Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Chính trị văn minh: Thách thức dành cho người Việt!

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ hai, ngày 27 tháng năm năm 2013

Xã hội, quốc gia muốn phát triển, không thể dựa vào niềm tin ngu xuẩn của đám đông.

Cái gọi là ổn định chính trị dưới ngọn cờ lãnh đạo (và cả độc tôn tư tưởng của Đảng) chẳng qua là sự cầu yên tạm bợ và sớm muộn cái vỏ bọc yên lành đó sẽ bị phá vỡ bởi các quy luật của xã hội, quy luật của kinh tế.

Nếu một dân tộc chỉ mong cầu như thế, thì đó là dân tộc thiểu năng về trí tuệ, về óc khoa học và thiếu dũng khí. Dân tộc đó chỉ xứng đáng làm nô lệ, làm những con Lừa của một quốc gia nhược tiểu.

Có vẻ những người lãnh đạo Việt Nam hiện tại đã khá thành công khi cai trị đất nước theo đúng ước muốn này. Họ có đủ mọi thứ từ nền giáo dục áp đặt và không khái phóng, từ thói khinh mạn tổ tiên (và dạy cho thế hệ trẻ khinh mạn tổ tiên); họ có sức mạnh công quyền, luật pháp và lực lượng an ninh và hệ thống tuyên truyền khổng lồ.

Tất nhiên họ cũng có thể liệt bất cứ ai trái với họ về mặt tư duy vào hạng “thế lực thù địch”. Họ có quyền, hay tự cho mình cái quyền như vậy!


Trong khi đó, “diễn biến hòa bình”, bày tỏ sự bất đồng chính kiến, công kích giới chức, đấu tranh tư tưởng với chính những người Cộng sản lại là quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Về mặt xã hội mà nói, đấu tranh sẽ khiến xã hội vận động và phát triển; thủ tiêu đối kháng, thủ tiêu đa nguyên chính trị gần như là hành động phản lại khoa học và xâm phạm quyền công dân.

Tôi yêu tổ quốc tôi, nhưng không nhất thiết tôi phải yêu Đảng, yêu Cộng Sản. Và trong tôi Đảng không chắc đã đại diện cho một dân tộc 90 triệu con người! Tôi cần đa nguyên chính trị, tôi cần hít thở bầu không khí dân chủ.

Bởi như thế nghĩa là tôi đã sống như là tôi đang thở!

Đơn giản tôi đã thành “thằng phản động”.

Rất nhiều những điều luật mơ hồ, rối rắm, đã được sinh ra để có thể buộc tội một thằng như tôi. Pháp luật XHCN không nhân từ (không bảo vệ) một thằng như tôi!

Ở phía bên kia, tiếng gọi dân chủ trở nên lạc điệu, và thậm chí người ta thấy những man rợ tư duy trong bước đầu tiệm cận dân chủ. Sự kêu gào của máu, sự kêu gào đánh đổ cộng sản, người trước ngã, người sau tiến bước, sự tụng ca phong thánh cho một số người (không loại trừ cả việc dùng máu - kinh nguyệt, hay máu gà...)... Tất cả cũng chỉ là biểu hiện của một tư duy máu và đầy hận thù.

Những anh hùng bàn phím, ngày múa bút tụng ca những thánh, những á thánh vì quyền lợi, vì danh tiếng dân chủ của mình hơn là vì một tư duy đúng sai rõ ràng cho một nền dân chủ - một xã hội dân sự hiện thực.

Đấu tranh như vậy là sự sỉ nhục đối với chính dân chủ. Đó là bột phát những tiềm ẩn của tâm thức dã man trong tư duy!

Căn nguyên có lẽ rất đơn giản, người Việt tâm tính không chủ về việc cầu học, khai mở trí tuệ, người Việt hành xử đầy cảm tính. Tệ hại hơn trong tâm thức tràn máu, sắt và song hành với tiềm thức bàng quan, sợ sệt.

Người Việt đã đấu tranh là phải bằng máu, trả giá bằng sự lao tù, sự phá hoại chứ không phải bằng lý trí, tư duy.

Tức là sự chênh vênh giữa hai thái cực của người Việt. Người Việt khi đứng tại chỗ thì bàng quan, ngơ ngác và mong cầu ơn trên, bước thêm một bước là sắt và máu. Ở đây không có chỗ cho tư duy thực sự, thế vào đó là sự nguyền rủa, oán hờn, lòng căm thù!!

Người Việt chỉ biết chính mình và không hề biết yêu chính người Việt. Người Việt sẵn lòng đánh tốt thí đồng bào của mình nhân danh những gì cao cả. Và người Việt đầy những bầy đàn kể cả trong hai mặt đối lập! Hai khuynh hướng chính trị đối lập.

Không phải đương nhiên mà nội chiến kết thúc gần 40 năm rồi, hận thù vẫn còn đầy rẫy trên xứ này. Hòa hợp, hòa giải là cái gì đó quá xa xỉ với người Việt Nam. Trong họ luôn giữ cho mình phần đúng và dạy cho con cháu căm thù phía đối diện.

Và tôi nói như vậy không phải là vì tôi muốn hướng tới một nền chính trị văn minh, hay đấu tranh chính trị văn minh. Đơn giản tôi là Hồng Vệ Binh cách mạng!

Nhưng thôi, trong quá độ, chúng ta buộc phải nhìn nhận trạng thái dã man này như một thực thể đang tồn tại. Một thực tế mà chính chúng ta phải trả giá! Bất trắc, bi ai và đầy nỗi thống khổ về tư duy.

Tất nhiên ta có thể hỏi, làm cách nào đó để bớt đi những dã man, mông muội về tư duy? Hay làm cách nào để bớt đi sự ngu xuẩn bầy đàn? Một câu hỏi đầy thách thức!

Còn nữa nhưng mà anh đang biên. Biên hết lấy gì mai biên?

Kỳ sau: Dưới chân bóng đèn

Han Times

(Blog Han Times)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét