Phép biện chứng là
phương pháp luận triết học làm cho chủ thể nhận thức có thể thấy được thế giới về cả hai mặt đối lập nhau: vừa vật chất vừa tinh thần, vừa biến đổi vừa cố định, vừa xác định vừa bất định, vân vân.
Với hình thái đơn giản nhất, phép biện chứng giả định chân thực rằng thế giới bao gồm mọi sự vật đều có mâu thuẫn
hoặc mọi sự vật đều có sự tác động qua
lại giữa các mặt đối lập cấu thành mỗi sự vật nhất định.
Theo giả định đó, mâu
thuẫn là sự tương tác hoặc sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập nhau làm
cho các mặt đó có thể chuyển hóa lẫn nhau hoặc phủ định lẫn nhau.
Mặt đối lập là một khái
niệm được dùng để chỉ các tính chất trái ngược nhau hoặc các khuynh hướng trái
ngược nhau, v. v., trong cùng một sự vật nhất định, theo đó mỗi mặt đối lập là
một mặt nào đó trái ngược với một mặt khác hợp thành một sự vật nhất định bao
gồm cả hai mặt kia.
Mỗi mặt đối lập lại có
một mâu thuẫn nhất định. Mỗi mâu thuẫn nhất định lại có thể tồn tại hoặc biểu
hiện với một dạng nhất định trong hai dạng đối lập nhau: mâu thuẫn thống nhất đối lập với mâu thuẫn
bài trừ. Mâu thuẫn bài trừ biểu hiện về mặt
xã hội thành sự đối kháng xã hội
trong các xã hội được tổ chức theo chính
thể chuyên chế.
Mỗi sự vật nhất định
luôn luôn có hai mặt đối lập nhau: nếu có thể ký hiệu mặt này bằng M thì có thể
ký hiệu mặt kia bằng W, hoặc ngược lại. Ở đây cả M lẫn W đều phải được hiểu theo ý nghĩa triết học. Cả M lẫn W đều có tính chất tương đối, theo đó M có thể chuyển hóa thành W cũng như W có thể chuyển hóa thành M, làm cho ta không thể xác định được chắc chắn về cả M lẫn W, tức là cả M lẫn W đều có tính chất bất định.
Vì các mặt đối lập: cả M
lẫn W, đều có cả tính chất tương đối lẫn tính chất bất định nên đương nhiên mâu thuẫn hoặc sự tương tác
giữa M với W cũng có tất cả các tính chất đó.
Chính vì cả M lẫn W đều
vừa có tính chất tương đối lại vừa có tính chất bất định nên M có thể phủ định W cũng như W có thể phủ định M, một lần nữa, làm
cho ta thấy mâu thuẫn vừa có tính chất tương đối vừa có tính chất bất định.
Ta có thể diễn đạt mâu thuẫn hoặc sự tương tác giữa M với W bằng Định
lý Bất toàn vốn được xác lập vào năm
1931 bởi Kurt Gödel (1906 –
1978).
Định lý Bất toàn bao gồm
hai định lý khác nhau nhưng thống nhất
với nhau bằng một quan điểm triết học
cho rằng Toán học về bản chất cũng có tính chất bất toàn (tính chất không đầy đủ: vừa tương đối vừa bất định) với những
mệnh đề không quyết định được, tức là những
mệnh đề không thể chứng minh được mà cũng không thể bác bỏ được.
Định lý 1 phát biểu
rằng: nếu một lý thuyết nào dựa trên một
hệ tiên đề phi mâu thuẫn thì trong lý thuyết đó luôn luôn tồn tại những mệnh đề
không thể chứng minh được mà cũng không thể bác bỏ được.
Định lý 2 phát biểu
rằng: không tồn tại bất cứ một quy trình
suy diễn nào cho phép chứng minh tính chất phi mâu thuẫn của một hệ tiên đề.
Một cách tự phát, Định
lý Bất toàn được chứng minh rõ ràng
vào cuối thế kỷ XX bởi Tin học, một khoa học mới xuất hiện vào thời kỳ đó. Tin học đã diễn đạt mâu thuẫn bằng sự tương tác giữa 1 với 0. Đặt để số này vào vị thế đối lập với số
kia sẽ làm cho số kia chuyển hóa thành số này, hoặc ngược lại.
Mâu thuẫn hoặc sự tương
tác giữa M với W dẫn đến sự vận động
hoặc sự biến đổi làm cho một sự vật
nhất định có thể biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, hoặc ngược
lại. Nếu không có mâu thuẫn thì không có sự vận động. Về mặt này, mâu thuẫn làm nguyên nhân cho sự vận động
cũng như sự vận động làm kết quả cho mâu
thuẫn.
Tuy nhiên, sự biến đổi
cũng xảy ra với các mặt đối lập, bao
gồm cả M lẫn W, làm cho các mặt đó tương
tác với nhau biểu hiện thành mâu
thuẫn. Nếu các mặt đối lập mà không vận động (hoặc không biến đổi) thì
không có mâu thuẫn hoặc không có sự tương tác giữa các mặt đối lập. Về mặt này,
sự vận động làm nguyên nhân cho mâu thuẫn
cũng như mâu thuẫn làm kết quả cho sự vận
động.
Vậy cả hai mặt trên đều
cho thấy mâu thuẫn vừa làm nguyên nhân
cho sự vận động vừa làm kết quả cho sự vận động cũng như sự vận động vừa làm nguyên nhân cho mâu
thuẫn vừa làm kết quả cho mâu thuẫn.
Mâu thuẫn bao hàm sự vận
động cũng như sự vận động bao hàm mâu thuẫn. Cũng như mâu thuẫn, sự vận động đương nhiên phải có cả tính chất tương
đối lẫn tính chất bất định. Cả hai tính chất đó đều làm cho sự vận động vừa có tính chất liên tục vừa có tính chất gián đoạn. Chính vì có tính chất hai mặt như vậy nên sự vận
động phải biểu hiện thành sự phát triển
hoặc sự vận động diễn biến theo xu hướng
đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn. Sự phát triển cũng có cả tính chất tương đối lẫn tính
chất bất định như sự vận động,
theo đó: đi lên hay đi xuống, đơn giản hay phức tạp, kém hoàn thiện hay hoàn thiện hơn, v. v., đều có cả tính chất tương đối lẫn tính
chất bất định, v. v..
Thông qua sự vận động,
thế giới biểu hiện thành cái Cố định
hoặc cái Bất biến. Mâu thuẫn bao hàm
sự vận động hoặc sự biến đổi cũng chỉ biểu hiện cái Cố định hoặc cái Bất biến.
Cái Cố định hoặc cái Bất biến chỉ có thể
biểu hiện thuần túy – theo quan điểm
khoa học hoặc triết học khoa học
– thành một sự kiện tư duy mà thôi,
theo đó cái Cố định hoặc cái Bất biến chỉ
có thể tồn tại được thông qua hoạt động nhận thức hoặc chỉ có thể tồn tại được với hoạt động nhận thức mà không thể tồn tại được ở đâu ngoài hoạt động
nhận thức làm cho hoạt động đó phải trở thành hoạt động sáng tạo mới có thể tạo
tác được cái Cố định hoặc cái Bất biến. Sự kiện này có thể biểu hiện thành lý thuyết tương đối nhưng cũng có thể
biểu hiện thành lý thuyết lượng tử,
hoặc có thể biểu hiện thành một lý thuyết
khác, v. v.. Mỗi lý thuyết riêng
biệt diễn đạt cái Cố định hoặc cái Bất biến theo một cách thức riêng biệt để
cái Cố định hoặc cái Bất biến làm linh
hồn cho phép biện chứng.
Lý thuyết tương đối được
xác lập bởi Albert Einstein (1879 –
1955) vốn dựa trên hai giả thiết nền
tảng. Giả thiết thứ nhất cho rằng ánh
sáng lan truyền với một vận tốc như
nhau theo mọi hướng mà không phụ
thuộc vào hệ quy chiếu hoặc không phụ
thuộc vào nguồn sáng chuyển động với vận tốc nào theo hướng nào. Giả thiết
thứ hai cho rằng mọi chuyển động đều
tương đối, tức là vì mọi vật đều
chuyển động nên chuyển động này tương
đối với chuyển động khác. Chính giả thiết thứ hai lại dẫn đến giả thiết thứ
nhất. Vì ánh sáng lan truyền với một vận
tốc cố định theo mọi hướng nên
vận tốc này cũng tương đối với mọi vận tốc khác thuộc về mọi chuyển động khác,
tức là ánh sáng cũng tương đối với mọi
vật khác. Đối với lý thuyết tương đối,
cả chuyển động lẫn đứng yên đều tương đối như nhau. Vậy chỉ có cái
Tương đối mới có thể tồn tại cố định
hoặc tồn tại bất biến mà không bao giờ thay đổi trong vũ trụ. Đó là kết luận trực tiếp được rút ra từ lý thuyết tương đối. Kết luận này
có ý nghĩa quan trọng để ta rút ra được nhiều
kết luận triết học về cái Tương đối,
rồi từ đó ta có thể suy ra các nguyên tắc
triết học cho đời sống chính trị.
Thứ nhất, cái Tương đối
chỉ có thể tồn tại hiện thực với hoạt
động nhận thức hoặc chỉ có thể tồn tại hiện thực thông qua hoạt động nhận
thức, người nào không có khả năng nhận thức sẽ không thể hình dung được cái
Tương đối, làm cho cái Tương đối chỉ biểu
hiện thuần túy thành một sự kiện tư
duy mà thôi. Sự kiện này làm cho hoạt động nhận thức trở thành một hoạt động thường trực, tức là người
ta chỉ có thể kiểm chứng được cái Tương đối bằng hoạt động nhận thức làm cho
hoạt động nhận thức luôn luôn có khả năng
sáng tạo để có thể sáng tạo thế giới,
theo đó cả “vật chất” lẫn “tinh thần” đều chỉ có thể được tạo ra từ
chính hoạt động nhận thức. Hoặc có thể nói theo một cách khác: cái Tương đối đã
cho thấy dù quy thế giới về “vật chất”
hay quy thế giới về “tinh thần” cũng
đều sai lầm về mặt khoa học đồng thời đã cho thấy việc phân chia triết học thành hai loại đối lập nhau: chủ nghĩa duy vật đối lập với chủ nghĩa duy
tâm, cũng đều sai lầm về mặt khoa học. Quả thật, cái Tương đối đã
bác bỏ thẳng thừng mọi triết học tư biện
vốn quy thế giới về một thái cực nào đó, như “vật chất” hoặc “tinh thần”, v. v., rồi
chỉ cho thấy mọi cái đều biến chuyển liên tục mà không hề cho thấy bất cứ cái
gì có thể tồn tại cố định hoặc tồn tại bất biến như cái Tương đối, tức là cái Tương đối đã
cho thấy rõ ràng rằng cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm đều không hề có giá trị khoa học mà chỉ có giá trị tư biện hoặc chỉ có tính chất siêu hình mà không thể có tính chất biện chứng!
Thứ hai, cái Tương đối
đã xác nhận rõ ràng giá trị chân thực
cho cái Không hoặc Không tính trong Phật giáo vốn cũng chỉ biểu
hiện thuần túy – theo quan điểm khoa
học – thành một sự kiện tư duy mà
thôi. Đó chính là lý do sâu xa để có
thể hiểu được tại sao A. Einstein đã đánh giá cao Phật giáo. Giữa cái
Không với cái Tương đối chỉ có thể có một sự khác biệt duy nhất: nếu cái Không
không thể được kiểm chứng rõ ràng bởi hoạt động nhận thức mà chỉ có thể được
giác ngộ mơ hồ bởi chủ thể giác ngộ thông qua cái Niết bàn vốn cũng mơ hồ như vậy thì cái Tương đối lại có thể
được kiểm chứng rõ ràng bởi hoạt động nhận thức, trong đó toán học có vai trò quan trọng. Hơn nữa, theo logic vận hành, cái
Tương đối sẽ dẫn dắt hoạt động nhận thức đến sự Giải thoát hoặc sự Cứu độ
(Jesus) bằng Mầu nhiệm Ba Ngôi trong Chúa giáo (Christianity). Nói như vậy,
tôi muốn nhấn mạnh rằng cái Tương đối cũng tương đồng với Jesus hoặc Mầu nhiệm
Ba Ngôi trong Chúa giáo. A. Einstein có thể không
biết như vậy hoặc không ngờ như vậy
nhưng chính sự kiện này đã hiện hữu trong khoa
học với giả định đúng đắn đã được
xác lập chắc chắn bởi chính vật lý học
cho rằng đơn vị cơ bản của vật lý là ba mối quan hệ: sự kiện, tín hiệu và sự quan sát, tạo thành một
tổng thể. Chính sự kiện đó có thể cho phép người ta suy ra cơ sở triết học để dựa vào đó mà thiết
lập được một trật tự ổn định, tức là chính thể dân chủ hoặc chính thể cộng hòa, cho xã hội vốn bao gồm tất cả các quan hệ giữa người với người. Hệ quả này cho phép ta
hiểu được tại sao A. Einstein không chỉ đánh giá cao tôn giáo mà còn phê phán
gay gắt chế độ độc tài ở Nga, Đức
và Italia vào đầu thế kỷ XX. Không phải ngẫu nhiên mà A. Einstein đã lựa chọn lý tưởng dân chủ làm lý tưởng chính trị cho mình.
Thứ ba, cái Tương đối
theo quan điểm khoa học hoặc triết học khoa học khác hẳn cái Tương
đối theo quan điểm thông thường. Theo
quan điểm khoa học, cái Tương đối được xác lập nhằm khẳng định sự khác biệt bằng sự tương đồng. Nhưng theo quan điểm
thông thường, cái Tương đối lại thường bị xuyên tạc nhằm phủ nhận sự khác biệt bằng sự tương đồng, như phủ nhận sự khác biệt
giữa độc tài với dân chủ chẳng hạn; nhà nước độc tài thường tương đối hoá cả hai khái niệm đó bằng luận điệu quen thuộc cho rằng: dù
dân chủ hay độc tài cũng đều chỉ tương đối mà thôi, nhằm mê hoặc quần chúng
để quần chúng cam tâm chịu đựng sự áp bức đồng thời cũng qua đó mà củng cố chế
độ độc tài, v. v.. Vấn đề cốt tử là cần phải hiểu được đúng đắn về cái Tương đối để mới có thể né tránh được những cạm bẫy tư tưởng!
Lý thuyết tương đối biểu hiện cụ thể qua một trường hợp đặc biệt thành Hệ thức
Einstein: E = m.c2, tức là năng lượng (E) của một vật nào đó bằng khối lượng (m) của chính vật đó nhân với vận tốc (c) của ánh sáng rồi lại nhân với vận tốc (c) của ánh sáng, trong đó c
luôn luôn cố định hoặc luôn luôn bất biến bằng 299.792.458 m/s. Gần đây người ta đã
tiến hành một thí nghiệm đặc biệt tại
Âu châu. Kết quả sơ bộ được công bố
vào ngày 20 Tháng Chín 2011 đã cho
thấy neutrino chuyển động với vận tốc
lớn hơn 299.792.458 m/s. Kết quả này
chưa được kiểm chứng rõ ràng. Một số người vội vã kết luận rằng cần phải viết lại sách giáo khoa về vật lý. Có
thể cần phải viết lại sách giáo khoa về vật lý nhưng xin hãy nhớ rằng ánh sáng
lan truyền với một vận tốc như nhau theo
mọi hướng mà không phụ thuộc vào hệ
quy chiếu hoặc không phụ thuộc vào
nguồn sáng chuyển động với vận tốc nào theo hướng nào! Liệu neutrino có hay không có tính chất đặc biệt như vậy? Vấn đề mấu
chốt không phải là vận tốc nào (lớn
hay nhỏ) theo hướng nào, mà là vận tốc như nhau theo mọi hướng. Vả lại,
nếu neutrino cũng có tính chất đặc
biệt như ánh sáng thì vì khác nhau về vận tốc nên giữa neutrino
với ánh sáng vẫn có sự tương đối, tức là sự tương đối vẫn tồn tại, hơn nữa còn tồn tại cố định hoặc tồn tại bất biến. Hệ quả này không hề
bác bỏ lý thuyết tương đối mà còn đòi hỏi phải mở rộng lý thuyết đó nữa.
Cái Tương đối khác cái Bất định hoặc cái Bấp bênh nhưng cái Bất định lại song hành với cái Tương đối để cùng biểu hiện cái Cố định hoặc cái Bất biến
cho thế giới, tức là cũng như sự vận động hoặc sự biến đổi, cái Bất định hoặc cái Bấp bênh làm thành cái Cố định
hoặc cái Bất biến cho thế giới. Ở đây cái Cố định hoặc cái Bất biến chỉ biểu hiện thuần túy – theo quan điểm khoa học hoặc triết học khoa học – thành một sự kiện tư duy mà thôi, theo đó cái
Cố định hoặc cái Bất biến chỉ có thể tồn
tại được thông qua hoạt động nhận thức hoặc không thể tồn tại được ở đâu ngoài hoạt động nhận thức làm cho hoạt
động đó phải trở thành một hoạt động
thường trực mới có thể tạo tác được
cái Cố định hoặc cái Bất biến cho thế giới để thế giới có tính chất cố định hoặc tính
chất bất biến. Tính chất cố định hoặc tính chất bất biến biểu hiện qua lý thuyết tương đối thành tính chất tương đối nhưng lại biểu hiện
qua lý thuyết lượng tử thành tính chất bất định hoặc tính chất bấp bênh.
Werner Karl Heisenberg
(1901 – 1976) đã diễn đạt tính chất bất
định bằng lời nói vào năm 1927 như sau: “The more precisely the
position is determined, the less precisely the momentum is known in this instant, and vice versa” (Vị trí càng được xác định chính xác bao nhiêu, động lượng càng ít được biết chính xác bấy nhiêu tại thời điểm đó, và ngược lại). Rồi W. K. Heisenberg
diễn đạt tính chất bất định bằng toán học
với một bất đẳng thức như sau:
Trong
công thức đó, là sai số của phép đo vị trí, là sai
số của phép đo động lượng, và h là Hằng số Planck.
Trị
số của Hằng số Planck (h) trong Hệ Đo lường Quốc tế:
J.s.
Sai
số tương đối trên trị số này là 1,7×10-7, đưa đến sai số tuyệt đối
là 1,1×10-40 J.s.
Theo lý thuyết lượng tử,
thế giới luôn luôn tồn tại cố định
hoặc tồn tại bất biến với tính chất bất định hoặc tính chất bấp bênh để thông qua hoạt động nhận thức vốn cũng có tính chất bất định hoặc tính chất bấp bênh, tính chất đó lại biểu hiện trái ngược theo nguyên tắc bất định thành tính chất cố định hoặc tính chất bất biến cho thế giới. Ở đây tính chất cố định hoặc
tính chất bất biến cũng chỉ biểu hiện
thuần túy – theo quan điểm khoa học
hoặc triết học khoa học – thành một sự kiện tư duy như tính chất đó biểu hiện tương đối bằng tính chất tương đối qua lý thuyết tương đối. Vậy mà có lẽ vì không thể hình dung nổi cái Bất định hoặc cái Bấp bênh lại có thể biểu hiện trái ngược theo chính nguyên tắc bất định thành cái Cố định
hoặc cái Bất biến mà (lại có lẽ) chỉ xác tín tuyệt đối rằng mọi cái vào mọi lúc đều bất định làm cho
người ta dù ở đâu vào lúc nào cũng bấp
bênh nên W. K. Heisenberg đã không rời bỏ nền chuyên chế fascist vốn đầy
bất định nguy hiểm? Nguyên tắc bất định lại có thể gợi mở bấp bênh rằng không thể có câu trả lời chắc chắn cho câu
hỏi đó.
Với ý nghĩa sâu xa vượt qua cả trực giác lẫn kinh nghiệm, cả lý thuyết tương đối lẫn lý thuyết lượng tử đều tham gia làm linh hồn cho phép biện chứng đồng thời đều đòi hỏi nhân loại phải tổ chức xã hội theo chính thể dân chủ hoặc chính
thể cộng hòa với ba thiết chế cơ
bản: 1/ Quy chế phân lập tam quyền;
2/ Nguyên tắc đa nguyên bình đẳng; và
3/ Chế độ bầu cử tự do. Với ba thiết
chế đó, chính thể dân chủ hoặc chính thể cộng hòa có thể tồn tại ổn vững như Kiềng Ba Chân làm cho người ta được sống ổn định bằng Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Tôi xác tín
chắc chắn rằng nhân loại có thể tạo tác được một trật tự ổn định cho một
thế giới bấp bênh bằng triết học khoa
học. Chính Chúa đã mang lại sự xác tín đó cho tôi bằng Mầu nhiệm Ba Ngôi. Vả lại, một thế giới bất định càng bấp bênh bao
nhiêu càng đòi hỏi bấy nhiêu nhân loại phải tổ chức xã hội theo chính thể dân
chủ để bảo tồn mình, nếu không thì nhân loại sẽ bị diệt vong bởi chính cái thế
giới bấp bênh đầy bất định. Chúa thể hiện mình thành Ba Ngôi Nhất thể rất có thể chỉ nhằm mở ra con đường sống cho nhân
loại bảo tồn mình bằng chính thể dân chủ hoặc chính thể cộng hòa để nhân loại được
sống ổn định trong một thế giới bất định đầy bấp bênh. Có thể chính sự thể này
đã giải thích được tại sao càng hiểu
biết nhiều sẽ làm cho người ta càng xác tín nhiều hơn vào Chúa.
Nói bằng giọng triết lý để kích thích tư duy: lý
thuyết lượng tử làm động lực cho nhân
loại tổ chức xã hội theo chính thể dân chủ hoặc chính thể cộng hòa để bảo tồn
mình nhưng lý thuyết tương đối lại làm phương
pháp cho nhân loại làm việc đó!
Làm phương pháp luận khoa học cho triết
học khoa học, phép biện chứng chỉ có thể có tính chất khoa học mà không thể có tính chất tư biện, bao gồm cả tính
chất duy vật lẫn tính chất duy tâm,
v. v.. Tính chất tư biện làm cho phép
biện chứng tự phủ định chính mình hoặc cấu thành cái hình thức trái ngược cho phép
siêu hình để phép siêu hình biểu hiện thành phép biện chứng tư biện. Với tính
chất duy tâm, phép biện chứng tư biện quy thế giới về “ý niệm” hoặc
“tinh thần” đồng thời giả định sai lạc rằng mọi khái niệm đều biến đổi mà không có gì cố định; với tính chất duy vật, phép biện chứng tư
biện quy thế giới về “vật chất” đồng thời giả định sai lạc rằng mọi sự
vật đều biến đổi mà không có gì cố định.
Với cả hai tính chất cực đoan đối lập
nhau như vậy, phép biện chứng tư biện đã
thể hiện nguyên hình thành phép siêu
hình, tức là cái phương pháp luận triết
học chỉ cho phép chủ thể nhận thức thấy được đối tượng nhận thức về một mặt
nhất định mà thôi, chẳng hạn chỉ thấy
được sự biến đổi mà không thấy được
sự cố định hoặc chỉ thấy được sự cố định
mà không thấy được sự biến đổi, v. v.. Với ý nghĩa đó, phép siêu hình đối lập hẳn với phép biện chứng vốn cho phép chủ thể nhận thức có thể thấy được đối
tượng nhận thức về cả hai mặt đối lập nhau, chẳng hạn thế giới vừa biến đổi vừa cố định với tính chất cố định biểu hiện qua tính chất biến đổi hoặc tính chất biến đổi chỉ biểu hiện tính chất
cố định mà thôi, vân vân. Với ý
nghĩa đó, phép biện chứng thật sự có tính
chất khoa học. Vì phép biện chứng giả
định chân thực rằng cả vật chất lẫn
tinh thần đều chỉ có tính chất tương đối đồng thời cũng đều có tính chất bất
định làm cho vật chất mà không có
tinh thần sẽ không thể hình dung được cũng như tinh thần mà không có vật chất sẽ không thể hình dung được đồng
thời làm cho hoạt động nhận thức không
thể phân biệt tuyệt đối vật chất với tinh thần nên đối với tôi, thực tại người có ý nghĩa quyết định
khiến tôi không quan tâm đến mối quan hệ
giữa vật chất với tinh thần mà chỉ
quan tâm đến thực tại người bằng quyết định luận nhận thức, theo đó hiện thực xã hội được quyết định bởi chính
hoạt động nhận thức với một quan niệm
chân thực về cái tất yếu khách quan cho rằng cái tất yếu khách quan chỉ có thể tồn tại hiện thực thông qua hoạt
động nhận thức mà không thể tồn tại
độc lập với hoạt động đó.
Tôi xin chứng minh sự
thể này bằng một ví dụ khoa học. Muốn
nhìn thấy một electron, nhà quan sát phải soi sáng electron bằng một tia sáng; nhưng khi được dùng để soi
sáng electron, tia sáng lại truyền một
phần năng lượng từ nó sang electron làm cho electron phải thay đổi quỹ đạo chuyển động từ quỹ đạo vốn có sang một quỹ đạo khác được gọi là quỹ
đạo thấy được, tức là quỹ đạo thấy
được hoàn toàn khác hẳn quỹ đạo vốn có; sự thay đổi này làm cho nhà quan
sát chỉ có thể nhìn thấy được quỹ đạo khác mà không thể nhìn thấy được quỹ đạo
vốn có; quỹ đạo vốn có như thế nào, nhà quan sát không thể biết được mà chỉ có
thể đặt để niềm tin vào đó thôi; trái lại, nhà quan sát chỉ có thể biết được
quỹ đạo khác, quỹ đạo này chỉ được xác
lập bởi hành vi quan sát mà không phải tồn tại tự thân, tức là quỹ đạo này không tồn tại tự thân hoàn toàn
mà được quy định một phần bởi chính hành vi quan sát. Từ đó người ta rút ra
được một kết luận triết học cho rằng cái tất yếu khách quan luôn luôn bị quy định
một phần bởi hoạt động nhận thức đồng thời phải có giá trị phổ quát hoặc phải
có giá trị như nhau đối với mọi người, theo đó cái gì đúng với một người cũng phải đúng với mọi người hoặc cái gì sai với một người cũng phải sai với
mọi người, tức là nếu cái gì đúng với
người này mà lại sai với người khác thì cái đó tuyệt đối không thể tất yếu
khách quan. Từ kết luận đó, người ta lại rút ra được một nguyên tắc xử sự rất quan trọng đối với mọi người, theo đó mỗi
người phải chịu trách nhiệm với mọi hệ quả được gây nên bởi chính mình.
Căn cứ vào đó cùng với vô số ví dụ khác được cung cấp bởi khoa
học, tôi có thể xác quyết rõ ràng hơn
rằng: người ta quan niệm như thế nào về
thế giới sẽ làm cho thế giới trở nên như thế, nếu người ta quy thế giới về “vật chất” thì thế giới sẽ
biểu hiện thành “vật chất”, nhưng nếu
người ta quy thế giới về “tinh thần” thì thế giới sẽ biểu hiện thành “tinh
thần”, v. v., tức là mọi thế giới quan đều có tính chất tương đối
đồng thời đều có tính chất bất định. Từ đó suy ra rằng triết học không nên áp đặt ranh
giới tuyệt đối giữa thế giới quan
với phương pháp luận mà phải thừa
nhận ranh giới hiện thực giữa thế
giới quan với phương pháp luận vừa có tính
chất tương đối vừa có tính chất bất
định để có thể xác lập chân lý
cho một sự kiện nào đó. Thế nhưng cần
phải hiểu như thế nào cho chân chực về cả thế giới quan lẫn phương
pháp luận cùng với mối liên quan hiện thực giữa hai mặt đó lại đòi hỏi triết
học phải có phương pháp luận khoa học.
Vậy muốn trở thành một khoa học biểu
hiện thành triết học khoa học, triết
học phải làm khoa học về phương pháp tư
duy bằng chính phép biện chứng.
Vận dụng phép biện chứng
vào thực tại người, ta sẽ thấy ngay cái Cố định hoặc cái Bất biến biểu hiện cụ thể thành bản tính vị kỷ, bản tính này vừa tồn tại xuyên không gian vừa tồn
tại vượt thời gian, tức là nó tồn tại
phổ biến ở mọi cá nhân vào mọi thời điểm.
Bản tính vị kỷ đòi hỏi
nhân loại phải tổ chức xã hội theo một trật tự nhất định, trật tự đó như thế nào sẽ phụ thuộc vào nhân loại nhận thức như thế nào về bản tính vị kỷ. Nếu nhận thức sai lạc về bản tính vị kỷ thì người ta sẽ tổ chức xã hội
theo chính thể chuyên chế, tức là chế
độ chính trị tập trung cả ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, vào
một cá nhân duy nhất hoặc một số ít cá nhân nào đó có chung cả quyền lợi lẫn ý đồ, làm cho chế độ này vận hành theo ba nguyên tắc tương ứng: 1/ Nhà
nước chuyên chế phải bạo hành đối với dân chúng làm cho dân chúng khiếp sợ mà
phục tùng nhà nước đó; 2/ Nhà nước
chuyên chế phải cướp bóc đối với dân chúng làm cho dân chúng nghèo túng mà phục
tùng nhà nước đó; 3/ Nhà nước chuyên
chế phải dối trá đối với dân chúng làm cho dân chúng ngu dốt mà phục tùng nhà
nước đó. Do vận hành theo ba nguyên tắc đó nên chính thể chuyên chế chỉ tồn tại bấp bênh với đầy bất định nguy hiểm làm cho người ta bị sống khổ sở với tình trạng nô lệ. Ngược lại, nếu nhận thức đúng đắn về bản tính vị kỷ thì người ta sẽ tổ chức xã hội
theo chính thể dân chủ, tức là chế độ
chính trị phân chia cả ba quyền lực
khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, cho mọi cá nhân, làm cho chế độ này vận hành theo ba nguyên tắc tương ứng: 1/ Nhà nước dân chủ phải được tổ chức theo
quy chế phân lập tam quyền, theo đó
nhà nước này phải được phân chia thành ba
cơ quan khác nhau để thực hiện độc lập ba
quyền lực tương ứng: cơ quan lập pháp thực hiện quyền lực lập pháp, cơ quan
hành pháp thực hiện quyền lực hành pháp và cơ quan tư pháp thực hiện quyền lực
tư pháp; sự phân chia quyền lực như vậy làm cho các nhà cầm quyền không thể lạm
dụng được quyền lực nhà nước; 2/ Nhà nước dân chủ phải được làm chủ theo nguyên tắc đa nguyên bình đẳng bởi toàn thể nhân dân, theo đó nhà nước này
phải bị kiểm sát chặt chẽ bởi nhiều tổ
chức độc lập để ngăn ngừa các điều
luật bất công dẫn đến tai hoạ cho dân chúng, cũng như phương tiện giao thông phải có phanh hãm thật tốt để phòng tránh tai nạn giao thông; 3/ Nhà
nước dân chủ phải được bảo tồn theo chế
độ bầu cử tự do hoặc phải hoạt động theo nhiệm kỳ; sau mỗi nhiệm kỳ nhất định, nhà nước này phải thay đổi nhân sự thông qua bầu cử tự do, theo đó mọi cá nhân đều
phải được tham gia lựa chọn những người có cả tài năng lẫn đức hạnh làm người
lãnh đạo đồng thời cũng đều phải được ứng cử làm người lãnh đạo, nhưng chỉ được
ứng cử vào một trong ba cơ quan khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, nếu
ứng cử vào cơ quan này thì không được ứng cử vào hai cơ quan kia hoặc nếu đắc
cử vào cơ quan này thì phải từ bỏ chức vụ ở hai cơ quan kia để người đắc cử chỉ
nắm được một trong ba loại quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Do
vận hành theo ba nguyên tắc đó nên chính thể dân chủ phải tồn tại ổn vững như Kiềng Ba Chân làm cho người ta được sống hạnh phúc với tình trạng tự do.
Theo bản năng sinh tồn, tức là bản năng ham sống hoặc bản năng sợ chết, cá nhân nào cũng mong
muốn được
hạnh phúc. Chính mong muốn được hạnh phúc thúc đẩy người ta tổ chức xã
hội theo chính thể dân chủ làm cho
chính thể này trở thành lựa chọn chung cho tất
cả mọi người. Kể ra, chính thể
nào cũng có tính chất bất định nhưng chính
thể dân chủ làm cho người ta làm chủ tính chất bất định đối lập hẳn với chính thể chuyên chế làm cho tính chất bất
định làm chủ người ta.
Quan sát thế giới xung quanh, tức là tự tách mình ra khỏi thế giới hoặc tự đặt mình bên ngoài thế giới để đi đến
tư tưởng vong thân về thế giới, người
ta sẽ chỉ thấy mọi sự vật đều luôn luôn
biến đổi mà không thể thấy bất cứ sự vật nào cố định hoặc bất cứ sự vật nào
bất biến; phải đặt mình vào thế giới
hoặc phải hòa mình với thế giới, tức
là phải hình dung được sự biến đổi thường
hằng làm thành thuộc tính cố định
hoặc thuộc tính bất biến cho thế giới để đi đến tư tưởng tự tồn về thế giới, người ta mới có thể thấy được cái Cố định hoặc cái Bất biến. Tôi khái quát thế
giới vốn luôn luôn biến đổi bằng phép biện chứng thành cái Cố định hoặc cái Bất biến chẳng qua chỉ nhằm xác lập một trật tự ổn định, tức là chính
thể dân chủ hoặc chính thể cộng hòa,
cho xã hội bao gồm tất cả các quan hệ giữa người với người
vốn cũng luôn luôn biến đổi để mâu thuẫn xã hội không thể diễn biến
tiêu cực thành xung đột xã hội mà chỉ
có thể diễn biến tích cực thành hòa hợp xã hội. Đó chính là giá
trị đích thực cho phép biện chứng!
J. B. Hàvăn Huytoàn
(Phac thảo từ Tháng Ba 1991, hoàn tât vào Tháng Chạp 2011).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét