưa phần đất 1.861.936m2 và việc xây dựng Khu trung tâm đô thị Thương mại - Dịch vụ, Tài chính-Du lịch Nha Trang.

    • Ngày 30/6/2014, UBND Tỉnh Khánh Hòa đã ra thông báo số 330/TB-UBND về việc thu hồi đất để thực hiện dự án trên và giao cho Liên danh Tổng công ty 319 và Công ty CP Đầu tư BĐS Thành Đông thực hiện:

    - Với chỉ thị miệng của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, ngày 2/7/2014, UBND Tỉnh Quảng Ninh đã thu hồi 60.000m2 tại bán đảo Tuần Châu (do Bộ đội Biên phòng quản lý) về giao cho Tổng công ty 319 với “mục đích quốc phòng”! theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất!?

    - Về dự án ĐTXD nhà ở thương mại và nhà ở cán bộ chiến sĩ một số cơ quan Bộ Quốc phòng tại Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội, Tổng công ty 319 cũng trở thành nhà đầu tư chỉ bằng một văn bản “chỉ định”:

    Không lạ, mới chỉ 3 năm kể từ khi Tổng Công ty 319 trực thuộc Quân ủy Trung ương, trực tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý, thì Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đại tá Phùng Quang Hải với chiêu bài lừa bịp: “mục đích quốc phòng”, “nhà ở cho cán bộ chiến sĩ”… đã cùng nhau vơ vét được một khối tài sản “chìm” nổi khổng lồ của tổ quốc nhân dân…

    Thông qua vài hình ảnh, những tài sản “nổi” (một phần nhỏ thôi) công khai dưới đây để khoe với thiên hạ của “quí tử” Đại Tướng Phùng Quang Thanh là Đại tá Phùng Quang Hải (lương sĩ quan 9 triệu đồng/tháng) chúng ta có thể hiểu sự việc của “Phùng phụ, tử” nó nghiêm trọng đến mức nào… 




    (Đề phòng lúc rủi ro “mắc cạn” hay “sa cơ” thường thì đa phần các viên chức, tướng tá sâu mọt “nhà nước đảng ta” tích lũy của “chìm” (vàng, kim cương, cổ phiếu, ngoại tệ) kín đáo bí mật, nhiều hơn của “nổi” công khai).


    Hai căn biệt thự (trong hình) được vợ chồng Phùng Quang Hải mua với giá 61,9 tỷ sau đó đập bỏ lấy mặt bằng xây dựng thành một biệt thự hoành tráng bậc nhất tại Vinhomes Riverside.

    Tiền sảnh Biệt Thự 61,9 tỷ. 

    Căn biệt thự BL04-07 tại đường Bằng Lăng 04, Vinhomes Riverside được Phùng Quang Hải mua với giá 31 tỷ đồng ngày 19/10/2011 (nhờ em ruột là Phùng Thị Thu Huyền đứng tên).

    Căn hộ Penhouse (Phòng khách&phòng ngũ) tại Tầng 25, Vincom Center Tp. HCM (72 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP.HCM) Phùng Quang Hải mua ngày 13/11/2013 với giá 1,7 triệu đô la Mỹ (khoảng 35 tỷ đồng).

    Biệt thự khuôn viên 1.000m2 tại Khu lâu đài Chateau Phú Mỹ Hưng (Quận 7, Tp.HCM) Phùng Quang Hải mua ngày 30/4/2014 với giá 82,5 tỷ đồng.

    Căn hộ hạng sang (A2, tầng 20) tại khách sạn 5 sao Premier Havana Plaza, (38 Trần Phú, Nha Trang) được mua ngày 30/7/2014 với giá 20 tỷ đồng.

    Ngày 18/11/2014, Nguyễn Thị Minh Hương (vợ Phùng Quang Hải) đứng tên, đặt mua chiếc du thuyền 3 tầng tiện nghi cao cấp Manhattan 63 có mã số 3851463 do hãng Sunseeker (Đức) sản xuất với giá 2,54 triệu USD tương đương khoảng 53,4 tỷ đồng (tại công ty TNHH Sài Gòn Du thuyền số 101 Trần Hưng Đạo, Q.1, TP. HCM).

    Ngoài 2 xe cao cấp riêng - Ngày 10/10/2014, Phùng Quang Hải đặt mua thêm chiếc Rolls-Royce Phantom phiên bản đặc biệt (chỉ có 6 chiếc trên toàn thế giới) với giá 46 tỷ đồng.


    Những người lính con em nhân dân gian khổ ơi? - Đồng bào bạn đọc ơi? - Tổ Quốc tôi: “Đảng CSVN quang Vinh”!?.

    1/8/2015

    http://danlambaovn.blogspot.com/2015/08/bao-gio-se-la-phung-phu-tu.html