Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ hai, ngày 27 tháng năm năm 2013
Thông tin ông Trương Duy Nhất bị bắt không làm nhiều người ngạc nhiên nhưng đây là vụ việc được dư luận chú ý. Nhiều người đã thắc mắc, bàn tán và đưa ra những nhật định ban đầu. Nhưng lý do chính của việc bắt giữ Trương Duy Nhất là gì? Mời các bạn xem phân tích dưới đây:
Ngày 26/05/2013, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an cùng với Công an Đà Nẵng đã tiến hành bắt khẩn cấp ông Trương Duy Nhất (49 tuổi, ngụ tại TP.Đà Nẵng). Chiều cùng ngày ông Trương Duy Nhất bị di lý ra Hà Nội để phục vụ điều tra về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.
Thủ pháp cắt khúc, chia nhỏ thông tin,..nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn sai lệch để từ đó áp đặt thông điệp tấn công người khác là nghề của Nhất.
Di lý Trương Duy Nhất ra Hà Nội để phục vụ điều tra |
Các thông tin về vụ việc được công bố kịp thời và đầy đủ trên các phương tiện truyền thông cho thấy mức độ nghiêm trọng của vụ việc và quyết tâm xử lý vi phạm của cơ quan chức năng.
Chúng ta đều biết ông Trương Duy Nhất lập ra các website, blog và viết bài có nội dung bịa đặt, giả dối bôi xấu Đảng, chính quyền và thậm chí nêu đích danh cá nhân lãnh đạo. Chỉ cần lướt qua trang của Nhất sẽ thấy hàng loạt bài viết ngoài việc cắt bớt thông tin thì Nhất còn xúc phạm trực tiếp đến các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, từ Tổng bí thư đến Chủ tịch nước, Thủ tướng,… cho đến các lãnh đạo Đảng và Nhà nước khác. Trong các bài viết này, Nhất phán xét, kết luận bôi nhọ và xuyên tạc mọi khía cạnh từ cá nhân, gia đình đến các hoạt động điều hành, lãnh đạo của các vị nói trên trong suốt một thời gian dài. Gần đây, Nhất đã không ngần ngại khẳng định không tôn trọng và cho rằng không cần phải nhớ đến ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây chính là góc nhìn vô ơn và bất lương!. Thế thì vấn đề ở đây là việc Trương Duy Nhất đã có hành vi vi phạm pháp luật vì xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm của người khác được quy định rõ ràng tại Điều 258, Bộ luật Hình sự.
Ngay sau thông tin vụ việc bắt giữ được giới truyền thông đưa đi, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị liền bù lu bù loa rằng “vụ việc vi phạm quyền tự do ngôn luận”. Thật nực cười, khi Nhất bôi nhọ, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác thì chính bản thân Nhất đã xâm phạm vào quyền tự do, lợi ích của người khác rồi đó. Nhất chỉ tôn trọng tự do của bản thân “nói cho sướng miệng”, nhưng Nhất không quan tâm đến tự do của người khác! Rõ rằng Công an đang điều tra Trương Duy nhất về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.
Vậy thì việc Công an bắt giữ Nhất để phục vụ điều tra về hành vi của Nhất khi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự là hoàn toàn chính xác và hợp lý và đây chính là lý do chính của việc bắt giữ Trương Duy Nhất. Mọi kết quả sẽ rõ ràng sau khi có kết luận điều tra của cơ quan chức năng. Chúng ta hãy chờ xem…
Nội dung Điều 258, Bộ luật Hình sựĐiều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Trường Sa
(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)
(nguyentadung.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét