Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ ba, ngày 28 tháng năm năm 2013
Các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý không tái áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với phe đối lập Syria.
Tuy nhiên chưa có quyết định tức thời về việc cung cấp khí tài cho phiến quân nước này và tất cả các lệnh cấm còn lại vẫn có hiệu lực, bà Catherine Ashton, người phụ trách đối ngoại của EU, nói với các phóng viên.
Một gói các biện pháp cấm vận sâu rộng nhằm vào chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ hết thời hạn hiệu lực vào ngày 30/6 tới.
Anh và Pháp đã cố gắng thuyết phục các nước khác gửi vũ khí đến những người mà họ gọi là ‘đối thủ ôn hòa’ của ông Assad. Hai nước này lập luận rằng biện pháp này sẽ gây áp lực lên Damascus phải tìm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột đã kéo dài được hai năm.
Ngoại trưởng Anh William Hague đã hoan nghênh kết quả cuộc đàm phán ở Brussels. Ông phát biểu rằng ‘điều quan trọng là châu Âu gửi một tín hiệu rõ ràng đến chế độ Assad rằng họ cần phải đàm phán nghiêm túc nếu không thì mọi khả năng vẫn để ngỏ’.
Tuy nhiên các nước khác đã chống lại việc mở đường để gửi vũ khí cho phiến quân. Theo các nước này thì điều này chỉ làm tồi tệ thêm tình trạng bạo lực vốn đã cướp đi 80.000 sinh mạng ở Syria.
Áo là một trong những nước phản đối mạnh mẽ nhất.
“EU nên giữ giới hạn. Chúng ta là một tổ chức hành động vì hòa bình chứ không phải chiến tranh,” Ngoại trưởng Áo Michael Spindelegger nói.
Áp lực buộc cộng đồng quốc tế phải hành động ngày càng gia tăng kể từ khi xuất hiện cáo buộc vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria. Tuy nhiên Chính phủ Syria đã bác bỏ cáo buộc này.
Giờ đây mỗi quốc gia thành viên phải xác định lập trường của mình đối với việc gửi vũ khí đến Syria.
Theo thông cáo chung được bà Ashton đọc tại một cuộc họp báo thì các nước EU đã quyết định ‘vào lúc này không xúc tiến việc chuyển giao các thiết bị mà tới nay vẫn nằm trong phạm vi lệnh cấm vận’.
Bà cho biết Hội đồng Đối ngoại EU sẽ xem xét lại lập trường này trước ngày 1/8 khi đã có những tiến triển mới nhất trong việc kết thúc cuộc xung đột với ý tưởng hòa bình của Mỹ và Nga hiện đang được thảo luận.
Lệnh cấm vận vũ khí của EU được đưa ra hồi tháng Năm năm 2011 nhắm vào cả Chính phủ Syria lẫn phe đối lập.
Tuy nhiên hồi tháng Hai năm nay, các ngoại trưởng EU đồng ý cho phép các nước thành viên cung cấp các thiết bị quân sự không sát thương ‘để bảo vệ dân thường’ cho các lực lượng đối lập mà khối này nhìn nhận là đại diện hợp pháp của người dân Syria.
Trong lúc này, hai ngoại trưởng Mỹ và Nga đang gặp nhau ở Paris. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói hai nước đều có cam kết sâu sắc về một chính phủ chuyển tiếp ở Syria với sự đồng thuận song phương.
Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain, một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc cung cấp khí tài cho phiến quân Syria, đã có một chuyến thăm bất ngờ đến nước này để gặp gỡ các lãnh đạo đối lập.
(BBC)
Tuy nhiên chưa có quyết định tức thời về việc cung cấp khí tài cho phiến quân nước này và tất cả các lệnh cấm còn lại vẫn có hiệu lực, bà Catherine Ashton, người phụ trách đối ngoại của EU, nói với các phóng viên.
Đàm phán căng thẳng
Quyết định này được đưa ra sau các cuộc đàm phán kéo dài ở Brussels giữa các bộ trưởng EU vốn rất chia rẽ về vấn đề này.Một gói các biện pháp cấm vận sâu rộng nhằm vào chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ hết thời hạn hiệu lực vào ngày 30/6 tới.
Anh và Pháp đã cố gắng thuyết phục các nước khác gửi vũ khí đến những người mà họ gọi là ‘đối thủ ôn hòa’ của ông Assad. Hai nước này lập luận rằng biện pháp này sẽ gây áp lực lên Damascus phải tìm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột đã kéo dài được hai năm.
Ngoại trưởng Anh William Hague đã hoan nghênh kết quả cuộc đàm phán ở Brussels. Ông phát biểu rằng ‘điều quan trọng là châu Âu gửi một tín hiệu rõ ràng đến chế độ Assad rằng họ cần phải đàm phán nghiêm túc nếu không thì mọi khả năng vẫn để ngỏ’.
Tuy nhiên các nước khác đã chống lại việc mở đường để gửi vũ khí cho phiến quân. Theo các nước này thì điều này chỉ làm tồi tệ thêm tình trạng bạo lực vốn đã cướp đi 80.000 sinh mạng ở Syria.
Áo là một trong những nước phản đối mạnh mẽ nhất.
“EU nên giữ giới hạn. Chúng ta là một tổ chức hành động vì hòa bình chứ không phải chiến tranh,” Ngoại trưởng Áo Michael Spindelegger nói.
Áp lực buộc cộng đồng quốc tế phải hành động ngày càng gia tăng kể từ khi xuất hiện cáo buộc vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria. Tuy nhiên Chính phủ Syria đã bác bỏ cáo buộc này.
Có gửi vũ khí không?
"EU nên giữ giới hạn. Chúng ta là một tổ chức hành động vì hòa bình chứ không phải chiến tranh."Để duy trì lệnh cấm vận sắp hết hạn thì cần phải có sự nhất trí của tất cả các ngoại trưởng EU.
Ngoại trưởng Áo Michael Spindelegger
Giờ đây mỗi quốc gia thành viên phải xác định lập trường của mình đối với việc gửi vũ khí đến Syria.
Theo thông cáo chung được bà Ashton đọc tại một cuộc họp báo thì các nước EU đã quyết định ‘vào lúc này không xúc tiến việc chuyển giao các thiết bị mà tới nay vẫn nằm trong phạm vi lệnh cấm vận’.
Bà cho biết Hội đồng Đối ngoại EU sẽ xem xét lại lập trường này trước ngày 1/8 khi đã có những tiến triển mới nhất trong việc kết thúc cuộc xung đột với ý tưởng hòa bình của Mỹ và Nga hiện đang được thảo luận.
Lệnh cấm vận vũ khí của EU được đưa ra hồi tháng Năm năm 2011 nhắm vào cả Chính phủ Syria lẫn phe đối lập.
Tuy nhiên hồi tháng Hai năm nay, các ngoại trưởng EU đồng ý cho phép các nước thành viên cung cấp các thiết bị quân sự không sát thương ‘để bảo vệ dân thường’ cho các lực lượng đối lập mà khối này nhìn nhận là đại diện hợp pháp của người dân Syria.
Trong lúc này, hai ngoại trưởng Mỹ và Nga đang gặp nhau ở Paris. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói hai nước đều có cam kết sâu sắc về một chính phủ chuyển tiếp ở Syria với sự đồng thuận song phương.
Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain, một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc cung cấp khí tài cho phiến quân Syria, đã có một chuyến thăm bất ngờ đến nước này để gặp gỡ các lãnh đạo đối lập.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét