Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Tình hình và xu hướng chính trị tại Việt nam hiện nay

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ bảy, ngày 01 tháng sáu năm 2013

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Theo dõi tình hình chính trị Việt Nam, hầu như giới quan sát, từ người Việt đến người ngoại quốc, đều đi đến kết luận giống nhau: Chưa bao giờ Việt Nam yếu như hiện nay.

Tuy nhiên, nói đến cái yếu của Việt Nam, phần lớn đều tập trung vào quan hệ đối ngoại, chủ yếu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có thể nói, ở châu Á, không có nước nào bị Trung Quốc “ăn hiếp” nhiều như Việt Nam. Với Nhật Bản hay Philippines, họ chỉ dòm ngó một hai hòn đảo; với Việt Nam, họ dòm ngó cả chùm đảo và cả một vùng biển mênh mông. Với các nước khác, lâu lâu họ đưa tàu đánh cá hay tàu hải giám lượn qua lượn lại vài vòng thị uy; với Việt Nam, họ tung tàu đánh cá và tàu hải giám ào ạt như vào chỗ không người, hơn nữa, còn bắt bớ, thậm chí, hãm hại cả ngư dân Việt Nam. Cũng có thể nói, trước sự đe dọa của Trung Quốc, không có nước nào có phản ứng nhu nhược như Việt Nam. Nhật Bản dám dọa đánh chìm tàu Trung Quốc, Philippines đem Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế, còn Việt Nam? Ngay cả một lời lên án, họ cũng không dám nói; và khi, trước áp lực của dân chúng, phải nói, thì chỉ nói một cách… thì thầm. Vừa lên án vừa run lẩy bẩy.

Tuy nhiên, cái yếu của Việt Nam còn thể hiện ở nhiều lãnh vực khác nữa. Phân tích những cái yếu ấy, chúng ta dễ thấy xu hướng phát triển của tình hình chính trị tại Việt Nam hiện nay.

Trước hết là lãnh đạo yếu.

Nói đến lãnh đạo chủ yếu là nói đến đảng Cộng sản, và nói đến “yếu” là nói đến tương quan quyền lực với các thiết chế khác. Công thức phân quyền ở Việt Nam, ai cũng biết, là “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý”. Suốt hơn nửa thế kỷ, hầu như mọi quyền lực đều nằm trong tay đảng. Còn nhà nước, như chính lời thú nhận của Phạm Văn Đồng, người làm Thủ tướng lâu nhất ở Việt Nam (1955-1987), với những người quen: Chưa có ai làm Thủ tướng lâu mà bất lực như ông. Ông không những bị lép vế trước Lê Duẩn, Tổng Bí thư, mà còn bị lép vế cả trước Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng. Là Thủ tướng, Phạm Văn Đồng hoàn toàn không có quyền hạn gì trong việc chọn lựa, bổ nhiệm hoặc cách chức các Bộ trưởng hay Thứ trưởng, thậm chí, các giám đốc Sở ở địa phương. Quyền lực tập trung hết trong tay giới lãnh đạo đảng, chủ yếu là Tổng Bí thư. Tuy nhiên, sau Lê Duẩn, rõ ràng quyền lực của Tổng Bí thư cứ giảm dần. Quyền lực của các Tổng Bí thư kế tiếp Lê Duẩn, từ Trường Chinh (14/7/1986-18/12/1986) đến Nguyễn Văn Linh (1986-1991) và Đỗ Mười (1991-1997), không thể so sánh được với Lê Duẩn. Tuy nhiên, dù vậy, họ vẫn giống như những ông vua. Yếu thế, nhưng vẫn là vua. Chỉ từ Lê Khả Phiêu (1997-2001) trở đi, quyền lực của Tổng Bí thư mới bắt đầu mờ nhạt. Hơn nữa, càng lúc càng mờ nhạt. Nông Đức Mạnh (2001-2011) mờ nhạt hơn Lê Khả Phiêu. Đến nay, mờ nhạt nhất là Nguyễn Phú Trọng, người được lên làm Tổng Bí thư từ ngày 19 tháng 1 năm 2011.

Vai trò mờ nhạt của Nguyễn Phú Trọng thể hiện rõ nhất là qua hai lần thua cuộc trước Nguyễn Tấn Dũng. Lần thứ nhất, ở hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10 năm 2012, khi Nguyễn Phú Trọng liên kết với Trương Tấn Sang tấn công Nguyễn Tấn Dũng - người được gọi là “đồng chí X” -, nhưng cuối cùng, cả hai đều thất bại. Lần thứ hai, mới đây, ở hội nghị Trung ương 7 vào đầu tháng 5/2013, Nguyễn Phú Trọng lại thất bại trước Nguyễn Tấn Dũng lần nữa khi đề nghị đưa Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị nhưng bị Trung ương đảng bác bỏ. Thế vào đó, Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu. Cả hai đều là người của Nguyễn Tấn Dũng.

Có thể nói, trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, chưa bao giờ có một Tổng Bí thư nào lại thua cuộc một cách thê thảm và nhục nhã đến như vậy.

Nhưng việc Tổng Bí thư và cùng với ông, cả cái Đảng do ông lãnh đạo yếu thế và việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chứng tỏ quyền lực mạnh mẽ của mình như vậy có làm cho chính phủ mạnh hơn không?

Không.

Thủ tướng mạnh. Nhưng chính phủ vẫn yếu. Nguyễn Tấn Dũng mạnh đủ để thoát các đòn tấn công hiểm hóc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang, nhưng chính phủ do ông cầm đầu, trên nguyên tắc, vẫn phải được lãnh đạo bởi đảng. Các chính sách lớn vẫn do đảng quyết định.

Như vậy, ở đây, chúng ta thấy một nghịch lý: Người có chức năng lãnh đạo thì yếu; còn người mạnh lại không thể lãnh đạo. Hậu quả là ở Việt Nam hiện nay, giới cầm quyền, từ đảng đến chính phủ, chỉ quản lý (management) chứ không hề có lãnh đạo (leadership). Sự khác biệt căn bản giữa quản lý và lãnh đạo là với quản lý, người ta chỉ làm theo mệnh lệnh và chỉ nhắm tới những mục tiêu ngắn hạn; nhưng khi không có lãnh đạo, người ta vừa không có tầm nhìn xa lại vừa không có mệnh lệnh cụ thể để thực hiện. Một nền quản lý thiếu lãnh đạo bao giờ cũng vừa thiển cận vừa lúng túng, vá víu và đầy mâu thuẫn. Chúng ta có thể thấy rõ những điều đó qua các chính sách và cung cách làm việc của nhà cầm quyền Việt Nam những năm gần đây. Rõ nhất là qua cuộc thảo luận về thay đổi Hiến pháp do chính họ đề xướng. Thoạt đầu, bảo không có vùng cấm trong thảo luận; sau, lại lên án kịch liệt những người kiến nghị. Thoạt đầu, hứa hẹn như một sự thay đổi lớn lao; sau, cứ thu hẹp dần lại. Thoạt đầu, định thay đổi cả tên nước; sau, lại loại bỏ ý định ấy, v.v.. Nhưng nguy hiểm nhất là thái độ lúng ta lúng túng của họ trong việc đấu tranh với Trung Quốc để bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ. Ngoài vài lời thề nguyền là sẽ không bán nước, cho đến nay, vẫn không có ai trong giới lãnh đạo phác họa được một chiến lược rõ ràng, chưa nói đến việc có hiệu quả hay không. Một chút rõ ràng cũng không có.

Đảng lãnh đạo yếu, chính phủ cũng yếu, hậu quả tất nhiên là đất nước yếu theo. Tất cả những sự nhu nhược được đề cập ở phần đầu bài viết này đều là hậu quả của hai cái yếu ấy. Ngư dân Việt Nam đi đánh cá ngoài biển cả bị “tàu lạ” đâm chìm, bắt bớ hay giết chết, không có ai can thiệp. Dân chúng hàng ngày phải ăn uống hoặc tiêu dùng những thứ độc hại được nhập cảng chính thức hay qua các con đường không chính thức không hề được ai bảo vệ. Kinh tế ngày càng kiệt quệ, gánh nặng nợ nần trên đầu người càng ngày càng chồng chất, không có ai quan tâm. Những người có lòng với đất nước đứng lên chống lại Trung Quốc bị đối xử như tội phạm. Mở các trang báo ngoại quốc, mỗi khi thấy tin tức về Việt Nam, đoán mười lần đến chín lần đúng: tin xấu. Nếu không phải tham nhũng thì là trấn áp.

Đảng yếu, chính phủ cũng yếu. Vậy thì ai mạnh?

Thứ nhất, các phe phái mạnh.

Thật ra, đảng Cộng sản lúc nào cũng có nạn phe phái. Trong hồi ký của mình, Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng và Tổng biên tập báo Nhân Dân, giám đốc nhà xuất bản Sự Thật, kể, lúc Hồ Chí Minh còn sống và ngay cả trước mặt Hồ Chí Minh, các thành viên trong Bộ Chính trị cũng không thèm nói chuyện với nhau. Hồ Chí Minh khuyên mấy cũng không được. Nhưng, dù vậy, những sự xung khắc ấy chỉ dừng lại ở phạm vi cá nhân. Không có phe hay nhóm nào dám công khai chống lại phe Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Thành ra, Lê Duẩn và dưới bóng Lê Duẩn, Lê Đức Thọ tha hồ tác oai tác quái. Sau này, các phe phái nổi lên rõ hơn, nhưng không có lúc nào các phe phái lại tấn công nhau một cách công khai như bây giờ. Trước, nếu tranh chấp, hầu như chỉ dừng lại trong phạm vi mấy người trong Bộ Chính trị với nhau; bây giờ, chúng bày ra trước Trung ương đảng gồm cả gần 200 người; hơn nữa, còn tràn ra cả trước quần chúng, dù được ngụy trang dưới mật danh “đồng chí X”.

Thứ hai, vai trò của các nhóm lợi ích. Cần nói ngay, ở nước nào cũng có các nhóm lợi ích luôn tìm cách ảnh hưởng đến các chính sách của nhà nước. Ở các quốc gia dân chủ, các nhóm lợi ích ấy có thể là các nhà tài phiệt, các công đoàn, các tổ chức xã hội dân sự, các hội nghề nghiệp, v.v.. Các nhóm lợi ích ấy thường hoạt động công khai, một cách trực tiếp, dưới hình thức kiến nghị hoặc thậm chí, đình công và biểu tình, hoặc qua trung gian các cơ quan lobby chính thức, chuyên đi ngả tắt. Ở Việt Nam, trước đây, ngay cả sự hiện diện của cái gọi là “nhóm lợi ích” như thế cũng không thể có, thậm chí, không thể tưởng tượng được. Thế nhưng gần đây, các nhóm lợi ích ấy lại phát triển rất mạnh và khuynh đảo cả tình hình chính trị Việt Nam.

Theo Trần Kinh Nghị, chiến thắng của Nguyễn Tấn Dũng đối với Nguyễn Phú Trọng trong hai kỳ hội nghị 6 và 7 của Trung ương đảng vừa qua chính là chiến thắng của nhóm lợi ích đối vớinhóm bảo thủ. Mới đây, trong bài “Đổi luật chơi trong đảng”, nhà bình luận chính trị Ngô Nhân Dụng cũng có quan niệm tương tự khi cho lý do chính khiến Nguyễn Tấn Dũng chiến thắng liên tiếp là nhờ biết sử dụng một thứ luật chơi mới: dựa trên tiền.

Thường, để cai trị, người ta sử dụng một trong hai, hoặc cả hai yếu tố: quyền và tiền. Quyền để khai thác lòng sợ hãi; tiền để kích thích lòng tham. Trước, người ta chỉ dùng quyền; bây giờ, người ta dùng cả quyền lẫn tiền. Theo Ngô Nhân Dụng:
“Từ khi làm thủ tướng năm 2006, […] Nguyễn Tấn Dũng tập trung quyền điều động các xí nghiệp quốc doanh vào phủ thủ tướng, thay vì chia quyền cho các “bộ chủ quản” theo lối cũ. Từ đó, người đóng vai thủ tướng tạo cơ hội kiếm tiền cho tay chân của mình; phân phát cơ hội kiếm tiền để mua lòng trung thành của đồng đảng. Các ủy viên Trung Ương Ðảng được chia chỗ trong Hội Ðồng Quản Trị của các doanh nghiệp nhà nước. Các chương trình kinh tế đều nhằm tạo cơ hội kiếm tiền cho những thủ túc chứng tỏ lòng trung thành. Khi người dân Việt Nam nhận thấy cả guồng máy cai trị là một mạng lưới tham nhũng chằng chịt liên kết với nhau, người cầm đầu mạng lưới đó là ông thủ tướng.”

Như vậy, cái mà Trần Kinh Nghị gọi là nhóm lợi ích ấy chủ yếu là những kẻ vừa có quyền vừa có tiền. Sức mạnh của Nguyễn Tấn Dũng so với Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang chính là sức mạnh của nhóm lợi ích vừa có quyền vừa có tiền ấy.

Sự thao túng của nhóm lợi ích ấy dẫn đến hai hệ quả:

Thứ nhất, nó tạo ra một vẻ dân chủ giả, thường được gọi là dân chủ trong nội bộ đảng (intra-Party democracy). Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật Thủ tướng, Trung ương đảng bác bỏ: Bộ Chính trị chịu thua. Tổng Bí thư đích thân đề cử Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị, Trung ương đảng bác bỏ: Tổng Bí thư chịu thua. Giới quan sát chính trị quốc tế, ở xa, dễ ngỡ đó là dân chủ. Nhưng không phải. Một là, thứ dân chủ nội bộ ấy không biến thành dân chủ xã hội (social democracy). Hai là, nó chỉ là cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ. Chứ không phải là dân chủ.

Thứ hai, sự thắng thế của các nhóm lợi ích vừa có quyền vừa có tiền ấy biến đảng Cộng sản thành một đám mafia không những khuynh loát chính trị mà còn vét kiệt hết tài nguyên của đất nước và tài sản của dân chúng, ngay cả của những người dân chưa ra đời (với số nợ khổng lồ nó tạo ra!).

Điều đáng chú ý là tất cả các hiện tượng trên, từ chuyện đảng và chính phủ yếu đến chuyện phe phái và các nhóm lợi ích mạnh đều cũng xuất hiện ở Trung Quốc. Trong bài “The end of the CCP’s resilient authoritarianism? A tripartite assessment of shifting power in China” đăng trên tạp chí The China Quarterly năm 2012, Cheng Li cũng phân tích các hiện tượng tương tự tại Trung Quốc. Chỉ có hai sự khác biệt lớn. Thứ nhất, ở mức độ: Cũng yếu, nhưng cái yếu của đảng và chính phủ Việt Nam ở mức trầm trọng hơn hẳn ở Trung Quốc. Ở Trung Quốc, quyền hạn của Chủ tịch đảng chưa bao giờ bị thách thức một cách nghiêm trọng như ở Việt Nam. Quyền lực của Tập Cận Bình cũng như của Hồ Cẩm Đào chưa bao giờ lớn bằng Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình nhưng dù sao vẫn nghiêng trời lệch đất; cả Trung ương đảng cũng không dám chống lại. Thứ hai, theo Cheng Li, nhiều nhà phân tích chiến lược tin tưởng: đảng Cộng sản Trung Quốc có thể yếu và càng ngày càng yếu, nhưng đất nước Trung Quốc thì vẫn mạnh.

Còn Việt Nam?

Chính cái mạnh không cưỡng nổi của Trung Quốc là một tai họa cho Việt Nam. Việt Nam càng yếu, cái họa ấy càng lớn.

Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri La 2013

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ bảy, ngày 01 tháng sáu năm 2013

Blogger Đông A: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhân vật tạo ra những hình ảnh trái chiều trong mắt tôi. Bài phát biểu của ông khai mạc Đối thoại Shangri La tạo cho tôi ấn tượng giống như hồi ông phát biểu về Hoàng Sa, Trường Sa trước Quốc Hội. Mỗi khi ông phát biểu, đánh giá về ông lại phức tạp và khó khăn hơn. Nếu so sánh những phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với những nhân vật nguyên thủ khác, như ông Nguyễn Phú Trọng, có thể thấy một tầm tư duy và chiến lược vượt trội của ông Nguyễn Tấn Dũng. Dẫu biết rằng các phát biểu của nguyên thủ chưa chắc đã do chính tay các nguyên thủ chấp bút, nhất là trong bối cảnh chính trị Việt Nam, có khi bị duyệt lên duyệt xuống qua tay nhiều người, nhưng rõ ràng các phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng vượt xa các phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng. Điểm khác biệt đó chỉ có thể giải thích được bằng sự khác biệt giữa ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, bất kể các phát biểu có phải do chính các ông chấp bút hay không.

Vậy ông Nguyễn Tấn Dũng thực sự là con người như thế nào? Có nên nghi ngờ giữa lời nói và hành động của ông không? Tôi nghĩ vấn đề mấu chốt là ông Nguyễn Tấn Dũng cần phải lấy lại niềm tin từ dân chúng. Rõ ràng khi nhậm chức Thủ tướng dân chúng vẫn tràn đầy niềm tin ở ông, nhưng càng ngày niềm tin càng mất dần. Và niềm tin chỉ có thể vực dậy bằng hành động, không phải bằng lời nói. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có muốn có "lòng tin chiến lược" từ dân chúng không?

Tôi nghĩ ông Nguyễn Tấn Dũng là nhân vật chính trị thú vị, đa chiều, đa ảnh, rất đáng để quan sát và xem ông ứng xử các tình thế chính trị như thế nào. Nhưng vị thế vừa là người quan sát, vừa là dân chúng của chúng ta cần phải như thế nào? Ít nhất cần phải tẩy sạch định kiến và những đường nhăn cũ trong tư duy.

Hỏi về tài liệu gốc:

Các nguồn tin trên mạng đều dẫn chiếu câu nói "Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng, nếu tôi không chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay" về bài phát biểu khi nhậm chức Thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng năm 2006. Tôi tra google nhưng không tìm thấy tài liệu gốc. Có bạn đọc nào có tài liệu gốc không? Liệu chúng ta có bị xỏ mũi vào một câu phát ngôn không có thật?

Đông A


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La 2013

Chiều tối nay, 31/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu dẫn đề khai mạc Đối thoại Shangri-La 2013 tại Singapore. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng.

  Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á

Thưa Ngài Thủ tướng Lý Hiển Long,

Thưa Tiến sĩ Giôn Chip - man,

Thưa Quý vị và các bạn,


Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn ngài Lý Hiển Long, Thủ tướng nước chủ nhà Singapore, Tiến sĩ Giôn Chip-man và Ban Tổ chức Đối thoại Shangri-La 12 đã mời tôi dự và phát biểu khai mạc diễn đàn quan trọng này. Sau 12 năm kể từ khi ra đời, Đối thoại Shangri-La thực sự đã trở thành một trong những diễn đàn đối thoại về hợp tác an ninh thực chất và hữu ích nhất ở khu vực. Tôi tin rằng sự có mặt của đông đảo các quan chức Chính phủ, các nhà lãnh đạo quân đội, các học giả có uy tín và toàn thể Quý vị tại đây thể hiện sự quan tâm, nỗ lực cùng nhau gìn giữ hòa bình và an ninh cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong một thế giới đầy biến động.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu dẫn đề Đối thoại Shangri-la
Thưa Quý vị và các bạn,                     

Ngôn ngữ và cách thể hiện dù có khác nhau, nhưng chắc chúng ta đều đồng ý với nhau: nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “mất lòng tin là mất tất cả”. Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành.

Trong thế kỷ 20, Đông Nam Á nói riêng và Châu Á - Thái Bình Dương nói chung vốn là chiến trường ác liệt, bị chia rẽ sâu sắc trong nhiều thập kỷ. Có thể nói cả khu vực này luôn cháy bỏng khát vọng hòa bình. Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Nói cách khác, chúng ta cần cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của Châu Á - Thái Bình Dương. Đó cũng là chủ đề mà tôi muốn chia sẻ với quý vị và các bạn tại diễn đàn hôm nay.

Trước hết, Việt Nam chúng tôi có niềm tin sâu sắc vào tương lai tươi sáng trong hợp tác phát triển của khu vực, nhưng với xu thế tăng cường cạnh tranh và can dự - nhất là từ các nước lớn, thì bên cạnh những mặt tích cực cũng tiềm ẩn những rủi ro tiêu cực mà chúng ta cần phải cùng nhau chủ động ngăn ngừa.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển năng động và là nơi tập trung ba nền kinh tế lớn nhất thế giới và nhiều nền kinh tế mới nổi. Xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc, đa lĩnh vực đang diễn ra hết sức sôi động và ngày càng thể hiện là xu thế chủ đạo. Điều này là cơ hội hết sức lạc quan cho tất cả chúng ta.

Tuy nhiên, nhìn lại bức tranh toàn cảnh khu vực trong những năm qua, chúng ta cũng không khỏi quan ngại trước những nguy cơ và thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh.

Cạnh tranh và can dự vốn là điều bình thường trong quá trình hợp tác và phát triển. Nhưng nếu sự cạnh tranh và can dự đó mang những toan tính chỉ cho riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế, thiếu minh bạch thì không thể củng cố lòng tin chiến lược, dễ dẫn tới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, hợp tác và phát triển.

Những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu sắc đối với cả cộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.

Tôi muốn lưu ý thêm rằng lưu thông trên biển chiếm tỷ trọng và có ý nghĩa ngày càng lớn. Theo nhiều dự báo, sẽ có trên 3/4 khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển và 2/3 số đó đi qua Biển Đông. Chỉ cần một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường.

Trong khi đó, các nguy cơ xung đột tôn giáo, sắc tộc, chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, ly khai, bạo loạn, khủng bố, an ninh mạng… vẫn hiện hữu. Những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, nước biển dâng; dịch bệnh; nguồn nước và lợi ích giữa các quốc gia thượng nguồn, hạ nguồn của các con sông chung… ngày càng trở nên gay gắt.

Có thể nhận thấy những thách thức và nguy cơ xung đột là không thể xem thường. Mọi người chúng ta đều hiểu, nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không có kẻ thắng người thua - mà tất cả cùng thua. Vì vậy, cần khẳng định rằng, cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta. Đối với Việt Nam chúng tôi, lòng tin chiến lược còn được hiểu trên hết là sự thực tâm và chân thành.

Thứ hai, để xây dựng lòng tin chiến lược, cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các quốc gia - nhất là các nước lớn và nâng cao hiệu quả thực thi của các cơ chế hợp tác an ninh đa phương.

Trong lịch sử thế giới, nhiều dân tộc đã phải gánh chịu những mất mát không gì bù đắp được khi là nạn nhân của tham vọng cường quyền, của xung đột, chiến tranh. Trong thế giới văn minh ngày nay, Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử chung đã trở thành giá trị của toàn nhân loại cần phải được tôn trọng. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để xây dựng lòng tin chiến lược.

Mỗi quốc gia luôn phải là một thành viên có trách nhiệm đối với hòa bình và an ninh chung. Các quốc gia, dù lớn hay nhỏ cần có quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cao hơn là có lòng tin chiến lược vào nhau. Các nước lớn có vai trò và có thể đóng góp nhiều hơn, đồng thời có trách nhiệm lớn hơn trong việc tạo dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Mặt khác, tiếng nói đúng đắn cũng như sáng kiến hữu ích không phụ thuộc là của nước lớn hay nước nhỏ. Nguyên tắc hợp tác, đối thoại bình đẳng, cởi mở trong ASEAN, các diễn đàn do ASEAN khởi xướng và ngay Đối thoại Shangri-La của chúng ta cũng được hình thành và duy trì trên cơ sở tư duy đó.

Tôi hoàn toàn chia sẻ quan điểm của Ngài Xu-xi-lô Bam-bang Dút-đô-dô-nô, Tổng thống nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, tại diễn đàn này năm ngoái là các nước vừa và nhỏ có thể gắn kết cùng các nước lớn vào một cấu trúc bền vững ở khu vực. Tôi cũng đồng tình với ý kiến của Ngài Thủ tướng Sinh-ga-po Lý Hiển Long trong bài phát biểu tại Bắc Kinh tháng 9/2012 cho rằng sự hợp tác tin cậy và trách nhiệm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ đóng góp tích cực cho lợi ích chung của khu vực. Chúng ta đều hiểu rằng Châu Á - Thái Bình Dương đủ rộng cho tất cả các nước trong và ngoài khu vực cùng hợp tác và chia sẻ lợi ích. Tương lai của Châu Á - Thái Bình Dương đã và sẽ tiếp tục được tạo dựng bởi vai trò và sự tương tác của tất cả các quốc gia trong khu vực và cả thế giới, nhất là các nước lớn và chắc chắn trong đó không thể thiếu vai trò của ASEAN.

Tôi tin rằng các nước trong khu vực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của các nước lớn, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh là lớn nhất) đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực và thế giới. Điều quan trọng là sự kỳ vọng đó cần được củng cố bằng lòng tin chiến lược và lòng tin chiến lược cần được thể hiện thông qua những hành động cụ thể mang tính xây dựng của các quốc gia này.

Chúng ta đặc biệt coi trọng vai trò của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Hoa Kỳ - một cường quốc Thái Bình Dương. Chúng ta trông đợi và ủng hộ Hoa Kỳ và Trung Quốc khi mà các chiến lược, các việc làm của hai cường quốc này tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia, vừa đem lại lợi ích cho chính mình, đồng thời đóng góp thiết thực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung.

Tôi muốn nhấn mạnh thêm là, các cơ chế hợp tác hiện có trong khu vực như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+)… cũng như Đối thoại Shangri-La đã tạo ra nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác an ninh đa phương và tìm giải pháp cho những thách thức đang đặt ra. Nhưng có thể nói rằng, vẫn còn thiếu – hay ít nhất là chưa đủ - lòng tin chiến lược trong việc thực thi các cơ chế đó. Điều quan trọng trước hết là phải xây dựng sự tin cậy lẫn nhau trước các thử thách, các tác động và trong tăng cường hợp tác cụ thể trên các lĩnh vực, các tầng nấc, cả song phương và đa phương. Một khi có đủ lòng tin chiến lược, hiệu quả thực thi của các cơ chế hiện có sẽ được nâng lên và chúng ta có thể đẩy nhanh, mở rộng hợp tác, đi đến giải pháp về mọi vấn đề, cho dù là nhạy cảm và khó khăn nhất.

Thứ ba, nói đến hòa bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng của khu vực Châu Á – Thái  Bình Dương, chúng ta không thể không nói đến một ASEAN đồng thuận, đoàn kết và với vai trò trung tâm trong nhiều cơ chế hợp tác đa phương.

Khó có thể hình dung được một Đông Nam Á chia rẽ, xung đột trong Chiến tranh Lạnh lại có thể trở thành một cộng đồng các quốc gia thống nhất trong đa dạng và đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc đang định hình ở khu vực như ASEAN ngày nay. Sự tham gia của Việt Nam vào ASEAN năm 1995 đánh dấu thời kỳ phát triển mới của ASEAN, tiến tới hình thành một ngôi nhà chung của tất cả các quốc gia Đông Nam Á đúng với tên gọi của mình. Thành công của ASEAN là thành quả của cả quá trình kiên trì xây dựng lòng tin và văn hóa đối thoại, hợp tác cũng như ý thức trách nhiệm chia sẻ vận mệnh chung giữa các nước Đông Nam Á.

ASEAN tự hào là một hình mẫu của nguyên tắc đồng thuận và lòng tin vào nhau trong các quyết định của mình. Đó là nền tảng tạo sự bình đẳng giữa các thành viên cho dù là một Indonesia với dân số gần 1/4 tỷ người và một Brunei với dân số chưa đến nửa triệu người. Đó cũng là cơ sở để các nước ngoài khu vực gửi gắm lòng tin vào ASEAN với tư cách là “người trung gian thực tâm” trong vai trò dẫn dắt nhiều cơ chế hợp tác khu vực.

Với tư duy cùng chia sẻ lợi ích, không phải “kẻ được – người mất”, việc mở rộng Cấp cao Đông Á (EAS) mời Nga và Hoa Kỳ tham gia, tiến trình ADMM+ đã được hiện thực hóa tại Việt Nam năm 2010 và thành công của EAS, ARF, ADMM+ những năm tiếp theo đã củng cố hơn nữa nền tảng cho một cấu trúc khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm, đem lại niềm tin vào tiến trình hợp tác an ninh đa phương của khu vực này.

Tôi cũng muốn đề cập trường hợp của Mi-an-ma như một ví dụ sinh động về kết quả của việc kiên trì đối thoại trên cơ sở xây dựng và củng cố lòng tin, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau, mở ra một tương lai tươi sáng không chỉ cho Mi-an-ma mà cho cả khu vực chúng ta.

Đã có những bài học sâu sắc về giá trị nền tảng của nguyên tắc đồng thuận, thống nhất của ASEAN trong việc duy trì quan hệ bình đẳng, cùng có lợi với các nước đối tác và phát huy vai trò chủ động của ASEAN trong những vấn đề chiến lược của khu vực. ASEAN chỉ mạnh và phát huy được vai trò của mình khi là một khối đoàn kết thống nhất. Một ASEAN thiếu thống nhất sẽ tự đánh mất vị thế và không có lợi cho bất cứ một ai, kể cả các nước ASEAN và các nước đối tác. Chúng ta cần một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, hợp tác hiệu quả với tất cả các nước để chung tay vun đắp hòa bình và thịnh vượng ở khu vực, chứ không phải là một ASEAN mà các quốc gia thành viên buộc phải lựa chọn đứng về bên này hay bên kia vì lợi ích của riêng mình trong mối quan hệ với các nước lớn. Trách nhiệm của chúng ta là nhân thêm niềm tin trong giải quyết các vấn đề, trong tăng cường hợp tác cùng có lợi, kết hợp hài hòa lợi ích của quốc gia mình với lợi ích của quốc gia khác và của cả khu vực.

Việt Nam cùng các nước ASEAN luôn mong muốn các nước - đặc biệt là các nước lớn, ủng hộ vai trò trung tâm, nguyên tắc đồng thuận và sự đoàn kết thống nhất của cộng đồng ASEAN.

Trở lại vấn đề Biển Đông, ASEAN và Trung Quốc đã cùng nhau vượt qua một chặng đường khá dài và cũng không ít khó khăn để ra được Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Phnôm-pênh năm 2002. Nhân kỷ niệm 10 năm ký và thực hiện DOC, các bên đã thống nhất nỗ lực tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). ASEAN và Trung Quốc cần đề cao trách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin chiến lược, trước hết là thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực hơn nữa để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Chúng tôi cho rằng, ASEAN và các nước đối tác có thể cùng nhau xây dựng một cơ chế khả thi để bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải trong khu vực. Làm được như vậy sẽ không chỉ góp phần đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và tạo điều kiện để giải quyết các tranh chấp, mà còn khẳng định những nguyên tắc cơ bản trong việc gìn giữ hòa bình, tăng cường hợp tác, phát triển của thế giới đương đại.

Đối với các vấn đề an ninh phi truyền thống và các thách thức khác – trong đó có an ninh nguồn nước trên các dòng sông chung, bằng việc xây dựng lòng tin chiến lược, tăng cường hợp tác, hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích chung, tôi tin rằng chúng ta cũng sẽ đạt được những thành công, đóng góp thiết thực vào hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực.

Thưa Quý vị và các bạn,

Trong suốt lịch sử mấy ngàn năm, Việt Nam đã chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. Việt Nam luôn khao khát hòa bình và mong muốn đóng góp vào việc củng cố hòa bình, tăng cường hữu nghị, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để có một nền hòa bình thực sự và bền vững, thì độc lập, chủ quyền của các quốc gia dù lớn hay nhỏ cần phải được tôn trọng; những khác biệt về lợi ích, văn hóa… cần được đối thoại cởi mở trên tinh thần xây dựng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

Chúng ta không quên, nhưng cần khép lại quá khứ để hướng tới tương lai. Với truyền thống hòa hiếu, Việt Nam luôn mong muốn cùng các nước xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.

Việt Nam kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam không ngừng nỗ lực làm sâu sắc thêm và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác hợp tác cùng có lợi với các quốc gia. Chúng tôi mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ một khi nguyên tắc độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi được cam kết và nghiêm túc thực hiện.

Nhân diễn đàn quan trọng này, tôi trân trọng thông báo, Việt Nam đã quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc, trước hết là trong các lĩnh vực công binh, quân y, quan sát viên quân sự.

Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác.

Những năm qua, việc duy trì tăng trưởng kinh tế khá cao đã tạo điều kiện cho Việt Nam tăng ngân sách quốc phòng ở mức hợp lý. Việc hiện đại hóa quân đội của Việt Nam chỉ nhằm tự vệ, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.

Đối với các nguy cơ và thách thức về an ninh khu vực đang hiện hữu như bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, Biển Đông… Việt Nam trước sau như một kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan đều phải kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.

Một lần nữa, Việt Nam khẳng định tuân thủ nhất quán Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; nỗ lực làm hết sức mình cùng ASEAN và Trung Quốc nghiêm túc thực hiện DOC và sớm đạt được COC. Là quốc gia ven biển, Việt Nam khẳng định và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển 1982.

Thưa Quý vị và các bạn,                     

Hòa bình, hợp tác và phát triển là lợi ích, là nguyện vọng tha thiết, là tương lai chung của các quốc gia, các dân tộc. Trên tinh thần cởi mở của Đối thoại Shangri-La, tôi kêu gọi tất cả chúng ta bằng những hành động cụ thể hãy cùng chung tay xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì một Châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, hợp tác, thịnh vượng.

Xin cảm ơn Quý vị và các bạn./.
http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung-phat-bieu-khai-mac-Doi-thoai-ShangriLa-2013/20135/169967.vgp

Giới quân nhân Cuba chuẩn bị cho giai đoạn chuyển tiếp

Phạm Nguyên Trường dịch

Giới quân nhân Cuba đang nghiên cứu một cách kĩ lưỡng kinh nghiệm giai đoạn chuyển tiếp của nước Nga, các nhân viên an ninh đã tỏ ra niềm nở hơn với những người bất đồng chính kiến. Đang diễn ra quá trình chuẩn bị cho giai đoạn chuyển tiếp, ông Guillermo Fariñas, một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng tuyên bố như thế.

Nhiều sĩ quan cao cấp Cuba sợ rằng chế độ sẽ sụp đổ và họ không muốn rơi vào tình trạng của những người ủng hộ chế độ của Moamar Gadafi ở Libia, nhà bất đồng chính kiến này nói trong cuộc phỏng vấn với tờ El Nuevo Herald và tờ The Miami Herald (xuất bản ở Mĩ) như thế.


Họ sẵn sàng thực hiện một cuộc chuyển tiếp chậm chạp, tạo điều kiện cho họ tiến hành quá trình tư nhân hóa, như những người thuộc mặt trận Sandinist ở Nacaragua đã làm năm 1990 khi họ thất bại trong cuộc bầu cử vào năm đó. Những người thuộc mặt trận Sandinist đã giành được những miếng bánh to nhất.

Guillermo Fariñas nói rằng, ông vẫn thường xuyên nói chuyện với các sĩ quan cao cấp, hàm thượng tá hay đại tá, những người từng học với ông trong các học viện quân sự. Guillermo Fariñas đã qua một khóa huấn luyện kéo dài 3 năm tại một học viện quân sự của Liên Xô và đã từng chiến đấu ở Angola. 

“Từ những cuộc nói chuyện với họ, tôi biết rằng hàng tuần các sĩ quan cao cấp vẫn tổ chức những buổi hội thảo về giai đoạn chuyển tiếp ở Nga và Bạch Nga, về thời điểm và biện pháp tiến hành những cuộc cải cách kinh tế và chính trị. Trong đó có cải giai đoạn cai trị độc đoán của Putin, gọi là ‘chủ nghĩa Putin’”, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nói như thế.

Theo lời những người cố vấn của Raúl Castro thì ông ta sẵn sàng cho từ 15 đến 25 người bất đồng chính kiến được bầu vào quốc hội Cuba, nhưng Raúl sợ rằng Fidel sẽ không bao giờ chấp nhận chuyện này.

Một số nhân viên cơ quan an ninh không muốn bị mang tiếng trong những vụ đàn áp những người bất đồng chính kiến vì sợ rằng khi chế độ sụp đổ họ sẽ gặp rắc rối.

Trong những năm đầu 1990, các nhân viên an ninh từng khoác lác rằng chế độ cộng sản ở Cuba sẽ không bao giờ thay đổi. Bây giờ họ đã có quan niệm khác và tuyên bố rằng chỉ thực hiện mệnh lệnh của ban lãnh đạo tối cao của đất nước mà thôi.

Guillermo Fariñas nói với các nhà báo rằng ngày 4 tháng 1 năm nay, tức là trước khi Miguel Díaz-Canel được bổ nhiệm làm phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng quốc gia, ông đã gặp Díaz-Canel ở Santa Clara, quê hương của ông ta.

“Tôi đi ngang qua nhà bố mẹ Miguel Díaz-Canel và nhìn thấy chiếc ô tô hiệu Geely đứng cạnh đó, đây là loại ô tô do Trung Quốc sản xuất, chỉ dành cho các quan chức cao cấp. Miguel Díaz-Canel bắt tay tôi và hỏi thăm sức khỏe. Chúng tôi nói chuyện khoảng 15 phút. Ông ta hỏi tôi có đồng ý gặp đại diện của chính phủ Cuba không. Tôi trả lời đồng ý.” Guillermo Fariñas nói như thế.

Miguel Díaz-Canel hứa sẽ báo cáo với cấp trên ở Habana về cuộc nói chuyện với Guillermo.

Nhà bất đồng chính kiến tuyên bố rằng ông chống lại việc rỡ bỏ cấm vận vô điều kiện của Mĩ đối với Cuba và nói thêm rằng mặc dù ông tôn trọng nhà thờ Thiên chúa giáo, nhưng thất vọng trước cách hành xử của Hồng y Jaime Ortega.

Vì vậy, nếu chính phủ Cuba đồng ý đàm phán với phe đối lập, Guillermo Fariñas sẽ phản đối, không để Hồng y tham gia vào những cuộc đàm phán đó.

Guillermo Fariñas vừa là nhà báo vừa là nhà tâm lí học và nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Cuba. Từ năm 1995 đến nay ông đã tiến hành 23 lần tuyệt thực. Lần gần đây nhất có thể coi là kéo dài nhất và nặng nề nhất. Lần đó, Guillermo Fariñas đã nhịn ăn 135 ngày, với hi vọng rằng sẽ thuyết phục được chính phủ Cuba trả tự do cho những chính trị phạm bị suy sụp về sức khỏe.Cuộc tuyệt thực chấm dứt sau khi chủ tịch Cuba, Raul Castro, hạ lệnh thả 52 chính trị phạm nổi tiếng nhất.

Vì những thành tích trong hoạt động bảo vệ nhân quyền của mình, tháng 12 năm ngoái Liên minh châu Âu đã trao cho Guillermo Fariñas huân chương Andrey Sakharov, nhưng chính quyền Cuba không cho ông đi nhận giải thưởng này. 

Hiện nay Guillermo Fariñas đang có chuyến đi vòng quanh thế giới, ông sẽ đến Mĩ, Puerto-Rico, Bỉ và sẽ trở về Habana vào tháng 6.

Ở Bỉ, ông sẽ được trao huân chương Sakharov cùng khoản tiền thưởng của quốc hội châu Âu, trị giá 60.000 dollar.



Dịch theo bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/world/20130530/209497248.html

DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (34)

Đợt 34: 
  1. Lê Văn Đàn, Nghệ An
  2. Lê Văn Dũng, Nghệ An
  3. Hoàng Xuân Định, Nghệ An
  4. Lê Văn Cự, Nghệ An
  5. Hoàng Trường, Nghệ An
  6. Hoàng Trình, Nghệ An
  7. Hoàng Hương, Nghệ An
  8. Hoàng Thuận, Nghệ An
  9. Trần Thế, Nghệ An
  10. Trần Huệ, Nghệ An
  11. Hoàng Văn Tịnh, Nghệ An
  12. Hoàng Lý, Nghệ An
  13. Hoàng Xuân Kính, Nghệ An
  14. Hoàng Loan, Nghệ An
  15. Hoàng Văn Dương, Nghệ An
  16. Hoàng Dung, Nghệ An
  17. Trần Lĩnh, Nghệ An
  18. Hoàng Công, Nghệ An
  19. Hoàng Thơm, Nghệ An
  20. Lê Đình, Nghệ An
  21. Hoàng Văn Sâm, Nghệ An
  22. Hoàng Thuận, Nghệ An
  23. Hoàng Lương, Nghệ An
  24. Hoàng Bình, Nghệ An
  25. Nguyễn Thanh, Nghệ An
  26. Hoàng Thuyết, Nghệ An
  27. Hoàng Thiên, Nghệ An
  28. Hoàng Danh, Nghệ An
  29. Lê Thiệu, Nghệ An
  30. Nguyễn Thị Nhuần, Nghệ An
  31. Nguyễn Quang, Nghệ An
  32. Hoàng Thị Chi, Nghệ An
  33. Lê Thị Ngọc, Nghệ An
  34. Hoàng Thị Bình, Nghệ An
  35. Trần Thị Hoa, Nghệ An
  36. Hồ Thị Năng, Nghệ An
  37. Hoàng Thị Thường, Nghệ An
  38. Hoàng Thị Phương, Nghệ An
  39. Hồ Thị Mai, Nghệ An
  40. Trần Thị Chính, Nghệ An
  41. Trần Thị Ngọc, Nghệ An
  42. Hoàng Văn Lý, Nghệ An
  43. Hồ Văn Hồng, Nghệ An
  44. Hoàng Văn Tiêu, Nghệ An
  45. Hoàng Văn Hóa, Nghệ An
  46. Hoàng Thông, Nghệ An
  47. Hoàng Đính, Nghệ An
  48. Hoàng Tín, Nghệ An
  49. Hoàng Trung, Nghệ An
  50. Hoàng Ty, Nghệ An
  51. Hoàng Hường, Nghệ An
  52. Hồ Nhàn, Nghệ An
  53. Hoàng Sang, Nghệ An
  54. Lê Bảo, Nghệ An
  55. Lê Thái, Nghệ An
  56. Hoàng Cửu, Nghệ An
  57. Nguyễn Niên, Nghệ An
  58. Hoàng Thiết, Nghệ An
  59. Hồ Chuyên, Nghệ An
  60. Hồ Kỳ, Nghệ An
  61. Hoàng Công, Nghệ An
  62. Hoàng Linh, Nghệ An
  63. Lê Dục, Nghệ An
  64. Nguyễn Công Sang, Nghệ An
  65. Lê Long, Nghệ An
  66. Dương Văn Hướng, Nghệ An
  67. Lê Lý, Nghệ An
  68. Hoàng Nghiêm, Nghệ An
  69. Lê Mười, Nghệ An
  70. Lê Ngôn, Nghệ An
  71. Hồ Toàn, Nghệ An
  72. Nguyễn Tuấn, Nghệ An
  73. Hoàng Tráng, Nghệ An
  74. Hồ Thịnh, Nghệ An
  75. Hoàng Sang, Nghệ An
  76. Hoàng Sinh, Nghệ An
  77. Hồ Thị Hải, Nghệ An
  78. Hoàng Văn Quảng, Nghệ An
  79. Hoàng Danh, Nghệ An
  80. Hoàng Nguyên, Nghệ An
  81. Hoàng Hướng, Nghệ An
  82. Hoàng Phong, Nghệ An
  83. Hoàng Lợi, Nghệ An
  84. Lê Vang, Nghệ An
  85. Lê Huyên, Nghệ An
  86. Lê Hiên, Nghệ An
  87. Trần Văn Y, Nghệ An
  88. Hoàng Xây, Nghệ An
  89. Hoàng Tình, Nghệ An
  90. Hoàng Thiết, Nghệ An
  91. Hoàng Thịnh, Nghệ An
  92. Trần Đông, Nghệ An
  93. Hoàng Quý, Nghệ An
  94. Hoàng Trinh, Nghệ An
  95. Hoàng Lâm, Nghệ An
  96. Hoàng Văn, Nghệ An
  97. Hoàng Nhân, Nghệ An
  98. Lê Quỳnh, Nghệ An
  99. Hoàng Phượng, Nghệ An
  100. Lê Trịnh, Nghệ An
  101. Hoàng Thảo, Nghệ An
  102. Lê Hiển, Nghệ An
  103. Lê Viện, Nghệ An
  104. Trần Thu, Nghệ An
  105. Hoàng Thông, Nghệ An
  106. Hoàng Tin, Nghệ An
  107. Hoàng Xuân Mến, Nghệ An
  108. Hoàng Kính, Nghệ An
  109. Hoàng Thuyên, Nghệ An
  110. Hoàng Sáng, Nghệ An
  111. Hoàng Trọng, Nghệ An
  112. Trần Thanh, Nghệ An
  113. Lê Linh, Nghệ An
  114. Lê Cát, Nghệ An
  115. Hoàng Thơm, Nghệ An
  116. Lê Tiệp, Nghệ An
  117. Lê Đình, Nghệ An
  118. Trần Văn Lập, Nghệ An
  119. Lê Thị Liên, Nghệ An
  120. Lê Văn Châu, Nghệ An
  121. Trần Thành, Nghệ An
  122. Hồ Thị Niên, Nghệ An
  123. Trần Văn, Nghệ An
  124. Trần Văn Minh, Nghệ An
  125. Hồ Thị Yên, Nghệ An
  126. Hồ Vịnh, Nghệ An
  127. Hoàng Thị Xuân, Nghệ An
  128. Hồ Hòa, Nghệ An
  129. Hoàng Thị Thắm, Nghệ An
  130. Trần Văn Chức, Nghệ An
  131. Hồ Thi, Nghệ An
  132. Trần Thị Đoàn, Nghệ An
  133. Hoàng Phượng, Nghệ An
  134. Trần Liên, Nghệ An
  135. Nguyễn Quế, Nghệ An
  136. Hoàng Thiên, Nghệ An
  137. Nguyễn Tri, Nghệ An
  138. Nguyễn Linh, Nghệ An
  139. Hoàng Khoa, Nghệ An
  140. Hoàng Thị Khoa, Nghệ An
  141. Trần Phúc, Nghệ An
  142. Nguyễn Trang, Nghệ An
  143. Hoàng Thị Giáo, Nghệ An
  144. Trần Chức, Nghệ An
  145. Nguyễn Thị Vinh, Nghệ An
  146. Hoàng Thọ, Nghệ An
  147. Hoàng Thị Lương, Nghệ An
  148. Hoàng Thị Hiền, Nghệ An
  149. Nguyễn Châu, Nghệ An
  150. Nguyễn Quế, Nghệ An
  151. Trần Văn Sáng, Nghệ An
  152. Hoàng Phúc, Nghệ An
  153. Hoàng Hòa, Nghệ An
  154. Hoàng Phượng, Nghệ An
  155. Hoàng Thanh Bình, Nghệ An
  156. Trần Tổng, Nghệ An
  157. Hoàng Thắng, Nghệ An
  158. Hoàng Thị Trinh, Nghệ An
  159. Hoàng Tâm, Nghệ An
  160. Hoàng Thị Cảnh, Nghệ An
  161. Trần Yên, Nghệ An
  162. Trần Đoàn, Nghệ An
  163. Hoàng Thị Hoan, Nghệ An
  164. Hoàng Châu, Nghệ An
  165. Hồ Lương, Nghệ An
  166. Trần Thị Vinh, Nghệ An
  167. Hoàng Nghĩa, Nghệ An
  168. Trần Thị Lợi, Nghệ An
  169. Phan Thị Lợi, Nghệ An
  170. Phan Thị Liệu, Nghệ An
  171. Hoàng Thị Tràng, Nghệ An
  172. Nguyễn Hữu Văn, Nghệ An
  173. Hoàng Lương, Nghệ An
  174. Phạm Quốc Cường, công nhân, Hải Phòng
  175. Nham Thieu Bao, Hà Nội
  176. Don Nguyen, Pharmacist, Hoa Kỳ
  177. Vũ Trọng Tài, nông dân, Vĩnh Phúc
  178. Nguyễn Tiên Trung, sinh viên, Cộng hòa Czech
  179. Bùi Ngọc Anh, lao động tự do, Thái Nguyên
  180. Cao Văn Tân, cử nhân xây dựng, Phú Yên
  181. Đỗ Ngọc Việt Dũng, Hà Nội
  182. Nguyen Kim Toan, Quy Nhơn
  183. Nguyễn Văn Hòa, kinh doanh, Hà Nội
  184. Đào Quang Thực, cựu chiến binh, nhà giáo, Hòa Bình
  185. Bùi Việt Linh, Hà Nội
  186. Trần Thanh Tùng, kỹ sư, Hải Phòng
  187. Võ Kim Chương, cameraman, Bình Phước
  188. Nguyễn Mạnh Tiến, quản lý, Hà Nội
  189. Nguyễn Văn Hùng, quản lý doanh nghiệp, Hà Nội
  190. Hoàng Tùng Lâm, Hà Nội
  191. Nguyễn Huy Canh, giáo viên, Hải Phòng
  192. Phạm Nam Hải, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, Hà Nội
  193. Trịnh Cao Minh Châu, kỹ sư, Hà Nội
  194. Nguyễn Huyền Thoại, Thái Bình
  195. Nguyễn Văn Phúc, kỹ sư, Bắc Giang
  196. Nguyễn Đình Trung, Hà Nội
  197. Trần Phát Triển, nhân viên phân tích dữ liệu, TP HCM
  198. Pham Phi Dung, lái xe, Đà Lạt
  199. Lê Thị Thu Hồng, nghề nghiệp tự do, Hà Nội
  200. Jabin Nguyễn, Vũng Tàu
  201. Lê Văn Ngọ, kỹ sư cao cấp đã nghỉ hưu, Hà Nội
  202. Nguyễn Quang Chử, cán bộ hưu trí, Hải Dương
  203. Nguyễn Xuân Hưởng, công nhân, Hoa Kỳ
  204. Nguyễn Mạnh Thắng, bộ đội phục viên, Phú Thọ
  205. Nguyễn Phương Nam, Đắk Lắk
  206. Mai Duy Quỳnh, kỹ sư, Hà Nội
  207. Đoàn Xuân Nhân, giáo viên về hưu, Nam Định
  208. Francis Phu, Dr, Hoa Kỳ
  209. Vũ Văn Thịnh, bác sĩ (đã nghỉ hưu), Thái Nguyên
  210. Nguyễn Ngọc Vân, Hoa Kỳ
  211. Nguyễn Thị Hương, Hoa Kỳ
  212. Nguyễn Ngọc Diễm, Hoa Kỳ
  213. Nguyễn Thị Ngọc, Hoa Kỳ
  214. Nguyễn Hồi Thủ, nhà thơ, Australia
  215. Nguyễn Hồng Nhật, kỹ sư, Hà Nội
  216. Nghiêm Minh Quang, Nhật Bản
  217. Nguyễn Anh Ngọc, kế toán, Hải Dương
  218. Lâm Vi Tuấn, kinh doanh tự do, Nghệ An
  219. Hồ Mộng Toàn, giáo viên, TP HCM
  220. Bùi Thái Cường, kỹ sư, TP HCM
  221. Đỗ HữuTâm, Tiến Sĩ, Hoa Kỳ
  222. Vũ Ngọc Tuyến, sĩ quan quân đội nghỉ hưu, Hà Nội
  223. Vũ Xuân Khánh, kinh doanh, TP HCM
  224. Nguyen Kim Thoa, hưu trí, Pháp
  225. Hoang Song Nghiem, nhà giáo, Pháp
  226. Tôn Thất Lê Duẫn, kỹ sư, Pháp
  227. Tôn Thất Tuấn, professeur, Pháp

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Thấm nhuần bài học lịch sử mới bảo vệ được chủ quyền

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ năm, ngày 30 tháng năm năm 2013

Đại biểu Dương Trung Quốc.
"Chúng ta núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển với nước Trung Hoa đang trỗi dậy. Chỉ có thấm nhuần những bài học lịch sử mới bảo vệ vững chắc được chủ quyền", ông Dương Trung Quốc phát biểu.

Đăng đàn Quốc hội sáng 30/5, nhà sử học Dương Trung Quốc đã có bài phát biểu sâu sắc về chủ đề ngoại giao, quốc phòng. "Chúng ta núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển với nước Trung Hoa đang trỗi dậy, nhưng luôn gợi lại những bài học quá khứ mà ông cha ta đã phải đương đầu. Nói cách khác đó là căn bệnh thời khí không thể không tính đến nếu muốn thân thể quốc gia cường tráng, đủ sức chịu đựng những thách thức của thời đại mà chúng ta đã hội nhập ngày càng sâu sắc. Sự ví von này không ngoài mục đích nhắc nhở rằng sức khỏe của một quốc gia không thể chỉ quan tâm ngắn hạn và một khi không triệt để chữa trị sớm đều dễ dẫn đến bùng phát vào thời điểm ta không lường trước được, đe dọa sự an nguy của quốc gia", ông Quốc phát biểu.

Theo đại biểu Quốc, lâu nay sinh hoạt Quốc hội ít đề cập tới vấn đề ngoại giao, quốc phòng. Nó ít xuất hiện trên chương trình nghị sự chung của Quốc hội và cũng thường được trình bày rất thoáng qua trong báo cáo Chính phủ. Đấy là 2 vấn đề rất hệ trọng, nhạy cảm, đòi hỏi phải có phương thức tiếp cận đặc thù. Nhưng nó lại là vấn đề an nguy đến quốc gia và toàn thể quốc dân. Do vậy, những đại biểu Quốc hội không thể bỏ qua và phó mặc, mặc dù vẫn nuôi lòng tin tưởng ở những nhà lãnh đạo sáng suốt. Nhưng chắc chắn niềm tin tưởng ấy có những lý do để không còn như trước.

Đại biểu Quốc cho rằng, một nền quốc phòng toàn dân không thể chỉ dựa vào ý chí của nhà nước nếu nó không đào tạo sự chia sẻ, đồng thuận cao trong toàn thể nhân dân. Đó là bài học của lịch sử nếu ta nhớ đến Hội nghị Diên hồng thời Trần, đến Hội thề Lũng Nhai gắn với thời Lê, đến những câu chuyện đã thành kinh điển trong ứng xử với dân và với nhau của các nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhằm xây dựng sự đoàn kết, sức mạnh vua tôi đồng lòng, tướng sĩ đồng tâm. Hay thực hiện nguyên lý của thời hiện đại là phải ý Đảng lòng dân làm cho người dân có được tín tâm đối với người lãnh đạo đất nước.

"Tổng kết lịch sử mà cụ Hồ đã nói khi nước nhà chưa độc lập không được phép lãng quên, lịch sử dạy ta điều này "Đoàn kết chúng ta giữ được nước, mất đoàn kết thì chúng ta mất nước". Cần coi đó là một thước đo cho sự an nguy của xã hội, của xã tắc. Báo cáo của Chính phủ dường như ít quan tâm đến vấn đề này. Chính phủ đã làm gì để góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Đó có thể sẽ là cơ hội tôi chất vấn Thủ tướng nếu có cơ hội trong thời gian sắp tới và đặc biệt là sự đoàn kết nhất trí trong đầu não quốc gia", ông Quốc nói.



Chốt lại phần phát biểu tại nghị trường sáng 30/5, ông Quốc trầm giọng: "Tôi muốn chuyển lời kiến nghị của những người làm công tác sử học tới Chính phủ là sang năm, vừa đúng 40 năm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, và 35 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979, Chính phủ nên chỉ đạo cuộc sinh hoạt chính trị thế nào để ghi nhận từ lịch sử dân tộc một bài học sâu sắc về chiến tranh, cũng là bài học về hòa bình. Chỉ có thấm nhuần những bài học lịch sử mới bảo vệ vững chắc được chủ quyền và giữ gìn được hòa hiếu lâu bền với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới".

Thành Nam

(Infonet)
http://www.tintuchangngayonline.com/2013/05/tham-nhuan-bai-hoc-lich-su-moi-bao-ve.html

Một con đường cải tổ

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ năm, ngày 30 tháng năm năm 2013

images
Lời dẫn

Ba tháng qua tôi đã có thời gian để suy xét lại về những điều tôi đã cho là đúng và cả những điều tôi đã cho là sai trước đó. Cũng trong ba tháng qua tôi có điều kiện quan sát gần hơn, tiếp cận gần hơn, có điều kiện để biết nhiều hơn, hiểu rõ hơn về các xu hướng vận động của nền kinh tế – chính trị nước nhà. Đó là khoảng thời gian quý báu với riêng tôi. Có thể coi đề xuất, chương trình, ý kiến… gọi là gì cũng được mang tên “MỘT CON ĐƯỜNG CẢI TỔ” ở dưới là kết quả của 3 tháng vừa rồi. Bài viết này xuất phát từ ý thức dân tộc, ý thức về trách nhiệm của một cá nhân, một công dân với vận mệnh dân tộc.

Tôi đã cố gắng giữ cho mình nguyên tắc, đứng ngoài mọi phe nhóm, mọi tổ chức chính trị, trong hay ngoài nước, trong hay ngoài Đảng Cộng sản để giữ cho mình một sự độc lập nhất định về tư tưởng. Hay nói cách khác, tôi chọn cho mình một con đường tri thức độc lập. Đó là tôn chỉ tôi đã theo và sẽ theo. Bài viết này, vì thế tôi mong mọi người được đọc với một tinh thần khách quan như vậy.

Về riêng bản thân tôi, tôi đã hoạch định cho mình một kế hoạch cá nhân và đã bắt đầu thực hiện kế hoạch này. Tôi đang theo học tiếng Đức với hy vọng có thể theo học và nghiên cứu triết học một cách bài bản tại Đức. Triết học là đam mê của cá nhân tôi, mặt khác, cá nhân tôi cho rằng, không một quốc gia nào có thể phát triển bền vững nếu không có nền Triết học, Toán học vững chắc. Tôi hy vọng rằng, mình có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc phục dựng lại, đặt lại những nền móng Triết học cho nước nhà, công việc mà theo tôi biết, đã có nhiều con người đáng kính đã làm và đang làm.

Trong quá khứ không xa, miền Nam Việt Nam trước năm 1975, đã có một thế hệ những người nghiên cứu và làm Triết học một cách bài bản, tạo ra một trào lưu mà bất cứ ai đọc lại những tác phẩm của họ tôi vẫn thấy một niềm kỳ vọng, một sự khích lệ lớn lao, đó là những tên tuổi như: Lê Tôn Nghiêm, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung… và miền Bắc là Trần Đức Thảo, Trường Chinh, Hồ Chí Minh… Thời qian qua, tôi cũng có tìm đọc lại các tác phẩm của Trường Chính, nếu bỏ qua các định kiến ý thức hệ, thì ta có thể tìm thấy ở Trường Chinh, Hồ Chí Minh nhiều nhân tố triết học thực hành có giá trị. Tôi cũng có điều kiện tiếp cận với ý tưởng triết học rất thú vị của Lê Quý Đôn. Riêng Lê Quý Đôn tôi nghĩ mình cần thêm nhiều thời gian để nghiên cứu ông và có thể từ ông sẽ khơi gợi, phục dựng được nhiều giá trị văn hóa, triết lý mang bản sắc Việt.

Người ta vẫn thường hô hào “Giữ gìn bản sắc dân tộc”, lĩnh hội “Tinh hoa văn hóa nhân loại”… nhưng tôi chưa thấy họ thực sự đã làm gì để đạt được những mục tiêu này. Cá nhân tôi cho rằng, việc học tập những phương pháp nghiên cứu, tinh thần dân chủ, khoa học phương tây, đặc biệt với giới trẻ là điều kiện tiên quyết. Chúng ta không thể cứ ngồi một chỗ, giữ khư khư những thứ mà ta cho là hay, là tốt mà lại không biết nó thực sự có vị trí như thế nào trong thế giới tư tưởng nhân loại. Tôi thấy rằng, mỗi khi chúng ta quên mình đi nhiều nhất, mở rộng lòng mình ra nhiều nhất, gỡ bỏ những định kiến, những thói quen xưa cũ nhiều nhất, là mỗi khi mình nhìn thấy mình rõ nhất, ta mình tự nâng mình lên nhiều nhất.

Tôi cũng sáng lập ra một nhóm gọi là Nhóm Thứ-Ba. Đây không phải là một nhóm chính trị. Mọi người có thể thấy rõ điều đó khi đọc nguyên tắc nhóm. Mục tiêu của tôi khi lập ra nhóm này là muốn khơi gợi tinh thần trung thực, ý chí tự cường, tinh thần dám phiêu lưu khám phá những chân trời mới, dù là trong cuộc sống hay trên con đường truy tầm chân lý. Tôi cho rằng, đó sẽ là những tinh thần mà người Việt chúng ta cần trên con đường chấn hưng đất nước.

Những giá trị này tôi đã tìm thấy khi tiếp cận triết học F.Nietzsche. Tôi đã từng đặt những câu hỏi, tại sao phương Tây phát triển như ngày nay, tại sao họ có được nền khoa học, tinh thần dân chủ, khoa học như ngày nay? Tại sao phương Đông lại đứng lại lâu thế? Những động lực nào thúc đẩy xã hội con người tiến lên? Tôi nghĩ rằng, mình có thể tìm được những câu trả lời căn bản khi đọc F.Nietzsche.

Thời gian qua, được tiếp cận nhiều hơn với những con người dân chủ, tiến bộ (quan facebook, blog…), tôi cũng có dịp tiếp cận nhiều hơn với các luồng thông tin, tri thức mới, nhận thấy rõ hơn những con người tri thức cao quý, tiến bộ… những con người này mang lại cho tôi kỳ vọng lớn lao nếu có thể tập hợp lại được dưới ngọn cờ dân tộc thống nhất.

Do công việc học tập và nghiên cứu của mình, tôi cũng hy vọng mọi người có thể ưu ái cho tôi một thời gian yên tĩnh cần thiết không phỏng vấn, không mời gọi ra nhập nhóm này, nhóm kia. Tôi xin nhắc lại tôi chọn con đường tri thức độc lập.

Trân trọng

Nguyễn Đắc Kiên


                                             MỘT CON ĐƯỜNG CẢI TỔ
Chương 1

Tình thế hiện nay
1. Nhận diện nhóm cấp tiến

Hội nghị Trung ương 6 và 7 của Đảng cho thấy phe bảo thủ, muốn kiên trì định hướng XHCN theo học thuyết Marx-Lenin đang ở thế yếu.

Cuộc vận động tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong quần chúng cho thấy, một bộ phận không nhỏ người dân đã ý thức mạnh mẽ về quyền lực chính trị của mình. Họ sẵn sàng là lực lượng đi đầu thúc đẩy tiến trình dân chủ, tự do cho đất nước.

Nhưng sẽ là quá lạc quan nếu ai đó, đưa ra một dự đoán nhất quyết về một cuộc cải tổ trong tương lai ngắn hạn ở VN.

Tình thế hiện nay, trong nội bộ ĐCS, nhóm lợi ích đang tỏ ra chiếm ưu thế hơn nhóm bảo thủ. Nhưng cả hai nhóm này đều sẽ là trở lực cho tiến trình dân chủ. Nhóm lợi ích đôi khi tỏ ra cấp tiến, tuy nhiên những người theo dõi chính trường VN đã quá quen với những thủ đoạn, những trò lật lọng của nhóm này. Sẽ chẳng ai ngạc nhiên nếu khi nhóm này đã đạt được mục đích thâu tóm quyền lực sẽ quay mũi giáo, chống lại nhân dân, đàn áp lực lượng dân chủ.

Lực lượng bảo thủ trong đảng, nhóm lợi ích cùng với thế lực bành trướng Bắc Kinh rõ ràng sẽ là những trở lực lớn nhất cho dân chủ, cũng là hiểm hoạ lớn nhất đẩy VN vào đêm dài lạc hậu, suy thoái, thậm chí hỗn loạn.

Sự đối đầu giữa phe bảo thủ và phe nhóm lợi ích, đặc biệt trong hai Hội nghị Trung ương vừa qua làm người ta nhầm tưởng rằng trong chóp bu ĐCS hiện chỉ có hai lực lượng này. Tuy nhiên, ngày càng có những chỉ dấu rõ ràng cho thấy, trong thượng tầng nội bộ đảng còn có nhóm thứ ba – nhóm cấp tiến. Việc Hội nghị Trung ương 6 không kỷ luật “đồng chí X”, Hội nghị Trung ương 7 không bầu hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, hai ứng cử viên do Bộ Chính Trị giới thiệu có thể coi là một chỉ dấu cho thấy sự tiến bộ về ý thức dân chủ của các uỷ viên trung ương. Việc hai ông Thanh và Huệ không trúng ghế ủy viên BCT chưa chắc đã là do nhóm lợi ích mạnh. Nhóm lũng đoạn có thể chỉ làm một động tác phá quấy là đưa thật nhiều ứng viên ra tranh cử, sau đó các Ủy viên Trung ương, với ý thức đã tiến bộ về quyền lực của mình làm nốt phần việc còn lại là loại ông Thanh và ông Huệ. Việc các Ủy viên TƯ không bỏ phiếu cho hai ông này, cũng không thể quy kết ngay cho họ là ủng hộ nhóm lợi ích. Họ chọn ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân có thể đơn giản chỉ là do họ thấy những vị này thích đáng hơn.

Những đảng viên cấp tiến, có thể ngay ở trong Bộ Chính Trị, ngay trong các vị Ủy viên TƯ có thể tạo ra những diễn tiến bất ngờ khi họ bỏ tấm mạng che bước ra ánh sáng chính trường.
2. Phe dân chủ ngoài Đảng thiếu một lực lượng vật chất

Việc nhận diện ra lực lượng thứ ba, lực lượng tiến bộ trong nội bộ nhóm lãnh đạo của ĐCS hiện nay là rất quan trọng. Nếu có thể vận động được lực lượng này gắn kết lại với nhau, cùng với lực lượng tiến bộ ngoài đảng tiến hành cải tổ đất nước thì đây có lẽ sẽ là phương án ít mạo hiểm có thể thu được các bước tiến vững chắc nhất.

Không khó để nhận thấy lực lượng dân chủ ngoài đảng cả trong và ngoài nước hiện nay phân tán. Nếu có thể quy tụ lại cũng dễ tan vỡ. Lực lượng trong nước thì gặp cản trở từ phía chính quyền, định kiến xã hội. Lực lượng ngoài nước có môi trường thuận lợi hơn nhưng lại dễ bị chia rẽ, thậm chí xung đột.

Sự phân tán này sẽ hiển hiện khi ta đặt câu hỏi: Lực lượng vật chất nào? Khối quần chúng nào có đủ sức mạnh đối kháng thách thức quyền lãnh đạo ĐCS hiện nay?

Tìm kiếm sự hỗ trợ vật chất từ các nước phương Tây cũng là một sự lựa chọn mạo hiểm và khó khả thi trong các mối quan hệ quốc tế hiện nay. Hơn nữa, một mang một lực lượng đối kháng đủ mạnh để đương đầu với chính quyền hiện hành luôn mang theo nguy cơ bạo loạn, tốn xương máu mà chính quyền mới được dựng lên nếu có thể cũng không có gì đảm bảo là sẽ ít độc tài hơn chính quyền cộng sản hiện nay.

Vận động để nhóm cấp tiến trong nội bộ ĐCS lên nằm quyền và tiến hành cải tổ có thể là lựa chọn sáng suốt nhất trong tình hình hiện nay. Nhận định này nhiều khả năng sẽ ngay lập tức bị phản đối với những người có nhiều ân oán với cộng sản cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nếu điềm tĩnh lại để suy nghĩ thì họ sẽ thấy lựa chọn này thật sự không tồi. Và bản thân những định kiến của họ cũng không phải là không thể vượt qua. Rào cản lớn nhất, lâu dài nhất, ám ảnh dai dẳng nhất có lẽ là rào cản ý thức hệ. Rào cản do cả hai phe Quốc gia và Cộng sản đã cố công dựng lên đến giờ vẫn như bóng đen bao trùm, cản trở mọi nỗ lực cải tổ, hoà hợp.
3. Ngọn cờ dân tộc thống nhất

Có thể còn một số ít người trong phe bảo thủ vẫn thực lòng muốn bảo vệ học thuyết cũ. Với phe nhóm lợi ích học thuyết cũ cũng có giá trị khi nó còn giúp họ núp bóng, trục lợi, vì thế họ cũng có lí do để lớn tiếng bảo vệ ĐCS khi cần phải chống lại nhóm cấp tiến.

Nhóm cấp tiến, cách gọi có thể khiến nhiều người cảm thấy băn khoăn trong thời điểm hiện nay khi hình thù của nó vẫn mờ mịt, những đại diện của nó vẫn lặng câm trong bóng tối. Điều này cũng dễ hiểu. Ngoài uy thế lấn lướt của nhóm bảo thủ và nhóm lợi ích, những người cấp tiến trong ĐCS hiện nay, tự bản thân họ cũng phải vượt qua rào cản ý thức hệ. Cũng như những người Quốc gia không dễ gì xoá bỏ định kiến ý thức hệ Cộng sản, những người cấp tiến trong đảng hiện nay cũng không dễ gì tuyên bố thẳng thừng việc rời bỏ con đường Marx – Lenin, dù họ có biết chắc chắn con đường đó chỉ dẫn dân tộc đến lạc hậu, tăm tối, bại vong. Cũng như những người chống cộng cực đoan, họ cần sự trợ giúp.

Đây có thể chính là thời điểm để khối quần chúng tiến bộ trong và ngoài đảng thể hiện vai trò vận động của mình. Đây có thể là thời điểm thích hợp nhất để ngọn cờ dân tộc thống nhất một lần nữa lại cần phất lên. Lực lượng tiến bộ trong hay ngoài đảng, quần chúng hay lãnh đạo, đương chức hay đã nghỉ hưu, trong hay ngoài nước… cần đứng lại với nhau, cùng một chiến tuyến, không phân biệt người Quốc gia, người Cộng sản, bỏ hết mọi định kiến ý thức hệ, chỉ hướng đến một ngọn cờ duy nhất, ngọn cờ dân tộc thống nhất, vì một nước Việt Nam thống nhất phát triển.

Sự vững vàng về mặt an ninh quốc gia hiện nay cần được xem như một lợi thế để tiến hành cải tổ. Tình hình có thể sẽ xấu đi khi nhóm lợi ích ra tay hành động, gây hỗn loạn để thừa nước đục thả câu, sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu có thêm bàn tay can thiệp của nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.
Chương 2
Cải cách kinh tế
1. Loại bỏ sự thao túng của nhóm lợi ích

Tình trạng nền kinh tế VN hiện nay khá giống với Đài Loan những năm 1940-1950 (khi đó Đài Loan là một tỉnh của Trung Hoa Dân Quốc). Nền kinh tế Đài Loan khi đó nằm trong tay nhóm lợi ích của Khổng Tường Hy và Tống Tử Văn. Cũng giống như Việt Nam hiện nay, nhóm lợi ích của Khổng, Tống lộng quyền, tham ô, hết thao túng các công ty quốc doanh, tài nguyên quốc gia vơ vét vào túi riêng đến nắm các ngân hàng, “chuyển trọng tâm tư bản nhà nước sang kinh doanh tiền tệ vàng bạc và đầu cơ”. Nhóm Khổng, Tống khi đó cũng áp dụng các chính sách vơ tận, vét sạch, phát hành trái phiếu, “vay nợ nước ngoài một số tiền lớn để ăn chiết khấu và trưng thu đủ các loại thuế, cưỡng bức vơ vét tài sản của dân”. Nền kinh tế Đài Loan khi đó cũng bị khủng hoảng trầm trọng. Chỉ sau khi Khổng Tường Hy và phe nhóm của ông ta tháo chạy sang Mỹ, Trần Thành và Tưởng Kinh Quốc lên nắm quyền mới tiến hành những cải cách căn bản, đặt nền móng cho một Đài Loan cất cánh sau này (Tham khảo: Phùng Gia Thụ – Đài Loan tiến trình hóa rồng).

Cải cách của Trần Thành, Tưởng Kinh Quốc khi đó đặt trọng tâm vào hai chính sách lớn: Thứ nhất cải cách ruộng đất; thứ hai nâng đỡ khối dân doanh.

Ruộng đất ở Đài Loan trước cải cách đa phần nằm trong tay địa chủ, chính quyền Đài Loan đã đặt ra cơ chế hạn điền, buộc những điạ chủ chiếm nhiều đất hơn hạn mức phải bán lại cho những nông dân không có ruộng. Tiền bán ruộng do người mua trả dần, chính phủ cũng đứng ra hỗ trợ thu mua hỗ trợ nhưng không trả bằng tiền mặt mà bằng cổ phiếu trong các doanh nghiệp quốc doanh. Cũng nằm trong chiến lược nâng đỡ khối dân doanh ở Đài Loan khi đó, song song với cải cách ruộng đất Đảng Quốc dân tiến hành “chuyển công doanh sang tư doanh”, đem bán cổ phiếu của 4 ngành xi măng giấy, mỏ và nông lâm để trả thay tiền trưng mua ruộng đất. Kết quả biến một số điạ chủ trước cải cách thành các nhà công nghiệp lớn, mà nổi tiếng nhất là “tứ đại hào chủ”: Cố Chấn Phố, Lâm Do Long, Lâm Bá Thọ, Trần Khởi Thanh.

Sau năm 1950 nguyên tắc chỉ đạo của chính quyền Đài Loan là “hết sức thu hẹp phạm vi quốc doanh trong công nghiệp dân sinh”, “phân rõ phương hướng kinh doanh khác nhau giữa nhà nước và nhân dân”. Theo đó doanh nghiệp nhà nước chủ yếu kinh doanh ngành năng lượng, giao thông, công nghiệp quốc phòng, công nghiệp chế tạo quy mô lớn, tiền tệ… Có quan hệ nhiều đến vận mệnh nền kinh tế và đầu tư lớn, những ngành tư nhân không tiện kinh doanh. Còn những mặt hàng dân dụng, trực tiếp quan hệ đến đời sống như: dệt, giấy, xi măng, đồ sinh hoạt hàng ngày… Giao hết cho tư bản tư nhân kinh doanh.

Kết quả, đến năm 1985, tỷ trọng giá trị sản lượng các doanh nghiệp dân doanh đạt 86% giá trị tổng sản lượng ngành công thương nghiệp, quốc doanh chỉ chiếm 14%. Hoàng Gia Thụ trong cuốn Đài Loan tiến trình hóa rồng đánh giá: “Sự phồn vinh của tư bản tư doanh đã cung cấp sức sống mạnh mẽ cho việc chấn hưng kinh tế Đài Loan”.

Tuy nhiên, việc thu hẹp quốc doanh và nâng đỡ dân doanh sẽ không thể nào đạt kết quả nếu song song với quá trình đó không có một chiến dịch “bàn tay sạch” của Đảng Quốc dân.

Đảng Quốc dân trước hết cách chức các giám đốc hữu danh vô thực, thay thế bằng những người “thích thú với sự nghiệp, có tinh thần trách nhiệm và khả năng thực tế phụ trách”. Sau khi áp dụng biện pháp này, những người chỉ đứng tên ăn lương nhờ quan hệ cá nhân làm giám đốc, chánh văn phòng… nhất là những người núp sau Tống Tử Văn, Khổng Tường Hy, Trần Quả Phu lần lượt bị đào thải.

Liên hệ với tình hình VN hiện nay, rõ ràng cần một người đủ sức mạnh, trí tuệ, sự đảm lược và tinh thần vì dân tộc tiến hành thanh lọc, cải cách, loại bỏ những kẻ ngồi không ăn bám trong các doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó, cần khôi phục Ban cố vấn của Thủ tướng trước đây, tập hợp các chuyên gia trong và ngoài đảng, trong và ngoài nước, tham gia nghiên cứu, tư vấn và khuyến nghị chính sách.

Để tránh sự thao túng thị trường tiền tệ, tránh hiện tượng biến tài sản nhà nước thành tài sản tư nhân của nhóm tư bản thân hữu, cần tham khảo một phương pháp mà Đài Loan đã áp dụng là thành lập chế độ Hội đồng tài chính một cách nghiêm khắc, tách rời quyền quản lý và quyền sở hữu ra. Ngân hàng nhà nước hiện nay cũng cần được cải tổ để trở thành ngân hàng trung ương đích thực, độc lập với chính phủ, có thể thuộc quyền giám sát trực tiếp của quốc hội, không tồn tại như một cơ quan của chính phủ như hiện nay.
2. Nâng đỡ khối dân doanh phát triển

Không giống như Đài Loan những năm 1950, VN hiện nay, không có nhu cầu cải cách ruộng đất bức thiết, tuy nhiên, mô hình cánh đồng mẫu lớn của Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang cần được nhà nước hỗ trợ nhân rộng. Quy định sở hữu toàn dân về đất đai hiện nay cũng cần phải thay đổi, theo đó cần quy định đa sở hữu về đất đai với các chủ thể: Nhà nước, tư nhân, tổ chức, tập thể… làm thế vừa tránh chuyện lạm dụng, tham ô đất công, vừa giúp người dân bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu tư nhân về đất đai của mình.

Một khía cạnh nữa trong nông nghiệp, có thể cũng cần bàn tay nhà nước đó là “Lựa chọn nhóm hàng nông nghiệp mục tiêu – đẩy mạnh công nghiệp chế biến”. Bởi vì việc lựa chọn nhóm hàng mục tiêu, đi liền với đầu tư về nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, đòi hỏi vốn lớn, thời gian lâu dài, các doanh nghiệp tư nhân khó mà đảm đương trong một sớm một chiều.

Không chỉ trong nông nghiệp, đảm đương việc nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, chuyên gia cho khối dân doanh cũng cần được áp dụng cho các khu vực sản xuất khác.

Hãy tham khảo một đoạn mô tả rất có ý nghĩa sau đây của Hoàng Gia Thụ về các chính sách Đài Loan đã thực thi: “Đến những năm 70, Chính quyền Đài Loan lại xúc tiến quá trình liên hợp của các xưởng cùng sản xuất một mặt hàng, tổ chức các công ty mậu dịch lớn có một mạng lưới cơ sở sản xuất và bán sản phẩm. Như vậy, vừa thống nhất được qui cách, chất lượng của các sản phẩm cùng loại, vừa mở rộng được quy mô sản xuất, lại tránh được trong tỉnh tàn sát nhau để người nước ngoài hưởng lợi.

Để khuyến khích sự hợp tác kỹ thuật giữa các hãng tư doanh với ngoại thương, chính quyền Đài Loan có đãi ngộ thích đáng đối với ngoại thương, cung cấp kỹ thuật tiên tiến và license cho Đài Loan, đồng thời cấp những khoản tiền lớn cho các hãng học tập và mua kỹ thuật mới. Thí dụ, để dẫn dắt cho sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, chính quyền trước hết đầu tư cho cơ cấu nông nghiệp trồng thử ngô đường, thử nuôi cá quả Mỹ , thử chế biến bột tảo Chlorena và tinh tảo Chlorena… có hiệu quả rồi mới mở rộng. Để phát triển hàng cơ khí và đồ điện, chính quyền Đài Loan đã bỏ ra 20 triệu đài tệ mới để khuyến khích làm thử sản phẩm mới. Để thâm nhập vào thị trường đồ chơi quốc tế, chính quyền Đài Loan bỏ ra 200.000 đài tệ mới để thu thập mẫu đồ chơi ở các nơi trên thế giới, cung cấp cho các nhà sản xuất quan sát và bắt chước.

Về mặt xuất khẩu, chính quyền Đài Loan đặt trụ sở và mạng lưới mậu dịch ở hơn 80 nước và các khu vực, tham gia các triển lãm, hội chợ quốc tế, thường xuyên mời khách nước ngoài và các nhà kinh doanh đến Đài Loan tham quan, và cũng thường xuyên cử người đi chào hàng ở nước ngoài. Để mở rộng mạng lưới mậu dịch quốc tế, Đài Loan đã xây dựng các “Trạm phục vụ mậu dịch quốc tế” cung cấp cho ngoại thương các đường dây điện thoại và khuyến khích ngoại thương đặt các đại lý ở nước ngoài. Chính quyền còn treo các “phần thưởng ngoại thương” trao cho hãng nào xuất khẩu được nhiều”.

Tất nhiên, khối doanh nghiệp dân doanh của VN hiện nay đã trưởng thành hơn nhiều so với các nhà tư bản tư nhân của Đài Loan khi đó, tuy nhiên sự việc tính đến các biện pháp hỗ trợ vẫn cấn thiết.

Nhưng điều cốt yếu hơn là nhà nước trước tiên đừng cản trở. Mở rộng tràn lan các doanh nghiệp nhà nước thời gian qua là một cản trở, vì nguồn lực một nền kinh tế có giới hạn, khi các doanh nghiệp nhà nước chiếm dụng vốn, tài nguyên lại có lợi thế độc quyền, lợi thế thao túng chính sách thì khố doanh nghiệp tư nhân đương nhiên sẽ không còn đất để thở. Sẽ có các nhà doanh nghiệp khôn ngoan, bám vào sân sau các tập đoàn, các ông ty nhà nước để hưởng lợi, nhưng một nền kinh tế như thế chỉ dẫn đến lụn bại, vì nó không thể khuyến khích sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, đổi mới phương thức phục vụ để cạnh tranh sòng phẳng.

Cản trở thứ hai với khối dân doanh ở VN hiện nay là thủ tục hành chính, thuế khoá, hải quan, nhưng đây là những cản trở doanh nghiệp có thể thích ứng. Cản trở thứ ba, quan trọng hơn, đã đánh gục các doanh nghiệp mấy năm qua đó là chính sách tiền tệ. Khi ngân hàng nhà nước bị thao túng, chính sách tiền tệ chỉ phục vụ nhóm lợi ích hoặc sai lầm mà không được sửa chữa kịp thời thì các doanh nghiệp dan doanh phải gánh hết hậu quả. Lãi suất vốn vay có thời điểm lên đến 20-30% là bản án tử hình với các doanh gnhiệp dân doanh, với mức lãi suất này, họ không thể nào cạnh tranh với các doanh nghiệp khác như doanh nghiệp FDI được vay vốn giá rẻ ở nước ngoài. Rào cản về tiền tệ này, chẳng khác nào chính sách ngăn sông cấm chợ cuối thời nhà Nguyễn mà hậu quả khi đó là nền kinh tế, thương mại rơi hết vào tay người Hoa, các thương gia VN bị bóp nghẹt đồng thời mở ra cơ hội cho người Hoa thâu tóm, trục lợi. Những thành quả gần 20 năm Đổi mới vừa qua, có bị cuốn trôi hết chỉ với một cơn khủng hoảng hiện nay nếu chúng ta không kịp thời cải tổ.
Chương 3
Cải tổ chính trị
1. Đổi tên Đảng

Lịch sử cho thấy ĐCS còn tồn tại được đến ngày nay là nhờ biết thay đổi, thích ứng, cải tổ trong những thời điểm quyết định. Khả năng đó mang lại kỳ vọng cho một cuộc cải tổ ở thời điểm hiện tại. Ở trên tôi đã nói về ám ảnh ý thức hệ của người Quốc gia, ở đây tôi sẽ nhấn mạnh đến ám ảnh này với người Cộng sản. Bản thân những người Cộng sản cũng đang bị nỗi ám ảnh ý thức hệ chưa buông tha. Muốn gỡ bỏ nó thật không dễ. Nhưng cứ thử xem.

Hãy nghe lại lời cố TBT Trường Chinh khi nói về việc đổi tên đảng thành Đảng Lao động VN: “Một số đồng chí ta chưa thông về việc đặt tên Đảng ta là Đảng Lao động VN. Có đồng chí băn khoăn vì tình cảm, cho rằng biết bao đồng chí ta đã hy sinh cho Đảng cộng sản Đông Dương, nay bỗng chốc phải từ biệt cái tên thân mến ấy thì đau đớn biết bao! Hoặc cho rằng tên “đảng lao động” đã bị quần chúng không ưu thích ở Anh rồi, ta giây vào cái tên ấy làm gì cho mệt!

Cố nhiên, bỏ tên Đảng cộng sản Đông Dương là một sự hy sinh. Hy sinh nào cũng đau đớn. Nhưng hy sinh vì lời ích cách mạng là hy sinh cần thiết. Ta không nên đứng về mặt tình cảm nhỏ hẹp mà nhận xét vấn đề đặt tên Đản, nên đứng về lợi ích cách mạng mà nhận xét thì đúng hơn”.

Chính cố TBT Trường Chinh là một tấm gương đáng nhắc lại để học tập về tinh thần tự đổi mới tư duy, tinh thần hy sinh vì lợi ích chung. Hiện nay kêu gọi hy sinh vì lợi ích cách mạng là không hợp lý. Hai chữ “cách mạng” thậm chí còn gây phản cảm. Nhưng lợi ích dân tộc thì sao? Tại sao các đảng viên cộng sản hiện nay không hy sinh vì lợi ích dân tộc. Tại sao không một lần nữa mạnh dạn đổi tên đảng, thành “Đảng Lao động mới” chẳng hạn. Làm như thế có dễ hoà giải, dễ đoàn kết dân tộc hơn không? Cương lĩnh chính trị cũng vậy, sao không thay kiên trì học thuyết Marx-Lenin đã lỗi thời bằng con đường “dựa trên nền tảng học thuyết Marx-Lenin, tiếp thu tinh thần những học thuyết kinh tế chính trị khác”. Học thuyết Marx-Lenin không phải sai hết, thành tích xoá đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, phát triển y tế cộng đồng… của VN hiện nay và nhiều nước phát triển không thể không ghi nhận phần đóng góp của học thuyết này. Như thế, sau này ai thấy học thuyết Marx-Lenin có điểm gì hay, tiến bộ thì cứ nghiên cứu, phổ biến. Ai thấy các học thuyết khác có điểm gì hay, tiến bộ thì cũng ra công học hỏi, mang ra áp dụng. Làm như vậy chúng ta sẽ dễ dàng hơn để cởi trói tư tưởng, chữa bệnh quan liêu, duy ý chí. Thực tế cuộc sống hiện nay, khối quần chúng nhân dân đã quen với đa nguyên tư tưởng, quen với các luồng ý kiến khác biệt, ĐCS cũng cần thay đổi để thích ứng.
2. Địa phương tự trị

Những thay đổi như đổi tên đảng, điều chỉnh cương lĩnh đòi hỏi nhiều hy sinh của các đảng viên cộng sản vì lợi ích dân tộc, nhưng những người Quốc gia, những tri thức cấp tiến, để đứng cùng đảng mới dưới lá cờ dân tộc thống nhất, họ còn phải hy sinh nhiều hơn. Có những rào cản vô hình nhưng vì vô hình nên cũng vô cùng khó vượt qua. Chỉ có sự thành thật mới có thể trợ giúp cho các bên trong những hoàn cảnh như thế. ĐCS phải thành thật muốn cải tổ, những người đối lập phải thực muốn thành tâm hợp sức.

Những lời cam kết đôi khi không quan trọng, những thay đổi lớn ngay tức khắc dễ dụ ngọt nhưng lại thường không bền vững. Với hiện trạng VN bây giờ, những thay đổi nhỏ, nhưng căn bản có thể sẽ có ích hơn cho sự thành thực của các bên. Tôi muốn nói đến việc nâng cao tính tự trị của địa phương. Mô hình chính quyền đô thị đã được thử nghiệm cần được mang ra mổ xẻ, rút kinh nghiệm để áp dụng cho toàn quốc. Những thành công trong việc xây dựng chính quyền ở Đà Nẵng cần được tham khảo. Những thay đổi, dù nhỏ nhất, nhưng sẽ rất khó đảo ngược nếu được người dân tiếp nhận trực tiếp. Đó là cơ sở cho đề xuất cải tổ tính tự trị của địa phương. Người dân mỗi tỉnh, huyện cần được bầu trực tiếp chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện, nghị viên hội đồng nhân dân tỉnh, nghị viên hội đồng nhân dân huyện.

Các tỉnh, huyện tự xây dựng và thực hiện cho mình các chính sách giáo dục, y tế, công thương nghiệp, giao thông, nông lâm, tài chính… miễn sao các chính sách này không trái với Hiến pháp, pháp luật trung ương.
3. Cải tổ Quốc hội – chế độ bầu cử

Một Quốc hội mạnh, thực sự đại diện cho ý chí nhân dân là điều kiện tiên quyết cho tính bền vững của những cải tổ dân chủ.

Đại biểu Quốc hội cần là những đại biểu chuyên trách. Không một đại biểu Quốc hội nào được kiêm nhiệm các chức vụ trong bộ máy hành pháp trung ương hay địa phương.

Đại biểu Quốc hội nên phân theo địa phương. Số đại biểu mỗi địa phương căn cứ theo dân số, một số địa phương đặc thù có thể được xem xét tăng thêm về số lượng, việc này phải do Quốc hội quy định. Nên quy định đại biểu địa phương nào, nhất thiết phải cư trú tại địa phương đó, quy định này vừa có ý nghĩa với việc tăng quyền lực tự trị địa phương, vừa có ý nghĩa giúp cử tri giám sát đại biểu của mình tốt hơn, bản thân đại biểu vì cư trú tại địa phương cũng sẽ có nhiều áp lực hơn, có trách nhiệm hơn với tiếng nói, lá phiếu của mình tại Quốc hội. Tuy đại diện cho địa phương, nhưng đại biểu phải phục vụ cho lợi ích chung của quốc gia, không phải cho lợi ích cục bộ địa phương.

Ứng cử viên đại biểu Quốc hội có thể do Đảng mới đề cử, do Mặt trận tổ quốc đề cử hoặc tự ứng cử với điều kiện thu thập được một số lượng chữ ký ủng hộ nhất định. Nhất thiết phải bỏ quy định hiệp thương phi dân chủ hiện nay.

Cần quy định rõ chế độ nguyên thủ quốc gia. Với cơ cấu hiện hành, điều chỉnh cho phép nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch nước là có khả năng thực thi cao nhất. Chủ tịch nước sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhân dân, khi nhận chức cần tuyên thệ trung thành tuyệt đối với tổ quốc, hơn mọi đảng phái, ý thức hệ. Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang, chịu trách nhiệm đối ngoại, đề xuất thành viên nội các.

Nội các có một Thủ tướng đứng đầu, chủ yếu lo công tác đối nội, điều hành nền kinh tế. Thủ tướng và các Bộ trưởng do Chủ tịch nước đề cử, phải được Quốc hội thông qua, sẽ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và có thể bị bãi miễn bởi Chủ tịch nước.

Ứng cử viên Chủ tịch nước do Đảng mới, hoặc Mặt trận tổ quốc đề cử, hoặc ứng viên có thể tự ứng cử với điều kiện thu thập được một số chữ ký nhất định. Dù trong trường hợp nào cũng phải có ít nhất hai ứng viên cho một cuộc bầu cử.

Nguyên tắc tương tự được áp dụng cho các cuộc bầu cử tỉnh trưởng, huyện trưởng ở địa phương.

Việc vận động tranh cử là bắt buộc. Người dân cũng được tự do tham gia quá trình đề cử, vận động, tham gia vào công việc chính trị như mọi việc khác. Đó là quyền cơ bản của mọi người dân. Việc người dân bày tỏ thái độ ủng hộ người này, phê phán người kia là chuyện bình thường ở một quốc gia có dân chủ. Không thể quy kết họ phe phái, gây rối để bắt bớ khi họ bày tỏ thái độ chính trị. Cần chấm dứt ngay tình trạng độc quyền hoạt động chính trị của ĐCS hiện nay.
4. Chấm dứt tình trạng một quốc gia – hai nhà nước

Hiện nay, cơ cấu đảng và các hội đoàn của nó tồn tại như một nhà nước thứ hai ở VN, song song, thậm chí bên trên nhà nước pháp định. Mỗi người dân VN nghiễm nhiên phải gánh trên vai một lúc hai nhà nước. Tình trạng này cần chấm dứt.

Các hội đoàn quốc gia, tiêu tốn ngân sách như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ… cần giải thể, nếu không giải thể thì phải tự túc kinh phí hoạt động của mình. Ngân sách nhà nước cần dùng cho các việc khác cần thiết hơn là chi vào những hội đoàn quốc gia mà sự tồn tại của nó chỉ tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người trong và ngoài hội, gây ra sự mất đoàn kết sâu rộng, trong các khối quần chúng nhân dân.

Có thể trong giai đoạn đầu, sẽ chỉ có hai tổ chức được cấp ngân sách hoạt động là Đảng mới và Mặt trận tổ quốc. Nhưng ngân sách cấp cho các tổ chức này phải được công khai và do Quốc hội quyết định, giám sát. Mặt khác, Quốc hội có thể đề ra hạn định để hai tổ chức này cũng phải có lộ trình để tự túc kinh phí hoạt động, chấm dứt việc sử dụng ngân sách quốc gia.

Vấn đề quân đội phải trung thành với Đảng bây giờ mới được đề nghị đưa vào Hiến pháp, nhưng thực tế bộ máy chính trị trong quân đội hiện nay đã mang bản chất Đảng trị quân đội từ lâu. Không một quốc gia dân chủ thực sự nào có một thể chế Đảng trị quân đội như thế. Tuy nhiên, việc ngay lập tức loại bỏ hệ thống này trong quân đội là rất khó. Có thể bắt buộc điều chỉnh cương lĩnh tuyên truyền của hệ thống chính trị theo hướng, loại bỏ các tôn chỉ ý thức hệ, quy định: “Quân đội phải tuyệt đối trung thành với tổ quốc, bảo vệ hạnh phúc, sự bình an của nhân dân”.

Hội đoàn quốc gia, cũng như chế độ công chức – biên chế thực chất là những “hầm trú ẩn” nó giúp chính quyền củng cố quyền lực của mình nhưng với các công chức trong đó, nó làm nhụt ý chí tự do, động lực lao động sáng tạo. Một công chức đã yên vị trong biên chế, anh ta có thể không cần một chút cố gắng nào cũng sẽ có một cuộc sống bình an và với anh ta bất cứ thay đổi nào cũng sẽ là một lựa chọn không khôn ngoan. Anh ta sẽ bám vào biên chế bằng bất cứ giá nào. Trên một bình diện rộng, cơ chế công chức, biên chế hiện nay là thứ thuộc độc hại làm suy đồi sức sống của quốc gia. Chưa kể, cơ chế này còn tạo ra một sự bất bình đẳng, những lợi thế phi lý và những mâu thuẫn ngấm ngầm trong tổ chức, cộng đồng xã hội. Vì thế, cùng với việc giải thể các hội đoàn quốc gia, cần xóa bỏ cơ cấu biên chế hiện nay. Một biện pháp mà chính quyền Đài Loan đã áp dụng khá thành công theo Hoàng Gia Thụ là chế độ luân chuyển công chức. Chẳng hạn, công chức phòng công chứng quận A, có thể sẽ được luân chuyển sang quận B sau hạn kỳ 2 năm, để tránh nguy cơ công chức hành chính ngồi lâu một chỗ cấu kết, lũng đoạn. Một kinh nghiệm khác của Đài Loan là luân chuyển kế toán trong các doanh nghiệp nhà nước. Do tính chất tương đồng của công việc kế toán, tránh sự cấu kết giữa kế toán và giám đốc doanh nghiệp, khi cải cách doanh nghiệp nhà nước, Đài Loan đã đặt ra chế độ luân chuyển kế toán giữa các doanh nghiệp theo hạn kỳ 2 hoặc 3 năm. Đó cũng có thể là một cơ chế chúng ta có thể tham khảo để áp dụng.
5. Cải cách hệ thống tư pháp – thực thi tự do ngôn luận, báo chí, xuất bản

Nhất thiết phải có một tòa án Hiến pháp độc lập, để mọi người dân có thể bảo về quyền hợp hiến của mình. Tổ chức lại hệ thống tư pháp, đảm bảo tính độc lập, khả năng phán xét theo công lý của tòa án, đó là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng tinh thần thượng tôn pháp luật.

Nhất thiết phải bỏ ngay các điều luật phản dân chủ, bóp nghẹt tự do ngôn luận như Điều 79, 88 và 258 Bộ luật Hình sự. Tuyên bố thả ngay những người bị án vì lí do chính trị.

Cải cách tư pháp có thể sẽ cần thời gian dài và gặp nhiều vấp váp, nhưng việc thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, xuất bản có thể thực hiện ngay. Trước hết, là mở cửa cho báo chí tư nhân, thực tế đã tồn tại dưới nhiều hình thức ở nước ta. Cổ phần hóa các đơn vị báo chí trực thuộc nhà nước hiện hành. Chuyển các cơ quan tuyên truyền, tuyên giáo thành cơ quan nghiên cứu thuần túy. Chấm dứt các tiêu chuẩn ý thức hệ trong kiểm duyệt xuất bản.
6. Tổ chức cơ quan thống kê độc lập

Thiết kế Tổng cục thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch – Đầu tư hiện nay có nguy cơ bị lũng đoạn cao, ở khía cạnh các con số có thể bị làm sai lệch một cách có chủ đích để bảo vệ lợi ích của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương liên quan. Trong một nền kinh tế hội nhập, những con số thống kê hết sức phức tạp và quan trọng. Nó đặc biệt quan trọng với những quốc gia như VN, khi trong trường hợp có cải tổ thì khu vực kinh tế nhà nước, bàn tay nhà nước trong nền kinh tế vẫn sẽ giữ vị trí quan trọng. Các con số thống kê khách quan, chính xác sẽ là cơ sở để các quyết sách đúng đắn được đưa ra, cơ sở để các chuyên gia độc lập đưa ra các khuyến nghị chính xác.

Vì thế nhất thiết cơ quan thống kê cần được độc lập với chính phủ, có thể hoạt động như một cơ quan độc lập của Quốc hội, chịu sự giám sát của Quốc hội.
Chương 4
Cải cách giáo dục – chấn hưng văn hoá
1. Thiết kế hệ thống giáo dục theo nguyên tắc “Tự trị – Thực hành”

Tôi thấy những thảo luận về triết lý giáo dục là chủ đề vô cùng theo nghĩa có nhiều trường phái, luôn xuất hiện các trường phái mới và kết quả có thể là đi đến những lý luận vòng quanh mà những sửa đổi quan trọng thì lại không thể đưa ra. Vì thế ở đây tôi sẽ chú trọng đến việc “Thiết kế Hệ thống giáo dục”. Hệ thống giáo dục của Pháp đã áp dụng ở Việt Nam trước năm 1945 cần được coi là có giá trị tham khảo tốt. Hệ thống giáo dục của này đã được hình thành và áp dụng trong một quá trình dài lâu cùng với quá trình khai thác thuộc địa ở VN, nên sẽ có những cơ sở cho niềm tin vào sự thích ứng tương đối với thực trạng VN hiện nay.

Mặt khác, nếu bỏ qua những yếu tố khai thác thuộc địa thì hệ thống giáo dục này vẫn giữ những tinh thần tự do cơ bản của nước Pháp trong giáo dục và đặc biệt, vì mục tiêu khai thác của nó, trong nhiều thiết kế của hệ thống này có giá trị thực tiễn, tính thực thi cao với chi phí thấp cho chủ thể nhà nước, đặc biệt trong khu vực đào tạo nghề chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

Cơ sở của hệ thống này là nguyên tắc tự trị. Khi đề cập đến nguyên tắc tự trị, tức là đồng thời chúng ta phải gỡ bỏ những rào cản hiện nay của giáo dục nước ta.
Rào cản đầu tiên là rào cản ý thức hệ.

Đất nước Việt Nam là của người Việt Nam hay là của ông Marx-Lenin?

Là của người Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam là của người Việt Nam hay của ông Marx-Lenin?

Là của người Việt Nam.

Vậy tại sao chương trình giáo dục từ phổ thông đến đại học, cao học… học thuyết Marx-Lenin phải chiếm vị trí độc tôn như hệ thống triết học, đạo đức, tư tưởng duy nhất?

Cần loại bỏ tình trạng này trong thiết kế chương trình giáo dục mới. Cần đặt học thuyết Marx-Lenin đúng vị trí của nó, chỉ là một phần nhỏ trong thế giới tư tưởng nhân loại, trong hệ thống tư tưởng, học thuyết cần cho sự giáo dục đào tạo người Việt Nam.

Rào cản thứ hai là rào cản biên chế. Việc loại bỏ biên chế đã nói ở trên đương nhiên cũng cần áp dụng cho ngành giáo dục. Tôi thấy cơ chế biên chế hiện đang tạo ra một sự bất bình đẳng và tiêu cực lớn trong ngàng giáo dục. Nó là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng, suy đồi đạo đức giáo viên và qua đó là chất lượng giáo dục. Rất khó đòi hỏi một giáo viên phải mất hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng để chạy vào biên chế một sự lành mạnh, nguyên vẹn trong tâm hồn mình.

Rào cản thứ ba là rào cản ngân sách và sự phụ thuộc của địa phương, các trường đại học, cao đẳng vào ngân sách nhà nước. Đây thực chất là mô hình quản lý nhà nước tập trung, xuyên suốt từ trung ương đến địa phương. Trong một trình độ phát triển thấp, số lượng trường lớp, học sinh, sinh viên có giới hạn mô hình này có thể phát huy hiệu quả. Nhưng trong một trình độ giáo dục phát triển cao, nhu cầu đào tạo đa dạng, số lượng trường lớp, học sinh sinh viên lớn mô hình này sẽ trở thành một rào cản, ngáng trở sự phát triển.
Với hệ thống giáo dục phổ thông

Loại bỏ được sự độc quyền ý thức hệ là cơ sở để gỡ bỏ sự độc quyền viết, xuất bản phổ biến sách giáo khoa, sách tham khảo ở các cấp học.

Trong nền giáo dục Pháp thuộc cũ, chương trình học do nhà nước quy định có tính cách bắt buộc trong việc giảng dạy nhưng sách giáo khoa lại hoàn toàn do các nhà xuất bản mời người biên soạn. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều giáo trình do các học giả VN, Pháp soạn thảo theo nguyên tắc này như: Văn học Sử yếu của Dương Quảng Hàm, Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim… Thiết kế này vừa tạo ra tính tự chủ cho các soạn giả, nhà giáo trong việc lựa chọn và thiết kế bài giảng, khuyến khích các học giả, nhà giáo nghiên cứu phát triển học thuật, sáng tạo tự do trong bài giảng. Mở cửa việc soạn thảo sách giáo khoa cho các cá nhân, tổ chức đồng thời tạo ra một khả năng lựa chọn đa dạng, cơ sở để có những sản phẩm sách tốt.

Thiết kế này đi liền với tính tự chủ của trường học, địa phương. Chẳng hạn cùng một chương trình toán cấp 3, sẽ có 5 bộ sách tham khảo của 5 nhóm tác giả khác nhau. Khi đó, việc chọn sách nào để dạy cho học sinh trong một trường A sẽ do Hội phụ huynh học sinh trường đó biểu quyết, quyết định. Nếu Hội phụ huynh không tự biểu quyết có thể trao quyền cho Hội đồng nhà trường. Việc lựa chọn sách có thể phân chia theo các nhóm học khác nhau nếu theo chương trình phân ban. Điểm cốt yếu trong thiết kế này là sự tự chủ của nhà trường, phụ huynh học sinh (đại diện cho học sinh), trong việc lựa chọn sản phẩm giáo dục cho con em mình.

Địa phương tự chủ về giáo dục, nghĩa là các địa phương hoàn toàn tự chủ trong việc chi ngân sách, chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đào tạo nhân lực… dưới sự giám sát của hội đồng nhân dân địa phương. Địa phương tự chủ về giáo dục đồng nghĩa với việc để địa phương chủ động trong việc chi trả lương cho giáo viên cấp học phổ thông. Mức lương có thể cần được quy định để đảm bảo một cuộc sống ổn định cho giáo viên trong mọi hoàn cảnh. Với những địa phương có khó khăn về ngân sách, trung ương có thể có những cơ chế hỗ trợ đặc thù.
Với hệ thống đào tạo nghề chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học

Thứ nhất, chúng ta có thể cân nhắc tiếp tục phát triển các trường vừa học vừa làm theo mô hình hiện nay. Theo mô hình này, những học sinh chỉ cần tốt nghiệp phổ thông cơ sở (lớp 9) có thể vào học các trường này, vừa tiếp tục học văn hóa tương đương cấp phổ thông trung học, vừa học nghề.

Thứ hai, hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng. Từ Cao đẳng ở đây tôi dùng theo nghĩa Cao đẳng École Supérieure – khác với trường gọi là cao đẳng hiện nay ở VN.

Tôi thấy xu thế bỏ các trường cao đẳng (cao đẳng của Việt Nam hiện nay), trung cấp nghề hiện nay của Việt Nam là phù hợp. Các trường này có thể gộp trung vào các trường đào tạo nghề vừa học vừa làm đã nói ở trên.

Trong hệ thống đào tạo cao nhất, chỉ nên gồm các trường Đại học (Université) và Cao đẳng (École Supérieure).

Chúng ta hãy tham khảo học chế đã được người Pháp áp dụng tại Việt Nam cho bậc học Cao đẳng và Đại học. Trường Cao đẳng (École Supérieure) là loại trường chuyên nghiệp, nhập học phải hội đủ điều kiện văn bằng đòi hỏi (tốt nghiệp phổ thông trung học) và qua một kỳ thi tuyển (concours). Trúng tuyển được cấp học bổng ăn học suốt học trình. Tốt nghiệp phải làm việc cho chính quyền một thời gian ấn định, nếu không, theo nguyên tắc, phải bồi thường tiền học bổng. Các trường cao đẳng, đào tạo các chuyên viên có nghề nghiệp nhất định như bác sĩ, kỹ sư, công chức, giáo sư… Đây là những nghề nghiệp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, cần những tiêu chuẩn khắt khe về nghề nghiệp, người ra trường thường chỉ có thể làm được đúng nghề mình được đào tạo (khó có thể làm trái ngành). Các trường này có thể coi là thuộc hệ thống trường công do nhà nước bỏ chi phí đào tạo (một phần) và phục vụ các mục tiêu chiến lược của nhà nước.

Chúng ta, hiện nay có thể áp dụng mô hình này trong việc quản lý chất lượng giáo dục, về chi phí đào tạo, có thể nhà nước chỉ chi trả (dưới dạng cấp học bổng) cho những ngành đào tạo này gắn với nguồn nhân lực nhà nước cần, mà thị trường đào tạo không hoặc khó có khả năng cung cấp như: Kỹ sư nông nghiệp, bác sỹ cộng đồng, công chức hành chính, giáo viên phổ thông… Ngoài ra các ngành nghề khác mà thị trường có nhu cầu cao, có khả năng kiếm việc dễ và thu nhập cao, sinh viên phải tự túc học phí, nhà nước chỉ hỗ trợ thông qua các chương trình cho vay vốn. Đương nhiên khi đó, ra trường sinh viên tự túc tìm việc làm.

Hệ thống trường Đại Học (Université) có thể xếp vào hệ thống trường tư muốn nhập học các trường đại học chỉ cần đủ điều kiện về văn bằng đòi hỏi mà không phải qua một kỳ thi tuyển. Việc thu nhận sinh viên không hạn định tuổi tác và số lượng. Sinh viên phải tự túc về học phí (ngoại trừ những sinh viên xuất sắc được học bổng). Khi tốt nghiệp chính quyền không có nhiệm vụ cung cấp việc làm, cá nhân phải tự tìm kiếm. (Tham khảo: Trần Bích San – Thi cử giáo dục Việt Nam dưới thời Pháp).

Đất nước ta không thể đứng một mình một cõi. Dân số nước ta cũng không thể đông như người Trung Quốc để có thể lấy số đông mà áp chế người. Ai cũng biết chúng ta cần hội nhập, cần phát triển. Hội nhập, phát triển thì không thể đóng khung tư tưởng con em mình, đóng khung nền giáo dục nước nhà như những “Con ngựa già của chú Trịnh” chỉ thấy một bầu trời nhỏ hẹp qua khe mắt.
2. Chấn hưng văn hóa

Cải cách giáo dục, gỡ bỏ áp chế về tư tưởng cần đi đôi với việc chấn hưng văn hóa. Học giả Nguyễn Khắc Viện trong cuốn Đạo và Đời có kể một câu chuyện rất đáng suy nghĩ như sau: Ông kể rằng thời trẻ, ông một anh học trò Tây học, dù biết rằng mình hơn hẳn những anh nhà nho quần chùng áo dài khi đó về kiến thức khoa học, thậm chí địa vị trong xã hội, nhưng vẫn có một cái gì đó mặc cảm. Vẫn thấy ở anh nhà nho kia cái gì đó nể vì, dù biết rằng anh ta hủ lậu. Sau đó, Nguyễn Khắc Viện đã giải thích sự nể vì đó là hồn cốt, là cái cao quý của nhà nho, là cái văn hóa của dân tộc. Với chương trình Tây học Nguyễn Khắc Viện học được thật nhiều kiến thức, nhưng lại thật ít đạo, đạo làm người, đạo trời đất, đạo ở đời, những thứ mà bất kỳ anh khóa nào cũng vượt trội hơn hẳn mình. Điều đó không khó giải thích vì những bài học chữ nghĩa đầu tiên của các nhà nho đã đều là các bài học đạo lý thâm sâu về trời đất con người “nhân tri sơ, tính bản thiện”. Không chỉ học, các nhà nho, các anh khóa còn áp dụng và có ý thức áp dụng ngay những đạo lý mình đã học thành châm ngôn hành động của mình.

Ngày nay, ta có thể gặp không ít người nhiều năm sống ở trời Tây, theo học có bằng cao học, tiến sỹ ở châu Âu mà vẫn mang một đầu óc đầy định kiến và ấu trĩ. Tinh thần, văn hóa phương Tây không dễ gì tiếp nhận được ngày một ngày hai. Phương pháp khoa học, phương pháp nghiên cứu chỉ cần cố gắng trong vài tháng vài năm là có thể lĩnh hội được, nhưng cái tinh thần, hồn cốt căn bản thì đòi hỏi rất nhiều.

Để có được tinh thần khoa học, tinh thần dân chủ tự do bây giờ người phương Tây đã có một lịch sử phát triển dài lâu, hồn cốt của tinh thần này họ truyền qua thế hệ con cháu từ thói quen, tập tục đến những tác phẩm nghệ thuật, thơ ca, văn chương, hội họa, âm nhạc… Hiểu và lĩnh hội những thứ đó cần một sự nỗ lực thực sự và một thời gian đủ lớn để trải nghiệm.

Nền nho học cũ của chúng ta đã không giúp quốc gia chống chọi với đại bác thực dân Pháp, nhưng ít ra nó, với lực lượng đông đảo các nho sinh, ông tú, ông cử trải rộng, đi sâu khắp xã hội, cũng giúp phổ biến, gìn giữ, những phẩm giá cao quý của con người. Nền nho học, có thể cần được nhìn nhận theo cách khác, không phải chỉ đào tạo ra những người đi làm quan, mà còn đạo tạo ra những người quân tử trong cộng đồng. Nhà nho trong một cộng đồng, dù ở chức vị nào cũng là biểu trưng cho văn hóa, cho những giá trị cao đẹp và bản thân họ cũng ý thức, gìn giữ những giá trị này, khác hẳn với các quan chức công quyền hiện nay. Đó là điều chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc.

Chúng ta cùng suy nghĩ lại thật nghiêm túc về nền giáo dục, về sự nghiệp chấn hưng văn hóa ngày nay, khi có lẽ chúng ta ngày nay đã chỉ “hớt váng” những thành quả khoa học phương Tây, chưa đi sâu được vào căn cốt, lại đồng thời mai một những giá trị, những hồn cốt cao quý của dân tộc.

Cũng học giả Nguyễn Khắc Viện đã đánh giá, sau cách mạng tháng 8, đặc biệt là sau phong trào đưa trí thức về nông thôn, văn học VN đã tiếp nhận được một làn gió mới với các sáng tác từ đồng ruộng đi ra. Người nông dân rũ bùn, gạt mồ hôi bước vào văn học, các sáng tác về người nông dân, của chính những người nông dân nở rộ hơn bao giờ hết, đẩy lùi trào lưu văn học lãng mạn tiểu tư sản những năm 1930. Bỏ qua một vài khía cạnh tích cực của trào lưu này thì tôi cho rằng hệ quả tiêu cực của nó, cùng với Nhân văn Giai phẩm, cùng với nạn Sùng bái cá nhân, nền văn học, văn hóa nước nhà đã có một cuộc đảo lộn ngoạn mục và kinh khủng, văn hóa tiểu nông lên ngôi. Những tri thức, những tinh hoa dân tộc bị đẩy lùi, bị giam hãm vào một góc tối không thể nào cựa quậy được. Đó là bi kịch cho bất cứ một dân tộc nào gặp phải.

Trong Việt Nam văn hóa sử cương học giả Đào Duy Anh đã nhận định trong mỗi người Việt Nam có một ông quan và một nhà thơ. Một ông quan có vẻ gì đó kiêu bạc và một nhà thơ có tâm hồn mơ mộng. Tôi hiểu ý của Đào Duy Anh là phê phán, chính ông quan và nhà thơ này, vì kiêu bạc, vì mơ mộng đã thực không phải là những con người hành động, để cải tổ, để canh tân để đổi mới đất nước, mà gần nhất (thời Đào Duy Anh) là giúp dân tộc VN tránh được gần 100 năm nô lệ thực dân.

Nhưng cũng với “ông quan và nhà thơ” ngày nay, nếu một mặt “ông quan ngày nay” vẫn giữ được cốt cách của người quân tử, một mặt vẫn không ngừng cởi mở học hỏi không ngừng, không chịu thua kém tụt hậu với bạn bè lân bang thì lại là tốt. Còn “nhà thơ”, chẳng phải cả người châu Âu hiện nay đang tìm lại bản năng xúc cảm, đề cao trí tưởng tượng hay sao? Sao không biến tinh thần nhà thơ này thành tinh thần tiến thủ, tinh thần dám phiêu lưu mạo hiểm, dám đối mặt với mọi nguy nan, dám thám hiểm, khám phá mọi chân trời mới dù đó là chân trời địa lý hay tri thức – khoa học?

Tôi đã thấy những xu hướng mới đáng khích lệ, các bậc cha mẹ ngày nay đã quan tâm hơn đến sự phát triển trí tuệ, văn hóa của con mình, không chỉ dừng ở việc học trên lớp. Nhiều bàn luận về văn hóa đọc, cách đọc, khuyến khích con đọc sách đã được đưa lên báo chí, diễn đàn thảo luận. Theo tôi cách tốt nhất để tạo cho con mình có thói quen đọc sách là bản thân mình hãy có thói quen đọc sách. Khi con cái thấy mình đọc thì tự chúng sẽ tìm đến sách mà đọc. Khi con cái thấy nhà có tủ sách đủ loại thì tự chúng nó có hứng mà đọc, tò mò mà đọc. Đọc sách cũng đừng cầu mong tìm ngay tri thức như tìm hòn ngọc, viên kim cương. Tôi chẳng thấy có quyển sách nào có thể là kim chỉ nam cho cả đời người. Sách chỉ nên coi là bạn, bạn đường, bạn tâm sự, những ý tưởng, những gợi cảm từ cuốn sách chỉ nên coi là chất xúc tác cho ta suy tư hơn là tìm kiếm dễ dãi một phương thức hành động, một triết lý để ta bám vào đó mà theo. Tự ta phải suy tư là căn bản.

Tôi cũng thấy nhiều người quá chú trọng vào việc chọn sách, cách đọc sách. Theo tôi thì mỗi người có một cách đọc khác nhau, mỗi người có một gu đọc khác nhau, hình thành trong chính quá trình tìm, đọc sách của họ. Hãy bắt đầu bằng những cuốn sách, những vấn đề mình quan tâm thích thú, dần dần bạn sẽ có cách đọc, có gu đọc sách của riêng mình. Những bài điểm sách, những bài giới thiệu sách của các học giả có uy tín có thể giúp bạn nhanh chóng hơn trong việc tìm kiếm các chủ đề, cuốn sách mình quan tâm, nhưng điều đó không thể thay thế cho việc đọc. Có một học giả đánh giá cao ông Tập Cập Bình – TBT Trung Quốc vì “ông Bình là lãnh đạo biết đọc sách. Người đọc sách có khả năng tư duy các vấn đề phức tạp”.
Google, Vikipedia ngày nay có thể cung cấp cho ta ngay lập tức hầu như mọi kiến thức phổ thông; báo chí, đặc biệt là báo điện tử có thể cung cấp cho chúng ta thông tin 24/24; nhưng việc kiên nhẫn đọc hết một quyển sách đọc, lĩnh hội được ý nghĩa toàn thể của nó chắc chắn sẽ là một trải nghiệm tư duy khác, một sự rèn luyện trí tuệ khác.

Nói về chuyện đọc sách mở mang kiến thức là nói đến thị trường sách, môi trường học thuật. GS Trịnh Văn Thảo trong cuốn Ba thế hệ tri thức người Việt đã có ý nuối tiếc và cả kỳ vọng về một trào lưu học thuật, tư tưởng của một thế hệ tri thức người Việt vừa nhen nhóm và đã vội lụi tắt ở miền Nam trước năm 1975.

Vậy sao chúng ta ngày không cùng chung tay để khơi lại những mạch nguồn này. Đừng chờ đợi. Chúng ta không muốn làm nô lệ thì chúng ta phải tự thân vận động. Hãy làm những việc chúng ta coi là có ích trong phạm vi năng lực của mình và sẵn sàng hợp tác với những người đồng chí hướng. Khi chúng ta chờ đợi và trông cậy vào chính quyền vào nhà nước là chúng ta đã chui một nửa người vào vòng áp chế, nô lệ của chính quyền. Người Mỹ không làm thế.

Khi nghiên cứu về nền dân trị Mỹ A.Tocqueville đã thấy tinh thần tự chủ của từng người dân Mỹ chứ không phải thiết kế khôn ngoan đã giúp người Mỹ có một nền dân trị tốt đẹp. Trước khi kêu gọi sự trợ giúp của chính quyền, dù đó là một việc làm vì lợi ích chung, người Mỹ sẽ tự làm, tự vạch ra kế hoạch hành động và kêu gọi người khác cùng chung tay. Tinh thần tự chủ này, đến nay ta vẫn còn thấy, qua các cơn khủng hoảng như sau vụ khủng bố 11/9, người ta thấy những người dân Mỹ tự tập hợp nhau thành nhóm để bảo vệ các cửa hàng, cửa hiệu của ngưởi Ả Rập trước khi chờ đợi lực lượng cảnh sát của chính quyền tìm đến.

Ngày nay, Việt Nam chúng ta cũng có thể tìm thấy những tấm gương tự chủ như thế, nhóm Cánh Buồm trong giáo dục, chương trình Tủ Sách Nông Thôn của anh Nguyễn Quang Thạch, nhóm Cơm Có Thịt của nhà báo Trần Đăng Tuấn, nhóm Áo ấm biên cương… cùng rất nhiều các nhóm từ thiện khác. Đó là những ví dụ tiêu biểu cho tinh thần tự chủ. Chúng ta cần thật nhiều, những con người, những nhóm có tinh thần tự chủ như thế ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực học thuật. Việc xuất bản các tập san, các tạp chí được tổ chức tốt, có tính học thuật cao sẽ không chỉ là môi trường để những nhà nghiên cứu, học giả thi thô tài năng, khuyến khích nghiên cứu, sáng tạo.. mà còn giúp xã hội nhìn nhận ra những giá trị đích thực, những học giả đích thực. Đừng chờ đợi chính quyền, chúng ta, mỗi người hãy thử nghĩ xem liệu có thể làm được những gì thì hãy bắt tay ngay vào làm.
Lời kết

Đề ra một chương trình cải tổ cho cả một đất nước, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng là một sự mạo hiểm to lớn. Nhưng vì e ngại mạo hiểm mà tất cả bó tay, chùn gối thì đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ đi đến đâu?

Trên tinh thần tự chủ, bắt tay ngay vào việc đã thúc đẩy chính tôi quyết định viết ra chương trình này. Tôi cũng xin hết sức lưu ý, những ý kiến đưa ra ở đây cần được nhìn nhận thật đúng mức, đó là ý kiến của một cá nhân đưa ra để cùng thảo luận, chia sẻ, vì thế, nó mang mọi hạn chế của cá nhân đề xuất ra nó và mọi tính khả nghi chân lý. Tôi cho rằng, bất cứ ý kiến nào đưa ra sai hay đúng, nếu được thảo luận dân chủ, tự do cuối cùng chân lý sẽ lộ diện, đó cũng chính là ưu thế của dân chủ, tự do mà độc tài, áp chế không thể có.

Nhà thơ Gia Hiền đã ngậm ngùi viết: “Thế hệ tôi/một thế hệ cúi đầu”.

Nhưng tại sao? Tại sao? Tại sao?

Tại sao chúng ta không phải là một thế hệ ngẩng mặt? Một thế hệ dấn thân? Một thế hệ thay đổi?

Chỉ cần ngay hôm nay mỗi người, hãy thử thay đổi thái độ của mình, thử một lần vượt lên lợi ích cá nhân, lợi ích phe nhóm. Hãy thử một lần vượt lên oán thù, vượt lên định kiến ý thức hệ. Hãy thử một lần đặt dân tộc lên trên hết, chúng ta, dân tộc chúng ta sẽ có một tương lai khác.

Nguyễn Đắc Kiên

(Blog Nguyễn Đắc Kiên)