1. Bối
cảnh xã hội.
Gần đây, truyền thông
đối lập với Đảng Cộng sản Việt nam ỏ cả trong nước lẫn hải ngoại đã đăng tải
nhiều ý kiến nói về sự cần thiết phải có một
hệ tư tưởng mới để canh tân đất nước.
Nhu cầu này vốn dĩ đã có
từ lâu tại Việt nam nhưng chỉ thật sự nổi lên mạnh mẽ từ việc Linh mục Thadeus
Nguyễn Văn Lý trả lời BBC Việt ngữ phỏng vấn vào ngày 16 Tháng Ba 2010.
Linh mục Thadeus Nguyễn
Văn Lý cho rằng “phải
nghiêm túc suy nghĩ, công
việc hiện nay phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn. Phải có một học thuyết đủ sức thay thế Chủ nghĩa Marx–Lenin,
có đường hướng sát thực tế để người ta
nhìn vào mà hy vọng rằng con đường ấy, tổ
chức ấy sẽ làm cho Việt nam ổn định hơn Indonesia, Thái lan, Philippines. Nếu chúng ta ảo tưởng thì sẽ thất bại. Bao nhiêu người có tâm huyết, muốn thay đổi, nhưng thay đổi thế nào? Nếu
thay đổi mà tình hình xấu hơn cả Thái lan, Indonesia, Philippines, thì thà cứ để yên cho Đảng Cộng sản
đang còn giúp cho Việt nam cũng có một vị trí trong Cộng đồng Asean.
Muốn để Việt Nam huy hoàng hơn, thăng tiến hơn, đạo đức hơn, có nền tảng vững
chắc hơn, tổ chức ấy phải hội đủ
nhiều điều kiện lắm. Nếu như không,
thì cũng chỉ mơ tưởng với nhau vậy thôi
còn trong thực tế, không thể thành
công”.
Quan
điểm đó đã gây ra nhiều tranh cãi sôi nổi
cho các nhóm dân chủ. Các nhóm này đã
trải nghiệm nhiều thất bại khi đối diện với Đảng Cộng sản Việt nam đang cai trị
Việt nam theo nguyên tắc độc đảng. Có lẽ chính trải nghiệm thất bại thể hiện
qua tình trạng bị cô lập cũng như nhiều vụ bắt bớ hoặc truy bức nhằm vào họ đã
khiến họ rất quan tâm đến nhu cầu nói trên.
Nhân
dịp này, Tập hợp Dân chủ Đa nguyên –
một tổ chức chính trị của người Việt nam ở Pháp vốn đã chuẩn bị được khá bài
bản một dự án chính trị cho Việt nam – đã đẩy mạnh việc quảng bá cho dự án đó
dù dự án đó còn có một số vấn đề cần phải được luận bàn thêm.
Đảng
Cộng sản Việt nam cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức nghiêm trọng về cả tư tưởng lẫn nhân sự cho tương
lai đầy bất định của họ.
Trong
thời đại thông tin làm cho tri thức nảy nở nhanh chóng, Chủ nghĩa Marx–Lenin đã
bị vượt qua khiến Đảng Cộng sản Việt nam phải đổi mới, ít nhất cũng phải đổi
mới nhãn quan về thực tại, tức là đổi mới hệ tư tưởng hoặc đổi mới tư duy như
Cựu Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã từng nói. Tuy nhiên, nếu từ bỏ Chủ nghĩa
Marx–Lenin thì họ sẽ không biết phải lấy hệ tư tưởng nào làm hệ tư tưởng chính
thống cho mình.
Vả
lại, thay đổi tư tưởng không dễ dàng như
thay đổi y phục. Y phục chỉ bao che bên ngoài thân thể, nhưng tư tưởng lại
bám vào bên trong não bộ làm cho việc thay đổi nó không thể xảy ra một sớm một
chiều.
Việc
đề cao Hồ Chí Minh nhằm củng cố tính chính danh cho chế độ cộng sản tại Việt
nam dường như không đạt được kết quả mong đợi.
Các
thành phần dân chúng cũng dành niềm tin ngày càng ít hơn cho Đảng Cộng sản Việt
nam. Sự thể
này có nghĩa là nhu cầu về hệ tư tưởng mới không chỉ có ở các nhóm đối lập với
Đảng Cộng sản Việt nam mà còn hiện hữu ngay cả trong Đảng Cộng sản Việt nam
nữa; sâu xa hơn, nó còn hiện hữu sâu rộng trong toàn thể dân tộc Việt nam.
Đã
có một số ít người nhắc đến chủ nghĩa dân
tộc (nationalism) nhưng lại không
thể cho biết chủ nghĩa dân tộc Việt nam sẽ phải như thế nào. Có thể họ không
biết rằng chủ nghĩa dân tộc sẽ dẫn đến xung đột quốc tế như đã từng xảy ra tại
Âu châu vào nửa đầu thế kỷ XX.
2. Trải nghiệm lịch sử.
Việt
nam có thể có lịch sử lâu đời nhưng không ai có thể biết được chính xác bao
nhiêu năm. Căn cứ vào vị thế độc lập có thể xác định được, người ta có thể phải
lấy năm 939, – tức là năm mà cuộc khởi nghĩa chống Nam Hán được lãnh đạo bởi
Ngô Quyền giành được thắng lợi – làm dấu mốc để xác định chiều dài lịch sử cho
một nước Việt nam thật sự có chủ quyền độc lập.
Từ
đó đến nay, Việt nam đã trải nghiệm nhiều
hệ tư tưởng khác nhau, trong đó bao gồm: Nho giáo (Confucianism) đến từ Tàu
quốc qua con đường đồng hoá, Phật giáo (Buddhism) đến từ Ấn độ qua con đường thương mại, Công
giáo (Catholicism) đến từ Tây phương
qua con đường truyền giáo, Mã giáo, tức Chủ nghĩa Marx (Marxism) hoặc Chủ
nghĩa Cộng sản (Communism) đến từ Nga
qua con đường cách mạng. Ngoài ra còn
có nhiều hệ tư tưởng khác có ảnh
hưởng rất ít đến Việt nam, như Lão giáo
đến từ Tàu quốc, Hồi giáo đến từ Trung đông,
Khai sáng đến từ Pháp, v. v..
Nhìn
vào sự trải nghiệm tư tưởng như vậy, người ta thấy ngay Việt nam không hề có hệ tư tưởng riêng (tư tưởng
nội tại) mà chỉ tiếp nhận tư tưởng từ bên
ngoài (tư tưởng ngoại lai).
Nếu
nói “nhược tiểu” thì hơi quá lời
nhưng thật khó mà tìm kiếm được một từ ngữ nào khác để đánh giá Việt nam về văn
hoá – tư tưởng.
Có
lẽ chính vì thiếu vắng tư tưởng riêng nên người Việt nam thường tiếp nhận rất
thụ động các hệ tư tưởng từ bên ngoài, họ hầu như chỉ hiểu được rất lỗ mỗ hoặc
rất mơ hồ hầu hết các hệ tư tưởng kia nhằm thực hiện một mục đích thực tiễn nào đó, như “bảo vệ độc lập” hoặc “giải
phóng dân tộc” chẳng hạn mà chẳng mấy
ai dành mối quan tâm cho các môn học trừu tượng, như triết học, tâm lý học, chính trị học, v. v.. Đặc biệt, họ thiếu hẳn khả
năng đánh giá để đánh giá đúng đắn một hệ tư tưởng nào đó thuộc loại tốt
hay loại xấu trước khi có thể vận hành hệ tư tưởng đó vào thực tiễn.
Việc
thiếu khả năng đánh giá đã làm cho người Việt nam chỉ có thể biết được một hệ tư tưởng nào đó thuộc loại tốt hay loại xấu
sau khi đã thực hành rất lâu hệ tư tưởng đó hoặc thậm chí chỉ sau khi phải chịu đựng hậu quả đau đớn từ một hệ tư tưởng
xấu rồi mới biết hệ tư tưởng đó thuộc loại xấu, v. v..
Hơn
nữa, chính vì thiếu khả năng đánh giá nên người Việt nam cũng thiếu cả khả năng sửa chữa để sửa chữa sai lầm.
Sự thể đó đã giải thích được tại sao sau mỗi thất bại, người Việt nam thường rất khó vượt qua tình trạng bế tắc
để rồi phải chấp nhận chịu đựng đau khổ
triền miên.
Dĩ
nhiên, không riêng gì người Việt nam mà một số dân tộc khác cũng như vậy nhưng
cần phải nói ra sự thật đó để thấy rằng căn tính đó đặc biệt nổi bật ở người
Việt nam vốn thường hay tự hào có lịch sử văn hiến lâu đời, đồng thời cũng để
tránh ngộ nhận hoặc lầm tưởng rằng mình tài ba hơn nhiều dân tộc khác! Nhiều
dân tộc khác cũng thiếu vắng tư tưởng riêng nhưng họ biết lựa chọn đúng đắn các
hệ tư tưởng tốt từ bên ngoài để sử dụng, chính sự thể đó đã giải thích được tại sao họ lại có thể vượt qua sự thiếu
vắng tư tưởng riêng để vươn lên, như Philippines, Nhật bản, Hàn quốc, v. v.?
Căn
cứ vào hệ quả thực tế phát sinh từ việc thực hành các hệ tư tưởng nói trên,
người ta thấy ngay hai hệ tư tưởng có ảnh hưởng tích cực đến Việt nam, đó là
Phật giáo và Công giáo.
Phật
giáo vào Việt nam từ rất sớm rồi được lấy làm quốc giáo cho cả nhà Lý lẫn nhà Trần. Với tư tưởng ôn hoà, Phật giáo làm cho các vua chúa nhà Lý tỏ ra hiền
từ nhất so với tất cả các vua chúa khác trong lịch sử Việt nam từ trước đến
nay, đồng thời tạo nên sự đồng thuận rất cao trong xã hội vào thời đó, giúp cả
nhà Lý lẫn nhà Trần làm nên những chiến công hiển hách với tư thế hiên ngang
trong đấu tranh chống ngoại xâm: nhà Lý đã chủ động tấn công nhà Tống chứ không
đợi chờ nhà Tống tấn công rồi mới phản công, hoặc nhà Trần đã góp phần quan
trọng vào việc làm tan rã Đế quốc Nguyên Mông.
Công
giáo vào Việt nam từ thế kỷ XVI (1533) làm cho Việt nam thay đổi sâu sắc theo
chiều hướng tích cực nhưng lại bị truy bức dã man nhất. Thực trạng này có những
nguyên nhân hết sức sâu xa. Công giáo không chỉ có tinh thần khoan dung thể hiện qua đức bác ái như từ bi hỷ xả
trong Phật giáo mà còn có tác dụng khai
sáng mạnh mẽ. Chính nó đã mang lại cảm hứng chủ đạo cho Phong trào Khai sáng xuất hiện ở Tây phương vào thế kỷ XVIII.
Đến
Việt nam, Công giáo tạo ra chữ viết (chữ quốc ngữ) làm phương tiện giúp người
Việt nam vừa tiếp nhận dễ dàng vừa phổ biến nhanh chóng kiến thức về mọi
lĩnh vực. Có lẽ đây là một cuộc cách mạng
sâu sắc nhất trong lịch sử Việt nam từ trước đến nay, nó làm cho Việt nam
thăng hoa chứ không làm cho Việt nam lụn bại như các cuộc cách mạng khác.
Thành
tựu thứ hai là báo chí. Chính Trí thức
Công giáo đã du nhập báo chí từ Tây phương vào Việt nam để người Việt nam
có thể trao đổi thông tin, nâng cao dân trí và học hỏi kỹ nghệ từ Tây phương;
từ đó làm xuất hiện một số trí thức đầu
tiên ở Việt nam, như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Quỳnh,
v. v..
Thành
tựu thứ ba bây giờ mới bắt đầu thể hiện, đó là ý niệm đúng đắn về Tự do
– Bình đẳng – Bác ái. Tuy nhiên, ý niệm này vẫn còn tỏ ra rất mơ hồ đối với ngay
cả người Công giáo, lại càng mơ hồ hơn nữa đối với người không Công giáo tại
Việt nam.
Với
tác dụng khai sáng như vậy, đương nhiên Công giáo phải bị truy bức hết sức dã
man bởi các chế độ chuyên chế ở Việt nam cũng như các nơi khác, làm cho Việt
nam trở thành một trong các quốc gia có Thánh
Tử đạo nhiều nhất trên thế giới. Việc truy bức Công giáo cũng làm cho Việt
nam bị chia rẽ sâu sắc về tôn giáo với sự nghi kỵ vẫn còn rất nặng nề đối với
người Công giáo.
Do
cùng có tinh thần khoan dung nên cả Phật giáo lẫn Công giáo đều rất cần thiết
cho đấu tranh ôn hoà (còn được gọi là
đấu tranh bất bạo động) tại Việt nam
cũng như nhiều nơi khác trên thế giới.
Tuy
nhiên, muốn tác động mạnh mẽ tích cực hơn nữa đến đời sống xã hội ở bất cứ đâu,
cả Phật giáo lẫn Công giáo đều cần phải được diễn dịch theo quan điểm khoa học.
Trái
ngược với cả Phật giáo lẫn Công giáo, Nho giáo cũng như Mã giáo lại có ảnh
hưởng tiêu cực nhiều hơn ảnh hưởng tích cực đến Việt nam. Sự tương đồng tự
nhiên giữa Nho giáo với Mã giáo thể hiện rất rõ ràng: một, đều có thái độ bất dung; hai, đều
tạo ra các chính quyền rất hung bạo; ba, đều tạo ra con người công cụ để phục tùng các chính quyền đó; v. v.. Nhà Lê lấy Nho giáo làm quốc giáo
đã áp đặt chế độ chuyên chế rất hà khắc làm cho ngay cả đại công thần như
Nguyễn Trãi cũng bị ăn thịt, hoặc nhà Nguyễn đã thi hành chính sách truy bức
hết sức dã man đối với Công giáo, v. v.. Chính quyền Cộng sản đã làm được gì
cho dân tộc Việt nam ngoài Cải cách Điền địa, Nhân văn Giai phẩm, Xét lại Chống
Đảng, Nội chiến 1959 – 1975, Cải tạo Tư sản, Thảm hoạ Thuyền nhân và Trại tù
Cải tạo, v. v., mà hậu quả đến nay vẫn còn hết sức nhức nhối ?
Nho
giáo ảnh hưởng hết sức sâu đậm đến Việt nam làm cho Việt nam bị tụt hậu thê
thảm. Sự tương đồng tự nhiên giữa Mã giáo với Nho giáo đã giải thích được tại
sao tình trạng tụt hậu ngày càng trầm trọng hơn mặc dù công cuộc đổi mới được
tiến hành đã hơn hai mươi năm nay.
Đã
có nhiều ý kiến cho rằng cần phải từ bỏ Mã giáo nhưng trong đó lại có ý kiến
cho rằng cần quay trở lại với Nho giáo. Đây là một cái vòng luẩn quẩn cho thấy
Nho giáo có ảnh hưởng còn mạnh hơn cả Mã giáo!
Tình
hình này có thể chứng tỏ rằng Việt nam đang cần phải có một hệ tư tưởng mới để
phát triển trong một thế giới đang toàn cầu hoá. Nhưng hệ tư tưởng đó phải như
thế nào, ai sẽ làm ra nó và làm như thế nào? Đó là những câu hỏi không dễ trả
lời!
3. Hệ tư tưởng nào cho Việt nam trong tương lai ?
Từ
Mỹ vào ngày 13 Tháng Tư 2010, ông Ngô Văn Hiếu cho rằng Linh mục Thadeus Nguyễn
Văn Lý đã có bốn điều sai lầm: “ỷ lại vào lãnh tụ tài đức vẹn toàn, viển vông
đi tìm một chủ thuyết ưu việt, nhầm lẫn dân chủ với hỗn loạn, và thiếu thực tế
khi muốn tổ chức kiện toàn giữa hiện tình đất nước”.
Nhận
định như vậy đúng đắn hay sai lầm, đúng đắn như thế nào hoặc sai lầm đến đâu,
có lẽ cần phải được luận bàn thêm. Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý có thể sai
lầm khi nói về các chủ đề nào đó nhưng chắc chắn không thể sai lầm khi cho rằng
cần phải tìm kiếm một chủ thuyết ưu việt để thăng tiến đất nước.
Mọi
phong trào chính trị, dù cải cách hay cách mạng, đều được bắt đầu từ hệ tư
tưởng cũng như hành động được bắt đầu từ tư tưởng. Tư tưởng tốt sẽ dẫn đến hành
động tốt cũng như tư tưởng xấu sẽ dẫn đến hành động xấu. Hệ tư tưởng tốt sẽ dẫn
đến thể chế tốt cũng như hệ tư tưởng xấu sẽ dẫn đến thể chế xấu.
Một
hệ tư tưởng tốt phải hội đủ cả ba yếu
tố cơ bản: Chân – Thiện – Mỹ, tức là phải vừa đúng đắn vừa tốt đẹp lại vừa bảo đảm mang lại
lợi ích cho mọi người. Hệ tư tưởng đó sẽ tạo nên sự đồng thuận cho cả một dân
tộc hoặc thậm chí cả nhân loại. Tôi nhận thấy người Việt nam chưa thể tạo tác
được một hệ tư tưởng như vậy.
Tập
hợp Dân chủ Đa nguyên có lẽ đã thể hiện một nỗ lực cao nhất của người Việt nam
ở hải ngoại nhưng trong Dự án Chính trị của họ có một số vấn đề chưa được làm
sáng tỏ, như quan niệm về Chế độ Tổng thống hoặc quan niệm về quyền lực hành
pháp, v. v., cụ thể là thiếu hụt cả một triết
lý khoa học về đời sống chính trị, thể hiện qua một số khái niệm rất dễ gây
ra ngộ nhận, như “dân chủ đa nguyên”
chẳng hạn. Dân chủ bao giờ cũng hàm chứa cả đa nguyên sao lại phải tạo ra thêm
một khái niệm dài dòng như vậy để làm gì? v. v..
Thực
tế này cho thấy một hệ tư tưởng khoa học đủ sức thay thế Chủ nghĩa Marx–Lenin
có lẽ vẫn còn hết sức xa vời đối với Việt nam.
Việt
nam có thể có một số tài năng nào đó nhưng chính thể hiện hành bắt buộc họ phải
sống mai danh ẩn tích hoặc không cho phép họ hiện diện phát biểu ý kiến. Vả
lại, hình như họ không muốn phải chịu chung số phận với Phạm Quỳnh – một Trí
thức Công giáo có tư tưởng lớn nhất tại Việt nam vào nửa đầu thế kỷ XX đã bị ám
sát vào đầu Tháng Chín 1945 bởi lực lượng Việt minh.
Viết
những dòng này, tôi muốn đưa ra một thông điệp tâm huyết cho giới tinh hoa rằng
hãy suy tư tìm kiếm một triết lý phát triển trước khi nghĩ đến việc thay đổi
chính thể hiện hành!
J. B. Hàvăn Huytoàn
(Viêt vào Tháng Chín 2010)
(Viêt vào Tháng Chín 2010)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét