Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

CHỦ NGHĨA NHÂN BẢN

1. Chủ nghĩa nhân bản là gì: chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa xã hội?

Nhân loại biểu hiện trên ý niệm thành chủ nghĩa nhân bản (humanism, humanisme). Chủ nghĩa nhân bản còn được gọi là chủ nghĩa nhân đạo hoặc chủ nghĩa nhân văn là một hệ tư tưởng lấy nhân loại làm căn bản, theo đó nhân loại vừa làm điểm xuất phát vừa làm phương pháp luận để xác lập các quan niệm đúng đắn về đời sống xã hội (social existence) rồi dựa vào đó mà mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại, trong đó nhân loại bao gồm tất cả các cá nhân vừa khác nhau vừa giống nhau: khác nhau về cả thể chất lẫn trí tuệ nhưng giống nhau về bản năng sinh tồn, tức là bản năng ham sống hoặc bản năng sợ chết, biểu hiện cụ thể qua mỗi cá nhân nhất định thành bản tính vị kỷ: ích kỷ, tư lợitham lam.
Vì lấy nhân loại làm phương pháp luận nên chủ nghĩa nhân bản biểu hiện thành chủ nghĩa nhân đạo, trong đó nhân đạo có nghĩa là đạo người; đạo là con đường hoặc phương pháp hoặc cách thức, đạo người có nghĩa là đạo làm người hoặc phương pháp làm người hoặc cách thức làm người; suy luận sâu rộng hơn, đạo người còn bao hàm ý nghĩa rằng lấy người (nhân loại) làm khái niệm căn bản nhất để lập luận hoặc suy luận về chính nhân loại nhằm xây dựng các lý thuyết đúng đắn về nhân loại. Ở đây nhân đạo hoặc đạo người vừa có ý nghĩa đạo đức vừa có ý nghĩa triết học; theo ý nghĩa triết học, đạo người có ý nghĩa rằng lấy nhân loại để lập luận hoặc lấy nhân loại làm phương pháp lập luận để lập luận về chính nhân loại hoặc xác lập các lý thuyết đúng đắn về nhân loại, tức là lấy nhân loại làm phương tiện để giải phóng nhân loại làm cho ý nghĩa triết học cũng bao hàm luôn cả ý nghĩa đạo đức. Quả thật, việc lấy nhân loại làm phương tiện lại phát sinh vấn đề về đạo đức đòi hỏi việc đó phải tuân theo các giá trị đạo đức: nhân loại được lấy làm cả điểm xuất phát lẫn điểm kết thúc (mục đích) cho chủ nghĩa nhân bản đòi hỏi phương tiện hoặc phương pháp phải thống nhất với mục đích hoặc phải phù hợp với mục đích mà không được trái ngược với mục đích mới có thể đạt được mục đích (giải phóng nhân loại) làm cho chủ nghĩa nhân bản biểu hiện thành chủ nghĩa nhân văn; chủ nghĩa nhân đạo đòi hỏi phải đạt được mục đích tốt đẹp bằng phương pháp tốt đẹp hoặc chỉ sử dụng phương pháp tốt đẹp vào mục đích tốt đẹp mà không chấp nhận sử dụng phương pháp xấu xa vào mục đích tốt đẹp cũng như không chấp nhận dùng mục đích tốt đẹp vào việc biện minh cho phương pháp xấu xa, không chấp nhận cái được gọi là “mục đích biện minh cho phương tiện” vốn rất phổ biến đối với các chế độ chuyên quyền, mới làm cho chủ nghĩa nhân bản trở thành chủ nghĩa nhân văn. Nhân văn tức là người với người hoặc người hoá người hoặc nhân hoá người, trong đó nhân có nghĩa là ngườivăn cũng có nghĩa là người, nhân văn tức là người nhân với người để trở thành người hơn hoặc người tự nhân mình lên thành các giá trị thuộc về ChânThiệnMỹ; chính nhờ đó mà chủ nghĩa nhân văn còn bao hàm cả ý nghĩa nghệ thuật lẫn ý nghĩa tôn giáo, tức là chủ nghĩa nhân văn không chỉ bao hàm các giá trị đạo đức (tôn giáo) mà còn bao hàm cả các giá trị thẩm mỹ (nghệ thuật), tức là nó cũng đề cao cả nghĩa cử cao đẹp thể hiện qua cả lời nói hay lẫn việc làm đẹp.
Tóm lại, chủ nghĩa nhân bản lấy chủ nghĩa nhân văn làm mục đích nhân đạo cho mình đồng thời lấy chủ nghĩa nhân đạo làm phương pháp luận để giải phóng nhân loại hoặc mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại.
Chủ nghĩa nhân bản xuất hiện ngay từ khi xảy ra xung đột xã hội vào buổi đầu lịch sử với những tổn thất về cả người lẫn của khiến những người chứng kiến cũng cảm thấy đau khổ thay cho các nạn nhân. Chính vì hình thành trong bối cảnh như vậy nên vào giai đoạn mới hình thành, chủ nghĩa nhân bản chỉ có thể biểu hiện thành các tư tưởng nhân đạo hoặc các quan niệm đạo đức, tức là các tôn giáo. Về sau, sự phân công xã hội diễn biến sâu rộng hơn làm xuất hiện các triết gia chuyên làm công việc nghiên cứu, họ sắp xếp hoặc hệ thống hoá các quan niệm kể trên thành một hệ thống tư tưởng được gọi là chủ nghĩa nhân bản: chủ nghĩa nhân đạo hoặc chủ nghĩa nhân văn.
Với hình thái thuần tuý trừu tượng, chủ nghĩa nhân bản biểu hiện hết sức bao la khiến người ta không thể nắm bắt được. Hầu như quan điểm nào liên quan đến đời sống xã hội (social existence) cũng được đặt để vào chủ nghĩa nhân bản bởi chính tác giả hoặc những người ủng hộ chúng. Ngay cả Adolf Hitler rất có thể cũng tin tưởng rằng chủ nghĩa fascist (fascism) có những giá trị nền tảng thuộc về chủ nghĩa nhân bản (về mục đích, chủ nghĩa fascist tin tưởng rằng: nếu nó không nhân đạo đối với các dân tộc khác thì ít nhất nó cũng nhân đạo đối với dân tộc Đức), hoặc các nhà xã hội chủ nghĩa thuộc mọi trường phái luôn luôn xác quyết rằng chủ nghĩa xã hội cũng đương nhiên phải thuộc về chủ nghĩa nhân bản, v. v.. Có khi chủ nghĩa nhân bản được định nghĩa bởi một số người nào đó thành chủ nghĩa cá nhân nhưng cũng có khi chủ nghĩa nhân bản lại được định nghĩa bởi một số người khác thành chủ nghĩa xã hội. Phải đợi chờ đến khi xuất hiện quan niệm đúng đắn về nhân loại, quan niệm đó mới mang lại một hình thái cụ thể cho chủ nghĩa nhân bản khiến người ta có thể nắm bắt được nó ở những điểm căn bản nhất.
Quả thật, nói đến nhân loại chẳng qua xét đến cùng chỉ nói đến cá nhân mà thôi; trong thực tế, nếu không được liên hệ với cá nhân hoặc không được quy thành cá nhân thì nhân loại chỉ có thể biểu hiện mơ hồ thành một khái niệm hết sức mơ hồ mà thôi, chẳng để làm gì ngoài suy tưởng viển vông. Sự thể đó cho phép người ta có thể định nghĩa nhân loại chính là cá nhân, làm cho chủ nghĩa nhân bản chỉ có thể phải biểu hiện thành chủ nghĩa cá nhân mà thôi.
Chủ nghĩa cá nhân là một hệ tư tưởng lấy cá nhân làm căn bản, theo đó cá nhân với bản tính vị kỷ vừa làm điểm xuất phát vừa làm phương pháp luận để xác lập các quan niệm đúng đắn về đời sống xã hội (social existence) nhằm giải phóng cá nhân hoặc mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân, trong đó cá nhân chỉ biểu hiện trừu tượng trên ý niệm thành một khái niệm bao quát mọi cá nhân chứ không phải biểu hiện cụ thể trên thực tế thành một hoặc một số cá nhân nào đó, như a hoặc b, v. v..
Theo chủ nghĩa cá nhân đã được định nghĩa như trên, cá nhân là một khái niệm bao quát mọi đặc tính chung nhất cho mọi cá nhân mà không sa đà vào đặc tính riêng cho một hoặc một số cá nhân nào đó, chính vì chung nhất nên tất cả các đặc tính đó đều được quy về một đặc tính duy nhất, đặc tính đó là bản tính vị kỷ. Bản tính này tồn tại hiện thực trong thực tế với mọi cá nhân nhưng lại chỉ biểu hiện hư ảo trên ý niệm qua từng cá nhân nhất định mà thôi. Với ý nghĩa như thế, chủ nghĩa cá nhân cho phép mọi cá nhân đều có thể hiểu biết được đời sống xã hội (social existence) diễn biến theo các quy luật nào, đồng thời cũng nhờ có ý nghĩa như thế mà chủ nghĩa cá nhân rất cần thiết cho mọi cá nhân trong việc tìm kiếm phương tiện để thoả mãn mình.
Thoạt tiên, chủ nghĩa cá nhân chỉ có thể hình thành thông qua một số ít cá nhân đặc biệtkhả năng đặc biệt so với đại đa số cá nhân khác. Chính nhờ có khả năng tự nhận biết mình – khả năng này còn được gọi là khả năng tự ý thức – mà một số ít cá nhân kia có thể nói lên được các ý tưởng đầu tiên về bản tính vị kỷ. Các ý tưởng đó được tích luỹ dần dần mà trở thành chủ nghĩa cá nhân. Vì chỉ nảy sinh trực tiếp từ bản tính vị kỷ nên khi mới xuất hiện, chủ nghĩa cá nhân chỉ có thể thể hiện lợi ích của chính người phát biểu nó mà thôi; cũng chính vì chỉ có thể thể hiện lợi ích của chính người phát biểu vào lúc mới xuất hiện nên chủ nghĩa cá nhân ắt phải bị tấn công dữ dội từ mọi phía ngay từ lúc đó làm cho nó bị quy kết thành tư tưởng nguy hiểm đối với cộng đồng có thể bị lợi dụng vào việc chống lại cộng đồng. Quả thật, mặc dù mưu cầu hạnh phúc cho mọi cá nhân nhưng vì chưa vượt qua được vô số định kiến thâm căn cố đế về bản tính vị kỷ nên chủ nghĩa cá nhân ắt phải bị phản kích như vậy khi mới xuất hiện ở bất cứ đâu; chủ nghĩa cá nhân mới xuất hiện ở bất cứ đâu, nó cũng bị phản kích dữ dội ở đó. Về sau kinh tế đổi chác phát triển thúc đẩy việc trao đổi tư tưởng làm cho người ta nhận thấy chủ nghĩa cá nhân có tính chất lành mạnh rất đáng để theo đuổi!
Về mặt lịch sử, chủ nghĩa cá nhân bắt đầu xuất hiện phổ biến ở Tây Âu châu vào Thời đại Phục hưng nhưng lại có nguồn gốc sâu xa ở Nam Âu châu, bao gồm cả Hy lạp lẫn La mã, vào Thời đại Cổ xưa với nhiều triết gia xuất chúng, trong đó đặc biệt phải kể đến Aristote. Do bảo tồn toàn bộ triết học ở cả Hy lạp lẫn La mã vào thời đại đó nên đến khi bắt đầu Thời đại Phục hưng, Chúa giáo đã trực tiếp truyền cảm hứng tinh thần cho chủ nghĩa cá nhân xuất hiện phổ biến rồi phát triển rực rỡ từ đấy về sau.
Với cội nguồn sâu xa như vậy, chủ nghĩa cá nhân đã làm nền tảng triết học cho Phong trào Khai sáng từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII mở đường cho nhận thức nhân văn đi đến các cuộc cách mạng xã hội: xoá bỏ chế độ chuyên chế để thiết lập chế độ dân chủ. Ngày nay, chủ nghĩa cá nhân vẫn tiếp tục chỉ dẫn cho các lực lượng tiến bộ đấu tranh chống chế độ chuyên chế nhằm xây dựng hoặc phát triển chế độ dân chủ. Chính vì bao quát được nhân loại có bản chất như thế nào rồi nhờ đó mà có vai trò làm kim chỉ nam cho mọi cá nhân tìm kiếm phương tiện để thoả mãn mình nên sau này, chế độ dân chủ tồn tại phổ biến hoặc trở thành một chính thể duy nhất trên khắp thế giới, chủ nghĩa cá nhân vẫn sẽ tiếp tục làm nền tảng tinh thần cho chế độ đó.
Chế độ dân chủ lấy cá nhân làm nền tảng tự nhiên cho mình, ở đây cá nhân chỉ biểu hiện trừu tượng trên ý niệm thành một khái niệm bao quát mọi cá nhân chứ không phải biểu hiện cụ thể trên thực tế thành một hoặc một số cá nhân nào đó, như a hoặc b, v. v.. Điều đó có ý nghĩa rằng chế độ dân chủ bảo đảm lợi ích chung cho mọi cá nhân mà không phải chỉ bảo đảm lợi ích riêng cho một hoặc một số cá nhân nào đó.
Do có mâu thuẫn nội tại giữa nhu cầu tiêu dùng vô hạn với khả năng sản xuất hữu hạn nên mỗi cá nhân nhất định phải trao đổi hoạt động với các cá nhân khác để thoả mãn mình mới tồn tại được, tức là phải sống bằng kinh tế đổi chác. Kinh tế này làm cho cá nhân phải tồn tại thông qua xã hội được xác định bao gồm tất cả các quan hệ giữa cá nhân này với cá nhân khác, các quan hệ giữa cá nhân này với cá nhân khác được nhận thức bởi năng lực chiếm hữu mà biểu hiện qua tư tưởng thành chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội là một hệ tư tưởng lấy xã hội làm căn bản, theo đó xã hội vừa làm điểm xuất phát vừa làm phương pháp luận cho việc xác lập các quan niệm đúng đắn về đời sống xã hội (social existence) nhằm giải phóng xã hội hoặc mưu cầu hạnh phúc cho xã hội, trong đó xã hội được xác định bao gồm tất cả các quan hệ giữa cá nhân này với cá nhân khác.
Cái mâu thuẫn nội tại giữa nhu cầu tiêu dùng vô hạn với khả năng sản xuất hữu hạn đã cho thấy rõ ràng rằng chủ nghĩa xã hội chỉ xuất hiện từ khi xuất hiện kinh tế đổi chác mà thôi, chính kinh tế đổi chác đã làm cơ sở tự nhiên cho chủ nghĩa xã hội: nếu không có kinh tế đổi chác thì tuyệt đối không thể có chủ nghĩa xã hội.
Vì kinh tế đổi chác làm cho cá nhân phải tồn tại thông qua xã hội nên chủ nghĩa nhân bản cũng có thể phải biểu hiện thành chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, tuỳ theo xã hội dựa vào quan hệ chính trị được xác lập theo nguyên tắc nào mà chủ nghĩa xã hội sẽ tồn tại như thế nào với chủ nghĩa nhân bản: nếu quan hệ chính trị được xác lập theo nguyên tắc xiêu lệch thì chủ nghĩa xã hội sẽ tồn tại bài trừ với chủ nghĩa nhân bản; ngược lại, nếu quan hệ chính trị được xác lập theo nguyên tắc bình đẳng thì chủ nghĩa xã hội sẽ tồn tại thống nhất với chủ nghĩa nhân bản. Vậy chủ nghĩa xã hội liên quan như thế nào với chủ nghĩa nhân bản sẽ phải phụ thuộc vào kinh tế đổi chác được định hướng theo chính thể nào.
Dù tồn tại bài trừ với chủ nghĩa nhân bản hay tồn tại thống nhất với chủ nghĩa nhân bản, chủ nghĩa xã hội cũng luôn luôn phân biệt với chủ nghĩa cá nhân, tức là chủ nghĩa nhân bản luôn luôn biểu hiện thành chủ nghĩa cá nhân nhưng không nhất thiết phải biểu hiện thành chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa nhân bản chỉ biểu hiện thành chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa xã hội chỉ tồn tại thống nhất với chủ nghĩa nhân bản khi có quan hệ chính trị được thiết lập theo nguyên tắc bình đẳng mà thôi, tức là chỉ khi nào quan hệ chính trị được thiết lập theo nguyên tắc bình đẳng mới có thể làm cho chủ nghĩa xã hội tồn tại thống nhất với chủ nghĩa cá nhân. Ngoài trường hợp đó, chủ nghĩa xã hội không chỉ khác biệt mà còn đối lập hẳn với chủ nghĩa cá nhân.
Theo định nghĩa trên đây, chủ nghĩa xã hội chỉ có một loại duy nhất mà thôi, nhưng vì xã hội luôn luôn thay đổi theo năng lực chiếm hữu nên chủ nghĩa xã hội cũng luôn luôn thay đổi theo hoàn cảnh thực tế, hoàn cảnh này thay đổi theo cả không gian lẫn thời gian làm cho chủ nghĩa xã hội biểu hiện thành nhiều loại khác nhau: chủ nghĩa xã hội phong kiến, chủ nghĩa xã hội tư sản, chủ nghĩa xã hội marxist, chủ nghĩa xã hội quốc gia, chủ nghĩa xã hội cải lương, v. v., mỗi cá nhân nhất định có thể tưởng tượng được bất cứ một loại chủ nghĩa xã hội nào tuỳ theo mình có trí tưởng tượng như thế nào, tức là xã hội có tính chất lịch sử làm cho chủ nghĩa xã hội cũng có tính chất lịch sử: ở mỗi nơi nhất định vào một lúc nhất định, người ta có thể xác lập một loại chủ nghĩa xã hội nhất định tuỳ theo mình có khuynh hướng nào; hơn nữa, vì xã hội luôn luôn thay đổi nên mỗi loại chủ nghĩa xã hội nhất định có thể đúng đắn ở chỗ này nhưng lại có thể sai lầm ở chỗ khác hoặc có thể đúng đắn vào lúc này nhưng lại có thể sai lầm vào lúc khác. Tuy nhiên, vì kinh tế đổi chác có thể được định hướng theo chính thể chuyên chế làm cho xã hội biểu hiện thành xung đột nhưng cũng có thể được định hướng theo chính thể dân chủ làm cho xã hội biểu hiện thành hợp tác nên về nội dung, chủ nghĩa xã hội nói chung có thể bị phân hoá thành hai loại cơ bản đối lập nhau: chủ nghĩa xã hội chuyên chế đối lập với chủ nghĩa xã hội dân chủ. Chủ nghĩa xã hội chuyên chế chủ trương đấu tranh bằng bạo lực nhằm giải quyết các mâu thuẫn xã hội nhưng chủ nghĩa xã hội dân chủ lại chủ trương đấu tranh bằng ý chí (khoa học, nghệ thuậttôn giáo) nhằm giải quyết các mâu thuẫn đó. Chủ nghĩa xã hội chuyên chế dựa vào kinh tế đổi chác được định hướng bởi chính thể chuyên chế nhưng chủ nghĩa xã hội dân chủ lại dựa vào kinh tế đổi chác được định hướng bởi chính thể dân chủ. Chủ nghĩa xã hội chuyên chế dựa vào kinh tế đổi chác nhưng vì kinh tế này bị định hướng theo chính thể chuyên chế nên chủ nghĩa xã hội chuyên chế lại chống lại chính kinh tế này làm cho chủ nghĩa xã hội chuyên chế luôn luôn có rất nhiều mâu thuẫn hết sức quái lạ đồng thời làm cho cộng đồng nào sống theo chủ nghĩa xã hội chuyên chế sẽ phải chịu đựng những tai hoạ khủng khiếp nhất, nếu không tin thì hãy vui lòng hỏi dân chúng ở Đức, Ý, Nga, xem tôi nói đúng hay sai. Ngược lại, chủ nghĩa xã hội dân chủ dựa vào kinh tế đổi chác nhưng vì kinh tế này được định hướng theo chính thể dân chủ nên chủ nghĩa xã hội dân chủ đương nhiên phải bảo tồn kinh tế này làm cho cộng đồng nào sống theo chủ nghĩa xã hội dân chủ sẽ được hưởng rất nhiều phúc lợi dồi dào, nếu không tin thì hãy vui lòng hỏi dân chúng ở Na uy, Thuỵ điển, Phần lan, xem tôi nói đúng hay sai. Chủ nghĩa xã hội chuyên chế có nhiều loại khác nhau nhưng chủ nghĩa xã hội dân chủ lại chỉ có một loại duy nhất mà thôi. Tiếp theo, vì chủ nghĩa xã hội có thể tồn tại bài trừ với chủ nghĩa cá nhân nhưng cũng có thể tồn tại thống nhất với chủ nghĩa cá nhân nên về hình thức hoặc phương pháp luận, chủ nghĩa xã hội nói chung cũng có thể bị phân hoá thành hai loại cơ bản đối lập nhau: chủ nghĩa xã hội tư biện đối lập với chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa xã hội tư biện chống lại chủ nghĩa cá nhân làm cho nó không những không đạt được mục đích nhân đạo mà còn gây ra nhiều tai hoạ cho cộng đồng nào chấp nhận nó nhưng chủ nghĩa xã hội khoa học lại lấy chủ nghĩa cá nhân làm phương pháp luận để giải phóng cộng đồng hoặc mưu cầu hạnh phúc cho cộng đồng làm cho nó đạt được mục đích nhân đạo. Chủ nghĩa xã hội tư biện tồn tại bài trừ với chủ nghĩa cá nhân nhưng chủ nghĩa xã hội khoa học lại tồn tại thống nhất với chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa xã hội tư biện có vô số loại khác nhau nhưng chủ nghĩa xã hội khoa học lại chỉ có một loại duy nhất mà thôi. Chủ nghĩa xã hội khoa học đồng nhất với chủ nghĩa xã hội dân chủ cũng như chủ nghĩa xã hội tư biện đồng nhất với chủ nghĩa xã hội chuyên chế.

2. Chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa xã hội, hoặc chủ nghĩa xã hội liên quan như thế nào với chủ nghĩa cá nhân.

Mặc dù cùng nhằm giải phóng nhân loại hoặc mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại nhưng chủ nghĩa cá nhân vẫn phân biệt với chủ nghĩa xã hội về phương pháp luận.
Chủ nghĩa cá nhân quy nhân loại về cá nhân rồi lấy cá nhân làm căn bản nhưng chủ nghĩa xã hội lại quy nhân loại về xã hội rồi lấy xã hội làm căn bản. Chủ nghĩa cá nhân xuất phát từ cá nhân với bản tính vị kỷ rồi lại lấy cá nhân với bản tính đó làm phương pháp luận nhằm giải phóng cá nhân hoặc mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân nhưng chủ nghĩa xã hội lại xuất phát từ xã hội vốn chỉ bao gồm các quan hệ giữa người với người rồi lại lấy xã hội bao gồm các quan hệ đó làm phương pháp luận nhằm giải phóng xã hội hoặc mưu cầu hạnh phúc cho xã hội.
cá nhân làm thực thể cho nhân loại đồng thời làm cơ sở cho xã hội như thực tế đã xác nhận rằng nếu không được lên hệ với cá nhân hoặc không được quy về cá nhân thì nhân loại chỉ có thể biểu hiện mơ hồ thành một khái niệm mơ hồ nên với việc xuất phát từ cá nhân với bản tính vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân ắt phải đưa đến quyết định luận chính trị cho phép mọi cá nhân đều có thể hiểu biết được toàn diện về đời sống xã hội (social existence) diễn biến theo các quy luật nào làm cho chủ nghĩa cá nhân có giá trị khoa học, giá trị đó lại cho phép chủ nghĩa cá nhân đề xuất được các giải pháp phù hợp với mọi cá nhân để giải phóng mọi cá nhân hoặc mưu cầu hạnh phúc cho mọi cá nhân. Quả thật, nhờ phát hiện được rằng mọi cá nhân đều có bản tính vị kỷ: ích kỷ, tư lợitham lam, mà chủ nghĩa cá nhân đã giải thích được đúng đắn các quy luật tự nhiên chi phối đời sống xã hội, cụ thể là đã giải thích được đúng đắn cả nguồn gốc lẫn động lực cho đời sống xã hội vận động rồi phát triển từ trật tự này lên trật tự khác theo xu hướng tiến bộ. Hơn nữa, nhờ phát hiện được rằng tất cả các cá nhân dù khác nhau như thế nào cũng vẫn giống nhau về bản năng sinh tồn, tức là bản năng ham sống hoặc bản năng sợ chết, mà chủ nghĩa cá nhân đã xác lập được phương pháp đấu tranh bằng ý chí vốn bảo đảm an toàn cho mọi cá nhân nhằm xoá bỏ chính thể chuyên chế đồng thời thiết lập chính thể dân chủ. Tiếp theo, vì cá nhân làm cơ sở cho xã hội như thực tế đã xác nhận nên giải phóng được cá nhân cũng đồng thời giải phóng được luôn cả xã hội, theo đó chủ nghĩa cá nhân không chỉ thay đổi được các quan hệ kinh tế mà còn thay đổi được cả quan hệ chính trị vốn làm nền tảng cơ bản cho mọi quan hệ khác nữa. Hơn nữa, vì cá nhân luôn luôn tồn tại cố định hoặc tồn tại bất biến với bản năng sinh tồn nên với việc lấy cá nhân làm căn bản, chủ nghĩa cá nhân đã xác lập được một phương pháp luận cố định thường được gọi là phương pháp cá nhân. Phương pháp luận này tự nó giới hạn mình theo các nguyên tắc khoa học làm cho chủ nghĩa cá nhân chỉ có một loại duy nhất mà thôi. Chính nhờ có những phẩm chất tích cực như vậy mà khi được lan truyền từ một hoặc một số ít cá nhân nào đó đến các cá nhân khác, chủ nghĩa cá nhân đã khơi nguồn cho nhiều phong trào hiện thực rồi làm động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào đó đòi hỏi tự do, chống lại mọi sự chuyên chế đối với cá nhân, thiết lập nhà nước pháp quyền để bảo vệ tự do, theo đó mỗi cá nhân nhất định phải được sở hữu các tài sản đã được tạo ra bởi chính mình, phải được nói ra các ý nghĩ trong đầu óc của mình, phải được thể hiện niềm tin của mình trong mọi hoàn cảnh, phải được thể hiện chân thực cảm xúc của mình đối với bất cứ một tác động nào, phải được tham gia quyết định các công việc chung, phải được quản lý việc giải quyết các công việc đó, v. v..
Ngược lại, tình hình không được hanh thông đối với chủ nghĩa xã hội. Vì xã hội bao gồm các quan hệ giữa người với người, các quan hệ đó dù được xác lập giữa cá nhân này với cá nhân khác hay được xác lập giữa giai cấp này với giai cấp khác cũng chỉ biểu hiện vừa trực quan vừa cụ thể thành các quan hệ kinh tế phát sinh từ cá nhân hoặc chỉ làm kết quả cho cá nhân cũng như chỉ làm hiện tượng bề ngoài cho cá nhân mà thôi như thực tế đã xác nhận trên kia nên với việc xuất phát từ xã hội được xác định bao gồm các quan hệ kia, chủ nghĩa xã hội đương nhiên phải đưa đến quyết định luận kinh tế vốn chỉ có thể cho phép người ta hiểu biết được phiến diện về đời sống xã hội làm cho chủ nghĩa xã hội khó có thể hoặc thậm chí không thể tự xác định được hay không có giá trị khoa học, tình trạng đó làm cho chủ nghĩa xã hội chỉ có thể đề xuất được các giải pháp phù hợp với xã hội để giải phóng xã hội hoặc mưu cầu hạnh phúc cho xã hội nhưng khó có thể hoặc thậm chí không thể đề xuất được các giải pháp phù hợp với mọi cá nhân để giải phóng mọi cá nhân hoặc mưu cầu hạnh phúc cho mọi cá nhân. Quả thật, vì xã hội bao gồm các quan hệ giữa người với người chỉ dễ dàng cho thấy hành vi vị tha mà khó có thể hoặc thậm chí không thể cho thấy bản tính vị kỷ nên với việc xuất phát từ xã hội được xác định bao gồm các quan hệ kia, chủ nghĩa xã hội đã bỏ qua bản tính đó hoặc thậm chí không biết đến bản tính đó, từ đó ắt phải giải thích sai lạc về đời sống xã hội làm cho người ta không thể hoặc khó có thể nắm bắt được các quy luật tự nhiên chi phối đời sống xã hội, tức là giải thích sai lạc cả nguồn gốc lẫn động lực cho đời sống xã hội làm cho người ta không thể hoặc khó có thể biết được cái gì làm cho đời sống xã hội vận động rồi phát triển như thế nào theo xu hướng nào. Giải thích sai lạc cả nguồn gốc lẫn động lực cho đời sống xã hội ắt sẽ đề xuất các giải pháp sai lạc cho đời sống đó: do không thấy được mọi cá nhân đều có bản năng sinh tồn, tức là bản năng ham sống hoặc bản năng sợ chết, cũng như bỏ qua bản tính vị kỷ nên chủ nghĩa xã hội đã đề xuất phương pháp đấu tranh bằng bạo lực vốn cực kỳ nguy hiểm cho mọi cá nhân nhằm xoá bỏ cả nhà nước lẫn pháp luật. Tuy nhiên, vì xã hội chỉ bao gồm các quan hệ giữa người với người vốn chỉ biểu hiện vô hình thành một thực tại vô cảm không nhu cầu, không cảm xúc, không khát vọng, v. v., mà tuyệt đối không thể biểu hiện hữu hình thành một cá nhân nhất định hoặc một thực tại hữu tình có nhu cầu, có cảm xúc, có khát vọng, v. v., nên nói rằng giải phóng xã hội hoặc mưu cầu hạnh phúc cho xã hội chẳng qua chỉ nói vu vơ mà thôi, câu nói đó thật sự trống rỗng: không có đối tượng hoặc thậm chí không hề nhằm đến đối tượng nào, nó chỉ cho thấy mình hoàn toàn thuộc về một loại triết học tư biện thấp kém nhất. Tiếp theo, vì xã hội luôn luôn thay đổi theo năng lực chiếm hữu nên chủ nghĩa xã hội không thể xác lập được một phương pháp luận cố định mà chỉ có thể xác lập được một phương pháp luận khả biến thường được gọi là phương pháp lịch sử, phương pháp luận này tự nó đã mở ra một thế giới bao la cho phép nguỵ biện. Đến lượt nó, phép nguỵ biện lại cho phép phương pháp lịch sử tha hồ khua múa để tạo ra nhiều loại chủ nghĩa xã hội khác nhau tuỳ theo sở thích hoặc tham vọng. Chính vì có những phẩm chất đó nên khi được phổ biến từ một số ít cá nhân nhất định đến các cá nhân khác, chủ nghĩa xã hội đã khơi nguồn cho các phong trào ảo tưởng rồi làm động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào đó đấu tranh bằng bạo lực đòi hỏi phải sở hữu công cộng đối với mọi tài sản hoặc thiết lập chế độ cộng sản, xoá bỏ mọi sự phân biệt giai cấp, xoá bỏ cả nhà nước lẫn pháp luật. Nhưng vì chỉ gây ra tổn thất về cả người lẫn của: chết chóc, đau thương, thù oán, v. v., cùng với những tổn thất về cả kinh tế lẫn tư tưởng, làm cho xã hội bị mất cân bằng, nên phương pháp đấu tranh bằng bạo lực không những không giải phóng được nhân loại hoặc không mang lại được hạnh phúc cho nhân loại mà còn gây ra vô số tai hoạ khủng khiếp nhất cho chính nhân loại: thay thế nền chuyên chế này bằng nền chuyên chế khác, tức là phương pháp đấu tranh bằng bạo lực không những không thể xoá bỏ được cả nhà nước lẫn pháp luật mà còn tạo ra nhu cầu cực kỳ to lớn hơn bao giờ hết về cả nhà nước lẫn pháp luật. Hệ quả này đã chứng tỏ rằng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể làm cho xã hội thay đổi được một bộ phận nhưng khó có thể hoặc thậm chí không thể làm cho xã hội thay đổi được toàn bộ, tức là chủ nghĩa xã hội có thể làm thay đổi các quan hệ kinh tế nhưng khó có thể hoặc thậm chí không thể làm thay đổi các quan hệ chính trị vốn làm nền tảng cơ bản cho mọi quan hệ khác.
Vào buổi đầu lịch sử, kinh tế đổi chác chỉ có thể bị định hướng theo chính thể chuyên chế mà thôi, chính thể này làm cho kinh tế đổi chác phát triển theo xu hướng cực đoan; kinh tế đổi chác phát triển theo xu hướng cực đoan lại làm cho xã hội biểu hiện thành sự xung đột giữa người với người, sự xung đột giữa người với người lại làm cho chủ nghĩa xã hội chỉ có thể phải biểu hiện thành chủ nghĩa xã hội chuyên chế hoặc chủ nghĩa xã hội tư biện mà thôi, theo đó chủ nghĩa xã hội chỉ có thể phải chủ trương sử dụng bạo lực vào giải quyết mâu thuẫn xã hội để rồi lại chỉ thay thế nền chuyên chế này bằng nền chuyên chế khác mà không thể tạo lập được một xã hội tốt đẹp hơn đồng thời làm cho chủ nghĩa xã hội ắt phải xung đột với chủ nghĩa cá nhân.
Sự xung đột giữa chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa xã hội làm cho cả hai hệ tư tưởng đó đều bị nổ vỡ thành nhiều mảnh khác nhau.
Chủ nghĩa cá nhân tuy bị nổ vỡ thành nhiều mảnh khác nhau, như chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa vị lợi, chủ nghĩa tự do, v. v., nhưng vì chỉ có chung một phương pháp luận duy nhất nên tất cả các mảnh đó vẫn liên hệ thống nhất với nhau: cùng lấy cá nhân làm căn bản để cùng mở rộng tự do cho mọi cá nhân. Ngược lại, chủ nghĩa xã hội bị nổ vỡ thành nhiều mảnh khác nhau, như chủ nghĩa xã hội phong kiến, chủ nghĩa xã hội tư sản, chủ nghĩa xã hội marxist, chủ nghĩa xã hội quốc gia, chủ nghĩa xã hội cải lương, v. v., nhưng vì chỉ được lập luận theo phương pháp lịch sử vốn có tính chất nguỵ biện từ đầu đến chân nên tất cả các mảnh đó thường xuyên xung đột với nhau: cùng lấy tập thể làm căn bản để cùng áp đặt nô lệ cho tập thể, theo đó mảnh nào cũng lầm tưởng mình đúng đắn hoặc mảnh kia sai lầm rồi ra sức triệt hạ mảnh kia làm cho nhau đau khổ cùng cực.
Chừng nào kinh tế đổi chác vẫn bị định hướng theo chính thể chuyên chế, chừng đó chủ nghĩa xã hội còn tiếp tục xung đột với chủ nghĩa cá nhân. Tuy nhiên, kinh tế đổi chác phát triển đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến ít nhất hai kết quả quan trọng: 1/ Tạo ra các phương tiện phá hoại có sức mạnh khủng khiếp không chỉ thừa để có thể tiêu diệt được một nhóm cá nhân nào đó mà còn thừa để có thể tiêu diệt được cả toàn thể cộng đồng nữa. Kết quả này không cho phép bất cứ cá nhân nào hoặc tổ chức nào sử dụng bạo lực vào công cuộc đấu tranh đòi hỏi quyền lợi cho mình mà bắt buộc phải sử dụng ý chí vào công cuộc đấu tranh đó; 2/ Tạo ra một nền văn hoá duy lý cho phép mọi cá nhân đều có thể hiểu được chủ nghĩa cá nhân có giá trị nhân đạo như thế nào. Kết quả này cho phép mọi cá nhân đều có thể dễ dàng sử dụng ý chí vào công cuộc đấu tranh đòi hỏi quyền lợi cho mình, nhưng trong khi đòi hỏi quyền lợi cho mình lại phải bảo đảm quyền lợi cho người khác. Cả hai kết quả đó đều làm cho chủ nghĩa xã hội phải thay đổi triệt để: từ bỏ bạo lực để quay trở về chủ nghĩa cá nhân, làm cho chủ nghĩa cá nhân tất yếu phải trở thành một vũ khí sắc bén nhất cho công cuộc đấu tranh nhằm xoá bỏ chính thể chuyên chế đồng thời thiết lập chính thể dân chủ.
Chính vì làm vũ khí sắc bén nhất cho công cuộc đấu tranh đó nên chủ nghĩa cá nhân luôn luôn bị phản kích dữ dội bởi các thế lực phản động, các thế lực đó thường xuyên xuyên tạc chủ nghĩa cá nhân bằng nhiều luận điệu khác nhau.
Quả thật, chủ nghĩa cá nhân thường được định nghĩa sai lầm bởi các thế lực phản động với rất nhiều quan niệm phiến diện được diễn đạt khái quát thành một định nghĩa sai lầm cho rằng chủ nghĩa cá nhân là một hệ tư tưởng chỉ lấy một hoặc một số cá nhân nhất định làm căn bản, theo đó một hoặc một số cá nhân nào đó được lấy làm điểm xuất phát đồng thời cũng được lấy làm phương pháp luận để xác lập các quan niệm sai lầm về đời sống xã hội (social existence), trong đó cá nhân chỉ biểu hiện cụ thể trên thực tế thành một hoặc một số cá nhân nào đó, như a hoặc b, v. v. (mà thường biểu hiện thành chính người nào đặt niềm tin vào định nghĩa này cho rằng định nghĩa này đúng đắn), chứ không phải biểu hiện trừu tượng trên ý niệm thành một khái niệm bao quát mọi cá nhân.
Nếu chỉ có ý nghĩa phiến diện như thế thôi thì rõ ràng chủ nghĩa cá nhân rất đáng bị lên án. Nhưng thật ra, định nghĩa này chỉ cho thấy chủ nghĩa cá nhân đã bị xuyên tạc thành tư tưởng chống chủ nghĩa cá nhân mà thôi mặc dù chính định nghĩa này lại thường được phổ biến rộng rãi hơn làm cho chủ nghĩa cá nhân bị bài bác ở khắp nơi. Tuy nhiên, định nghĩa đúng đắn về chủ nghĩa cá nhân ở trên kia đã cho phép chúng ta đối phó thành công với thái độ chống chủ nghĩa cá nhân – một thái độ mà về bản chất, phản động hơn mọi thái độ phản động khác.
Kinh tế đổi chác được định hướng theo chính thể dân chủ làm cho kinh tế này phát triển theo xu hướng hài hoà; kinh tế đổi chác phát triển theo xu hướng hài hoà làm cho xã hội biểu hiện thành sự hợp tác giữa người với người, sự hợp tác giữa người với người lại làm cho chủ nghĩa xã hội chỉ có thể phải biểu hiện thành chủ nghĩa xã hội dân chủ hoặc chủ nghĩa xã hội khoa học mà thôi, theo đó chủ nghĩa xã hội chỉ có thể phải chủ trương dùng ý chí vào giải quyết mâu thuẫn xã hội; chủ trương dùng ý chí vào giải quyết mâu thuẫn xã hội sẽ làm cho chủ nghĩa xã hội tuy vẫn phân biệt với chủ nghĩa cá nhân nhưng tồn tại thống nhất với chủ nghĩa cá nhân, ở đây chủ nghĩa cá nhân sẽ làm nền tảng chung cho cả chủ nghĩa xã hội dân chủ lẫn chủ nghĩa xã hội khoa học nhưng cả chủ nghĩa xã hội dân chủ lẫn chủ nghĩa xã hội khoa học đều chẳng liên quan gì với chủ nghĩa xã hội marxist mặc dù chủ nghĩa xã hội marxist luôn luôn tuyên bố mình vừa dân chủ vừa khoa học.

J. B. Hàvăn Huytoàn
(Viêt vào Tháng Tám 1999).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét