Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Á châu Lần thứ 12

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ ba, ngày 28 tháng năm năm 2013

Các đối thoại Shangri-La ( SLD ), là một diễn đàn an ninh liên Chính phủ, được tổ chức hàng năm bởi một tổ chức cố vấn độc lập, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ( IISS ). Có sự tham dự của các Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, các Bộ trưởng thường trực, và các Tướng lĩnh quân đội của 28 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương.

Diễn đàn được đặt theo tên của khách sạn Shangri-La ở Sinhgapore. Đối thoại của Shangri-La 12 năm nay sẽ có các cuộc thảo luận chi tiết về các vấn đề Biển Đông như: tránh xung đột trên biển, ngoại giao quốc phòng, vai trò của Trung Quốc...

Được khai mạc vào ngày 31/5 đến mùng 2/6, trong các phiên họp toàn thể, 6 chủ đề chủ yếu và quan trọng:

1. Cách tiếp cận của Mỹ đối với an ninh khu vực.

2. Bảo vệ lợi ích quốc gia và phòng tránh xung đột.

3. Hiện đại hoá quân sự và minh bạch chiến lược.

4. Vai trò của Trung Quốc trong an ninh toàn cầu.

5. Các định chế khu vực và toàn cầu với an ninh châu Á.

6. Thúc đẩy hợp tác quốc phòng ở châu Á - Thái Bình Dương.

Tất cả những chủ đề này sẽ được thảo luận một cách chi tiết, và là một vấn đề được các đại biểu tham dự đặc biệt quan tâm.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ phát biểu khai mạc với tư cách diễn giả chính. Với một trách nhiệm nặng nề là trình bày toàn diện về chính sách đối ngoại, an ninh và quốc phòng của Việt Nam, vì Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh khu vực.

Nói thêm là trước đây, chưa có một nguyên thủ nhà nước Việt Nam nào đề cập đến ba lĩnh vực có tác động qua lại lẫn nhau này. Nhưng tại một diễn đàn mở, Thủ tướng nước ta sẽ đề cập tới bốn chủ đề. Đó là:

- Các thành công & thách thức của các chính sách đối nội của Việt Nam và các chính sách này sẽ ảnh hưởng ra sao đến vai trò trong tương lai của Việt Nam trong các vấn đề khu vực.

- Việt Nam sẽ đóng góp như thế nào cho hoà bình khu vực và thế giới.

- Việt Nam sẽ đóng góp như thế nào cho an ninh khu vực và hợp tác quốc phòng.

- Việt Nam sẽ đóng góp ra sao cho sự phát triển của khu vực.

Tác giả - Nhà báo Lê Phương Dung và các bạn đồng nghiệp
Một sự kỳ vọng của các đại biểu, nguyên thủ các nước sẽ được dành cho Thủ tướng.

Họ sẽ chờ đợi là Thủ tướng sẽ giới thiệu về một đất nước Việt Nam như là một quốc gia đáng tin tưởng, sẵn sàng đóng vai trò thúc đẩy Đông Nam Á trở thành một khu vực hoà bình, hợp tác phát triển. Như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải cụ thể hơn trong việc đánh giá các cơ hội và thách thức đối với ASEN trong việc xây dựng một Cộng đồng Chính trị - An ninh.

Với vai trò chủ chốt trong việc định hướng các cuộc thảo luận tiếp theo đó của Thủ tướng nước ta, thì uy tín của Việt Nam sẽ tăng. Khi đó, nước ta sẽ được nhìn nhận là quốc gia đóng góp cho an ninh khu vực.

Shangri-La được bắt đầu vào năm 2002, đó là một " hội nghị thượng đỉnh quốc phòng không chính thức ", khi đó, cho phép các quan chức quốc phòng gặp nhau một cách " riêng tư và tự tin, song phương và đa phương, không bị ràng buộc phải có tuyên bố chính thức hoặc thông cáo ". Khoảng trên 10 Thứ trưởng và đại diện bộ đã tham dự hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ( sau đó được đổi tên thành Hội nghị An ninh châu Á ), bao gồm cả một phái đoàn Mỹ do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Paul Wolfowitz.

Năm 2003, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai mở rộng danh sách khách mời lên bao gồm các tướng lĩnh Quốc phòng.

Năm 2004, danh sách khách mời một lần nữa tiếp tục được mở rộng bao gồm các quan chức tình báo và cảnh sát cao cấp nhất của các nước tham gia, cùng các quan chức an ninh quốc gia của một số nước. Số lượng khách dự cũng tăng gấp 3 lần so với kỳ đầu tiên.

Trong Đối thoại Shangri-La 2011. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Philippines đã lên tiếng mạnh mẽ về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam có tiếng nói cứng rắn về Trung Quốc như vậy tại một diễn đàn quốc tế một cách công khai. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đọc bài diễn văn khá ngắn gọn trong khuôn khổ tham luận chung với chủ đề:" Đối phó với thách thức an ninh Hàng Hải mới ", cùng Bộ Trưởng Malaysia và Philippines. Đại Tướng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Voltaire Gazmin của Philippines đều mạnh dạn đề cập tới các trường hợp mà họ gọi là:" các vụ việc gây bất ổn trên Biển Đông ".

Theo Tiến sĩ John chipman. Tổng Giám đốc của IISS, sự tham gia của Thủ tướng Việt Nam vào Shangri-La lần thứ 12, và quan điểm của Việt Nam về những vấn đề quốc phòng hiện nay cũng như cơ hội giải quyết các tranh chấp, sẽ tăng thêm sức mạnh đáng kể cho các cuộc thảo luận quan trọng về an ninh khu vực sẽ diễn ra tại Shangri-La với một câu khẳng định: " Chúng tôi rất mong đợi bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam ".

Ký giả Lê Phương Dung

* Bài do tác giả gửi tới TTHN
http://www.tintuchangngayonline.com/2013/05/le-phuong-dung-hoi-nghi-thuong-inh-ninh.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét