Tác giả |
I – CHÍNH THỂ CHUYÊN CHẾ QUY ĐỊNH NHƯ THẾ
NÀO ĐỜI SỐNG KINH TẾ.
1. Chính thể chuyên chế tạo
ra nền kinh tế nào để tồn tại.
Chính
thể chuyên chế đòi hỏi dân chúng phải yếu đuối hơn nhà nước mới tồn tại được,
nếu dân chúng mà mạnh mẽ bằng hoặc hơn nhà nước thì sẽ rất nguy hiểm cho
chính nhà nước. Nhưng muốn làm cho dân chúng yếu đuối hơn mình, nhà nước chuyên
chế phải làm cho dân chúng nghèo nàn cùng
cực đồng thời sống phân tán thưa thớt phụ thuộc càng nhiều bao nhiêu vào
thiên nhiên càng tốt bấy nhiêu cho nhà nước chuyên chế, tức là dân chúng phải
sinh hoạt kinh tế theo phương thức tự túc
hoặc không trao đổi gì hết đồng thời
phải bị chia rẽ càng sâu nặng bao nhiêu càng an toàn bấy nhiêu cho nhà nước
chuyên chế.
Vì
thương nghiệp làm cho dân chúng xích lại gần nhau để tạo nên sức mạnh tập thể
vốn rất nguy hiểm đối với nhà nước chuyên chế nên muốn tồn tại an toàn, nhà
nước này phải cấm đoán thương nghiệp hoặc không cho phép thương nghiệp xuất
hiện rồi nảy nở trong dân chúng. Sự thể này đã giải thích cho chúng ta hiểu
được tại sao mọi nhà nước chuyên chế, cả cũ lẫn mới, đều có thái độ bài xích đối với thương nghiệp
cùng với thương nhân. Ở Đông phương,
người ta dùng một danh từ đầy ác cảm
để chỉ thương nhân, danh từ đó chính là con
buôn!
Việc
cấm đoán thương nghiệp làm cho dân chúng buộc phải sống phân tán thành các cộng đồng cô lập, các cộng đồng này
chủ yếu sống theo phương thức tự túc dựa vào việc khai thác điền địa, như trồng
trọt, chăn nuôi, làm thủ công mỹ nghệ, v. v.. Mỗi cộng đồng này trở thành một
thế giới khép kín hoặc đóng cửa với thế giới bên ngoài, từ đó tạo nên nếp sống khép kín cực kỳ bảo thủ, nếp
sống này trở thành cơ sở xã hội hết
sức vững chắc cho nhà nước chuyên chế tồn tại mãi mãi. Nếu cơ sở này mà bị phá
vỡ thì nhà nước chuyên chế cũng sẽ bị tiêu vong. Cái tất yếu này cho chúng ta
thấy rằng: chính chính thể chuyên chế đã
đưa đến các nền kinh tế tồn tại theo phương thức tự túc hoặc làm cho nền kinh
tế nói chung phải chuyển biến thành nền kinh tế tự túc, như nền kinh tế tự
nhiên, nền kinh tế phong kiến, nền kinh tế bao cấp, v. v., nếu không có chính thể
chuyên chế thì không thể có nền kinh tế tự túc. Cái tất yếu này đã được chứng
thực rất tự nhiên bởi lịch sử kinh tế.
Thật
vậy, nền chuyên chế phong kiến được
thiết lập ở La mã vào thời đại cổ xưa đã làm biến dạng triệt để nền kinh tế
hàng hoá đã từng phát triển rực rỡ trước đó để thiết lập nền kinh tế tự túc chủ
yếu dựa vào nông nghiệp dẫn đến phân chia Đế quốc La mã thành nhiều vùng lãnh
thổ khác nhau; hoặc nền chuyên chế cộng
sản được thiết lập ở Đông Âu châu cùng với một số khu vực khác vào giữa thế
kỷ XX cũng đã từng làm biến dạng thảm hại nền kinh tế hàng hoá mới xuất hiện
trở lại vào thời kỳ đó để thiết lập nền kinh tế tự túc cũng chủ yếu dựa vào
nông nghiệp với hàng loạt công xã nông thôn cực kỳ rộng lớn nhưng hết sức tiêu
điều dẫn đến kéo lùi nhân loại trở về quá khứ tối tăm lạc hậu làm cho dân chúng
khốn khổ điêu linh. Nhưng như ta đã biết, do kinh tế hàng hoá có tính chất tự thân hoặc thích hợp với nhân loại nên chính thể
chuyên chế không thể tiêu diệt được kinh tế đó mà chỉ làm biến dạng kinh tế đó
thôi với vô số tai hoạ giáng xuống dân chúng.
Vậy do
bản chất của nó nên chính thể chuyên chế chỉ thích hợp với nền kinh tế tự túc
mà thôi, – sự thể này đã giải thích cho chúng ta hiểu được tại sao nền kinh tế
tự túc chỉ tồn tại cùng với nhà nước chuyên chế. Nền kinh tế tự túc cho phép
nhà nước chuyên chế tồn tại dai dẳng hoặc có sức tái sinh rất mạnh mẽ, nếu nhà
độc tài này mà bị lật đổ thì lại xuất hiện một nhà độc tài khác thay thế nhà
độc tài kia. Do sống bằng kinh tế tự túc với nếp suy nghĩ bảo thủ lại bị tước
đoạt nặng nề nên dù có lật đổ được một nhà độc tài nào đó, dân chúng cũng chỉ
tạo nên được một nhà độc tài mới với một cơ chế nhà nước y như cũ, tức là cũng chỉ tái lập chính thể chuyên chế mà thôi, họ
không thể có được cơ sở kinh tế mới với một tư tưởng mới để thiết lập một chính
thể khác với chính thể đã bị lật đổ bởi chính họ, họ đành phải thiết lập một
nhà nước có cấu trúc như cũ với tên gọi hơi khác một chút cho thích hợp với ý
chí tư riêng của nhà độc tài mới, tức là nhà độc tài có thể thay đổi nhưng
chính thể chuyên chế lại không thể thay đổi. Sự thể này đã được phát hiện lần đầu tiên bởi Aristote khi nói về nô lệ, nông nô, công nhân, v. v., tức là các giai cấp bị bóc lột, bị áp bức, bị nô dịch trong chính thể chuyên chế: rằng nếu một nông nô nào đó mà lãnh đạo đám đông lật đổ được một chính quyền
thối nát nào đó thì họ cũng sẽ chỉ tái lập một thể chế như cũ, rằng đám đông nông nô hoặc làm nông nghiệp nhỏ
không có khả năng về kinh tế để trở thành một giai cấp tự nó hoặc cho nó,
tức là nó không thể có ý thức về vai trò của nó hoặc không có cơ sở kinh tế để
thực hiện một vai trò nào đó dù có ý thức về vai trò đó, rằng cá nhân nào trong đám nông nô mà ngoi lên
được cũng sẽ trở thành chủ nô hoặc quan văn cho thể chế chuyên chế 103). Quả thật, nhà độc tài mới có thể tỏ
ra dịu hiền hơn nhà độc tài cũ nhưng rồi dần dần lại đâu vào đấy. Bản tính vị
kỷ: ích kỷ, tư lợi và tham lam, lại thúc đẩy nhà độc tài mới đi theo vết xe đổ
của nhà độc tài cũ, cũng gây nên những tai hoạ như trước cho dân chúng. Cứ như
thế triều đại nọ nối tiếp triều đại kia làm cho chính thể chuyên chế tồn tại
dai dẳng. Sự thể này đã biểu hiện rõ ràng qua tất cả các cuộc “cách mạng” đã
từng được tiến hành bởi các giai cấp bị bóc lột, bị áp bức, bị nô dịch trong
chính thể chuyên chế, tức là các cuộc khởi nghĩa của nô lệ, nông nô, công nhân,
v. v., trong toàn bộ lịch sử từ xưa đến nay mà đa số bị dập tắt bởi những hành
động dã man tàn khốc của nhà nước chuyên chế hoặc chỉ có thiểu số đi đến thành
công nhưng cũng chỉ tái lập chính thể chuyên chế mà thôi với một nhà độc tài
mới đã có công lãnh đạo khởi nghĩa lật đổ được nhà độc tài cũ. Nói như thế, tôi
muốn khẳng định rằng nền kinh tế tự túc tự nó trở thành cái nền tảng vững chắc
nhất cho chính thể chuyên chế tồn tại mãi mãi 104).
Tóm lại,
chính thể chuyên chế chỉ mong muốn duy trì nền kinh tế tự túc, qua đó duy trì
mãi mãi nhân loại trong trạng thái lạc hậu phổ biến, thậm chí còn kéo lùi nhân
loại về quá khứ xa xưa nữa kia. Muốn làm cho chính thể chuyên chế trở nên thịnh
vượng, mọi cá nhân bao gồm cả nhà cầm quyền lẫn dân chúng đều phải sống cuộc sống cô tịch, theo đó nhà cầm quyền
phải tự kiềm chế được lòng tham của mình để lòng tham của mình đừng tác oai tác
quái mà làm bại hoại chính thể, còn dân chúng phải sống phân tán hoặc cách ly nhau
bằng kinh tế tự túc để tránh làm thức tỉnh dục vọng mà gây nên rối loạn cùng
với nhiều điều lộn xộn khác 105).
Nhưng muốn làm được điều này lại cần phải có những tôn giáo thật dịu hiền mới đủ khả năng để giáo hoá mọi cá nhân làm cho mọi cá nhân
đều dịu hiền như nhau, nhà cầm quyền phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức theo
những tôn giáo này trong khi điều hành chính sự cũng như dân chúng phải thường
xuyên tu dưỡng đạo đức theo những tôn giáo này trong khi lăn lộn kiếm sống; bên
trong hoặc bên cạnh cung điện của nhà cầm quyền cũng như nhà ở của dân chúng
phải có những ngôi đền thật tĩnh mịch để thực hành những tôn
giáo nói trên 106). Nếu chỉ có những tôn giáo hung bạo thì dù dân chúng
có sống phân tán bằng kinh tế tự túc hoặc nhà cầm quyền có ý muốn tự kiềm chế
dục vọng của mình cũng không thể giữ được sự an bình thịnh vượng cho chính thể
này đâu!
Nếu vô tình hoặc miễn cưỡng mà chấp nhận kinh tế hàng hoá thì chính thể chuyên chế
sẽ còn gây nên nhiều tai hoạ khủng khiếp hơn nữa cho nhân loại, mà như vậy
chính thể này sắp tiêu vong đến nơi rồi, Cách
mạng Dân chủ Tự do đang đợi nó ở phía trước!
2. Chính thể chuyên chế với
kinh tế hàng hoá.
Vì kinh tế hàng hoá về bản chất chỉ dựa vào sự bình đẳng
giữa người với người mà chính thể chuyên chế lại chỉ muốn thủ tiêu sự bình đẳng
đó nên không thể tránh khỏi mâu thuẫn gay gắt giữa hai cái đó. Kinh tế hàng hoá
tất yếu phải dẫn đến sự phân hoá giàu
nghèo, sự phân hoá này lại dẫn đến sự tước
đoạt, sự tước đoạt lại làm trầm trọng
thêm sự phân hoá giàu nghèo, làm cho người giàu càng giàu thêm bằng việc
tước đoạt đồng thời làm cho người nghèo càng nghèo thêm bởi sự tước đoạt. Ấy
thế mà chính thể chuyên chế lại chỉ có bạo
lực, mà bạo lực lại rất thích hợp với sự tước đoạt. Vậy chính thể chuyên
chế chỉ làm trầm trọng thêm sự phân hoá giàu nghèo mà thôi, nó làm cho cả người
giàu lẫn người nghèo đều bị mất cả tự do lẫn an ninh, người giàu luôn luôn lo
sợ bị tước đoạt tài sản còn người nghèo lại luôn luôn lo sợ bị tước đoạt mất
mạng sống.
Trong khi phân hoá xã hội thành kẻ giàu đối lập thù địch với
người nghèo, chính thể chuyên chế cũng làm cho thành thị đối lập thù địch với
nông thôn, nó làm cho nông thôn phải phụ thuộc vào thành thị cũng như thành thị
tha hồ nô dịch nông thôn.
a. Làm biến dạng quy luật
giá trị để xác lập phương thức sản xuất tư bản.
Trước
hết chính thể chuyên chế làm biến dạng
quy luật giá trị. Muốn tồn tại được, nhà nước chuyên chế phải dùng bạo lực
để tước đoạt dân chúng hoặc biến tài sản của dân chúng thành tài sản của mình,
tức là quốc hữu hoá tài sản quốc dân rồi lại dùng bạo lực để làm cho tài sản
của mình sinh sôi nảy nở thật nhanh chóng, qua đó mà hình thành một lực lượng kinh tế bạo ngược với
những phương pháp kinh doanh cơ bản sau đây.
a1. Áp đặt giá
cả cho cả người mua lẫn người bán.
Nhà
nước chuyên chế thường phải khống chế
chặt chẽ hoặc độc quyền kiểm soát
các loại hàng hoá cần thiết nhất cho đời
sống bao gồm cả sản xuất lẫn tiêu dùng, như năng lượng, tài nguyên, nước
sạch, các phương tiện tải chuyển thông tin, v. v.. Nhà nước chuyên chế phải áp đặt giá cả cao ngất cho các hàng hoá
đó để làm giàu cho các nhà cầm quyền chuyên chế đồng thời khống chế toàn bộ
sinh hoạt kinh tế của dân chúng. Nếu người mua mà không mua các hàng hoá đó của
nhà nước chuyên chế thì sẽ không thể mua được các hàng hoá đó của người khác,
người khác không có các hàng hoá đó. Người mua buộc phải mua các hàng hoá đó
của nhà nước chuyên chế với giá cả cao ngất. Tình trạng này làm cho các công ty
tư nhân phải gia tăng chi phí sản xuất dẫn đến doanh lợi cũng như lợi nhuận
giảm sút, tức là việc kinh doanh tự do
gặp rất nhiều khó khăn bắt nguồn trực
tiếp từ việc nhà nước chuyên chế luôn luôn bán hàng hoá với giá cả cao hơn
giá trị của nó.
Việc
bán quyền sử dụng đối với tiền bạc của nhà nước chuyên chế cũng xảy ra như vậy,
cũng là bán hàng hoá với giá cả áp đặt
cao hơn giá cả thực tế của nó. Những
cá nhân nào muốn vay tiền bạc của nhà nước chuyên chế để sống, tiêu dùng hoặc
kinh doanh, vừa phải chịu một tỷ suất lợi
tức rất cao làm cho việc kinh doanh tự do vốn đã rất khó khăn lại càng khó
khăn hơn với chi phí tín dụng quá cao như vậy, vừa phải thế chấp tài sản có số lượng giá trị lớn hơn rất nhiều so với
số lượng tiền bạc mà mình được vay làm cho công việc kinh doanh gặp rất
nhiều rủi ro. Thật vậy, chính thể chuyên chế luôn luôn có nhiều điều ngẫu nhiên
tai ác bắt nguồn từ bản tính vị kỷ của nhà cầm quyền chuyên chế khiến những
người vay khó mà tránh được rủi ro rồi dẫn đến phá sản. Một khi mà bị phá sản
sẽ mất hết.
Đối với
người bán, nhà nước chuyên chế cũng áp đặt giá cả cho các hàng hoá của họ bằng
vô số thủ đoạn khác nhau. Nhà nước chuyên chế luôn luôn mua hàng hoá với giá cả
thấp hơn giá trị của nó. Ví dụ các dự án sản xuất nguyên liệu, người ta thoả thuận trước giá cả với người bán để
hình thành giá cả hợp đồng nhưng đến
mùa thu hoạch người ta lại dùng rất nhiều lý do thích đáng, như đầu ra gặp khó
khăn, đầu vào có chi phí quá cao cho năng lượng, v. v., – mà quả thật, sự việc
lại đúng như thế, – để áp đặt giá cả xuống thấp
hơn giá cả hợp đồng làm cho người bán bị phá sản hàng loạt hoặc chỉ thu
được sản phẩm giá trị không đủ để tái sản xuất sức lao động. Cái giá trị chênh
lệch giữa giá cả hợp đồng với giá cả thực hiện không thể chui xuống đất hoặc
bay lên trời được mà chỉ có thể sa ngã vào tài khoản của các nhà cầm quyền
chuyên chế mà thôi.
Khi mua
quyền sử dụng đối với lao động của người lao động, nhà nước chuyên chế chỉ chi
trả tiền công rất thấp cho người lao
động, tức là mua quyền sử dụng lao động với giá cả áp đặt thấp hơn giá cả thực
tế của cái quyền đó, làm cho người lao động phải sống một cuộc sống nghèo túng
cùng cực. Ai cũng thấy rằng công nhân làm việc cho các công ty quốc doanh
thường chỉ nhận được tiền công rất thấp. Nhưng nếu không bán quyền sử dụng lao
động của mình cho nhà cầm quyền chuyên chế thì người lao động không thể bán được
cái quyền ấy cho người khác. Vả lại, dù có bán được cái quyền ấy cho các công
ty tư nhân thì các công ty này cũng dựa vào nhà cầm quyền chuyên chế để chi trả
tiền công rất thấp cho người lao động, nhà cầm quyền chuyên chế luôn luôn chỉ
bảo vệ những kẻ bóc lột mà thôi. Vậy người lao động đành phải chấp nhận cái giá
cả bèo bọt ấy.
Việc
mua quyền sử dụng đối với tiền bạc của một số nhà giàu nhẹ dạ cả tin cũng xảy
ra tình trạng tương tự. Nhà nước chuyên chế chỉ chi trả cho cái quyền ấy một
giá cả thấp hơn giá cả thực tế của nó biểu hiện thành một tỷ suất lợi tức rất thấp đồng thời còn lạm phát tiền tệ bằng giấy để chiếm đoạt một phần tiền bạc của một
số nhà giàu kia. Khi xảy ra lạm phát tiền tệ bằng giấy, một số nhà giàu kia chỉ
thu lại được một số lượng giá trị nhỏ hơn rất nhiều so với số lượng giá trị mà
mình đã cho vay trước đó làm cho cả nhà nước chuyên chế lẫn giới chủ ngân hàng
cùng được lợi. Trong nền chuyên chế chỉ có những nhà giàu ngây thơ mới ném tiền
bạc của mình vào ngân hàng hoặc thị trường tài chính.
Trong
việc phát hành công trái hoặc trái phiếu nhà nước, nhà nước chuyên chế
cũng lạm phát tiền tệ bằng giấy làm cho cái tiền tệ này giảm sút giá trị quy ước, qua đó làm cho công
trái đang được lưu thông giảm sút giá cả thực tế: công trái này giảm sút giá cả
thực tế làm cho những người mua trái phiếu bị tổn thất nặng nề. Việc phát hành
cổ phiếu của các công ty quốc doanh cũng chỉ làm tổn thất cho người lao động,
nếu không mua thì họ sẽ bị quy chụp thành kẻ tắc trách rồi khó mà tránh khỏi bị
đuổi việc, nhưng nếu có mua thì họ cũng chỉ nhận được một giá trị nhỏ hơn giá
trị của cái tiền bạc đã được dùng để mua cổ phiếu của các công ty kia.
Ở đây
chính thể chuyên chế làm biến dạng quy luật giá trị làm cho quy luật này tác
động theo xu hướng cực đoan: làm giàu cho những kẻ bất lương đồng thời bần cùng
hoá tất cả những người lương thiện hoặc thúc đẩy kẻ mạnh bóc lột tàn tệ kẻ yếu.
Quy luật này đã bị biến dạng thành sự trao
đổi sai lệch giá trị theo nguyên tắc
ép buộc, không thuận mua mà cũng chẳng vừa bán, theo đó kẻ mạnh bắt buộc
người yếu phải mua hàng hoá với giá cả cao hơn giá trị của nó đồng thời phải
bán hàng hoá với giá cả thấp hơn giá trị của nó. Chính thể chuyên chế làm cho
quy luật giá trị chỉ phát huy được tác
dụng tiêu cực đối với xã hội: phân hoá
giàu nghèo đồng thời sinh ra các tệ
nạn.
a2. Làm giả hàng
hoá hoặc sản xuất hàng hoá kém chất lượng.
Cùng
với việc áp đặt giá cả cho cả người mua lẫn người bán, nhà nước chuyên chế còn làm giả hàng hoá hoặc sản xuất hàng hoá
kém chất lượng, cụ thể là bớt xén năng lượng, ăn cắp nguyên liệu, sử dụng lao
động có tay nghề thấp, v. v., tạo ra những hàng hoá kém chất lượng để bán với
giá cả cao hơn giá trị của nó. Trong các hàng hoá này phải kể đến các công
trình xây dựng cũng như các dịch vụ về giáo
dục, y tế, thông tin, v. v.. Nói
chung tất cả các hàng hoá nào được tạo ra bởi nhà nước chuyên chế đều kém chất
lượng nhưng lại có giá cả rất cao. Nếu có một công ty “quốc doanh” nào đó mà
sản xuất được những hàng hoá có chất lượng tốt lại rẻ nữa thì cái công ty ấy
thật ra đã bị tư hữu hoá đến tận từng
tế bào của nó rồi, chủ sở hữu công ty ấy không phải là nhà nước chuyên chế nữa
mà là những cá nhân nào đó, những cá nhân này có thể vẫn làm quan chức cho nhà
nước chuyên chế nhưng phải làm nhà kinh doanh chân chính mới có thể tạo ra được
các hàng hoá vừa tốt vừa rẻ. Với trường hợp này, danh nghĩa quan chức chỉ làm
chỗ dựa cho các chủ sở hữu tiến hành được thuận tiện việc kinh doanh mà thôi,
người ta làm quan chức để bòn rút tài sản của dân chúng rồi dùng tài sản bòn rút
được để mua cổ phần của các công ty quốc doanh, biến các công ty quốc doanh
thành các công ty tư doanh rồi mới có
thể kinh doanh nghiêm chỉnh được. Nhưng vì tất cả các công ty tư doanh như vậy
chỉ cạnh tranh với nhau theo nguyên tắc
chuyên chế nên chỉ có công ty nào mạnh hơn hoặc được bảo kê bởi nhà nước
chuyên chế mới tồn tại được.
Lưu ý
rằng làm giả hàng hoá khác hẳn hàng hoá làm giả mặc dù hai cái đó có mục đích
giống nhau: làm giả hàng hoá là làm ra hàng hoá có chất lượng kém nhưng lại có
giá cả rất cao, cao hơn giá trị của nó; còn hàng hoá làm giả lại là hàng hoá có
giá trị sử dụng không có lợi hoặc thậm chí còn nguy hiểm cho người tiêu dùng
nữa. Tất nhiên việc làm giả hàng hoá mà phát triển thái quá cũng sẽ đưa đến
việc tạo ra hàng hoá làm giả.
Ở đây
chính thể chuyên chế đã làm biến dạng quy luật giá trị ngay từ quá trình sản xuất, quy luật này vốn đòi
hỏi việc sản xuất chỉ phải hao phí sức lao động ở mức độ cần thiết mà thôi,
nhưng ở đây quy luật này lại biểu hiện thành hai dạng đối lập nhau phân hoá
thành hai cực đối lập nhau: ở cực này, những kẻ mạnh chỉ hao phí sức lao động
thấp hơn mức độ cần thiết dẫn đến làm giàu bất chính; còn ở cực kia, những kẻ
yếu lại phải hao phí sức lao động cao hơn mức độ cần thiết dẫn đến phá sản hàng
loạt rồi trở nên bần cùng, tức là ở đây chính thể chuyên chế làm cho quy luật
giá trị tác động theo xu hướng cực đoan
làm cho kẻ mạnh dựa vào bạo lực mà
trở nên giàu có đồng thời làm cho kẻ yếu bị o ép bởi bạo lực mà trở nên bần
cùng.
a3. Làm giả tiền
tệ hoặc làm cho tiền tệ bằng giấy giảm sút giá trị quy ước: lạm phát và cất
giấu vàng.
Với
quyền lực tuyệt đối trong tay, bao gồm cả ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, lại cộng thêm sự
ngu dốt bẩm sinh làm cho bản tính vị kỷ: ích kỷ, tư lợi và tham lam, nổi lên
ngút trời, nhà cầm quyền chuyên chế sẵn sàng lạm phát hoặc phát hành bừa
bãi tiền tệ bằng giấy để xây dựng thiên đường cho mình ngay trên địa cầu
đồng thời thiết lập luôn cả địa ngục cho dân chúng ngay trước mắt mình nữa làm
cho tiền tệ bằng giấy bị giảm sút giá trị quy ước trên mỗi đơn vị của nó.
Quả
thật, nhà nước chuyên chế với hệ thống quan chức độc đoán ngày càng đông đảo từ
trung ương xuống cơ sở bị thôi thúc bởi lòng
tham mù quáng mà luôn luôn bày đặt vô số dự án to lớn nhất đòi hỏi nhà nước
này phải chi ra rất nhiều tiền bạc để thực hiện: do thường xuyên bị đe doạ bởi ngày
càng nhiều loại kẻ thù khác nhau nên nhà nước chuyên chế phải chi ra ngày càng nhiều tiền bạc cho
bộ máy bạo lực (bao gồm cả quân đội lẫn cảnh sát) vốn phải làm phương
tiện cho nhà nước chuyên chế tồn tại, để bộ máy đó đối phó với nhiều loại
kẻ thù kia; do phải thực hiện chính sách
phát triển cho mọi lĩnh vực dân sự,
như y tế, giáo dục, xây dựng, v. v., để bảo tồn mình nên nhà nước chuyên chế cũng phải chi ra rất nhiều
tiền bạc để thực hiện chính sách đó; do phải dối trá để ru ngủ dân chúng nên nhà nước chuyên chế cũng phải chi ra rất nhiều tiền bạc cho bộ máy tuyên truyền để bộ máy đó tuyên
truyền những luận điệu dối trá làm cho dân chúng ngoan ngoãn mà tuân phục;
ngoài ra, còn có nhiều lý do khác khiến nhà nước chuyên chế cũng phải chi ra rất nhiều tiền bạc.
Nhưng muốn có tiền bạc để chi ra ngày càng nhiều như thế, trước hết nhà nước
chuyên chế phải thu vào được ngày càng nhiều tiền bạc. Vậy ở đây cần phải xác
định mối quan hệ số lượng giữa cái tiền bạc được thu vào với cái tiền bạc được chi ra.
Trước
hết phải khái quát được mối quan hệ đó thành cái định luật này: do nhà nước
chuyên chế chỉ kiểm sát dân chúng mà không hề bị kiểm sát bởi dân chúng nên nhu cầu tiêu dùng của nhà nước chuyên chế
luôn luôn lớn hơn khả năng sản xuất của toàn thể dân chúng, làm cho cái tiền bạc được thu vào luôn luôn ít hơn
cái tiền bạc được chi ra. Sau hết phải giải thích chi tiết cái định luật
này. Chính thể chuyên chế luôn luôn làm cho dân chúng chống lại nhà nước ngay
từ đời sống kinh tế: đa số dân chúng luôn luôn tìm cách để trốn tránh trách
nhiệm đóng góp công sức hoặc tiền bạc của mình cho nhà nước chuyên chế, làm cho
cái tiền bạc được thu vào luôn luôn ít hơn cái tiền bạc được chi ra. Vả lại, dù
toàn thể dân chúng đóng góp hết khả năng của mình cho nhà nước chuyên chế cũng
không thể đủ để thoả mãn được lòng tham mù quáng của nhà nước này, làm cho cái
tiền bạc được thu vào luôn luôn ít hơn cái tiền bạc được chi ra. Vốn chỉ có một
thứ pháp luật mù quáng, nhà nước chuyên chế vô
tình hay hữu ý luôn luôn cho phép
các quan chức chuyên chế tha hồ lạm dụng pháp luật đó để trục lợi cho mình: dân
chúng có thể phải nộp đủ cho các quan
chức chuyên chế nhưng trong các quan chức đó, quan chức này lại có thể chỉ nộp thiếu cho quan chức kia, từ đó làm
cho cái tiền bạc được thu vào luôn luôn ít hơn cái tiền bạc được chi ra. Giải
thích như vậy đã cho phép kết luận được rằng: nhà nước chuyên chế không thể có
cái tiền bạc được thu vào bằng cái
tiền bạc được chi ra, lại càng không thể có cái tiền bạc được thu vào nhiều hơn cái tiền bạc được chi ra, mà
thực tế chỉ có cái tiền bạc được thu vào ít
hơn cái tiền bạc được chi ra. Để bù đắp vào chỗ thâm hụt giữa cái tiền
bạc được chi ra với cái tiền bạc được
thu vào, nhà nước chuyên chế chỉ có thể phải phát hành tiền tệ bằng giấy với số lượng lớn hơn số lượng cần thiết cho
lưu thông, tức là phải lạm phát tiền
tệ bằng giấy. Không còn cách nào khác!
Lạm
phát làm cho lưu thông hàng hoá bị ngưng lại. Do tiền tệ bằng giấy bị giảm sút
giá trị quy ước trên mỗi đơn vị của nó nên những người có hàng hoá không muốn
bán hàng hoá, nếu phải bán hàng hoá thì họ không muốn đổi hàng hoá lấy tiền tệ
bằng giấy mà chỉ muốn đổi hàng hoá lấy kim
loại quý, tức là vàng. Nói như
thế tôi muốn khẳng định rằng: lạm phát làm cho lưu thông hàng hoá chỉ đòi hỏi
vàng phải làm phương tiện lưu thông
chứ không cần tiền tệ bằng giấy làm phương tiện đó. Nhưng chính lạm phát lại
cản trở vàng làm phương tiện lưu thông để phải làm phương tiện tích trữ: khi xảy ra lạm phát, người ta đua nhau săn
bắt vàng để tích trữ hoặc cất giấu, làm cho vàng gia tăng giá cả; vàng gia tăng giá cả lại cản trở việc dùng
vàng vào lưu thông hàng hoá: người ta sẵn sàng bán hàng hoá với giá cả được quy
ra vàng nhưng chẳng dại dột gì mà mua hàng hoá với giá cả được quy ra vàng, tức
là lạm phát làm cho vàng không được dùng
làm tiền tệ mà chỉ được dùng làm hàng hoá, hoặc nói theo một cách khác dễ
hiểu hơn: lạm phát làm cho vàng không
được dùng làm phương tiện lưu thông mà chỉ được dùng làm phương tiện tích trữ,
khiến những người có tiền tệ chỉ muốn dùng tiền tệ làm phương tiện tích trữ mà không muốn dùng tiền tệ làm phương tiện lưu
thông: họ chỉ muốn đổi tiền tệ bằng giấy
lấy vàng để cất giấu vàng!
Lưu
thông hàng hoá làm cho vàng bị kéo ra khỏi lòng đất để đi vào lưu thông, nhưng
lạm phát lại đẩy vàng ra khỏi lưu thông để quay trở về lòng đất. Bị dùng làm phương tiện tích trữ để rồi bị cất giấu
vào nơi kín đáo an toàn sẽ chẳng khác gì bị chôn cất vào lòng đất, cũng như một
người đang sống mà chẳng làm gì để khẳng định nhân tính của mình sẽ chẳng khác
gì một người đã chết. Lạm phát còn dẫn đến hàng loạt hệ quả tai ác nữa: 1)
Người bán không muốn bán chịu nữa làm cho người mua không thể mua chịu được
nữa, hoặc nếu người bán vẫn bán thì phải bán với giá cả cao hơn trước làm cho
người mua cũng gặp khó khăn. 2) Các chủ nợ đòi hỏi các con nợ phải thanh toán
nợ nần mà các con nợ lại đang thiếu phương tiện thanh toán để có thể thanh toán
nợ nần, từ đó dẫn đến những xung đột khốc liệt. 3) Những người làm thuê nhận
được tiền công thực tế ít hơn trước dẫn đến mức sống thấp hơn
trước. Quyền sử dụng đối với lao động của họ đã bị giảm sút giá cả. Hệ quả này
làm cho đời sống của họ khốn khổ hơn trước. 4) Những người có tiền bạc làm tín
dụng, bao gồm cả cho vay lấy lãi lẫn đầu tư chứng khoán, cũng nhận được lợi tức thực tế ít hơn trước, tức là
quyền sử dụng đối với tiền bạc của họ cũng bị giảm sút giá cả. Ở đây thị trường tài chính nói chung cũng như
thị trường chứng khoán nói riêng bị biến dạng hoàn toàn. Hệ quả này làm cho thị
trường tài chính nói chung bị rối loạn hoàn toàn. 5) Những người có tài sản đua
nhau tích trữ hoặc đầu cơ thực phẩm
làm cho thực phẩm gia tăng giá cả, thực phẩm gia tăng giá cả lại làm cho người
nghèo khốn đốn hơn trước.
Lạm
phát đưa dân chúng xuống địa ngục nhưng lại đưa nhà cầm quyền chuyên chế lên
thiên đường. Dân chúng bị mất bao nhiêu cái gì, nhà cầm quyền chuyên chế lại
được bấy nhiêu cái đó. Cái giá trị chênh
lệch giữa giá cả trước khi lạm phát
với giá cả sau khi lạm phát của tất
cả các loại hàng hoá không thể chui xuống địa ngục cùng với dân chúng được mà
chỉ có thể bay lên thiên đường cùng với nhà cầm quyền chuyên chế mà thôi.
Khác
với các thủ đoạn cướp bóc khác, vốn chỉ cướp
bóc cục bộ đối với một bộ phận này hay bộ phận khác trong dân chúng, việc
lạm phát lại cướp bóc tổng thể đối
với toàn thể dân chúng với một mức độ như nhau tuỳ theo tỷ lệ lạm phát mà dân chúng rất khó
lường.
Cướp
bóc dân chúng đến một mức độ nào đó mà dân chúng không còn gì để ăn nữa bắt đầu
phản kháng chống trật tự nô lệ, nhà
cầm quyền chuyên chế sẽ phải lạm phát để nuôi sống bộ máy đàn áp đang phình ra ngày càng to lớn hơn. Trong bộ máy này,
thực tế có một thiên đường thật sự, làm
theo năng lực hưởng theo nhu cầu hoặc thậm chí không làm cũng hưởng, dẫn đến vô số tệ nạn khác nhau. Lạm phát đưa
nhà cầm quyền chuyên chế lên thiên đường nhưng lại đưa dân chúng xuống địa
ngục: thu nhập vốn đã ít ỏi rồi lại càng ít ỏi hơn nữa mỗi khi xảy ra lạm phát,
làm cho các giai cấp lao động ngày càng khốn khổ hơn.
Hãy lưu
ý rằng làm giả tiền tệ bằng lạm phát khác
hẳn làm giả tiền tệ bằng giấy. Làm giả tiền tệ bằng lạm phát là bằng việc
lạm phát, nhà cầm quyền chuyên chế làm cho tiền tệ bằng giấy giảm sút giá trị
quy ước biểu hiện thành giá cả leo thang, tức là đánh vào linh hồn của tiền tệ; còn việc làm giả tiền tệ bằng giấy lại là
việc làm ra tiền tệ bằng giấy giống cái tiền tệ bằng giấy đã được phát hành bởi
nhà nước, tức là đánh vào thể xác của
tiền tệ. Cả hai việc này đều có tác dụng tai ác như nhau: đều chiếm đoạt của
cải của dân chúng, nhưng hai việc này lại được thực hiện bởi hai chủ thể khác
nhau. Việc làm giả tiền tệ bằng việc lạm phát chỉ được thực hiện bởi nhà nước
chuyên chế, còn việc làm giả tiền tệ bằng giấy lại chỉ được thực hiện bởi vài
ba cá nhân tép diu mà thôi. Ở đây,
nếu muốn né tránh được những hệ quả tai ác phát sinh từ lạm phát thì tuyệt đối
không nên phát hành tiền tệ bằng giấy để lưu thông thay kim loại quý, chỉ như
vậy mới thích hợp với chính thể chuyên chế như đã được trình bày bởi tiết
1 tại mục này. Nhưng nếu làm như vậy thì nhà cầm quyền chuyên chế sẽ
khó có thể cướp bóc được nhiều đối với dân chúng. Vậy nhà cầm quyền chuyên chế
cần phải phát hành tiền tệ bằng giấy để lưu thông thay kim loại quý, chỉ như
vậy nhà cầm quyền chuyên chế mới dễ dàng cướp bóc được dân chúng với một quy mô
to lớn nhất mà dân chúng không thể hình dung được.
Vì làm
cho lưu thông bị ngưng lại nên lạm phát cũng làm cho sản xuất bị đình trệ.
Nhưng dù sản xuất bị đình trệ hay được gia tốc cũng bắt buộc người ta phải tiêu dùng để sống, tức là phải sử
dụng tư liệu tiêu dùng. Vậy nếu sản
xuất mà bị đình trệ thì sẽ làm cho những hàng hóa nào cần thiết nhất đối với
đời sống, mà điển hình nhất thuộc về thực
phẩm (food), trở thành hàng hoá
quan trọng nhất. Sự thể đó thúc đẩy người ta đua nhau săn bắt thực phẩm để tích trữ hoặc thậm chí còn đầu cơ làm cho ngay cả một nước chuyên
chế dồi dào nhất về thực phẩm cũng bị khan hiếm thực phẩm.
Tình
trạng khan hiếm thực phẩm làm cho thực phẩm gia tăng giá cả với một mức độ còn
cao hơn cả mức độ lạm phát. Khi ấy bắt đầu một
cuộc khủng hoảng kinh tế, người ta không vươn lên làm người mà quay trở lại
làm một loại thú vật tồi tệ nhất bằng những cuộc cắn xé nhau dã man nhất; hệ
quả này tất yếu phải dẫn đến những biến
động chính trị. Những biến động đó sẽ đặt ra một vấn đề hệ trọng nhất: cần
phải khôi phục chính thể chuyên chế hay phải thiết lập chính thể dân chủ? Giải
pháp cho vấn đề này sẽ tuỳ thuộc hoàn toàn vào tình hình thực tế ở từng nước chuyên chế.
Vào giai đoạn khủng hoảng, chính thể chuyên
chế luôn luôn bị khủng hoảng về tài chính
biểu hiện tổng thể thành động loạn kinh
tế, động loạn này diễn biến như thế nào: lâu dài hay mau chóng, sẽ
tuỳ thuộc hoàn toàn vào lực lượng đối lập
có khả năng nào: yếu kém hay hùng mạnh.
Trong
chính thể chuyên chế, phần lớn dân chúng phải sống nghèo khổ, việc kiếm sống
rất khó khăn, làm không đủ dùng. Do lo sợ bị hãm hại vào bất cứ lúc nào nên
người ta làm ra bao nhiêu thường dùng hết bấy nhiêu, thậm chí còn lạm dùng đến nỗi phải rơi vào nợ nần nữa
kia, để nếu chẳng may gặp rủi ro mà chết thì khỏi bị thua thiệt! Từ đó tạo nên
nếp sống xa hoa giả tạo trong dân
chúng. Trong dân chúng chỉ có một số ít người giàu có, một số ít người này
thường dùng kim loại quý (vàng hoặc bạc) làm tài sản chủ yếu, một phần để mở rộng sản xuất kinh doanh,
một phần để đề phòng tai hoạ bất ngờ được gây nên bởi nhà cầm quyền chuyên chế.
Hễ làm ra được cái gì, họ liền đổi ngay lấy kim loại quý để cất giấu. Do pháp
luật mù quáng làm mất hết lòng tin nên người ta phải cất giấu kim loại quý chứ
không đưa kim loại này vào lưu thông mà chỉ đưa tiền tệ bằng giấy vào lưu thông
thay thế kim loại này. Sự thể này làm cho tiền tệ bằng giấy tràn ngập thị
trường với giá trị quy ước giảm sút nghiêm trọng. Nhà cầm quyền chuyên chế lại nhất cử lưỡng tiện. Với quyền lực tuyệt
đối trong tay, bao gồm cả ba quyền lực
khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhà cầm quyền này liên tục gia tăng
các hoạt động cướp bóc dân chúng, đẩy dân chúng vào tình thế phải nạp cống;
cùng với việc đó, nhà cầm quyền chuyên chế còn bày đặt vô số loại thuế khoá
nặng nề cho dân chúng. Do cũng khiếp sợ dân chúng biết được việc cướp bóc để
rồi cướp bóc lại những kẻ cướp bóc nên sau khi cướp bóc được tài sản của dân
chúng, nhà cầm quyền chuyên chế phải đổi tài sản cướp bóc được lấy ngoại tệ
(tiền tệ ngoại quốc) rồi gửi cho ngân hàng ở các nước dân chủ, những nơi có pháp luật nghiêm minh. Sự thể này
giải thích cho chúng ta hiểu được tại sao
tiền bạc viện trợ nhiều như nước từ các nước dân chủ tràn vào các nước chuyên
chế lại đảo ngược dòng chảy quay trở về các nước dân chủ. Nhiều học giả phản
động đã giải thích rằng hiện tượng đó bắt nguồn từ việc các nước dân chủ bóc
lột các nước chuyên chế (!) Tôi không tin như vậy mà chỉ nghĩ rằng hiện tượng
đó bắt nguồn từ việc nhà cầm quyền chuyên chế cướp bóc dân chúng ở các nước
chuyên chế, mà việc cướp bóc như vậy lại chỉ biểu hiện tác động chính trị của chính thể chuyên chế đối với sinh hoạt kinh
tế của dân chúng ở các nước đó mà thôi. Có thể có việc các nước dân chủ bóc lột
các nước chuyên chế, nhưng việc này chỉ có thể được thực hiện thông qua việc đầu tư để khai thác cả lao động lẫn tài
nguyên chứ không thể được thực hiện thông qua việc thu hút tiền bạc viện trợ
quay trở về các nước dân chủ. Chỉ có những đầu óc dối trá mới nghĩ như vậy để
đánh lạc hướng dân chúng làm cho dân chúng hướng sự căm ghét ra nước ngoài mà
không hướng sự căm ghét vào các nhà cầm quyền chuyên chế. Việc gửi ngoại tệ
nhiều như nước ra nước ngoài cũng làm cho nội tệ tràn ngập thị trường nội địa ở
các nước chuyên chế với giá trị quy ước giảm sút nghiêm trọng. Khi nào không
thể gửi được ngoại tệ ra nước ngoài nữa, – trường hợp này xảy ra với tình trạng
chuyên chế phổ biến ở tất cả các nước hoặc các nước dân chủ áp dụng các chính
sách nhân đạo nhằm chống tham nhũng ở các nước chuyên chế, – nhà cầm quyền
chuyên chế sẽ mua kim loại quý để cất giấu, như thế vừa kín đáo vừa an toàn.
Nhưng việc mua kim loại quý để cất giấu lại giáng một đòn chí tử vào tiền tệ
bằng giấy làm cho cái tiền tệ này lại tiếp tục giảm sút nghiêm trọng giá trị
quy ước, tiền tệ bằng giấy nhiều như cỏ rác nhưng lại chỉ có sức mua yếu ớt
cùng cực.
Đối với
tình trạng bi thảm này, C. S. Montesquieu đã có một phát kiến thiên tài:
“Trong một nước chuyên chế, thói độc đoán làm
mất lòng tin khiến cho người ta có nhiều bạc thường đem chôn chứ không đem ra
lưu thông” 107).
Quy
luật lưu thông tiền tệ phát biểu rằng khối
lượng tiền tệ được đưa vào lưu thông bằng tổng số giá cả của tất cả các hàng
hoá cần được bán chia cho tốc độ luân chuyển của mỗi đơn vị tiền tệ. Quy
luật này vốn phù hợp với ý chí chung của mọi cá nhân khác nhau cấu thành xã
hội, nhưng ở đây quy luật này đã bị biến dạng bởi tác dụng tai ác của chính thể
chuyên chế. Ở
đây tốc độ luân chuyển của
mỗi đơn vị tiền tệ chỉ được quyết định bởi nhà cầm quyền chuyên chế, tổng số
giá cả của tất cả các hàng hoá cần được bán cũng chỉ được quyết định bởi nhà
cầm quyền chuyên chế, nhà cầm quyền này vốn dùng bạo lực để kiểm soát mọi thứ, làm cho khối lượng tiền tệ cần thiết
được đưa vào lưu thông cũng chỉ được quyết định bởi chính nhà cầm quyền chuyên
chế. Sự thể này biểu hiện tập trung rõ rệt nhất qua việc lạm phát.
Do phải kinh doanh bằng bạo lực mới có thể tồn tại được nên
nhà cầm quyền chuyên chế gây nên sự cạnh tranh xiêu lệch hoặc bất bình đẳng
với cường độ khốc liệt. Nhờ được bảo đảm bằng bạo lực mà các công ty quốc doanh
có sức mạnh ghê gớm đến nỗi các công ty tư nhân không dám cạnh tranh với chúng
mà đành phải thích nghi với hiện trạng đau đớn này để tồn tại, tức là các công
ty tư nhân đua nhau câu kết với các nhà cầm quyền chuyên chế thuộc mọi cấp bậc để tồn tại, theo
đó các công ty tư nhân lớn dựa vào các nhà cầm quyền chuyên chế để áp đặt cho
các công ty tư nhân nhỏ, cụ thể là áp đặt giá cả cho cả người mua lẫn người
bán, làm giả hàng hoá đồng thời cũng làm giả luôn cả tiền tệ; còn các công ty
tư nhân nhỏ đành phải chấp nhận thua thiệt để tồn tại, nếu không thì ít nhất
cũng phải làm những điều bậy bạ để tồn tại, như buôn lậu, làm giả hàng hoá, làm
giả tiền tệ, bán tài nguyên, bán luôn cả lao động cho các công ty ngoại quốc,
v. v., để cung phụng cả nhà cầm quyền chuyên chế lẫn các công ty tư nhân lớn,
từ đó gây nên vô số tai hoạ cho xã hội đồng thời làm cho quy luật giá trị bị vi
phạm nghiêm trọng. Tất cả các công ty, cả quốc doanh lẫn tư nhân, cả lớn lẫn
nhỏ, đều đua nhau bán rẻ cả tài nguyên lẫn lao động cho các công ty ngoại quốc,
mỗi cá nhân nhất định chỉ nghĩ đến bản thân mà quên đi kẻ khác. Nếu ở đây mà
nói đến cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và nhân đạo, thì thật ngây thơ! Nếu ở
đây mà nói đến bảo vệ kẻ yếu thì thật ngây thơ! Nếu ở đây mà nói đến khuyến
khích tài năng thì thật ngây thơ! Chỉ ở đây thôi, tư tưởng của Socrate, Platon,
Thomas Hobbes, v. v., mới tỏ ra đúng đắn.
Quy
luật giá trị phát biểu rằng việc trao đổi hàng hoá phải dựa vào sự hao phí sức lao động bằng nhau làm cho
việc sản xuất hàng hoá chỉ đòi hỏi phải hao
phí sức lao động ở mức độ cần thiết mà thôi. Ở đây quy luật này đã bị biến dạng hoàn toàn bởi tác dụng chính trị của chính thể chuyên
chế. Ở
đây việc trao đổi luôn luôn
xảy ra giữa một bên chỉ chi ra quá ít để thu vào quá nhiều với một bên phải chi
ra quá nhiều để thu vào quá ít, tức là chỉ có sự trao đổi sai lệch giá trị, làm cho việc sản xuất không đòi hỏi phải hao phí
sức lao động ở mức độ cần thiết mà lại đòi hỏi phải hao phí sức lao động tuỳ
theo địa vị chính trị của những người
sản xuất trong xã hội: nếu ở vào địa vị cai trị thì chỉ hao phí sức lao động thấp hơn mức độ cần thiết, còn nếu ở vào
địa vị bị cai trị thì phải hao phí sức lao động cao hơn mức độ cần thiết, dẫn đến phân hoá giàu nghèo ngày càng trầm
trọng. Sự phân hoá này lại tất yếu phải dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế rồi đến khủng
hoảng chính trị.
Vốn chỉ có mâu thuẫn đối kháng giữa người với
người, chính thể chuyên chế không thể
khắc phục được mâu thuẫn đó mà chỉ có
thể làm gia tăng mâu thuẫn đó. Mâu thuẫn đó gia tăng đến một mức độ nhất định sẽ gây nên khủng hoảng xã hội. Chỉ rất ít người thông minh bẩm sinh mới có
thể hiểu biết thấu suốt về khủng
hoảng đó, còn lại đại đa số người khác chỉ có thể cảm nhận lơ mơ về khủng hoảng
đó. Chính thể chuyên chế phải làm cho khủng hoảng xã hội phát triển hết giới hạn thành khủng
hoảng kinh tế mới có thể làm cho đại đa số nhân dân cảm nhận được rõ ràng
về khủng hoảng xã hội thông qua việc chịu đựng những hệ quả đau đớn được gây nên bởi khủng hoảng kinh tế.
Về mặt kinh tế, chính thể chuyên chế làm cho khủng hoảng xã hội biểu hiện trần trụi thành khủng hoảng kinh tế, theo đó cả hàng hóa lẫn tiền tệ đều được tập trung
hầu hết vào một số ít nhà cầm quyền chuyên chế có thế lực lớn nhất để còn lại đại đa số nhân dân bị đẩy vào tình
trạng thiếu thốn ngày càng trầm trọng khiến chính thể chuyên chế phải đối mặt với nguy cơ tan rã.
Vào giai đoạn suy sụp với khủng
hoảng kinh tế, chính thể chuyên chế làm
cho thu nhập trung bình ngày càng giảm sút đồng thời làm cho giá cả thị trường ngày càng gia tăng. Vì chính thể này đòi
hỏi nhà nước chuyên chế phải độc quyền
kiểm soát đối với các hàng hóa quan trọng nhất, chẳng hạn như thực phẩm cùng với năng lượng, v. v., để mới
có thể tồn tại được nên khi gây ra khủng hoảng kinh tế làm cho thu nhập trung
bình bị giảm sút đến mức độ mà đại đa số nhân dân không thể đóng góp thuế khóa
cho nhà nước chuyên chế, nhà nước này sẽ buộc phải gia tăng giá cả cá biệt cho các hàng hóa quan trọng nhất để bù
đắp cho thất thu thuế khóa. Nhưng vì các
hàng hóa quan trọng nhất đóng vai trò chi phối đối với tất cả các hàng hóa khác
nên việc gia tăng giá cả cá biệt cho các
hàng hóa quan trọng nhất ắt sẽ làm gia tăng giá cả cá biệt cho tất cả các hàng
hóa khác, tức là giá cả thị trường gia tăng đồng loạt cho tất cả các hàng
hóa khác nhau. Giá cả thị trường ngày càng gia tăng song song với thu nhập
trung bình ngày càng giảm sút làm cho đời sống kinh tế ngày càng bế tắc.
b. Thúc đẩy kinh tế đổi
chác phát triển cực đoan theo phương thức tư bản đồng thời đẻ ra tín dụng lừa
đảo.
Do lấy
bạo lực làm phương tiện để tồn tại nên chính thể chuyên chế đã thúc đẩy kẻ mạnh
dùng bạo lực để tước đoạt kẻ yếu: biến kẻ yếu thành người vô sản phải đi làm
thuê để sống đồng thời biến tài sản tước đoạt được thành tư bản làm cho bản
thân kẻ tước đoạt biến thành nhà tư bản, tức là chính thể chuyên chế đã trực tiếp tạo ra phương thức sản xuất tư bản
một khi chính thể này chấp nhận kinh tế hàng hoá.
Để hiểu
được sự thể này, chúng ta cần quay trở lại tìm hiểu quá trình tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản.
Vào các
thế kỷ XIV, XV và XVI, sau khi kích thích mạnh mẽ sự phân hoá giàu nghèo trong
xã hội, chính thể chuyên chế phong kiến
ở Tây Âu châu đã thúc đẩy các tập đoàn nhà giầu dùng bạo lực để tước đoạt hàng
loạt nhà nghèo, biến hàng loạt nhà nghèo thành một đội quân vô sản đông đảo
đồng thời biến tài sản đã tước đoạt được thành tư bản, tức là thiết lập phương
thức sản xuất tư bản ở Tây Âu châu. Quá trình này bao gồm việc tước đoạt điền địa của nông dân (kể cả việc tịch thu điền địa
mà không bồi thường cho nông dân), việc
tước đoạt điền địa của Giáo hội Công giáo, việc cướp bóc các tàu thuyền buôn bán trên khắp các đại dương, việc
áp dụng pháp chế bạo ngược đối với
những người bị tước đoạt từ cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, việc săn bắt người da đen ở Phi châu để bán
cho các thuộc địa ở Mỹ châu làm nô lệ, việc
chinh phục thuộc địa rồi áp đặt chế độ thực dân cho các thuộc địa để cướp bóc
các thuộc địa, v. v., tất cả xảy
ra như thế nào đều đã được mô tả rất chân thực bởi K. Marx, nhưng ông này đã quên mất một điều cực kỳ quan trọng, thậm
chí còn quan trọng nhất, rằng việc tước
đoạt bằng bạo lực đối với nhà nghèo chỉ có thể xảy ra được trong chính thể
chuyên chế mà thôi, nếu không có chính thể chuyên chế thì sẽ không thể xảy
ra được quá trình tước đoạt bằng bạo lực như vậy đâu. Ở đâu có chính thể chuyên chế, ở đó ắt sẽ có sự tước đoạt bằng bạo lực.
Sự thể này không thể hình dung nổi đối với các nhà marxist! Ngay cả việc quốc
hữu hoá tài sản quốc dân ở các nước có nền chuyên chính vô sản cũng thế thôi.
Thật
vậy, chính thể chuyên chế phong kiến đã thúc đẩy các tập đoàn nhà giàu dùng bạo
lực để tước đoạt hàng loạt nhà nghèo, tạo ra các loại tư bản tư nhân. Việc tước
đoạt như vậy chỉ chấm dứt khi nổ ra các cuộc Cách mạng Dân chủ Tư sản với việc thiết lập chính thể dân chủ cho
giai cấp tư sản, như Cách mạng Anh 1640, Cách mạng Mỹ 1776, Cách mạng Pháp
1789, v. v., nhưng chính thể chuyên chế
vẫn được áp dụng cho giai cấp làm thuê, làm cho giai cấp này bị mất hết
nhân quyền. Tình hình này lại kích thích giai cấp tư sản bóc lột giai cấp làm
thuê với một mức độ ngày càng lớn biểu hiện qua tiền công bị giảm sút ngày càng
trầm trọng cùng với ngày lao động bị kéo dài thái quá dẫn đến huỷ hoại giai cấp
làm thuê về cả thể xác lẫn tinh thần, làm cho giai cấp này phải thường xuyên
nổi loạn chống cả giai cấp tư sản lẫn nền dân chủ tư sản.
Nền dân
chủ tư sản, về thực chất, chỉ là nền
chuyên chế của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản, đúng như các nhà
marxist đã khẳng định. Tuy nhiên, các nhà marxist đã sai lầm hoàn toàn khi chủ
trương dùng bạo lực để tiêu diệt nền
dân chủ đó mà không chủ trương dùng ý chí
để cải tạo nền dân chủ đó thành nền dân chủ nhân dân với nhân quyền thuộc về
mọi cá nhân. Do chủ trương dùng bạo lực
để tiêu diệt nền dân chủ tư sản đồng thời thiết lập nền chuyên chế vô sản nên các nhà marxist đã góp phần kéo lùi nhiều dân tộc từ nền chuyên chế phân quyền quay trở
về nền chuyên chế tập quyền biểu hiện thành chế độ độc tài với vô số tai hoạ khủng khiếp nhất.
Do bị
bóc lột nặng nề về kinh tế lại bị nô dịch nặng nề về tinh thần nên giai cấp làm
thuê đã tạo nên các tổ chức cách mạng cực kỳ nguy hiểm với một hệ tư tưởng vừa
sai lầm vừa khát máu, các tổ chức này luôn luôn đe doạ dùng bạo lực để tiêu diệt cả giai cấp tư sản
lẫn nền dân chủ tư sản. Ở các nước tư bản văn
minh, nhờ có văn hoá cao mà người ta đã thiết lập được vững chắc nền dân
chủ tư sản, nhà nước dân chủ tư sản đã loại trừ được mối đe doạ kia bằng việc cải cách chế độ chính trị, theo đó nhà
nước này đã mở rộng nhân quyền cho giai
cấp làm thuê, cho phép giai cấp này thành lập đảng phái đồng thời tham gia
cả bầu cử lẫn ứng cử làm cho giai cấp này bình
đẳng chính trị với giai cấp tư sản, qua đó làm cho nền dân chủ tư sản
chuyển biến thành nền dân chủ nhân dân
hoặc nền dân chủ tự do với một nhà nước phúc lợi chung mà chúng ta đã
thấy ngày nay. Tất nhiên việc cải cách chế độ chính trị như vậy chủ yếu được thúc đẩy trực tiếp bởi nguyên nhân kinh tế mà chúng ta đã biết
trước đây, trong phần nói về việc tín
dụng hoá tiền tệ (yêu cầu về sự cần thiết phải thiết lập một hệ thống pháp
luật hoàn chỉnh để áp dụng chế độ tín dụng). Do được bảo đảm tất cả nhân quyền bởi một nền dân chủ hoàn toàn mới nên các giai cấp lao động
đã phát huy được sức sáng tạo đầy chất nhân văn của mình, chính họ đã tạo nên
những thành tựu rực rỡ về kinh tế, chính trị và văn hoá (khoa học và nghệ
thuật). Cũng chính nhờ đó mà họ đã tạo nên được rất nhiều quốc gia tự do hết
sức thịnh vượng ở Mỹ châu (Mỹ, Canada, Mexico, v. v.), Âu châu (Anh, Pháp, Đức,
Italia, Hà lan, Thuỵ sỹ, Na uy, Thuỵ điển, Phần lan, v. v.) và Á châu (Nhật
bản, Nam Triều tiên, Đài loan, Ấn độ, Israel, v. v.) mà chúng ta đang thấy ngày
nay. Ngược lại, ở các nước tư bản yếu kém với tình trạng dã man phổ biến vẫn
còn nền chuyên chế phong kiến với nền văn hoá lạc hậu, người ta lại tiếp tục sa
đà vào sự tước đoạt triền miên. Do bị đầu độc bởi những tư tưởng cực đoan, coi
trọng bạo lực hoặc dung túng giết chóc, nên các tổ chức cách mạng của giai cấp
làm thuê ở các nước này đã lôi kéo được quần chúng làm thuê dùng bạo lực để
tiêu diệt nền dân chủ tư sản vừa mới xuất hiện chưa được củng cố rồi thiết lập
một nền chuyên chế tai ác nhất từ xưa đến nay, như nền chuyên chế fascist cùng
với nền chuyên chế communist. Trong các nền chuyên chế này, nhà nước chuyên chế
nhân danh dân chúng đã trực tiếp dùng bạo lực để tước đoạt toàn thể dân chúng,
biến toàn thể dân chúng thành người vô sản phải làm thuê cho nhà nước chuyên
chế để sống đồng thời biến toàn bộ tài sản đã tước đoạt được thành một loại tư
bản duy nhất: Tư bản Nhà nước, qua đó
thiết lập một thứ chủ nghĩa tư bản cực đoan nhất với sự tham tàn bạo ngược chưa
từng có, đó là chủ nghĩa tư bản nhà nước,
trong đó nhà nước chuyên chế làm một nhà tư bản duy nhất còn lại toàn thể dân
chúng trở thành người làm thuê cho nhà nước đó. Nhân danh một thứ tư tưởng vừa
sai lầm vừa nguy hiểm, nhà nước này đã thủ tiêu tất cả những gì tốt đẹp nhất
thuộc về nhân loại: cá tính sáng tạo, sức sống dân tộc, thành tựu văn hoá, v.
v.. Sự thể này cho thấy rằng ở các nước lạc hậu, việc tích luỹ nguyên thuỷ cho tư bản xảy ra muộn mằn hơn nhưng khốc liệt
hơn với những hệ quả tai ác hơn: tất
cả những gì tốt đẹp nhất đều bị quy chụp thành phản động rồi bị tiêu diệt không
thương tiếc. Mọi hoạt động kinh tế, cả sản xuất lẫn trao đổi, đều bị kiểm
soát độc quyền bởi nhà nước chuyên chế. Ở đây không hề có bất cứ một chút tự do nào, ngay cả hình bóng của tự do cũng không có nữa, làm cho chế độ nô lệ
có một hình thái điển hình nhất từ xưa đến nay; mọi biểu hiện chống đối đều bị
chu di thẳng tay hoặc công khai hoặc bí mật làm cho quần chúng nô lệ luôn luôn
phải sống với tâm trạng khiếp sợ thường
trực; nhà nước chuyên chế muốn sử dụng công nhân ra sao cũng được, đúng như
Mao Trạch Đông đã từng nói: “quần chúng
chỉ như đất sét để cho lãnh tụ nhào nặn ra sao tuỳ ý”. Thật vậy, nhà nước
chuyên chế ở nước này có thể sử dụng công nhân vào việc khai thác tài nguyên ở
những vùng lãnh thổ xa xôi heo hút đầy lam sơn chướng khí, mà cũng có thể đem
bán công nhân như bán một thứ hàng hoá cho nhà nước chuyên chế ở các nước khác
để lấy ngoại tệ. Nô lệ cổ xưa ở Hy lạp, La mã, Ai cập, Ấn độ, Babylone, v. v.,
chưa chắc đã nô lệ bằng nô lệ hiện đại tại các nước chuyên chế hiện đại vốn có
chủ nghĩa tư bản nhà nước đâu. Nếu ở đây mà nói đến nhân tính hoặc nhân quyền
thì thật ngây thơ!
Tóm
lại, chính thể chuyên chế đã trực tiếp đẻ ra phương thức sản xuất tư bản rồi
lại thúc đẩy phương thức sản xuất này phát triển theo xu hướng cực đoan, nó
thúc đẩy giai cấp tư sản bóc lột thậm tệ người lao động với mức độ ngày càng
lớn làm cho người lao động phải sống một
cuộc sống mất hết nhân tính, đồng thời cũng thúc đẩy nhà cầm quyền chuyên
chế sử dụng những biện pháp đẫm máu để cai quản dân chúng làm cho dân chúng
phải nhắm mắt mà phục tùng. Từ đó dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế với những cơn động kinh khủng khiếp của của cải
xã hội.
Ngoài
ra chính thể chuyên chế còn đẻ ra tín dụng lừa đảo. Cả việc mua lẫn việc bán
quyền sử dụng đối với tiền bạc đều chỉ mang lại lợi lộc cho nhà cầm quyền
chuyên chế. Đối với việc mua cái quyền đó, nhà nước chuyên chế sẽ lạm phát tiền
tệ bằng giấy làm cho tiền bạc của người bán phải giảm sút giá trị. Đối với việc
bán cái quyền đó, nhà nước chuyên chế áp đặt những điều kiện nghiệt ngã nhất để
mang lại lợi lộc nhiều nhất cho nhà cầm quyền chuyên chế đồng thời cản trở dân
chúng hoạt động kinh doanh tự do.
Do chỉ
có một thứ pháp luật mù quáng làm mất hết lòng tin nên chính thể chuyên chế làm
cho những người có tài sản không dám chuyển giao tài sản của mình cho người
khác sử dụng để lấy lợi tức, nếu những người có tài sản mà liều lĩnh làm như
vậy thì sẽ xảy ra một trong các trường hợp sau đây: thứ nhất, họ sẽ bị chiếm
đoạt hết bởi đám lưu manh đã câu kết ngấm ngầm với nhà cầm quyền chuyên chế;
thứ hai, họ sẽ phải câu kết ngấm ngầm với nhà cầm quyền kia để áp đặt một tỷ
suất lợi tức cao ngất cho những người nào sử dụng tài sản của họ vào việc kinh
doanh; thứ ba, họ sẽ gây nên lạm phát hoặc giảm phát tuỳ theo họ quan hệ như thế nào với nhà cầm quyền
kia, nếu quan hệ thân thiện thì sẽ xảy ra giảm phát còn nếu quan hệ thù địch
thì chắc chắn sẽ xảy ra lạm phát. Cả ba trường hợp đều làm cho tín dụng không
thể phát triển được bình thường, mà như vậy sẽ kìm hãm kinh tế hàng hoá làm cho
kinh tế đó không phát triển được hoặc rơi vào rối loạn. Với một thứ pháp luật
mù quáng, chính thể chuyên chế còn đẻ ra đám lưu manh tài chính chuyên câu kết
ngấm ngầm với nhà cầm quyền để lừa gạt mà chiếm đoạt tài sản của một số ít nhà
giàu trong xã hội. Tình hình này lại buộc nhà giàu phải câu kết với nhà cầm
quyền để bóc lột tàn tệ nhà nghèo làm cho sự phân hoá giàu nghèo diễn biến trầm
trọng hơn. Nhưng do cái tất yếu tự nhiên của chính thể chuyên chế nên sớm muộn
nhà giàu cũng bị hãm hại như nhà nghèo, ở đây cả nhà giàu lẫn nhà nghèo đều bị
hãm hại như nhau bởi chính thể chuyên chế.
Thật
vậy, việc phát hành công trái mới thật nhân đạo làm sao! Không mua không được!
Nếu không mua thì sẽ bị quy chụp thành một kẻ xấu xa đồi bại, như bất mãn, phản
động, chống chế độ, chống tổ quốc, chống nhân dân, v. v.! Nếu có mua thì chỉ
vài ba ngày sau tiền tệ bằng giấy sẽ bị giảm sút giá trị quy ước bởi lạm phát
làm cho công trái trở thành giấy lộn. Ở đây nhà cầm quyền chuyên chế đã ngạo mạn đồng nhất mình với
nhân dân để cướp bóc nhân dân, đã ngạo mạn đồng nhất mình với tổ quốc để phá
hoại tổ quốc, đã ngạo mạn đồng nhất mình với đạo đức để chà đạp đạo đức. Thực
tế ở đây nhà cầm quyền chuyên chế đã dùng công trái vào mua quyền sử dụng đối
với tiền bạc của dân chúng để chiếm đoạt cái tiền bạc ấy bằng việc lạm phát
tiền tệ bằng giấy.
Việc
các công ty quốc doanh phát hành cổ phiếu mới thật thông minh làm sao! Không
mua không được! Nếu không mua thì sẽ bị quy chụp thành kẻ tắc trách, mà đã tắc
trách làm sao mà tránh khỏi bị đuổi việc! Nếu có mua thì người lao động chỉ mua
được một số ít cổ phiếu bằng cái tiền công ít ỏi của mình, thành ra hầu hết
chẳng có vai trò gì đáng kể đối với công ty quốc doanh đã được cổ phần hoá, đa
số cổ phiếu rơi vào một số ít chủ sở hữu cũ làm cho một số ít chủ sở hữu này
chiếm giữ được quyền lực khống chế đối với công ty đó. Thật ra, việc các công
ty quốc doanh phát hành cổ phiếu để cổ phần hoá các công ty này chỉ làm thay
đổi tính chất cho chủ sở hữu mà thôi; trước cũng như sau, quyền sở hữu đối với
các công ty này vẫn luôn luôn thuộc về các nhà cầm quyền chuyên chế, chỉ khác ở
chỗ là nếu trước kia các chủ sở hữu chỉ tồn tại rất trừu tượng biểu hiện trừu
tượng thành “nhà nước” thì bây giờ các chủ sở hữu lại tồn tại rất cụ thể biểu
hiện cụ thể thành những cá nhân bằng xương bằng thịt hẳn hoi! Trước cổ phần
hoá, chủ sở hữu luôn luôn có thái độ lạnh
nhạt đối với công ty để trục lợi; còn sau cổ phần hoá, chủ sở hữu lại có thái độ nhiệt tâm đối với công ty để
trục lợi. Về mặt chính trị, những cá nhân này vẫn nắm quyền lực chuyên chế như
trước đối với xã hội. Thật ra, việc cổ phần hoá các công ty quốc doanh chỉ xác định rõ ràng mỗi quan chức chuyên
chế đang sở hữu bao nhiêu phần trăm hoặc một phần bao nhiêu tài sản “nhà nước”
mà thôi chứ tuyệt đối không hề chuyển quyền sở hữu đối với tài sản đó cho những
người lao động như những luận điệu tuyên truyền được tuyên truyền trên các
phương tiện tuyên truyền được kiểm soát chặt chẽ bởi nhà nước chuyên chế. Trước
cũng như sau, “tài sản nhà nước” vẫn thuộc về các quan chức này, ngoài việc
chiếm đoạt được tài sản của “nhà nước”, các quan chức này còn chiếm đoạt nốt cả
cổ phần của người lao động nữa. Thực tế ở đây nhà cầm quyền chuyên chế dùng cổ
phiếu để xác định cụ thể mỗi nhà cầm quyền này sở hữu một phần bao nhiêu tài
sản của “nhà nước” đồng thời chiếm đoạt được bao nhiêu tiền công của người lao
động.
Do
khống chế nền kinh tế bằng quyền lực chuyên chế như thế nên nhà cầm quyền
chuyên chế làm biến dạng nghiêm trọng thị
trường chứng khoán, tức là chính thể chuyên chế cũng làm cho thị trường
chứng khoán bị biến dạng nghiêm trọng. Với hệ thống pháp luật mù quáng: tập
trung cả ba quyền
lực khác nhau (lập pháp, hành
pháp và tư pháp) vào một cá nhân duy nhất hoặc một nhóm cá nhân nào đó có chung
cả quyền lợi lẫn ý đồ, chính thể chuyên chế chỉ có một môi trường kinh tế hết
sức mù mờ làm cho tất cả các thông tin về từng doanh nghiệp cá biệt luôn luôn
bị bóp méo thành các thông tin sai lạc. Những thông tin này làm cho giá cả của
chứng khoán phụ thuộc vào mánh khoé lừa đảo của các thế lực đen tối chứ không
phụ thuộc vào giá trị thực tế của chính doanh nghiệp kia. Thật vậy, nhờ có quyền lực tuyệt đối mà nhà cầm quyền
chuyên chế nắm luôn cả độc quyền thông
tin; độc quyền này cho phép nhà cầm quyền chuyên chế tha hồ thao túng tất
cả các loại thông tin khác nhau, tình hình này bắt buộc người ta phải tin rằng “thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm” khiến mỗi doanh nghiệp cá biệt có thể mua chuộc
nhà cầm quyền chuyên chế để đưa ra các
cáo bạch chứa đựng thông tin sai lạc về mình, từ đó làm cho giá cả của
chứng khoán phụ thuộc vào mánh khoé lừa đảo như vừa nói. Ở đây chứng khoán chỉ gia tăng giả cả khi
thuộc về nhà cầm quyền nhưng sẽ lại giảm sút giá cả khi thuộc về dân chúng làm
cho lưu thông chứng khoán luôn luôn bị ách tắc, hầu như không có sự giao dịch
trong sạch mà chỉ có những mánh khoé lừa đảo thôi, trong đó phần thắng luôn
luôn thuộc về nhà cầm quyền chuyên chế. Hệ quả này lại làm trầm trọng thêm sự
phân hoá giàu nghèo trong xã hội: nhà giàu càng giàu thêm nhưng nhà nghèo lại
càng nghèo thêm.
Chính
thể chuyên chế còn kích thích người ta khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên
thiên nhiên đồng thời phá hoại không thương tiếc môi trường sống. Vì những kẻ
phá hoại đã biết cung phụng nhà cầm quyền chuyên chế nên nhà cầm quyền này chỉ
có thể phải dung túng những hành động phá hoại đối với cả tài nguyên thiên
nhiên lẫn môi trường sống. Cứ như thế, hành động phá hoại tái diễn với một quy
mô ngày càng mở rộng cộng với một cường độ ngày càng lớn dẫn đến nhiều loại
thiên tai khác nhau. Ai cũng thấy rõ ràng rằng thiên tai thường xảy ra rất
nhiều ở các nước chuyên chế, sự thể này khiến tôi tin tưởng rằng thiên tai cũng
bắt nguồn từ chính thể chuyên chế, theo đó các chính quyền hung bạo đã khuyến
khích người ta tuyên chiến với thiên nhiên khiến thiên nhiên phải phản công
bằng các vụ thiên tai khủng khiếp, như hạn hán, lũ lụt, bão tố, địa chấn, v.
v.. Nhà cầm quyền chuyên chế đã có nơi trú ẩn an toàn rồi, chỉ có dân chúng mới
phải hứng chịu tai hoạ mà thôi. Chính thể chuyên chế không chỉ có chiến tranh
giữa người với người mà còn có cả chiến tranh giữa người với thiên nhiên nữa,
từ đó tất yếu phải dẫn đến việc phá hoại tất cả các nguồn gốc tạo ra của cải,
cả lao động lẫn tài nguyên.
Rất
ít người, thậm chí hầu như không có ai có thể hình dung được rằng việc khai
thác bừa bãi tài nguyên ở Cuba hoặc Venezuela lại có thể gây nên những cơn bão
táp khủng khiếp tràn vào các nước thuộc Mỹ châu, như Mexico, Mỹ, Canada, v. v.,
cùng với những đám cháy khổng lồ xảy ra ở các nước đó. Cũng chẳng mấy ai hình
dung được rằng việc khai thác bừa bãi tài nguyên ở Tàu quốc, Bắc Triều tiên,
Việt nam, Lào, Burma (Myanmar), Iran, Syria, Zimbabwe, v. v., lại có thể gây
nên thiên tai cho nhiều nơi trên khắp thế giới!
Do môi
trường sống bị phá hoại nghiêm trọng bởi nhiều phương tiện độc hại khác nhau
nên đa số dân chúng phải sống rất bẩn: làm bẩn, ăn bẩn, ở bẩn, ngủ bẩn, đẻ bẩn,
v. v., mọi hoạt động đều bẩn, dẫn đến nhiều bệnh tật hiểm nghèo, những bệnh tật
này vừa làm cho đa số dân chúng phải chết non vừa làm cho nhân loại bị thoái
hoá nòi giống. Sự thể này đã giải thích được tại sao dân chúng ở các nước
chuyên chế thường rất còi cọc: vừa còi cọc vừa yếu ớt. Điều kiện sống quá
nghiệt ngã (tình trạng đói kém cộng với chính trị hà khắc lại thêm môi trường
sống bị ô nhiễm nặng) đã dẫn đến hiện tượng đó.
Ở
các nước chuyên chế đang tiến hành công nghiệp hoá, những tai hoạ khủng khiếp
nhất xảy ra đặc biệt phổ biến, biểu hiện rõ rệt nhất qua các vụ bạo lực đẫm máu cùng với vô
số tai nạn khác nhau, trong đó tai nạn giao thông thể hiện rõ ràng nhất
cái pháp luật mù quáng làm cho người
ta đâm đầu vào nhau mà chết thảm khốc.
Cái đó có thể được gọi là Chiến tranh Dân sự!
3. Kích thích nếp sống xa
hoa.
Do chỉ
có thiểu số cai trị đa số bằng bạo lực nên chính thể chuyên chế làm cho xã hội
lúc nào cũng bị chi phối bởi nỗi khiếp sợ hoặc nỗi khiếp sợ luôn luôn ám ảnh
mọi cá nhân mặc dù nhiều người chỉ cảm nhận được rất lơ mơ sự khiếp sợ mà thôi.
Nhưng theo bản năng, người ta vẫn cảm
thấy khiếp sợ khi sống trong chính thể chuyên chế. Ở đây tự do cá nhân hoàn toàn không tồn tại đã
đành nhưng ngay cả an ninh tập thể cũng không được bảo đảm, tai hoạ bất ngờ có
thể giáng xuống mỗi cá nhân vào bất cứ lúc nào làm cho mọi cá nhân đều vừa sợ
chết vừa sợ bị tước đoạt mất hết tất cả những gì mà mình đang có. Tình hình này
kích thích mạnh mẽ mọi cá nhân tiêu dùng
thác loạn để khỏi bị tước đoạt bởi đám người xấu hoặc nếu chẳng may mà chết
thì không bị thua thiệt! Thế là người người tiêu dùng thác loạn, nhà nhà tiêu
dùng thác loạn, tất cả đều tiêu dùng thác loạn, tức là chính thể chuyên chế
kích thích dân chúng sống theo nếp sống
xa hoa với việc tiêu dùng vừa lãng phí vừa phù phiếm. Tiêu dùng lãng phí
thể hiện qua việc tiêu dùng không hết
giá trị sử dụng của những hàng hoá tiêu
dùng đã mua được, tiêu dùng phù phiếm thể hiện qua việc tiêu dùng hàng hoá
xa xỉ. Nhà giàu xa hoa đã đành nhưng ngay cả nhà nghèo cũng xa hoa, họ xa hoa để
thể hiện ta đây chẳng kém gì ai mặc dù càng xa hoa họ càng bộc lộ thân phận
mong manh của mình. Thân phận mong manh của họ cộng với bản năng sinh tồn, tức là bản
năng ham sống hoặc bản năng sợ chết,
vốn có ở mọi cá nhân đã kích thích họ sống theo nếp sống xa hoa, họ tiêu dùng
hết tất cả những cái mà mình có được hoặc thậm chí còn lạm dùng đến nỗi phải mắc vào nợ nần để nếu chẳng may mà gặp tai
hoạ thì sẽ không bị thua thiệt. Sự nghèo nàn về cả vật chất lẫn tinh thần khiến
người ta dễ dàng tin rằng chết là hết mà!
C. S.
Montesquieu đã phát hiện được một sự thật thú vị: “ở các nước chuyên chế và các nước quý tộc, không ai mong muốn được bình
đẳng. Mỗi người chỉ cố vươn lên địa vị bề trên để làm thầy hoặc làm chủ kẻ
khác. Họ chẳng nghĩ đến nếp sống thanh đạm. Chỉ có những kẻ bị phá sản bởi tiêu
xài trác táng mới đành phải chịu sống nếp sống thanh đạm mà thôi (...) còn những kẻ đang thèm khát sự xa hoa lại
chẳng ham thích gì nếp sống thanh đạm, thậm chí họ còn khinh rẻ nếp sống thanh
đạm rồi xa lánh kẻ nghèo nàn nữa kia. Những kẻ khốn khó đang hau háu nhìn vào
các nhà giàu rồi nhìn lại những kẻ cùng khổ như mình, họ chỉ ghét sự nghèo nàn
của họ mà thôi. Họ chẳng yêu mà cũng chẳng biết cái gì làm nên sự nghèo nàn ấy
...” 108).
Ở đây chẳng có cá nhân nào yêu mến nếp sống thanh đạm cả! Trái
lại, hầu hết người ta chỉ ham thích – một cách bản năng – sống theo nếp sống xa
hoa. Nếp sống xa hoa biểu hiện rõ rệt nhất qua tất cả các nghi lễ diễn ra trong
xã hội, như tang lễ, hôn lễ, hội lễ, v. v.. Ở đó, người ta chè chén bạt mạng
rồi đánh nhau lẫn lộn, nếu thua trận thì phải đi cứu chữa kéo theo rất nhiều
phí tổn khác, còn nếu thắng trận thì lại phải xoay xở để khỏi bị bắt bớ tù đày. Sau những cuộc chè chén như vậy,
các chủ chi hoặc những người chủ trì phải làm việc cật lực để trả nợ dẫn đến vô
số điều tồi tệ khác.
Trong
chính thể chuyên chế, người chết thường để lại di sản của mình cho thân nhân chứ không để lại di sản của
mình cho tha nhân. Ở đây bản
tính vị kỷ: ích kỷ, tư lợi và tham lam, làm cho mỗi cá nhân chỉ nhìn thấy chính
mình mà thôi.
Rút cục lại, qua phân tích tác động của chính thể chuyên chế
đối với đời sống kinh tế của nhân loại, chúng ta thấy: một mặt, chính thể này
làm cho mọi lao động nói chung đều bị
tha hoá chứ không phải chỉ có lao động
làm thuê bị tha hoá như K. Marx đã nói khi mô tả sai lạc nền kinh tế tư bản
(K. Marx không hề biết đến chế độ chính trị có tác dụng như thế nào đối với đời
sông kinh tế); mặt khác, chính thể này chỉ thích hợp với nền kinh tế tự túc mà
không thích hợp với nền kinh tế hàng hoá, nếu bất đắc dĩ mà chấp nhận nền kinh
tế hàng hoá thì chính thể chuyên chế chỉ có tác dụng cực kỳ tai ác đối với nhân
loại sống bằng nền kinh tế này. Trước hết, nó làm biến dạng kinh tế đổi chác
với quy luật giá trị để đẻ ra nền kinh tế tư bản; thứ hai, nó thúc đẩy nền kinh
tế này phát triển theo xu hướng cực đoan với những hệ quả tàn khốc nhất; thứ
ba, nó thúc đẩy các cá nhân làm hại lẫn nhau: nhà giàu bóc lột tàn tệ nhà nghèo
bằng bạo lực làm cho nhà nghèo sẵn sàng làm hại nhà giàu cũng bằng bạo lực, nếu
không làm hại được nhà giàu như vậy thì nhà nghèo sẽ càng nghèo thêm, từ đó gây
nên khủng hoảng kinh tế với các cuộc chiến tranh khốc liệt giữa người với người;
thứ tư, nó thúc đẩy nhân loại tuyên chiến với thiên nhiên làm cho thiên nhiên
phải phản ứng chống lại nhân loại bằng các vụ thiên tai khủng khiếp cùng với vô
số bệnh tật hiểm nghèo; thứ năm, nó kích thích nhân loại sống theo nếp sống xa
hoa, v. v.. Nhưng nền kinh tế hàng hoá lại thích hợp với thuộc tính tự nhiên
của nhân loại làm cho nhân loại phải sống bằng kinh tế hàng hoá mới trở thành
nhân loại. Vậy muốn làm cho nền kinh tế hàng hoá phát triển lành mạnh, cần phải
xoá bỏ chính thể chuyên chế.
Chính
thể chuyên chế chỉ có tác dụng kìm hãm xã hội, làm cho xã hội vận động lẩn quẩn
trong cái vòng tròn trì trệ. Muốn thoát ra khỏi cái vòng tròn ấy, không còn lối
thoát nào khác ngoài việc xoá bỏ chính thể này để thiết lập chính thể dân chủ.
Chỉ như vậy mới làm cho nhân loại thật sự trở thành nhân loại.
II – CHÍNH THỂ CHUYÊN CHẾ QUY ĐỊNH NHƯ
THẾ NÀO ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ.
1. Đời sống chính trị.
Chính
thể chuyên chế tước bỏ toàn bộ quyền lực chính trị của toàn thể dân chúng, đại
đa số dân chúng không được tham gia mà cũng không được quản lý bộ máy nhà nước.
Quyền lực nhà nước luôn luôn thuộc về một cá nhân duy nhất hoặc một nhóm nhỏ cá
nhân nào đó có chung cả quyền lợi lẫn ý đồ. Ở đây chỉ có trật tự nô lệ
mà thôi, theo đó nhà nước làm chủ dân
chúng chứ không phải dân chúng làm chủ nhà nước.
Bộ máy
nhà nước vận hành theo một cơ chế cực kỳ chuyên chế mà chỉ những kẻ dốt nát bất
tài vô đạo mới lọt vào được, nó loại bỏ
mọi tài năng chân chính. Nếu không biết chui luồn hoặc không giành được cảm
tình của bề trên thì đừng hòng mà ngoi lên được, dù có học vấn cao ngất trời
cũng thế thôi. Sự thể này giải thích cho chúng ta hiểu được tại sao trong chính
thể chuyên chế, các nhà lãnh đạo thường có học vấn rất thấp hoặc thậm chí không
có học vấn, còn những người có học vấn thật sự lại thường bị loại ra khỏi bộ
máy nhà nước.
Chúng
ta hãy hình dung nhà cầm quyền chuyên chế thâu tóm vào mình toàn bộ quyền lực tuyệt đối đòi hỏi phải
được thừa hành bởi những thuộc hạ trung thành tuyệt đối đối với nhà cầm quyền
này, mà lòng trung thành tuyệt đối bao giờ cũng chỉ đòi hỏi phải có sự ngu dốt
mới có thể thừa hành được ý muốn của bề trên. Nếu thông minh tài năng thì thuộc
hạ chỉ làm cho nhà cầm quyền chuyên chế khiếp sợ hoặc lo sợ chứ không làm cho
nhà cầm quyền này tin tưởng đâu. Tình hình này đòi hỏi phải loại bỏ mọi tài
năng chân chính trong nhà nước chuyên chế. Nhà cầm quyền chuyên chế mà sống
cùng với các bậc tài năng siêu việt sẽ luôn luôn cảm thấy bị đe doạ bởi một mối
nguy hiểm tiềm tàng nào đó, làm cho tất cả các bậc tài năng ấy cũng luôn luôn
cảm thấy rằng sống với nhà cầm quyền chuyên chế chẳng khác gì sống với hùm beo,
tai hoạ bất ngờ có thể giáng xuống họ vào bất cứ lúc nào. Thế là nhà cầm quyền
chuyên chế không bao giờ gần gũi được các bậc tài năng chân chính cũng như các
bậc tài năng này phải luôn luôn xa lánh nhà cầm quyền chuyên chế để né tránh
tai hoạ. Đã từng có biết bao nhiêu bậc chí sỹ tài năng phải sống mai danh ẩn
tích để được sống yên thân trong chính thể chuyên chế. Nếu làm trái cái tất yếu
này thì sẽ phải chết, như Hàn Tín ở Tàu
quốc hoặc Nguyễn Trãi ở Việt nam
chẳng hạn, v. v.. Cái tất yếu này lại
dẫn đến cái tất yếu khác: người kế nhiệm bao giờ cũng yếu kém hơn người tiền
nhiệm về mọi mặt làm cho chính thể chuyên chế ngày càng sa đoạ với hệ thống
quan chức ngày càng ngu dốt hơn đồng thời ngày càng tàn bạo hơn.
Có thể
giải thích cái chuỗi tất yếu này như sau: theo bản năng sinh tồn (bản năng ham
sống hoặc bản năng sợ chết) biểu hiện thành bản tính vị kỷ: ích kỷ, tư lợi và
tham lam, nhà cầm quyền chuyên chế chỉ có thể phải tin dùng rồi nâng đỡ những
thuộc hạ nào yếu kém hơn mình một chút để được an toàn hoặc né tránh được những
âm mưu phản trắc khi còn nắm giữ quyền lực chuyên chế cũng như khi đã từ bỏ
quyền lực đó. Cứ như thế người sau học tập người trước làm cho hệ thống quan
chức chuyên chế từ trung ương xuống cơ sở ngày càng yếu kém hơn.
Nếu
không tuân theo hoặc không thể thực hiện được cái tất yếu này thì nhà cầm quyền
chuyên chế sẽ phải chuốc lấy tai hoạ cho mình. Có thể đề cập một sự kiện thực
tế rất điển hình đã xảy ra ở Liên bang Soviet để chứng minh cho sự thể đó: Thống chế Joseph Staline tin dùng đồng thời nâng đỡ Lavrenty Pavlovich Beria, một đồ đệ rất trung thành với J. Staline
nhưng lại thua kém J. Staline về nhiều mặt. J. Staline tin dùng L. P. Beria để
được an toàn khi còn đang nắm giữ quyền lực nhà nước đồng thời nâng đỡ L. P.
Beria để được an toàn khi đã rời bỏ quyền lực đó. Nhưng cả hai nhân vật này đều
không lường được Nikita Khrushchev,
một người tài tử hơn cả hai người kia. Nikita Khrushchev đã khéo léo khống chế
J. Staline vào những ngày mà J. Staline hấp hối sắp chết khiến J. Staline chết
mà không kịp chuyển giao quyền lực nhà nước cho L. P. Beria. Bằng thủ tục biểu
quyết hết sức đơn giản, N. Khrushchev đã nắm được quyền lực nhà nước. Ngay sau
khi nắm được quyền lực đó, N. Khrushchev bèn thanh trừng ngay lập tức cả hai
nhân vật kia. Xử phạt tử hình đối với L. P. Beria rồi phá bỏ lăng tẩm dành cho
J. Staline bằng nhiều tấn thuốc nổ. Sau cuộc thoán đoạt này, N. Khrushchev đã
khôi phục được một phần sức sống cho
chính thể chuyên chế soviet nhưng cũng chẳng được bao lâu, chính thể chuyên chế
này lại tiếp tục sa đoạ ngày càng trầm trọng hơn rồi cuối cùng vẫn bị sụp đổ
tan tành vào năm 1991, v. v., còn vô số sự kiện khác có thể được dùng làm bằng
chứng để minh hoạ cho cái tất yếu tai ác này.
Bản
tính vị kỷ: ích kỷ, tư lợi và tham lam, thúc đẩy đám thuộc hạ tranh nhau làm
tên đầy tớ hạng nhất cho nhà cầm quyền chuyên chế để được tin dùng rồi được
nâng đỡ bởi chính nhà cầm quyền này, nhưng vì quyền lực tuyệt đối chỉ có một
mà người tham gia tranh giành quyền
lực đó lại có quá nhiều, trong đó chỉ
kẻ nào ngu dốt hơn lại dễ bảo hơn mới được ân sủng, nên việc tranh nhau như thế
tất yếu phải dẫn đến sự chia rẽ nội bộ ngày càng sâu sắc hơn, làm cho hệ thống
quan chức chuyên chế bị chia rẽ thành nhiều phe đảng khác nhau thường xuyên bày
đặt những âm mưu nguy hiểm nhất để hãm hại lẫn nhau bằng những biện pháp tàn
khốc nhất, từ đó làm cho chính thể chuyên chế ngày càng sa đoạ hơn với một hệ
thống quan chức chuyên chế ngày càng nham hiểm hơn, tàn bạo hơn và thất đức
hơn.
Vậy theo bản chất tự nhiên của nó, chính thể chuyên chế
không sao tránh khỏi sự sa đoạ với những hệ quả ngày càng tồi tệ hơn.
Chính thể chuyên chế sa đoạ với những âm mưu thoán đoạt cực
kỳ nguy hiểm. Những kẻ bất tài vô đạo tìm cách chui luồn để thoán đoạt quyền
lực. Nhưng trong chính trị, âm mưu này lại gặp âm mưu khác, từ đó tất yếu phải
dẫn đến xung đột nội bộ làm cho nhà
nước chuyên chế lúc nào cũng có phong ba bão táp bên trong mặc dù bề ngoài
thường yên bình phẳng lặng như không hề có chuyện gì vậy. Cái khẩu hiệu kêu gọi
đoàn kết thật chẳng ăn nhập gì với sự chia rẽ bên trong nhà nước chuyên chế, ở
đây đoàn kết chỉ để chia rẽ mà thôi.
Trong chính thể chuyên chế, do quyền lực nhà nước trở thành
phương tiện tốt nhất để làm giàu nên đa số dân chúng đều ham thích quyền lực
đó, nhưng nếu phấn đấu bằng tài năng đức hạnh để ngoi lên giành lấy quyền lực
đó thì chắc chắn sẽ thất bại mà không bao giờ đạt được mục đích. Cái tất yếu
này buộc người ta phải bon chen chui luồn bằng những thủ đoạn xấu xa nhất để
ngoi lên làm thầy hoặc làm chủ kẻ khác mà kết quả thực tế lại chẳng được bao
nhiêu, phần nhiều chỉ nhờ may mắn chứ
không phải nhờ toan tính lại càng
không phải nhờ tài năng mà đạt được
mục đích; khi đã đạt được mục đích rồi, người ta lại chỉ muốn áp đặt ý chí tư
riêng của mình cho dân chúng mà thôi.
Ở đây
quyền lực nhà nước trở thành một cái gì đó cao vời vợi mà muốn với tới được
nhiều khi người ta phải hy sinh cả cuộc đời để bon chen chui luồn. Nhưng vì khả năng thất bại luôn luôn lớn hơn khả năng
thành công nên chính thể chuyên chế chỉ gây nên sự tuyệt vọng cho dân chúng
mà thôi, mà đã gây nên sự tuyệt vọng sẽ lại làm cho dân chúng thù hận nhà cầm
quyền chuyên chế đồng thời thù hận lẫn nhau làm cho họ không thể đoàn kết được
với nhau để chống lại nhà cầm quyền kia, cứ như thế sự thù hận được duy trì đời
đời kiếp kiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác rồi trở thành tâm trạng thường
trực đối với mỗi người. Như vậy tức là chính thể chuyên chế có một tác dụng cực
kỳ tai ác đối với xã hội, nó xé nát mọi
quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân. Chỉ khi nào dân chúng hiểu biết được sự
thể này, khi ấy dân chúng mới có thể xé nát chính thể chuyên chế để được gần
gũi thân thiện với nhau.
Sự bon
chen chui luồn để tranh giành quyền lực nhà nước làm cho quyền lực đó luôn luôn
bị phó mặc cho những điều ngẫu nhiên, một trong hai phe đảng tham gia tranh
giành quyền lực nhà nước tưởng như đã nắm chắc quyền lực đó rồi thế mà đùng một
cái quyền lực đó lại rơi vào người thứ ba xa lạ với cả hai phe đảng kia, bản
thân người thứ ba này cũng lại chỉ được điều khiển bởi một thế lực nào đó mà cái
não trạng chuyên chế không thể hình dung được.
Do bản
chất của nó nên chính thể chuyên chế phải dựa vào bạo lực để tồn tại. Nhưng một khi đã dựa vào bạo lực để tồn tại lại
ắt phải phụ thuộc vào bạo lực. Vậy những kẻ hiện thân cho bạo lực ắt phải đóng
vai trò quyết định đối với số phận của chính thể chuyên chế. Sự thể này làm cho
nhà cầm quyền chuyên chế phải biết khiếp sợ các
viên tướng chỉ huy lực lượng bảo vệ mà cung phụng họ, đồng thời cũng nhắc
nhở các phe đảng khác nhau hãy cẩn thận với các viên tướng kia! Làm gì tuỳ ý
nhưng đừng làm cho họ cảm thấy chướng tai gai mắt mà chuốc lấy tai hoạ cho
mình. Các phe đảng khác nhau thường làm hỏng nhau bằng các cuộc đua tranh để
rồi cuối cùng vai trò quyết định vẫn thuộc về các viên tướng chỉ huy lực lượng
bảo vệ. Những cuộc tranh giành nồi da nấu thịt trong nhà nước chuyên chế tất
yếu phải dẫn đến chế độ độc tài quân sự,
theo đó một nhà quân sự tai to mặt lớn nắm lấy quyền lực chuyên chế. Thật ra
phải có một nhà quân sự như vậy nắm lấy toàn bộ quyền lực nhà nước mới thích
hợp với bản chất của chính thể chuyên chế. A. Hitler rất thích hợp với nền
chuyên chế fascist ở nước Đức từ năm 1933 đến năm 1945, J. Staline rất thích
hợp với nền chuyên chế soviet từ năm 1924 đến năm 1953, S. Hussein rất thích
hợp với nền chuyên chế khủng bố ở Iraq từ năm 1968 đến năm 2003, v. v., nếu làm
khác thì chính thể chuyên chế sẽ bị suy nhược. Điều tất yếu này lại dẫn đến tệ
nạn kiêu binh trong nhà nước chuyên chế, Nhà nước Soviet từ năm 1917 đến năm
1991, Nhà nước Đức từ năm 1933 đến năm 1945, Nhà nước Iraq từ năm 1968 đến năm
2003, v. v., đều như thế cả.
Cũng vì
chỉ cai trị bằng bạo lực nên nhà nước chuyên chế lúc nào cũng cực kỳ hung bạo,
nó luôn luôn bịa đặt ra đủ loại kẻ thù nguy hiểm để hù doạ dân chúng. Để làm
cho dân chúng khiếp sợ mà phục tùng, nhà nước chuyên chế phải thường xuyên thực
hiện các chiến dịch khủng bố khốc liệt, lấy việc giết chóc làm công việc chủ
yếu cho mình. Hãy lật lại những trang sử đen tối của các nhà nước chuyên chế,
chúng ta sẽ thấy các vị độc tài đã giết người nhiều như thế nào. Ở Pháp trước
năm 1789, các ông vua Louis XIV, XV và XVI đã thủ tiêu bao nhiêu sinh mạng
trong cái địa ngục Bastille; ở Đức từ năm 1933 đến năm 1945, A. Hitler đã giết
mấy chục triệu người trên khắp Âu châu; ở Liên bang Soviet, các vị bạo chúa
cộng sản đã giết mấy chục triệu người đồng bào. Theo ông Đặng Minh Cần, một
Việt kiều ở Nga, cho biết rằng từ năm 1945 đến năm 1991 có khoảng sáu mươi lăm triệu thần dân soviet đã bị
giết hại bởi các vị bạo chúa khát máu kia. Ở đây nhà nước chuyên chế đồng nhất với tổ chức khủng bố làm cho
chủ nghĩa khủng bố trở thành hệ tư tưởng chung cho mọi nhà nước chuyên chế.
Chúng
ta hãy hình dung nhà cầm quyền chuyên chế phân xử những tranh chấp xảy ra
thường xuyên trong xã hội nô lệ được gây nên bởi chính những điều luật mù quáng
của nhà nước chuyên chế. Trong những cuộc phân xử tranh chấp ấy, các thẩm phán
chuyên chế bao giờ cũng thiên vị bên nào mạnh hơn để trục lợi. Bản tính vị kỷ:
ích kỷ, tư lợi và tham lam, luôn luôn thúc đẩy các thẩm phán này thiên vị bên
nào biết cung phụng mình bất chấp bên đó đúng hay sai, đồng thời cũng thúc đẩy
đám nhà giàu dùng tiền bạc để mua chuộc các thẩm phán chuyên chế làm cho các
thẩm phán này chỉ biết hành xử theo tội ác mà thôi hoặc chỉ biết liên minh với
đám nhà giàu để hãm hại dân nghèo. Đám nhà nghèo đông đảo lại bao gồm nhiều
loại người khác nhau, đa số phải nghiến răng chịu đựng bất công nhưng cũng có
thiểu số phản kháng bằng những biện pháp cực đoan nhất. Vì phản kháng bằng pháp
luật thường không đạt được kết quả như ý muốn nên họ đành phải phản kháng bằng bạo lực mới thích hợp với chính thể
chuyên chế, tức là dùng bạo lực để trả thù những kẻ đã làm hại mình bằng bạo
lực. Nếu hành động công khai lại đơn độc nữa thì sẽ dễ dàng bị trừng phạt tàn
khốc nhất bởi chính các thẩm phán chuyên chế. Vậy để đạt được mục đích như ý
muốn, đám người cực đoan kia chỉ có thể phải hành động bí mật lại phải tổ chức
chặt chẽ thành các nhóm khủng bố để hoạt động khủng bố chuyên nghiệp, nhờ đó mà
các nhóm này có sức mạnh khủng khiếp làm cho ngay cả nhà nước chuyên chế cũng
phải khiếp sợ. Lúc đầu, các nhóm khủng bố chỉ khủng bố nhà nước chuyên chế
khiến nhà nước này phải khiếp sợ các nhóm đó. Nhưng về sau, do khiếp sợ các
nhóm khủng bố nên nhà nước chuyên chế phải tìm cách để liên minh hoặc thoả hiệp
với các nhóm đó làm cho các nhóm đó quay lại khủng bố cả dân chúng nô lệ trong
nước lẫn dân chúng tự do ở nước ngoài, tạo nên mạng lưới khủng bố rộng khắp thế
giới, tức là nhà nước chuyên chế thường xuyên khủng bố đám đông dân chúng để đẻ
ra các tổ chức khủng bố rồi lại liên minh với các tổ chức đó để đẻ ra chế độ
khủng bố, chế độ này cắm rễ rất sâu vào những phần tử cực đoan nhất trong dân
chúng đến nỗi mà ngay cả khi đã xoá bỏ được chính thể chuyên chế, các nhà nước
dân chủ non trẻ vẫn phải vật lộn rất khó khăn để nhổ bỏ tàn tích của chế độ đó,
như nước Nga trước đây hoặc Iraq ngày nay chẳng hạn.
Các
chính khách thông minh đã phát hiện được rằng chính chính thể chuyên chế đã đẻ
ra chủ nghĩa khủng bố, nếu muốn loại trừ được tận gốc chủ nghĩa khủng bố thì
trước hết cần phải loại trừ tất cả các nhà nước chuyên chế.
Chính
thể chuyên chế đòi hỏi phải hợp lý hoá sự
cai trị độc đoán của thiểu số đối với đa số bằng những luận điệu dối trá nhất.
Cái yêu cầu tất yếu này làm cho nhà cầm quyền chuyên chế rất giỏi nói năng dối
trá, dối trá đến mức vừa thản nhiên vừa trơ trẽn; cứ mở miệng nói năng họ liền
dối trá ngay lập tức với dân chúng để vừa
lừa bịp dân chúng vừa thần thánh hoá chính mình. Lừa bịp dân chúng đồng
thời thần thánh hoá chính mình, đó là mục
đích phát ngôn của họ. Họ thực hiện mục đích này để theo đuổi mục đích
khác, tức là hợp lý hoá sự cai trị
độc đoán của mình đối với dân chúng bằng những luận điệu dối trá. Dối trá, dối trá, đại dối trá! Đó
là nguyên tắc phát ngôn của họ.
Nguyên tắc này làm cho nhà cầm quyền chuyên chế trở nên vĩ đại phi thường đối với dân chúng bị mất hết lý trí đến nỗi mà họ
cảm thấy nhà cầm quyền chuyên chế có vẻ giống như thần thánh rồi tôn vinh nhà
cầm quyền này lên tận trời cao bằng những danh từ rất thiêng liêng, như thiên tử, người cha của các dân tộc, cha già
dân tộc, v. v.. Vả lại, sự khiếp sợ được gây nên bởi chính thể chuyên chế
cũng thúc đẩy đa số dân chúng nịnh bợ
hoặc tâng bốc nhà cầm quyền chuyên
chế để được sống yên thân làm cho nhà cầm quyền này trở nên vĩ đại phi thường
như đã nói ở trên, đồng thời làm cho đa số dân chúng trở nên gian ngoan. Thật vậy, nhà cầm quyền
chuyên chế dối trá làm cho đa số dân chúng cũng dối trá theo. Một mặt do bản
chất của chính thể này bắt buộc họ phải dối trá: bụng dạ rất căm ghét nhưng mồm
miệng vẫn cứ phải nói yêu mến để khỏi bị hãm hại bởi nhà cầm quyền kia, nên
thói quen nói năng dối trá ăn sâu vào đa số dân chúng; mặt khác do trực tiếp
nhiễm phải thói quen dối trá của nhà cầm quyền chuyên chế nên mỗi người dân
cũng dối trá để đề phòng hoặc ngăn chặn người khác hãm hại mình. Cứ như thế, sự
dối trá trở nên phổ biến làm cho nhiều người dễ dàng ngộ nhận mình cũng có thể
được hạnh phúc ngay cả trong chính thể này. Thành thử, hầu hết mọi người đều dối trá như nhau để lừa dối người khác đồng thời
lừa dối luôn cả chính mình! Cái hệ quả này không chỉ làm cho đời sống chính
trị bị sa đoạ cùng cực mà còn làm cho đạo đức xã hội bị băng hoại nghiêm trọng,
đúng như C. S. Montesquieu đã từng nói:
“Nếu
một người hay một tổ chức của quan
chức hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng
mà nắm luôn cả ba quyền lực
nói trên (lập pháp, hành pháp và tư pháp) thì tất cả sẽ bị mất hết” 109).
Do
không bị kiểm sát bởi bất cứ một thế lực nào trong xã hội nên nhà cầm quyền
chuyên chế tha hồ phá hoại theo đúng bản tính vị kỷ của nhân loại. Ở đây, chính thể chuyên chế làm cho bản tính
vị kỷ trở thành bản tính xấu xa, bản tính này thúc đẩy nhà cầm quyền chuyên chế
ra sức phá hoại để trục lợi đồng thời thúc đẩy dân chúng miễn cưỡng phục tùng
để tồn tại. Thật vậy, do hoạt động trong
cơ chế tập trung quyền lực như vậy nên các
tổ chức xã hội dù có ý muốn trở thành các
tổ chức độc lập – để làm đại diện cho các thành phần khác nhau trong dân
chúng – cũng vẫn có thể dễ dàng trở thành các
tổ chức phụ thuộc. Độc quyền quyết định mọi thứ sẽ cho phép nhà nước chuyên
chế thâu tóm các tổ chức đó hoặc biến
các tổ chức đó thành các tổ chức phụ thuộc, sẽ không tránh khỏi việc “đi đêm” giữa các tổ chức đó với các nhà
cầm quyền chuyên chế. Từ đó sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh gian trá giữa các tổ chức đó với nhau. Liên kết cộng
đồng trở nên mơ hồ.
Nếu phải nói đến ưu điểm thì chính thể chuyên chế chỉ giỏi làm chiến tranh mà thôi. Nhưng chiến tranh lại chỉ gây nên chết chóc
đau thương cho nhân loại. Vậy nếu chỉ giỏi làm chiến tranh thì liệu chính thể
chuyên chế có đáng được tồn tại hay không! Đây là vấn đề nghiêm túc không chỉ
dành cho các triết gia mà thực tế còn dành cho tất cả mọi người.
Nói chung chính thể
chuyên chế làm cho đời sống chính trị luôn luôn bị sa đoạ với vô số âm mưu cực
kỳ nguy hiểm mà các bậc tài năng lỗi lạc phải xa lánh để né tránh tai họa, còn
dân chúng phải chịu đựng tất cả những hệ quả tai ác phát sinh từ chính thể này,
bất kể họ có hay không quan tâm đến đời sống chính trị. Ở đây, dân chúng khổ sở
đã đành nhưng ngay cả nhà cầm quyền chuyên chế cũng khổ sở, lúc nào họ cũng lo
sợ bị hãm hại bởi vô số âm mưu nguy hiểm luôn luôn rình rập xung quanh mình. Không
một người nào được hạnh phúc thật sự trong chính thể chuyên chế. Đó là một sự thật đau đớn, nhưng vẫn còn một sự thật đau đớn hơn mà nếu nói ra
thì có thể làm cho nhiều người giật mình: không một người nào được tự do trong chính
thể chuyên chế! G. W. F. Hegel cho rằng chỉ một cá nhân duy nhất được tự do trong chính thể chuyên chế, đó là Vua. Nhưng tự do đã được định nghĩa ở chương XXII lại cho thấy G. W. F. Hegel
đã lầm lẫn tự do với tuỳ tiện. Thực tế cho thấy vua cũng không hề được tự do mà chỉ được tuỳ tiện, tức là chỉ được tuỳ ý hành động hoặc chỉ được hành động tuỳ ý. Chính vì chỉ
được tuỳ tiện mà không hề được tự do nên vua thường làm hại nhiều người với
nhiều lý do. Nếu được tự do thì vua làm việc gì cũng sẽ làm lợi cho thần dân.
Tuy nhiên, chính thể chuyên chế lại không hề có chuyện đó.
Những dấu hiệu nào cho thấy chính thể chuyên chế sắp sửa tan
rã? Thứ nhất, có quá nhiều phe đảng tồn tại rồi ngấm ngầm chống đối nhau trong
nhà nước chuyên chế. Thứ hai, cấp trên ra lệnh cho cấp dưới mà cấp dưới không
tuân lệnh. Thứ ba, tước đoạt quá nhiều đối với dân chúng làm cho dân chúng
không thể chịu đựng được nữa. Thứ tư, dân chúng khinh nhờn quan chức làm cho
quan chức phải co mình lại. Thứ năm, xã hội có điều tệ nạn nhiều hơn điều tử
tế, v. v.. Tất cả các dấu hiệu đều biểu hiện tập trung vào công thức này: điều cấm kỵ lại tồn tại hiện hữu!
Những
điều kiện nào để chính thể chuyên chế tan rã? Thứ nhất, kinh tế hàng hoá phải
phát triển đến một mức độ nhất định đủ để tạo ra nhiều giai cấp khác nhau với
nhiều thành phần khác nhau, từ đó có nhiều quan điểm khác nhau tương ứng với
nhiều lợi ích khác nhau, không chấp nhận
một quan điểm nào chiếm giữ địa vị độc tôn.
Thứ hai, mâu thuẫn giai cấp phải gia tăng đến một mức độ nhất định khiến nhà
cầm quyền chuyên chế không thể kiểm soát được bằng bạo lực, từ đó bắt buộc tất
cả các giai cấp khác nhau phải thoả hiệp
với nhau để giải quyết mâu thuẫn đó bằng một chính thể mới phù hợp với tất
cả các giai cấp ấy (ở đây cần phân biệt
thoả hiệp với cam chịu, cam chịu đối
lập hoàn toàn với thoả hiệp!). Thứ ba, quan trọng nhất, văn hoá phải phát triển đến một trình độ
nhất định đủ để làm cho toàn thể dân chúng hiểu biết được chính mình, hiểu
biết được cả những nguyên nhân dẫn đến những tai hoạ đang làm khổ mình lẫn
những giải pháp khả thi giúp mình thoát khỏi những tai hoạ đó.
2. Tình hình nữ giới.
Việc
phân tích chính thể chuyên chế tất nhiên cũng đòi hỏi tôi phải phân tích một
đối tượng đặc biệt có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, đó là nữ giới.
Xã
hội nào cũng có gia đình nhưng gia đình có tính chất ra sao lại phụ thuộc vào
xã hội được tổ chức theo chính thể nào. Nếu, một khi, xã hội được tổ chức theo
chính thể chuyên chế thì gia đình sẽ cấu thành đơn vị nền tảng cho chính
thể đó, khi đó gia đình sẽ tồn tại phổ biến với các tính chất đặc thù như sau:
1/ Con cái phụ thuộc tuyệt đối vào cha mẹ; 2/ Vợ phụ thuộc tuyệt đối vào chồng;
3/ Em phụ thuộc tuyệt đối vào anh hoặc chị. Tóm lại, một người đàn ông gia
trưởng làm chủ đối với tất cả các thành viên khác, tất cả các thành viên khác
làm nô lệ cho người đàn ông nào làm gia trưởng bằng quyền lực gia trưởng. Nhà
nước chuyên chế chỉ cần nắm chặt người đàn ông này cũng sẽ khống chế được cả xã
hội chuyên chế. Tôi nhận thấy các tính chất đó rất điển hình cho gia đình trong
chính thể chuyên chế lấy Nho giáo làm nền tảng tinh thần cho mình. Nho giáo đã
củng cố chắc chắn cho các tính chất đó bằng Tam
Cương làm cho nữ giới phải chịu đựng mọi hệ quả đau đớn nhất.
Nữ
giới chiếm khoảng một nửa nhân loại; cùng với nam giới, nữ giới tạo nên nhân
loại rồi làm cho nhân loại trường tồn trên địa cầu. Điều tự nhiên này làm cho
nữ giới bình đẳng tự nhiên với nam
giới. Tuy nhiên nữ giới lại có những đặc điểm đặc biệt phân biệt họ với nam
giới, đó là cấu trúc thể chất, cấu
trúc này cho phép họ dễ dàng nhận biết được mình đã đẻ ra những đứa trẻ con nào
trong khi nam giới lại không dễ dàng nhận biết được như vậy. Chính vì có ưu
điểm như vậy nên nữ giới thường được quy thành nguồn gốc sinh ra tình yêu cùng
với tất cả những gì cao đẹp nhất thuộc về nhân loại, như đạo vị tha, đức hiến
dâng, lòng trắc ẩn, v. v., khiến nam giới từ thế hệ này sang thế hệ khác phải
xoay quanh họ.
Nhưng
thật đáng tiếc: trong chính thể chuyên chế, nữ giới luôn luôn phải ở vào địa vị phụ thuộc hoặc phải làm nô lệ cho nam giới.
Do
chính thể chuyên chế chỉ có thiểu số dùng bạo
lực để cai trị đa số nên nữ giới bị nô dịch bởi chính nam giới. Dựa vào sức
mạnh thể chất của mình lớn hơn sức mạnh thể chất của nữ giới, nam giới áp đặt chế độ nô lệ cho nữ giới để bảo
đảm chắc chắn rằng những đứa con được đẻ ra bởi những nô lệ nữ giới cũng được
đẻ ra bởi chính những chủ nô nam giới đang làm chủ đối với những nô lệ kia, tức
là nữ giới phải trở thành công cụ sinh đẻ đơn thuần cho nam giới trong chính
thể chuyên chế.
Đặc
biệt việc cai trị bằng bạo lực trong chính thể chuyên chế đã làm cho mọi cá
nhân đều chỉ coi trọng sức mạnh thể xác
hơn sức mạnh tinh thần, từ đó làm cho võ
thuật phát triển mạnh mẽ hơn văn chương. Ở nam giới, những mâu thuẫn thường được giải quyết bằng vũ lực nhiều hơn được giải
quyết bằng lý lẽ, từ đó ắt phải dẫn đến một quan niệm trái tự nhiên về nam
giới lý tưởng, quan niệm này cho rằng, nam giới lý tưởng phải thứ nhất đẹp
mã, thứ hai giàu có (bao gồm cả tiền bạc lẫn quyền lực), thứ ba có thể còn phải
có thêm nhiều tiêu chuẩn nữa nhưng trí tuệ phải được xếp cuối cùng; những người đàn ông thông minh trác việt thường bị gán
cho những danh hiệu hết sức thảm hại, như điên điên, khùng khùng, loạn óc, dở
hơi, thành phần bị bỏ rơi trong mọi thời đại, v. v., những danh hiệu này nảy
sinh từ ý đồ thâm độc của nhà cầm quyền chuyên chế vốn có khuynh hướng muốn cô
lập những người đàn ông kia để những người đàn ông kia vừa phải bị lụi tàn trí
tuệ vừa không thể vận động dân chúng chống lại nhà cầm quyền chuyên chế! Thuở
nhỏ, tôi thường được nghe một ân nhân cứu mạng ở cùng làng với
tôi hay nói chơi rằng: “con là chủ nợ, vợ là kẻ thù, thầy
u là gián điệp!?”. Thầy u được nói đến ở đây bao gồm cả cha mẹ bên nhà
vợ lẫn cha mẹ bên nhà chồng. Thuở đó, vì còn ngây thơ nên đôi khi tôi cũng nói theo như vậy cho vui miệng mà không
hiểu câu nói đó có ý nghĩa gì. Lớn lên, tôi không
biết chắc chắn câu nói đó xuất sinh từ sự kiện nào mà chỉ có thể phỏng đoán nó xuất sinh từ Vụ án Nhân văn Giai phẩm xảy ra vào cuối thập niên 1950. Qua nhiều năm trải nghiệm trường đời, tôi dần
dần nhận thấy câu nói đó rất hiệu nghiệm với một số tài năng xuất chúng thuộc nam giới sống trong chính thể
chuyên chế. Chẳng hạn các nạn nhân đáng
kính trong Vụ án Nhân văn Giai phẩm
có nhiều khả năng tất yếu được lấy làm đối
tượng phản ánh cho câu nói đó hoặc một
số trí thức uyên bác cũng có thể thường bị vây hãm tàn nhẫn bởi chính các
thân nhân ngay trong gia đình mình. Chính ý
thức mê hoặc vốn được nuôi dưỡng bởi chính thể chuyên chế luôn luôn biến con
cái thành gánh nặng cho cha mẹ đồng
thời biến vợ thành kẻ thù cho chồng cũng
như biến cha mẹ thành gián điệp cho
nhà cầm quyền chuyên chế để hãm hại những chàng rể tử tế
nhất
hoặc thậm chí còn có thể hãm hại ngay cả những
đứa con trai thảo hiền nhất được sinh ra bởi chính các gián điệp.
Không chỉ tổ quốc mà ngay cả gia đình cũng có thể trở thành ngục thất đối với nam giới. Ở nữ giới, tình hình xem ra còn thảm hại hơn. Ở đây
có một thực trạng hết sức oái oăm, oái oăm đến nỗi không được phép tồn tại
nhưng vẫn cứ tồn tại hớ hênh, thực trạng đó là trí tuệ tỷ lệ nghịch với nhan sắc. Quả thật ở đây những cô gái đẹp
thường chỉ đẹp về thể xác nhưng lại rất yếu kém về trí tuệ hoặc thậm chí cả
nhân cách nữa, ngược lại những cô gái yếu kém về nhan sắc lại thường có trí tuệ
hơn người đồng thời có những phẩm chất rất đáng trân trọng. Ở đây những cô gái
đẹp thường chỉ quan tâm chăm sóc sắc đẹp của mình mà không quan tâm bồi dưỡng
trí óc của mình làm cho trí óc của họ bị teo mòn dần dần theo quá trình trưởng
thành về thể xác của họ. Vả lại, dù họ có ý muốn bồi dưỡng trí óc của mình cũng
khó mà thực hiện được ý muốn đó, cánh đàn ông háo sắc đông như bầy ruồi giữa
mùa nhiệt hạch vốn cũng chỉ coi trọng vẻ đẹp thể xác hơn vẻ đẹp tinh thần, luôn
luôn tìm mọi cách hoặc dùng mọi phương tiện có thể có để quyến rũ hoặc lôi cuốn
họ vào những cuộc truy hoan tốn kém thì giờ làm cho họ không còn thì giờ để
quan tâm bồi dưỡng trí óc của mình nữa nhưng lại có rất nhiều thì giờ để làm
vui lòng cánh đàn ông kia. Lúc nào cũng chỉ quan tâm làm vui lòng cánh đàn ông
kia làm sao mà họ có thể phát triển trí óc được. Lại thêm nền giáo dục chuyên chế vận hành theo cơ chế xiêu lệch hoặc cơ chế bất bình đẳng vốn chỉ quan tâm dạy bảo
cho người ta phục tùng hơn quan tâm chỉ dẫn cho người ta sáng tạo, chẳng hạn
như có học mà không hành, có được học mà không được vận dụng kiến thức, có học
vấn mà không được trưng dụng, v. v., làm cho họ chỉ quan tâm bồi dưỡng thể xác
mà không quan tâm phát triển tinh thần, thậm chí còn phó mặc tinh thần cho bản
năng chi phối nữa kia! Bản năng chi phối tinh thần làm cho tinh thần chỉ phát
triển thành những ham muốn tầm thường, những ham muốn này chưa bao giờ vượt quá
tiện nghi hàng ngày. Ở
đây nhu cầu vật tính làm
chủ nhu cầu nhân tính. Sự thể này đặc biệt đúng đối với các nước chuyên chế
lấy tôn giáo vô thần hoặc chủ nghĩa duy vật làm hệ tư tưởng chính thống, khiến
người ta chỉ coi trọng của cải vật chất mà xem nhẹ các giá trị tinh thần, lại
càng coi rẻ các giá trị đạo đức. Ở đây, những người sống bằng các giá trị tinh
thần thường bị xem như những kẻ lập dị, quái đản, ngược đời, v. v., tức là
những cái bình thường bị coi như những cái bất bình thường, còn những cái bất
bình thường lại được coi như những cái bình thường!
Tóm lại chính thể chuyên chế làm cho nữ giới bị biến dạng
quay quắt: cái đẹp phải lẩn trốn vào những vỏ bọc xấu xí xù xì còn cái xấu lại
tự phô trương bằng những vỏ bọc hào nhoáng mỹ miều đến nỗi nữ giới tài sắc vẹn
toàn thường rất khan hiếm y như sao buối sáng vậy, ở đây thật khó mà tìm kiếm
được những nữ lưu nổi bật như Hồ Xuân
Hương, Đoàn Thị Điểm, Dương Thu Hương, v. v., nhưng nữ giới vừa xấu vừa xa lại rất dồi dào y như thảo mộc
trong rừng vậy. Cái mâu thuẫn này phân chia nữ giới thành hai loại như đã nói ở
trên mà người ta thường mô tả bằng khái niệm “bù trừ”.
Đối
với những cô gái yêu kiều nhưng đức hạnh khả nghi, cái mâu thuẫn nói trên biểu
hiện hết giới hạn của nó làm cho họ có những nhược điểm rất khó hiểu, phải nhạy
cảm lắm mới nhận thấy được, như thực dụng quay quắt, xa hoa phù phiếm, suy nghĩ
hời hợt, lười nhác thái quá, a dua lố bịch, v. v.. Trong tình yêu, họ thường
soi xét tình nhân thuộc giai cấp nào, có bao nhiêu tài sản, có hay không có
quyền lực để che chở họ, v. v., tóm lại họ thường có ý thức thụ động hoặc thường có tâm
lý dựa dẫm, họ thường lựa chọn những tình nhân thuộc tầng lớp cai trị để được thụ hưởng mà không phải cống hiến. Tuy
nhiên do chính thể chuyên chế chỉ có một số rất ít nam giới giàu có thuộc tầng
lớp cai trị nên chỉ có thiểu số nữ giới đạt được mục đích, còn lại đa số họ bị
lừa gạt rồi vỡ mộng mà sa ngã vào những tệ nạn đen bạc nhất. Thật vậy, việc biến nữ giới thành hàng hoá xảy ra rất
phổ biến ở các nước chuyên chế. Hãy nghiên cứu tình trạng buôn bán nữ giới trên
thế giới, người ta sẽ thấy ngay các nạn nhân chủ yếu xuất thân từ các nước
chuyên chế, nơi mà họ không được bảo vệ bởi bất cứ cái gì; người ta cũng thấy
ngay rằng nếu không có các đầu mối buôn bán nữ giới ở các nước chuyên chế thì
nữ giới ở đó sẽ không thể bị buôn bán nhiều như thế. Tình trạng nghèo túng được
gây nên bởi chính thể chuyên chế cũng đẩy nhiều nữ giới vào những tệ nạn ấy. Việc mua bán “tình yêu”
cũng như việc ngoại tình xảy ra phổ biến đến mức ngày càng trần trụi hơn.
Đối với
nữ giới, tình yêu có ý nghĩa quan trọng
nhất. Nhưng chính thể chuyên chế lại giết chết tình yêu hoặc ít nhất cũng
bóp méo tình yêu. Do phải sống theo chính thể chuyên chế vốn có những nhược
điểm nói trên nên họ thường dễ dàng đánh mất tình yêu. Thường thường họ đi vào
hôn nhân mà không có hoặc chỉ có rất ít tình yêu, chỉ có những ý đồ na ná tình yêu. Trong hôn nhân, nữ giới bị đặt thấp hơn
nam giới khiến họ chỉ có ý thức về sự
phục tùng hoặc nhiều lắm cũng chỉ có ý thức về sự bình đẳng cực đoan, nếu chồng “đập bát” thì mình phải “đập mâm”
hoặc nếu ông “ăn chả” thì bà “ăn nem” cho cân bằng! Hoặc nữa, vợ chồng cứ việc
bàn bạc nhưng quyết định cuối cùng lại luôn luôn phải thuộc về chồng, nếu ở đây
mà nói đến bình đẳng giới tính thì
thật ngây thơ! Chính cái trật tự bất bình đẳng như vậy đã đẻ ra thái độ trọng nam khinh nữ khiến người ta chọn
nuôi những hài nhi nam đồng thời giết bỏ những hài nhi nữ ngay trong bụng mẹ
hoặc ngay khi mới lọt lòng mẹ, từ đó làm cho nữ giới luôn luôn bị hao mòn về cả
số lượng lẫn chất lượng: về số lượng, nữ giới chiếm một tỷ lệ ngày càng nhỏ hơn
so với nam giới; về chất lượng, nữ giới bị sa đoạ ngày càng trầm trọng hơn về
cả thể xác lẫn tinh thần. Hiện tượng này chỉ tồn tại được trong chính thể
chuyên chế mà thôi.
Trong
chính thể chuyên chế, muốn bảo đảm trật tự êm đềm cho gia đình, nữ giới phải hy
sinh tất cả những gì thuộc về mình, cả
tâm hồn lẫn thể xác. Nếu cứ đòi hỏi bình đẳng với nam giới thì sẽ rất nguy
hiểm cho nữ giới. Muốn giải phóng nữ giới hoặc trả lại tự do cho nữ giới để họ
bình đẳng với nam giới, cần phải xoá bỏ chính thể chuyên chế bằng việc thay đổi hiến pháp làm cho hiến pháp
phải lấy nguyên tắc bình đẳng làm cơ
sở chứ không phải chỉ đưa ra hoặc sửa đổi vài ba đạo luật nào đó liên quan đến
nữ giới, nếu chỉ làm cái việc nhỏ mọn này thôi thì chỉ đưa đến sự lạm dụng nữ
giới chứ không thể giải phóng được nữ giới đâu.
3. Tình hình dân số.
Mới hình dung, người ta sẽ lầm tưởng rằng chính thể chuyên
chế làm cho dân số ngày càng giảm sút. Để chứng minh cho sự thể đó, người ta có thể lập luận rằng: vì
chỉ dùng bạo lực để cai trị dẫn đến sự giết chóc hoặc bức hại lẫn nhau giữa
người với người nên hình như chính thể chuyên chế phải làm cho dân số giảm sút.
Nếu chỉ hình dung được như vậy thôi thì thật ra mới chỉ giải đáp được một nửa vấn đề. Thực tế chính thể chuyên
chế làm cho dân số gia tăng chứ không làm cho dân số giảm sút như mới hình
dung. Ở
đây nhà cầm quyền dùng bạo
lực để cai trị dân chúng làm cho dân chúng phải khiếp sợ mà phục tùng. Lúc nào
cũng lo sợ bị bức hại bởi nhà cầm quyền khiến dân chúng rất coi trọng việc sinh
đẻ để bảo tồn mình. Lại thêm tình trạng nghèo đói phổ biến được gây nên bởi
chính thể chuyên chế luôn luôn đe doạ sinh mạng của đa số dân chúng cũng kích
thích dân chúng sinh đẻ thật nhiều để bảo tồn mình. Dân chúng nghèo khổ đến nỗi
nhiều khi không có gì để ăn nhưng vẫn cứ sinh đẻ thật nhiều để bảo tồn nòi
giống, ngộ nhỡ nếu mình gặp tai hoạ mà chết thì vẫn còn người nối dõi trên đời.
Mỗi cặp vợ chồng thường đẻ rất nhiều con, mỗi quan chức nam giới thường có
nhiều vợ (bao gồm cả vợ chính thức lẫn vợ không chính thức) mà mỗi vợ trong đó
lại đẻ rất nhiều con. Ở đây bản
năng sinh tồn đã biểu hiện thành bản năng
sinh sản, bản năng sinh tồn càng mạnh mẽ bao nhiêu sẽ làm cho bản năng sinh
sản cũng càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Vì tất cả các cá nhân đều rất coi trọng việc
sinh đẻ như vậy nên dù có xảy ra can qua chết chóc như thế nào đi chăng nữa
nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, số sinh
lại vượt quá số tử làm cho dân số lại gia tăng. Vậy chính thể chuyên chế
chỉ làm cho dân số gia tăng chứ không làm cho dân số giảm sút.
Dân số gia tăng nhanh chóng lại gây nên áp lực to lớn về nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm, môi trường, v. v.. Áp lực này lại làm
cho chính thể chuyên chế căng thẳng hơn nữa với tình trạng sa đoạ ngày càng phổ
biến hơn.
Chính thể chuyên chế không chỉ làm cho dân số gia tăng mà
còn làm cho cơ cấu dân số bị xiêu lệch
ngày càng trầm trọng như đã nói ở đoạn
văn nói về nữ giới, theo đó nữ giới
chiếm một tỷ lệ ngày càng nhỏ hơn so với nam giới. Cơ cấu dân số bị xiêu
lệch ngày càng trầm trọng như vậy tất yếu phải dẫn đến chiến tranh triền miên
nhằm tranh giành nữ giới giữa nam giới với nhau, trong đó người đàn ông nào
mạnh nhất (lắm của, nhiều quyền) sẽ chiếm hữu được nhiều nhất phụ nữ vừa đẹp
nhất vừa ... gian ngoan nhất, còn người đàn ông nào yếu nhất (ít của, ít quyền;
hoặc vô sản, vô quyền) sẽ chỉ chiếm hữu được ít nhất phụ nữ vừa xấu nhất vừa
ngu nhất, hoặc thậm chí không chiếm hữu được người phụ nữ nào cả!
Nếu còn nghi ngờ sự thể này thì quý độc giả hãy kiểm tra
tình hình dân số ở các nước chuyên chế rồi so sánh với tình hình dân số ở các
nước dân chủ để kiểm chứng xem tôi nói đúng hay sai!
Vì không xuất phát từ tính chất của chế độ chính trị mà chỉ xuất phát từ mối tương quan hời hợt giữa số
lượng nhân khẩu với số lượng thực
phẩm để nghiên cứu dân số nên ông Thomas
Robert Malthus đã không thể giải thích được đúng đắn tại sao dân số trong
các giai cấp nô lệ cũng như ở các nước có chính thể chuyên chế lại gia tăng
nhanh chóng trong khi đó dân số trong các giai cấp tự do cũng như ở các nước có
chính thể dân chủ lại chững lại hoặc thậm chí còn giảm sút. Ở các nước dân chủ,
thực phẩm thường rất dồi dào lại có chất lượng rất tốt nhưng dân số lại chững
lại hoặc thậm chí còn giảm sút, trong khi đó ở các nước chuyên chế thực phẩm
thường rất khan hiếm lại có chất lượng rất xấu nhưng dân số lại gia tăng nhanh
chóng đến mức đáng sợ. Cái thực trạng đó đã
bác bỏ thẳng thừng cái định luật bất hủ được xác lập bởi T. R. Malthus cho
rằng số lượng nhân khẩu được quyết định
bởi số lượng thực phẩm hoặc hai cái
đó tỷ lệ thuận với nhau.
Lý thuyết dân số của T. R. Malthus đã từng bị phê phán quyết
liệt bởi rất nhiều tác giả khác nhau, trong đó có K. Marx. Nhưng thực tế K. Marx cũng chẳng hơn gì T. R. Malthus. K.
Marx cho rằng sự gia tăng dân số bắt nguồn trực tiếp từ việc tích luỹ tư bản, rằng việc tích luỹ tư
bản làm cho tư bản vừa gia tăng về quy mô vừa gia tăng về cơ cấu, rằng tư bản gia tăng về cơ cấu đã đẩy hàng loạt công nhân
ra khỏi quá trình sản xuất rồi rơi vào tình trạng thất nghiệp, mà chính tình
trạng này đã làm cho dân số gia tăng. Với lập luận như vậy, K. Marx chỉ nói lên
được một phần sự thật, theo đó chính sự chuyên chế của giai cấp tư bản đối với
giai cấp làm thuê đã đẻ ra nhân khẩu thừa hoặc làm cho dân số gia tăng
trong giai cấp làm thuê. Về vấn đề dân số, K.
Marx chỉ có giá trị như thế thôi, ông không thể hình dung được rằng dân số
đã từng bùng nổ hoặc gia tăng dữ dội ở cả những nơi chưa có hoặc không có nền
sản xuất tư bản cũng như trong tất cả những thời kỳ chưa có hoặc không có nền
sản xuất đó. Sự thể này khiến tôi hình dung được rằng chính chính thể chuyên
chế ở mọi nơi vào mọi lúc đã làm cho dân số gia tăng dữ dội bất chấp chính thể
này dựa vào nền kinh tế nào.
Ở xứ sở
nào có chính thể dân chủ, các giai cấp tự do thường có dân số ổn định hoặc giảm sút, người ta thường khuyến khích sinh đẻ nhiều bằng các chính sách phúc lợi như Thuỵ điển ngày nay chẳng hạn, hoặc
khuyến khích sinh đẻ nhiều bằng sự khích
lệ tinh thần hết sức phong phú. Bài thơ “Ôi Thần Vệ nữ, mẹ của tình
yêu!” với đoạn trích sau đây đã biểu lộ sự thể đó:
“Khi sao Vệ nữ chiếu
sáng trần gian
Gió hiu hiu thở … Tình
yêu chứa chan!
Mặt đất bừng lên … muôn
vàn ánh sáng.
Cùng khí trời thơm dịu bởi
muôn hoa … !
Chim vỗ cánh theo Nữ thần
quyến rũ.
Trong yêu đương … ríu
rít muôn lời ca …
Nhảy cuồng lên, những
chàng bò mộng
Theo gót Nữ thần trên những
cánh đồng xa
Đây nhân loại từ rừng sâu
núi thẳm
Từ biển, sông,
đồng nội, … muôn nhà
Tất cả cháy bừng tình yêu
dục vọng
Vui sinh sôi … khoái
cảm chan hoà
Vệ nữ ơi! Ta
theo Người trong vương quốc bao la
Người ban phát cho trần
gian bao điều mỹ lệ ...”
110).
Đối với các cộng đồng
chưa được khai hoá, chính thể chuyên chế còn đẩy người ta vào hôn nhân cận huyết thống hoặc thậm chí
cả hôn nhân cùng huyết thống nữa. Vì
sự cai trị độc đoán làm cho người ta chỉ còn có thể tin cậy vào những người
thân thuộc xung quanh trong gia đình hoặc cùng gia tộc mà không thể tin cậy vào
những người xa lạ ngoài gia đình hoặc khác gia tộc nên hôn nhân rất khó có thể
nảy sinh giữa nam giới thuộc huyết thống này với nữ giới thuộc huyết thống khác
nhưng lại rất dễ dàng nảy sinh giữa nam giới với nữ giới trong cùng một huyết
thống (cùng một gia tộc hoặc thậm chí cùng một gia đình) mà không có gì chắc
chắn để bảo đảm rằng không có sự loạn luân trong đó. Hôn nhân cận huyết thống
cũng như hôn nhân cùng huyết thống lại làm cho cả nòi giống lẫn đạo đức đều
bị thoái hoá. Vậy chính thể chuyên chế không chỉ huỷ diệt nhân loại về mặt nhân văn mà còn huỷ diệt nhân loại
về cả mặt tự nhiên nữa!
III – CHÍNH THỂ CHUYÊN CHẾ QUY ĐỊNH NHƯ
THẾ NÀO ĐỜI SỐNG TINH THẦN: KHOA HỌC, NGHỆ THUẬT, TÔN GIÁO, V. V..
1. Khoa học.
Khoa
học là một hệ thống tri thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan bao gồm
nhân loại cùng với thế giới xung quanh, cho phép mỗi cá nhân có thể hiểu biết
được bản chất của các hiện tượng thuộc về hiện thực đó.
Nói đến
khoa học nói chung phải nói đến cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học nhân văn.
Do bản
chất của nó nên khoa học nói chung không thể dung hoà được với chính thể chuyên
chế cũng như chính thể chuyên chế không thể dung hoà được với khoa học nói
chung.
Chính thể chuyên chế gây nên sự khiếp sợ, mà sự khiếp sợ lại
đòi hỏi phải thủ tiêu mọi sự hiểu biết để duy trì sự ngu dốt phổ biến cho dân
chúng, nó cũng đòi hỏi phải thủ tiêu mọi sự hiểu biết trong hệ thống quan chức
chuyên chế làm cho hầu hết tất cả đều ngu dốt như nhau. Điều tất yếu này làm
cho khoa học nói chung không được phép phát triển. Nếu có học giả nào mà cố
gắng thực hiện những phát minh lớn lao thì chắc chẵn sẽ bị bức hại như thế nào
đó rồi phải chết như thế nào đó. Sự thể này đã được chứng minh rất thực tế bởi
lịch sử của chính thể chuyên chế. Dưới chính thể chuyên chế phong kiến ở Âu châu, hầu hết các học
giả lỗi lạc đều bị bức hại bởi Giáo hội
Công giáo lúc đó đang nắm giữ quyền lực chuyên chế (mà thực chất, nhà nước phong kiến đội lốt Giáo hội Công
giáo) làm cho ngay cả Kinh thánh
cũng không được phổ biến nghiêm chỉnh mà thường bị xuyên tạc theo quan điểm của
một số ít chức sắc có ảnh hưởng lớn trong giáo hội này vào thời kỳ đó (câu
chuyện về Thánh Augustin được nghe
thấy Thiên thần hiện thân thành một em bé bảo rằng đừng nhọc công suy
nghĩ về một mầu nhiệm vượt quá trí khôn nhân
loại, tức là Mầu nhiệm Ba Ngôi, đã
cho thấy thái độ bài bác đối với việc
tìm hiểu Chúa bằng khoa học) nhưng
đến cuối thế kỷ XX, Chúa đã soi sáng
cho Đức Giáo hoàng Jean Paul II lên
tiếng xin lỗi cộng đồng khoa học trên
khắp thế giới vào năm 1997 về những
sai lầm trong quá khứ. Sự kiện này đã xác lập một dấu mốc chói lọi cho thấy Chúa giáo chính thức đồng hành với khoa học
đồng thời cũng phân biệt dứt khoát Giáo hội Công giáo với nhà nước chuyên chế: Giáo hội Công giáo có thể sửa mình nhưng nhà
nước chuyên chế lại không thể sửa mình! Dưới chính thể chuyên chế fascist ở Đức, Italia, v. v., hàng ngàn học
giả đã bị giết hại bởi bàn tay đẫm máu của A. Hitler, B. Mussolini, v. v.. A.
Hitler đã treo giải thưởng trị giá hàng triệu Mark Đức cho kẻ nào giết được A.
Einstein, một học giả lỗi lạc nhất đối với mọi thời đại. Dưới chính thể
chuyên chế cộng sản ở Liên bang Soviet
cũng như các nước chuyên chế cộng sản xung quanh nó, hàng vạn học giả đã bị bức
hại bí mật, ngoài ra còn có hàng ngàn học giả khác phải chạy trốn đến các nước
dân chủ tự do để sống lưu vong. Trong số các học giả đã bị bức hại nhiều lần
phải kể đến Lev Davidovitch Landau,
một nhà vật lý học hàng đầu thế giới vào thời kỳ đó. Sinh thời, Joseph Staline
đã ra lệnh bắt giam L. D. Landau nhiều lần chỉ với một lý do hết sức quái đản,
lý do đó là học giả này có những phát minh trái ngược với những quan điểm triết
học của Chủ nghĩa Marx – Lenin. Đến cuối thập niên 1960, L. D. Landau đã bị hãm
hại bởi một tai nạn giao thông cực kỳ mờ ám.
Do lo
sợ bị hãm hại như vậy nên các học giả không dám sáng tạo nữa. Thay cho việc tìm
kiếm chân lý, tuyệt đại đa số học giả chỉ tạo ra vô số giả lý để làm vừa lòng
nhà cầm quyền chuyên chế dẫn đến thui chột mọi tài năng sáng tạo. Thay cho việc
tận tâm nghiên cứu khoa học, đa số học giả chỉ bon chen chui luồn để ngoi lên
làm thầy hoặc làm chủ kẻ khác, mà việc bon chen chui luồn lại đòi hỏi phải dối
trá; làm khoa học mà dối trá chỉ có thể trở thành trí thức lưu manh hoặc lưu
manh giả danh trí thức mà thôi, thiểu số học giả muốn giữ lấy lương tâm khoa
học lại thường tìm đường để chạy trốn ra nước ngoài dẫn đến chảy máu chất xám.
Thay cho việc nâng đỡ tài năng, người ta thường tìm cách để vùi dập tài năng,
làm cho tài năng không thể nảy nở được. Bị quản lý theo nguyên tắc chuyên chế,
hoạt động khoa học bị biến dạng nghiêm trọng, nhà cầm quyền chuyên chế trong
hoạt động này muốn chiếm giữ được lâu dài cái địa vị lãnh đạo cho mình ắt phải
kìm hãm hoặc hãm hại tất cả các đồng sự làm cho khoa học không thể tiến triển
được. Chẳng hạn ở Liên bang Soviet, nhà nước chuyên chế đã bổ nhiệm Trofim Denisovich Lyschenko (sinh năm
1890) làm Chủ tịch cho Viện Hàn lâm Khoa học, nhân vật này đã làm cho nền khoa
học ở các nước soviet bị lạc hậu khoảng 30 năm so với nền khoa học ở các nước
dân chủ.
Do bản
chất của nó nên chính thể chuyên chế rất khó hoặc thậm chí không thể phát sinh
được những tư tưởng chân thực mà chỉ có thể phát sinh được những tư tưởng hư ảo với những
kiến thức sai lầm hoặc phản ánh sai lạc thế giới hiện thực, tức là chính
thể chuyên chế chỉ tạo ra ý thức mê hoặc
mà thôi, ý thức này chỉ thích hợp với tôn
giáo chứ hoàn toàn không thích hợp với khoa học, nó kìm hãm hoặc cản trở
khoa học phát triển nhưng lại kích thích tôn giáo phát triển mạnh mẽ theo xu
hướng mê lầm khiến mọi người đều rất khó hoặc thậm chí không thể nhận thức được
đúng đắn đời sống hiện thực, lại càng rất khó hoặc thậm chí không thể nhận thức
được chính mình nữa! Hoặc nói theo kiểu marxist cũng được: nhân loại bị tha hoá
bởi chính những tư tưởng mê hoặc của mình!
Chính
thể chuyên chế làm cho các nguyên tắc nhận thức luôn luôn bị vi phạm hoặc bị
đảo ngược hoặc bị xuyên tạc đến tận gốc rễ để từ đó tạo ra các kiến thức sai
lầm làm cho tuyệt đại đa số người không chỉ nhận thức sai lầm về bản thân mà
còn nhận thức sai lầm về cả thế giới xung quanh nữa.
Nếu
trong chính thể chuyên chế mà khoa học nảy nở xum xuê như đã từng xảy ra ở nước
Pháp với Phái Bách khoa Toàn thư
trong năm mươi năm trước cuộc Cách mạng 1789 chẳng hạn thì sự thể đó chỉ chứng tỏ rằng chính thể chuyên
chế đã rệu rã sắp sụp đổ đến nơi rồi.
2. Nghệ thuật.
Nghệ
thuật là sự tạo tác cái đẹp mang cá tính của người tạo tác, bao gồm nhiều loại
hình khác nhau, như văn học, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, sân khấu,
ảnh điện, v. v..
Do
bắt buộc mỗi cá nhân phải mài tròn bản thân theo hình ảnh của nhà cầm quyền
chuyên chế nên chính thể chuyên chế cũng không dung nạp được toàn bộ nghệ thuật
nói chung.
Sống
trong chính thể chuyên chế, người ta phải mất hết ý niệm về tự do để chỉ còn
lại ý thức về sự phục tùng mà thôi, phải lấy lãnh tụ chuyên chế làm hình mẫu lý
tưởng cho mình để hoà tan mình vào đó, chớ có làm gì để biểu lộ cá tính độc đáo
của mình kẻo làm cho nhà cầm quyền chuyên chế cảm thấy chướng tai gai mắt mà
chuốc lấy tai hoạ vào thân. Ở đây nghệ thuật cũng rơi vào sự dối trá phổ
biến làm cho tài năng xuất chúng trở thành một hiện tượng cũng cực kỳ hiếm hoi.
Nghệ
thuật, về bản chất, là sự tạo tác thế giới tự do để vừa khẳng định tự do vừa
hướng tới tự do bằng các phương pháp hoặc con đường tự do, thế mà chính thể
chuyên chế lại tiêu diệt tự do! Vậy hai cái đó tuyệt đối không thể dung hoà
được với nhau. Nếu sáng tạo được những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc hoặc có giá
trị lớn lao thì nghệ sỹ vô tình hay hữu ý đã chống lại chính thể chuyên chế, mà
như vậy sẽ gặp tai hoạ: nếu vô tình thì nghệ sỹ sẽ bị bức hại ngay lập tức, còn
nếu hữu ý thì nghệ sỹ phải phổ biến bí mật những tác phẩm đó. Chúng ta đã biết
rằng trong mọi nền chuyên chế nói chung, các tác phẩm xuất sắc thường không có
tên tác giả. Việc lấy nghệ thuật chân chính làm sự nghiệp cá nhân cũng sẽ không
tránh khỏi tai hoạ: chỉ vì được nhận Giải
thưởng Nobel về Văn học bởi tiểu thuyết “Bác sỹ Givago” nên Boris
Leonidorovitch Pasternak đã bị bức hại rất tàn nhẫn bởi các nhà lãnh đạo
cộng sản ở Liên bang Soviet 111).
Tất
cả các tác phẩm nghệ thuật chân chính đều mang tư tưởng chống chuyên chế. Chính
vì vậy cho nên tất cả các nghệ sỹ lớn đều luôn luôn bị bức hại bởi nhà cầm
quyền chuyên chế, như Weigang Mosart, Charlot Chaplin, Boris Leonidorvitch
Pasternak, v. v.. Sự thể này làm cho nghệ thuật chân chính rất khó nảy nở trong
chính thể chuyên chế. Thay cho nghệ thuật chân chính, chỉ có một thứ nghệ thuật
giả hiệu rất phát triển để ca tụng hoặc tâng bốc cái hiện trạng nô lệ cùng cực.
Chẳng hạn có một thi sỹ nào đó đã ca tụng Liên
bang Soviet như sau:
“Thủa Anh
chưa ra đời
Địa
cầu còn nức nở
Nhân loại chửa thành người
Đêm ngàn năm man rợ...”(!)
Chữ
“Anh” được viết hoa để chỉ nhà nước
chuyên chế cộng sản ở Liên bang Soviet ra đời ngày 07 Tháng Mười Một 1917. Theo
tác giả bài thơ này: trước ngày 07 Tháng Mười Một 1917, nhân loại đều man rợ
cả; Homère, Virgile, Lý Bạch, Đỗ Phủ, William Shakespeare, Honoré de Balzac,
Alexandre Pushkine, Lev Dostoyevsky, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du,
v. v., có lẽ vẫn chưa thành người (!) Khi biết J. Staline chết, chính tác giả
bài thơ nêu trên đã ca tụng kẻ sát nhân không gớm máu bằng những câu thơ cực kỳ
ty tiện như sau:
“Thương cha, thương mẹ, thương chồng,
Thương mình, thương một; thương Ông, thương mười “(!)
Thương
kẻ sát nhân tàn bạo gấp mười lần thương mình!? Thật không thể tưởng tượng nổi
lại có thể có một thứ tình cảm trái ngược tự nhiên đến như thế! Thương kẻ sát
nhân tàn bạo gấp mười lần thương người thân ruột thịt!? Thật không thể tưởng
tượng nổi lại có thể có một thứ tình cảm man rợ đến như thế! Nhưng vẫn còn nữa:
“Yêu biết mấy khi con tập nói,
Tiếng đầu lòng, con gọi J.
Staline “(!)
Trẻ con tập nói thường gọi mẹ cha để thể hiện nhân tính,
biết quái gì về J. Staline mà gọi J. Staline! Những câu thơ thuộc loại đó thật
sự đã tước bỏ hết nhân tính của nhân loại!
Lại còn những vần thơ khát máu đến điên loạn được tung hô dữ dội trong Cải cách Điền địa từ năm 1953 đến năm 1955 mà có lẽ chỉ thích hợp với những kẻ mất hết nhân tính như
Adolf Hitler hoặc Pol Pot khiến chỉ một số ít kẻ như thế mới có thể yêu thích:
“Giết! Giết nữa! Bàn
tay không phút nghỉ!
Cho ruộng đồng lúa tốt,
thuế mau xong!
Cho Đảng bền lâu, cùng rập
bước chung lòng!
Thờ Mao Chủ tịch, thờ J.
Staline bất diệt!”.
Tuy nhiên, A. Hitler chỉ thờ nòi giống Aryan của mình chứ không thờ các lãnh tụ cách
mạng ngoại bang. Ngày nay thật khó mà
tin rằng ngày xưa lại có thể có những vần thơ như thế! Người ta có thể sẽ viện
dẫn lòng bác ái vốn được xác lập bởi Chúa giáo, nhưng nếu có lòng bác ái thì
người ta đã chẳng hô hoán nhau giết chóc đồng loại như chính những câu thơ trên
đây đã tố giác họ.
Trong
chính thể chuyên chế, nếu muốn sáng tạo được những tác phẩm kiệt xuất thì nghệ
sỹ phải giữ được khoảng cách tinh thần ngày càng lớn với nhà cầm quyền chuyên
chế. Khi mà nghệ sỹ nhận được quá nhiều lời ngợi khen từ nhà cầm quyền chuyên
chế vừa bạc nhược vừa hung bạo, chính là khi mà tài năng của nghệ sỹ có thể
đang xuống dốc rồi. Lịch sử nghệ thuật của các nhà nước chuyên chế đã chứng
minh cho sự
thể đó: tất cả các nghệ sỹ vĩ đại đều chẳng ưa thích gì các nhà
cầm quyền chuyên chế vừa hung bạo vừa ngu muội. Ludwig van Beethoven đã rút lại
lời đề tặng một nhạc phẩm cho Napoléon
Bonapartes vào năm 1804 khi biết
nhân vật này đã thiết lập nền độc tài quân sự cho nước Pháp. Nếu yêu thích nhà
cầm quyền chuyên chế thì nghệ sỹ sẽ rơi vào sự dối trá phổ biến, như Evgheny
Alexandrovich Evtushenko chẳng hạn 112),
nếu không bợ đỡ nhà cầm quyền này thì làm sao mà nhà cầm quyền này ngợi khen
nghệ sĩ được! Nhưng
đã bợ đỡ rồi làm sao mà né tránh được sự dối trá! Kể ra, chính thể chuyên chế
cũng đã từng tạo ra được một số kiệt tác nghệ thuật nhưng luôn luôn bị hạn chế
bởi chính chính thể đó. Ở đây việc sáng tạo bị giới hạn vào một trong hai
trường hợp sau đây: hoặc được thực hiện bởi chính nhà cầm quyền chuyên chế hoặc
được thực hiện bởi một số nghệ sỹ vĩ đại mà tư tưởng luôn xa cách nhà cầm quyền
kia, như W. Goeth, W. Mosart, L. Beethoven, v. v..
Đối
với trường hợp thứ nhất, nhà cầm quyền chuyên chế nắm giữ độc quyền sáng tạo để
sáng tạo theo những cung cách hết sức xa hoa bằng những phương tiện hết sức xa
xỉ để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật chỉ biểu lộ nếp sống xa hoa của chính
họ. Trong khi sáng tạo, họ phải dùng dân chúng làm “công cụ sáng tạo” để thực
hiện các ý tưởng cá nhân của họ làm cho dân chúng phải hy sinh rất nhiều, những
tác phẩm nghệ thuật của họ luôn luôn được đánh đổi bằng sự hy sinh to lớn của
dân chúng, những tác phẩm ấy chỉ mang tên tuổi của nhà cầm quyền chuyên chế chứ
không bao giờ mang tên tuổi của đám đông dân chúng mặc dù đám đông đó được dùng
làm vật liệu để tạo nên những tác
phẩm ấy, làm cho tất cả những người thưởng thức nghệ thuật chỉ thấy được tâm hồn của các nhà cầm quyền chuyên chế
trong những tác phẩm ấy mà chẳng mấy khi thấy được hoặc khó mà thấy được thể xác của dân chúng trong những tác
phẩm ấy. Chẳng hạn nhìn vào Kim Tự Tháp
ở Ai cập, người ta có thể dễ dàng thấy được tâm hồn của các pharaon nhưng không thể biết được chính
xác có bao nhiêu nô lệ đã bị hy sinh cho nó; hoặc nhìn vào Vườn Treo Babylone ở Ba tư, người ta có thể dễ dàng thấy được ngay
mối tình phóng khoáng của Hoàng đế
Nabuchadnezzar dành cho Hoàng hậu
Amitiser, tức Công chúa của xứ Mèdes,
nhưng không thể biết được có bao nhiêu nô lệ đã bị hy sinh cho nó; hoặc nhìn
vào Lăng mộ Taj Mahan ở Ấn độ, người
ta có thể dễ dàng hình dung được mối tình thuỷ chung của Hoàng đế Shah Jehan đối với Hoàng hậu Argiuman Bano Belgum, nhưng không thể
biết được có bao nhiêu nô lệ đã bị hy sinh cho nó, v. v..
Đối
với trường hợp thứ hai, các nghệ sỹ thường phải hy sinh rất nhiều cho những tác
phẩm kiệt xuất của mình. Để sáng tạo được những tác phẩm ấy, các nghệ sỹ phải
sống cuộc đời khắc khổ hoặc thiếu thốn cùng cực, ngoài ra lại còn bị dị nghị
hoặc bị quy chụp bởi những định kiến, những thành kiến, những thiến kiến, v.
v., đến từ nhiều phía mà phía nào cũng ngu muội như nhau. Ví dụ những người yêu
thích cầm ca thường bị quy chụp thành
những kẻ xướng ca vô loài; hoặc Miguel de Cervantes Vaadra với tác phẩm “Don Quixote” đã bị tung lên rồi lại bị
dìm xuống rất thảm hại bởi cái thiên kiến cho rằng: “nếu sự nghèo túng làm cho
M. Cervantes Vaadra sáng tác được hay như thế thì cần phải làm cho ông ta nghèo
túng hơn nữa để ông ta sáng tác được hay hơn nữa!”; hoặc W. Mosart đã phải sống
khắc khổ như thế nào mới sáng tác được những kiệt tác âm nhạc cho nhận loại, v.
v.. Nhưng quan trọng hơn, các nghệ sỹ vĩ đại thường phải giữ một khoảng cách
ngày càng lớn về tư tưởng với các nhà cầm quyền chuyên chế mới có thể sáng tác
được những cái đẹp vĩ đại.
Khi
quan sát kiến trúc ở các nước chuyên
chế, tôi thấy người ta xây dựng nhà ở
như xây dựng pháo đài. Hầu như toà
nhà nào cũng có cái vẻ bề ngoài hết sức u
ám nhưng cấu trúc bên trong lại mang
đầy động cơ phòng thủ. Sự thể đó chứng tỏ rằng trong chính thể chuyên chế,
kiến trúc luôn luôn mang đầy nỗi khiếp sợ
vốn được quy định bởi chính chính thể này. Do hầu hết dân chúng bị tước đoạt
hết điền địa bởi giới cầm quyền khiến hầu hết dân chúng không có quyền sở hữu đối
với điền địa nên các nước chuyên chế thường không
có hoặc rất khan hiếm công trình
kiến trúc to đẹp mà chỉ có các công trình
kiến trúc nhỏ xấu với một kết cấu tạm
bợ, nếu có các công trình kiến trúc to đẹp thì các công trình kiến trúc đó
lại chủ yếu chỉ được sở hữu bởi giới cầm quyền hoặc những kẻ theo đóm ăn tàn
đồng thời dễ dàng bị huỷ phá triệt để bởi các biến động chính trị. Chính vì các
lý do đó nên ít người hoặc thậm chí chẳng mấy ai quan tâm đầu tư cho kiến trúc.
Thay cho kiến trúc dân sinh, kiến trúc quân sự thường được ưu tiên đặc biệt.
3. Tôn giáo.
Tôn
giáo nói chung là toàn bộ đời sống tâm linh của nhân loại biểu hiện thành những
niềm tin tuyệt đối đòi hỏi phải loại bỏ mọi sự nghi ngờ vào những tư tưởng tiền định, nó bao gồm ba loại cơ bản: tôn giáo vô thần, tôn
giáo hữu thần và tôn giáo trung dung.
Tôn giáo vô thần tin tưởng rằng nhân loại
có bản tính vị tha rồi nhờ bản tính này mà sẽ đến một ngày nào đó nhân loại sẽ
không cần đến sở hữu tư nhân nữa hoặc sẽ xoá bỏ được sở hữu tư nhân, xoá bỏ
được giai cấp, xoá bỏ được cả nhà nước nữa; nhân loại sẽ xây dựng được một
thiên đường ngay trên địa cầu, v. v., điển hình nhất cho tôn giáo này thuộc về Chủ nghĩa Marx – Lenin (Marxism – Leninism); ngoài ra còn có thể
kể đến Nho giáo (Confucianism), v. v.. Còn
tôn giáo hữu thần lại tin tưởng rằng cuộc sống của nhân loại luôn luôn bị chi
phối bởi các lực lượng siêu nhiên. Niềm tin này giả định rằng nhân loại vẫn
được sống ngay cả sau khi đã chết. Tôn giáo hữu thần lại có hai loại khác nhau:
tôn giáo thần thánh và tôn giáo thần nhân. Tôn giáo thần thánh giả định
rằng cuộc sống của nhân loại được an bài bởi các lực lượng siêu tự nhiên ở bên
ngoài nhân loại, như Chúa, Jehova, Thánh Alla, v. v.. Tôn
giáo thần nhân lại giả định rằng nhân loại có cả thể xác lẫn linh hồn, thể xác
sẽ mất đi còn linh hồn vẫn tồn tại mãi mãi, v. v..
Ngoài
hai loại tôn giáo vô thần và hữu thần còn có những tôn giáo trung dung, vừa vô thần vừa hữu thần,
như Phật giáo chẳng hạn, v. v.. Những tôn giáo này giả định rằng
nhân loại vừa có bản nguyên vật chất vừa có bản nguyên thần thánh, rằng nếu có
đầu óc sáng suốt thì người ta có thể trở thành thần thánh, rằng mọi nỗi bất
hạnh đều chỉ phát sinh từ sự ngu muội mà thôi, v. v..
Nói
chung có rất nhiều loại tôn giáo khác nhau nhưng tôn giáo nào cũng hướng người
ta theo cái thiện mà chối bỏ cái ác. Tuy nhiên tôn giáo có đạt được mục đích
của nó hay không, hoặc đạt được mục đích của nó ở mức độ nào theo khuynh hướng
nào, còn phải phụ thuộc vào xã hội được tổ chức ra sao hoặc được tổ chức theo
trật tự nào. Vậy chúng ta cần phải xác định mối liên quan ảnh hưởng lẫn nhau
giữa chính thể với tôn giáo, xem hai cái đó sẽ tác động lẫn
nhau như thế nào.
Tôn
giáo nào cũng bắt nguồn từ nỗi khiếp sợ, khiếp sợ cả cái chết vui vẻ lẫn cuộc
sống khổ sở. Tôn giáo vô thần bắt nguồn trực tiếp từ nỗi khiếp sợ cuộc sống khổ
sở khiến người ta tin tưởng vào những tư tưởng cho rằng: rồi một ngày nào đó
nhân loại sẽ xây dựng được thiên đường ngay trên địa cầu. Tôn giáo hữu thần bắt
nguồn trực tiếp từ nỗi khiếp sợ cái chết, từ những cái chết vui vẻ nhất đến
những cái chết khổ sở nhất khiến người ta tin tưởng vào những tư tưởng cho
rằng: ngoài thế giới này còn có nhiều thế giới khác nữa, thiên đường hay địa
ngục, đang chờ đón họ sau khi chết. Còn tôn giáo trung dung bắt nguồn trực tiếp
từ nỗi khiếp sợ đối với cả cái chết lẫn cuộc sống mà nó cho rằng chỉ có nỗi khổ
sở đầy trái oan tội lỗi, v. v.. Nói chung mọi tôn giáo đều bắt nguồn từ bản
năng sinh tồn, tức là bản năng ham sống hoặc bản năng sợ chết, của nhân loại,
bản năng này thể hiện tính chất mong manh
của đời sống khiến người ta luôn luôn khiếp sợ, không chỉ khiếp sợ cái chết mà
còn khiếp sợ luôn cả cuộc sống đầy khổ sở nữa. Thế mà nỗi khiếp sợ lại được gây
nên bởi chính thể chuyên chế. Vậy tôn giáo nói chung rất thích hợp với chính
thể này khiến chính thể này luôn luôn lấy một
tôn giáo nào đó làm hệ tư tưởng chính
thống cho mình. Tất nhiên, do chỉ được điều khiển bởi một cá nhân duy nhất
hoặc một số ít cá nhân nào đó có chung cả quyền lợi lẫn ý đồ nên mỗi chính thể chuyên chế nhất định chỉ
có thể lấy một tôn giáo nhất định làm
hệ tư tưởng chính thống cho mình mà thôi, nếu lấy tôn giáo này làm hệ tư tưởng
chính thống cho mình thì tất yếu phải quy tất cả các tôn giáo khác thành tà giáo, từ đó tất yếu phải dẫn đến sự xung đột thường xuyên giữa các tôn giáo khác
nhau trong một nước chuyên chế. Cái tôn giáo được lấy làm hệ tư tưởng chính
thống luôn luôn quy chụp tất cả các tôn giáo khác thành tà giáo để dễ bề bức
hại. Chẳng hạn, chính thể chuyên chế cộng sản lấy Chủ nghĩa Marx – Lenin (một
tôn giáo vô thần) làm hệ tư tưởng chính thống cho mình ắt phải quy chụp tất cả
các tôn giáo khác thành tà giáo rồi truy bức hết sức dã man tất cả các tôn giáo
đó, v. v..
Về
mục đích, tôn giáo nào cũng nhằm hướng
thiện cho mỗi cá nhân làm cho mọi cá nhân phải luôn luôn hướng tới cái
thiện cũng như mọi điều tốt đẹp khác. Thế mà chính thể chuyên chế lại có quá
nhiều cái ác, sự thể này làm cho chính thể chuyên chế rất cần đến tôn giáo để
hạn chế nhà cầm quyền chuyên chế thực hiện những hành vi hung bạo hoặc ác độc
đối với dân chúng. Nhưng lợi bất cập hại,
khi hạn chế được nhà cầm quyền chuyên chế thực hiện những hành vi xấu xa đối
với dân chúng, tôn giáo lại làm cho hầu hết mọi người đều yếu đuối hơn về cả
thể xác lẫn tinh thần hoặc ít nhất cũng đẩy xã hội vào những điều bất cập khác.
Quả thật, chính thể chuyên chế làm cho đạo đức bị phân hoá thành nhiều tiêu
chuẩn loại trừ nhau rồi chống lại chính mình.
Bất
luận thế nào, tôn giáo rất phát triển trong chính thể chuyên chế. Mặc dù bắt
nguồn trực tiếp từ nỗi khiếp sợ rồi gia tăng thêm nỗi khiếp sợ thành nỗi khiếp
sợ mới góp thêm vào nỗi khiếp sợ có sẵn, nhưng mọi tôn giáo đều hướng người ta
đến cái thiện, đó là tính chất hai mặt
của tôn giáo nói chung, theo đó tôn giáo nào cũng vừa có những tác dụng tích
cực vừa có những tác dụng tiêu cực đối với nhân loại. Tác dụng tích cực thể
hiện qua động cơ đạo đức khiến chúng
hướng người ta tới điều thiện, những điều tốt đẹp, dạy bảo người ta phải biết
yêu thương người khác như yêu thương chính mình; còn tác dụng tiêu cực lại thể
hiện qua cơ sở xuất phát khiến chúng
làm tăng thêm nỗi khiếp sợ cho nhân loại. Trong chính thể chuyên chế, tất cả các tôn giáo được dùng làm hệ tư
tưởng chính thống đều chỉ phát huy được tác dụng tiêu cực, làm tăng thêm
nỗi khiếp sợ cho dân chúng mà không thể phát huy được tác dụng tích cực, không
thể hướng người ta đến được cái thiện. Các tín đồ thuộc về tôn giáo chính thống thường tụng niệm nhem nhẻm nhưng cũng chửi rủa
nhem nhẻm, họ không hiểu mà cũng không cần hiểu giáo lý chính thống dạy bảo cái gì nhưng họ lại rất giỏi dùng giáo
lý đó vào việc bôi nhọ hoặc lăng mạ lẫn nhau, chửi rủa nhau thậm tệ. Nhà nước
chuyên chế có cả một hệ thống academy về tôn giáo để cho các tín đồ của mình
làm những điều tồi tệ.
Ở đây
tôn giáo luôn luôn bị biến tướng thành mê tín dị đoan làm cho dân chúng bạc
nhược tinh thần, họ không thể chủ động tìm cách để tự cứu vớt mình mà lại chỉ
thụ động phó mặc mình cho những điều ngẫu nhiên.
Cái
tôn giáo được lấy làm hệ tư tưởng chính thống chỉ phát huy được tác dụng tiêu
cực của nó, nó làm tăng thêm nỗi khiếp sợ cho dân chúng đồng thời làm cho tất
cả các tôn giáo khác bị phân hoá thành hai phe phái đối lập nhau: một phe phái
vào hùa với nhà nước chuyên chế đối lập với phe phái kia chống lại nhà nước
này. Chẳng hạn ở Liên bang Soviet, chủ nghĩa cộng sản được tuyên truyền rộng
rãi hàng ngày làm cho dân chúng khiếp sợ cuộc sống bần hàn nô dịch mà tin tưởng
rằng nếu nhà nước chuyên chế soviet mà sụp đổ thì toàn thể nhân dân soviet sẽ
bị rơi vào nanh vuốt của bọn đế quốc đủ loại hoặc bị nô dịch bởi bọn tư bản đủ
loại, cả trong nước lẫn ngoài nước. Việc tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản như
vậy làm cho toàn thể dân chúng khiếp sợ mà ra sức bảo vệ chế độ chuyên chế
soviet, tức là bảo vệ cái xiềng xích chuyên chế đang trói buộc mình mà không hề
hay biết. Tình hình đó làm cho tất cả các tôn giáo khác đều rơi vào tình trạng
lộn xộn cùng cực: thay cho việc hướng thiện, người ta lại tuyên truyền mê tín
dị đoan; việc đầu cơ trục lợi trong sinh hoạt tôn giáo xảy ra rất tự nhiên như
địa cầu xoay quanh thái dương khiến những chức sắc có lương tâm cực kỳ bức xúc.
Chỉ đến khi nổ ra cuộc cách mạng dân chủ tự do vào năm 1991, tình trạng nói
trên mới chấm dứt. Tình trạng trên đã chấm dứt nhưng dân chúng được giải phóng
khỏi chế độ chuyên chế soviet không hề bị rơi vào nanh vuốt của bất cứ bọn đế
quốc nào ở bên ngoài cả.
Nói
chung, chính thể chuyên chế trực tiếp đẻ ra tôn giáo hoặc ít nhất cũng tạo ra
điều kiện cho tôn giáo nảy sinh rồi làm cho tôn giáo phát triển mạnh mẽ, nhưng
những tôn giáo được dùng làm hệ tư tưởng chính thống chỉ phát triển theo xu
hướng cực đoan thôi, làm cho dân chúng bị bại hoại về tinh thần, tức là những
tôn giáo đó chỉ phát huy được tác dụng tiêu cực mà không thể phát huy được tác
dụng tích cực đối với dân chúng làm cho dân chúng cam tâm chấp nhận làm nô lệ
mãi mãi cho nhà cầm quyền chuyên chế; còn những
tôn giáo nhân dân, tức là tôn giáo
của dân chúng, lại phải cố gắng rất nhiều để làm nơi trú ẩn an toàn cho đạo đức xã hội. Nếu không có nền chuyên chế
nghiệt ngã thì không thể có Phật giáo
ở Ấn độ, không thể có Chúa giáo ở La mã, không thể có Hồi giáo
ở Trung Đông, v. v..
Mặc
dù đã phê phán tôn giáo nhưng K. Marx đã không thể nào hiểu được tôn giáo về cả
nguồn gốc lẫn bản chất cho nó, thậm chí ông còn quy kết tôn giáo thành thuộc phiện. Quan niệm này chỉ đúng đắn
đối với một số ít tôn giáo vô thần mà
thôi, trong đó đương nhiên phải có cả chính Chủ nghĩa Marx!
4. Giáo dục.
Giáo
dục là hoạt động có tổ chức nhằm bồi dưỡng những
phẩm chất nhân văn cho mỗi cá nhân.
Cái
định nghĩa giáo dục như vậy đã cho thấy giáo dục không thể dung hoà với chính
thể chuyên chế. Nếu bồi dưỡng những phẩm chất nhân văn cho mỗi cá nhân thì
đương nhiên đã thúc đẩy (hoặc xúi giục!) cá nhân đi tìm tự do rồi còn gì nữa,
mà tự do lại không thể có được trong chính thể chuyên chế! Vậy giáo dục phải
làm gì trong chính thể này? Phải làm một công cụ nô dịch để nô dịch tinh thần
của dân chúng chứ còn sao nữa!
Muốn
làm công cụ nô dịch để nô dịch tinh thần của dân chúng, bản thân giáo dục phải
thuộc về nhà nước chuyên chế hoặc phải phụ thuộc vào nhà nước này về cả thể xác
lẫn tâm hồn, cả nhà giáo dục lẫn các kiến thức giáo dục đều phải phụ thuộc vào
nhà nước chuyên chế.
Nhà
giáo dục phải dạy bảo cho dân chúng biết khiếp sợ mà phục tùng nhà cầm quyền
chuyên chế. Muốn thế, nhà giáo dục lại phải được giáo dục bởi nhà cầm quyền
chuyên chế với một chuỗi kiến thức vừa ngu muội vừa nguy hiểm, hoặc ít nhất
cũng phải hình thành thông qua một cơ chế mù quáng cùng cực để có được những
kiến thức nói trên.
Trong
chính thể chuyên chế, nhà giáo dục chỉ cung cấp được rất ít kiến thức đúng đắn
cho dân chúng mà chủ yếu phải cung cấp rất nhiều kiến thức sai lầm hoặc thậm
chí ngu muội cho dân chúng, sự thể đó một phần do nhà cầm quyền chuyên chế
muốn thế để duy trì sự cai trị chuyên chế của mình đối với dân chúng, một phần
do chính nhà giáo dục cũng bị hạn chế bởi cái cơ chế chuyên chế để phục vụ nhà
cầm quyền chuyên chế.
Hoạt
động giáo dục đòi hỏi phải có phương tiện
giáo dục mà phương tiện này lại luôn
luôn thuộc về nhà nước chuyên chế, nếu không thuộc về nhà nước đó tất cả
thì ít nhất cũng phải thuộc về nhà nước đó một
phần quan trọng nhất. Những phương tiện đó bao gồm một chuỗi kiến thức nhất
định cùng với một cơ chế chính trị mà nhà nước chuyên chế cần phải vận hành để
truyền đạt cái chuỗi kiến thức ấy vào đầu óc của dân chúng. Trong cái chuỗi
kiến thức ấy phải có thật nhiều, càng nhiều càng tốt, kiến thức về chính trị mà
nhà nước chuyên chế phải giải thích theo quan điểm nào phù hợp với lợi ích của
mình. Ở Pháp
trước năm 1789, nền giáo dục phong kiến đã dạy bảo dân chúng hãy phục tùng vua
như phục tùng Chúa, hãy kiên nhẫn mà sống cuộc đời nghiệt ngã ở thế gian này để
sau khi chết sẽ được hưởng hạnh phúc bên Chúa trên Thiên đường, nếu không nhẫn
nhục được mà phạm tội chống lại vua thì sẽ phải chết rồi sẽ bị đày xuống Địa
ngục, v. v..
Ở Đức từ năm 1933 đến năm 1945, nền giáo dục fascist đã dạy
bảo dân chúng hãy nhắm mắt mà phục tùng các thủ lĩnh fascist, hãy dũng cảm xông
ra chiến trường để cai trị thế giới, v. v.. Ở Liên bang Soviet, nền
giáo dục cộng sản đã dạy bảo dân chúng hãy phục tùng Đảng Cộng sản Soviet với
niềm tin tưởng sắt đá cho rằng Đảng Cộng sản Soviet luôn luôn đúng đắn mà không
bao giờ sai lầm, hãy nỗ lực vượt qua những khó khăn to lớn trước mắt để về sau
được hưởng cuộc sống dồi dào phúc lợi chứ đừng dại dột làm cách mạng dân chủ tự
do mà bị đưa vào Khách sạn Lubyanka
hoặc bị đưa đi nghỉ mát dài hạn ở Sibérie!
Để
truyền đạt được những luận thuyết đại loại như vậy vào đầu óc của dân chúng,
cần phải có các nhà giáo dục tương ứng, các nhà giáo dục này phải ngu dốt cùng
cực mới có thể uốn lưỡi thuần thục theo các luận thuyết nói trên, mà loại nhà
giáo dục này lại được cung cấp rất kịp thời bởi chính cái cơ chế chuyên chế.
Chúng
ta hãy hình dung một nhà giáo dục tài năng lỗi lạc sẽ chỉ gây nên những điều
chướng tai gai mắt cho nhà cầm quyền chuyên chế hoặc chỉ làm cho nhà cầm quyền
này lo sợ mà thôi, lo sợ nhà giáo dục kia làm cho dân chúng hiểu biết quá nhiều
về cái ngu xuẩn của nhà cầm quyền chuyên chế. Thế rồi nhà giáo dục kia làm sao
mà được phép bước lên bục giảng để giáo dục dân chúng. Thôi, tài năng lỗi lạc
ơi, xin bái biệt nhá!
Chúng
ta lại hình dung một đám đông nhà giáo dục đi xin việc làm theo cơ chế thị
trường được điều khiển bởi nhà nước chuyên chế, nhà giáo dục nào có tài sản mà
biết cung phụng nhà cầm quyền chuyên chế, lại giỏi uốn lưỡi theo nhà cầm quyền
này, chắc chắn sẽ được tuyển dụng. Ở đây đừng cậy nhờ vào tài
năng đức hạnh mà thất bại đấy! Cứ thế một đám nhà giáo dục đông đảo nhưng ngu
dốt cùng cực nối đuôi nhau, người sau ngu dốt hơn người trước, lần lượt chiếm
lĩnh hết tất cả các bục giảng trong nhà trường chuyên chế làm cho người học càng học càng ngu dốt hơn, mà đã ngu dốt
rồi lại thường thích làm điều bậy bạ, làm điều bậy bạ mà vẫn nghĩ mình hay,
mình tốt, mình đẹp, v. v., hoặc ngay cả khi không thích làm điều bậy bạ nhưng
do ngu dốt nên người ta vẫn cứ làm điều đó theo bản năng mà không tự biết!
Từ đó làm cho xã hội vốn đã lộn xộn rồi lại càng lộn xộn hơn. Tất nhiên vẫn còn
khá nhiều nhà giáo dục tài hoa lỗi lạc nhưng do cơ chế chuyên chế tác động nên
đành phải sống lẩn quất trong dân
chúng hoặc khiếp nhược mà không dám
tham dự đua tranh để né tránh tai hoạ, có ai không ham sống mà không sợ chết
đâu!
Trong
chính thể chuyên chế, mỗi người thường chịu ba loại giáo dục vừa khác nhau vừa
mâu thuẫn nhau: giáo dục của cha, giáo dục của thầy giáo và giáo dục của xã
hội. Những điều mà xã hội dạy bảo ta làm đảo lộn tất cả tư tưởng của cả cha ta
lẫn thầy giáo ta. Cha ta luôn luôn mong muốn ta thành đạt để được sung túc
hơn bà con láng giềng, còn thầy giáo ta luôn luôn mong muốn ta thành danh để được vinh dự hơn các đồng nghiệp xung quanh, nhưng xã hội lại có
khuynh hướng làm hỏng tất cả những nguyện vọng bất thường ấy bằng lòng đố kỵ thường trực cùng với vô số tệ nạn khác. Về mặt nào đó, ta
thấy những điều cam kết trong tôn giáo hoặc hệ tư tưởng chính thống rất tương
phản với những điều cam kết trong xã hội. Nhà cầm quyền chuyên chế luôn luôn
lớn tiếng cam kết rằng sẽ trọng dụng nhân tài đồng thời sẽ quan tâm bồi dưỡng
tài năng, nhưng lợi ích của nhà cầm quyền này lại không cho phép nhà cầm quyền
này thực hiện những điều cam kết đó đâu, nếu cao hứng mà thực hiện những điều cam kết đó thì chẳng mấy chốc mà
nhà cầm quyền này đánh mất quyền lực tuyệt đối của mình. Vả lại, do vận hành
theo cơ chế xiêu lệch hoặc bất bình đẳng nên nền giáo dục chuyên
chế khó có thể hoặc thậm chí không thể tạo ra được nhân tài thật sự, lại càng
khó mà có được tài năng đích thực. Vậy cho dù nhà cầm quyền chuyên chế có cam
kết hùng hồn như thế nào đi nữa cũng không cần phải bận tâm đến việc có hay
không thực hiện những điều cam kết đó.
Vì
học giỏi thường hay bị đố kỵ thậm chí còn bị hãm hại nữa nên trong số người đi
học thường chỉ có rất ít người học giỏi thật sự mà chỉ có người học giỏi giả
dối thôi, ở đây học giỏi chỉ có giỏi làm
vừa lòng người khác thôi chứ không giỏi phát kiến hoặc phát minh. Vì việc
học hành không đem lại điều gì tốt đẹp cho người học hoặc học hành mà không được
trưng dụng (chẳng mấy ai dùng mình đã đành nhưng ngay cả mình cũng không dùng
được mình!) nên đa số dân chúng chẳng tha thiết gì với việc học hành, họ đặc
biệt tin tưởng rằng “văn hay chữ tốt
không bằng ngu dốt lắm tiền”, sự thể này đã giải thích cho chúng ta hiểu
được tại sao trẻ con ở các nước chuyên chế thường rất lười nhác học hành nhưng
lại rất ham mê chơi bời lêu lổng để rồi từ đó rất nhiều đứa sa ngã vào những tệ
nạn đen bạc nhất. Vì người ta bao giờ cũng mong muốn được vui vẻ thoải mái thế
mà trong chính thể chuyên chế việc chơi bời lêu lổng lại mang lại vui vẻ thoải
mái nhiều hơn việc học hành, nên rất tự nhiên, trẻ con thường thích chơi bời
lêu lổng hơn việc học hành; chỉ có rất ít gia đình khá giả quyết tâm lấy việc
học hành làm con đường tiến thân mới gò
ép con cháu của mình vào việc học hành ngay từ khi chúng còn nhỏ dại, nhưng
tỷ lệ thành đạt cũng rất thấp, bọn trẻ con nhà giàu nhiều khi còn ham mê chơi
bời lêu lổng hơn cả bọn trẻ con nhà nghèo. Đặc biệt bọn trẻ con nhà quan chức
thường ỷ thế cậy quyền lại còn ham mê chơi bời lêu lổng nhiều hơn cũng chẳng
tha thiết gì với việc học hành, cha mẹ chúng đã chuẩn bị hết mọi tiện nghi vật chất cho chúng rồi làm
cho xã hội nói chung cũng như giáo dục nói riêng tiếp tục sa đoạ. Vả lại, nền
giáo dục chuyên chế vận hành theo một cơ chế xiêu lệch hoặc bất bình đẳng làm
cho bản thân nó trở thành đặc quyền đặc
lợi chỉ rơi vào những thành phần vừa có tiền bạc vừa có quyền lực, những
đứa trẻ con thông minh hiếu học nhưng nghèo túng thường bị gạt ra khỏi trường
học để thay thế bằng những đứa trẻ con nhà quan chức vừa ngu độn vừa hỗn xược
làm cho quá trình giáo dục gặp rất nhiều khó khăn hoặc phải hao tổn rất nhiều
thứ mà kết quả chẳng được bao nhiêu.
Suy
nghĩ nghiêm túc qua nhiều năm, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm sâu xa rằng: con hư hỏng tại cha mẹ, cháu hư hỏng
tại ông bà, trẻ con hư hỏng tại người lớn, học trò hư hỏng tại nhà trường, nhà
trường hư hỏng tại thể chế, thể chế xấu làm hư hỏng mọi hạng người trong xã
hội. Muốn sửa chữa những hư hỏng cho người đời, cần phải sửa chữa những hư hỏng
cho thể chế: phải thay thế thể chế xấu
bằng thể chế tốt. Muốn thay thế thể chế xấu bằng thể chế tốt lại cần phải
có tư tưởng tốt, tư tưởng đó đã được
trình bày ở đây.
Trong nền giáo dục chuyên chế, các nhà quản lý giáo dục
thường bày đặt rất nhiều dự án to lớn để bòn rút tiền bạc của dân chúng đồng
thời phá hoại nền giáo dục chân chính bất chấp dư luận phản ứng ra sao, làm cho
dân chúng đã ngu dốt lại càng ngu dốt hơn, ở đây giáo dục phải phục vụ tôn giáo chứ không phải tôn giáo phải phục vụ
giáo dục như trong chính thể dân chủ. Việc cải cách chương trình giáo dục, việc
tuyển dụng nhân lực làm giáo viên, việc tổ chức thi cử cho học sinh, v. v., đều
được thúc đẩy bởi những động cơ tư riêng: vừa
trục lợi vừa phá hoại, trong đó không có việc nào mà lại không bị lạm dụng
bởi nhà cầm quyền chuyên chế. Trong chính thể chuyên chế, bản tính vị kỷ: ích
kỷ, tư lợi và tham lam, chỉ thúc đẩy người ta làm điều tồi tệ mà thôi.
5. Y tế.
Không chỉ phá hoại nhân loại về tinh
thần, chính thể chuyên chế còn phá hoại nhân loại về cả thể xác nữa. Không chỉ
thúc đẩy nhà giáo dục nô dịch dân chúng về mặt tinh thần, chính thể chuyên chế
còn thúc đẩy nhà y thuật cưỡng bức dân chúng về cả thể xác nữa. Không chỉ làm
cho dân chúng bị sa đoạ về tinh thần, chính thể chuyên chế còn làm cho dân
chúng bị méo mó về cả thể xác nữa.
Trong chính thể chuyên chế, nhà y
thuật biến thành những con ma cà–rồng khát máu mà ở Tây phương người ta gọi
bằng cái tên là dracula. Họ chỉ chữa
bệnh khi lấy được tiền bạc càng nhiều càng tốt. Dù họ có chữa bệnh với giá cả
vừa phải nhưng giá cả này vẫn quá cao đối với đa số bệnh nhân vốn chỉ có thu
nhập rất thấp mà nguyên nhân lại bắt nguồn từ chính bản chất của chính thể
chuyên chế. Trong chính thể này, số nhà y thuật còn giữ được chút ít y đức càng
ngày càng ít nhưng số ma cà–rồng khoác áo y thuật lại càng ngày càng nhiều làm
cho một số ít nhà y thuật còn y đức trở nên chướng tai gai mắt đối với chúng.
Những con ma cà–rồng khoác áo y thuật không chỉ hút máu của bệnh nhân mà còn
sẵn sàng ăn cả thịt của bệnh nhân nữa kia. Những con ma cà–rồng ấy không chỉ
sẵn sàng ăn cắp các bộ phận lành mạnh trong cơ thể của bệnh nhân nghèo để bán
cho các bệnh nhân giàu mà còn sẵn sàng bày cách cho đám nhà giàu quyền quý ăn
thịt của đồng loại nữa. Ở
các nước chuyên chế, đám người quyền quý thường tẩm bổ bằng những thực phẩm
được làm từ thịt người, đặc biệt là thai
nhi. Ở
đây, chính thể chuyên chế đã làm cho nhân loại bị tụt xuống
thấp hơn cả thú vật.
Cũng
như mọi lĩnh vực khác trong chính thể chuyên chế, y tế đã bị đảo ngược mục tiêu. Từ cứu
chữa người, y tế chuyển sang bức hại
người hoặc ít nhất cũng bức hại người
nhiều hơn cứu chữa người. Những người có lương tri mà chống đối chế độ bằng
cách nào đó thường bị đưa vào Y viện Tâm
thần để rồi trở thành bệnh nhân tâm
thần! Các y sỹ sẵn sàng vào hùa với nhà cầm quyền chuyên chế để hãm hại
những người có lương tri như vậy. Hoặc những người có lương tri như vậy sẽ bị
đưa vào các y viện khác để rồi bị nhồi độc
dược cho chết ngay hoặc chết dần chết mòn! Do tệ nạn quan liêu tắc trách phát triển vô tội vạ
bao trùm mọi lĩnh vực trong chính thể chuyên chế, nên nhiều người khác dù không
chống đối chế độ cũng trở thành nạn nhân tương tự!
Tất
cả các nguồn lợi lộc trong lĩnh vực y tế đều tập trung cả vào hệ thống quản lý từ những con ma cà–rồng
nắm quyền quản lý độc đoán ở các cơ sở y tế thấp nhất đến nhà cầm quyền chuyên
chế lớn nhất ở chót vót trên cao. Ai muốn đòi hỏi công lý hoặc đạo đức hãy leo
trèo lên đó mà đòi hỏi chứ đừng kêu la hoặc khóc lóc ở các y viện kẻo làm cho
người khác phải đau nhức đầu óc!
IV – KẾT LUẬN.
Như vậy, chính thể chuyên chế không chỉ gây nên ô nhiễm cho môi trường tự nhiên mà còn gây nên ô nhiễm cho cả môi trường xã
hội nữa; khi bị ô nhiễm, môi trường xã hội hầu như chỉ có các hành vi xấu xa cùng với các tư tưởng độc hại mà thôi, hai thứ đó
nương tựa vào nhau để cùng nuôi dưỡng nhau làm cho mỗi cá nhân nhất định khó có
thể hoặc thậm chí không thể nhận thức được bản thân, từ đó khó có thể hoặc thậm
chí không thể có khả năng cần thiết để làm chủ bản thân, tâm lý sợ đấu tranh
lan tràn từ cá nhân này đến cá nhân khác làm cho xã hội luôn luôn lầm đường lạc
lối từ sai lầm này đến sai lầm khác.
Do chỉ có một hoặc
một số ít người cai trị đám đông nên
chính thể chuyên chế phải thoả mãn được ít nhất ba điều kiện sau đây mới có thể tồn tại được: thứ nhất, nhà cầm
quyền phải bạo hành làm cho dân chúng
khiếp sợ mà phục tùng; thứ hai, nhà
cầm quyền phải cướp bóc dân chúng làm cho dân chúng nghèo túng đồng thời làm cho xã hội bị phân hóa trầm trọng thành hai
cực đối lập thù địch với nhau: một cực
chỉ gồm có một số ít người giàu có kếch xù đối lập thù địch với một cực gồm có
đại đa số người nghèo túng cùng cực; thứ ba, nhà cầm quyền phải dối trá để hợp lý hoá sự cai trị độc đoán của mình đối với dân chúng làm cho
hầu hết mọi người đều ngu dốt. Dân
chúng ngu dốt đã đành nhưng ngay cả các nhà cầm quyền cũng ngày càng ngu dốt
hơn. Cả ba điều kiện này đều góp phần tạo ra ý thức mê hoặc khiến hầu hết mọi người đều vừa ngu dốt vừa bạc
nhược: dễ dàng tin những điều không đáng
tin hoặc không tin những điều đáng tin hoặc ngờ vực những điều không đáng ngờ
vực. Hầu hết mọi người đều chỉ quen
suy nghĩ bằng định kiến mà chẳng mấy ai suy nghĩ bằng kiến thức.
Chính thể chuyên chế đảo ngược mọi thứ làm cho mọi thứ đều
bị lộn ngược: văn hoá trở thành phản văn hoá, theo đó khoa học trở thành nguỵ khoa học, nghệ thuật
trở thành phản nghệ thuật, tôn giáo trở thành nguỵ tôn giáo, v. v., tức
là nó làm cho nhân loại trở thành một thế giới lộn ngược. Nói bằng giọng triết
lý: chính thể chuyên chế làm cho bản tính
vị kỷ trở thành bản tính xấu xa để người ta nuôi dưỡng những định kiến, những thành
kiến và những thiên kiến về bản
tính đó, tức là chính thể chuyên chế làm cho người ta chỉ có ý thức mê hoặc về bản tính vị kỷ, ý thức này làm cho người ta phải làm nô lệ
cho bản tính vị kỷ để bản tính này dẫn dắt người ta đến chỗ diệt vong.
Muốn thoát khỏi tình trạng đó, người ta phải thay
đổi nhận thức để thấy được tình trạng đó, người ta
phải thay đổi nhận thức để thấy được bản tính vị kỷ chỉ xấu xa
khi thúc đẩy người ta làm điều xấu xa hoặc chỉ tốt đẹp khi thúc đẩy người ta
làm điều tốt đẹp, người ta phải thay đổi nhận thức để thấy được chính thể
chuyên chế chỉ thúc đẩy người ta làm điều xấu xa làm cho bản tính vị kỷ trở
thành bản tính xấu xa cũng như chính thể dân chủ chỉ thúc đẩy người ta làm điều
tốt đẹp làm cho bản tính vị kỷ trở thành bản tính tốt đẹp, người ta phải thay
đổi nhận thức để chấm dứt đấu đá lẫn nhau đồng thời tìm kiếm sự đồng thuận chính trị,
người ta phải thay đổi nhận thức để thay đổi chính trị bằng giải
pháp hòa bình từ chính thể chuyên chế vốn làm cho bản
tính vị kỷ trở thành bản tính xấu xa chuyển biến an toàn sang chính
thể dân chủ vốn làm cho bản tính vị kỷ trở thành bản tính tốt đẹp!
103) Mặc dù trải nghiệm chính trị quá nhiều
với quá nhiều cuộc phiêu lưu mạo hiểm cho sự nghiệp cách mạng vô sản, nhưng
phải đến cuối đời, trước khi chết vào ngày 21 Tháng Giêng 1924, V. I. Lenin mới
phát hiện được vào ngày 02 Tháng Ba 1923
một chân lý hết sức giản đơn: (a) “Quá khứ này tuy đã bị lật đổ, nhưng chưa bị
tiêu diệt, nó chưa phải là một giai đoạn văn hóa đã hết thời từ lâu”; (b) “những công nhân hăng hái đấu tranh cho chủ
nghĩa xã hội. Họ chưa có đủ học thức. Họ rất muốn đem lại cho chúng ta một bộ
máy tốt hơn. Nhưng họ không biết làm thế nào. Họ không thể nào làm được việc đó”;
(c) “chúng ta đã cải tiến bộ máy nhà nước của mình. Nhưng đó chỉ là một hoạt
động phí công; một hoạt động, qua năm năm, đã chỉ cho chúng ta thấy rõ rằng
hoạt động đó chỉ vô hiệu, thậm chí còn vô ích, hoặc thậm chí còn có hại nữa.
Nhìn lại hoạt động phí công ấy tưởng chừng chúng ta công tác, nhưng thực tế,
hoạt động đó đã làm cho những cơ quan và đầu óc của chúng ta đóng cáu lại”!
Chân lý này đã từng được phát hiện từ hàng ngàn năm trước bởi Aristote
rồi được lặp lại vào đầu thế kỷ XX bởi V. I. Lenin, nhưng đám học trò thân cận
của V. I. Lenin đã giấu diếm hết tất cả những văn bản của V. I. Lenin liên quan
đến chân lý này. Mãi đến cuối thế kỷ XX, sau Cách mạng Dân chủ Tự do ở Đông Âu
châu, người ta mới tìm thấy chúng trong kho lưu trữ. Vậy đừng thần thánh hoá V.
I. Lenin nữa nhá!
104) Cái hiện thực oái oăm này đã từng được
mô tả rất sinh động bởi K. Marx với một phạm trù trứ danh, đó là Phương thức Sản xuất Á châu. Nhưng ông
này không thể hình dung được rằng cái hiện thực oái oăm đó chỉ có thể được tạo
ra trực tiếp bởi chính thể chuyên chế nghiệt ngã cùng cực, rằng nếu không có
chính thể chuyên chế nghiệt ngã như vậy thì tuyệt đối không thể có được cái
hiện thực oái oăm đó đâu.
105) Cái tất yếu này đã giải thích được tại
sao nhà nước chuyên chế thường tổ chức
dãn dân bằng các biện pháp cưỡng bức, tức là cưỡng bức một bộ phận dân
chúng di cư đến những vùng lãnh thổ xa xôi hẻo lánh để “khai thác tài nguyên”. Thực tế việc cưỡng bức di cư như vậy chỉ có lý do chính trị chứ không hề có lý do
kinh tế như người ta tuyên truyền. Chính vì chỉ có lý do chính trị mà không hề
có lý do kinh tế nên việc cưỡng bức di cư như vậy đã bị thất bại hoặc bị phản
kháng dữ dội bởi chính những người dân bị cưỡng bức di cư; chỉ sau một thời
gian ngắn sống ở vùng đất mới, những người dân này lại trở về vùng đất cũ hoặc
chạy trốn đến những vùng đất khác để tránh bị truy bức.
106) Hình như Phật giáo ở Ấn độ cũng như Đạo
giáo ở Tàu quốc (vốn có tính chất rất ôn hoà) có lẽ đã phát sinh trực tiếp
từ yêu cầu về sự cần thiết phải giữ gìn sự an bình thịnh vượng cho chính thể
chuyên chế. Với những đền thờ được xây cất hòa lẫn vào thiên nhiên cùng với
những nghi thức tôn giáo xảy ra trong đó, cả hai tôn giáo này đều kêu gọi mọi
cá nhân hãy quay trở về với tự nhiên để sống
hoà mình vào tự nhiên. Khác hẳn tư
tưởng khai sáng ở Tây phương sau này kêu gọi mọi cá nhân hãy quay trở về
với tự nhiên để sống theo tự nhiên. Ở
đây cần phải hiểu rằng sống hoà mình vào
tự nhiên khác hẳn sống theo tự nhiên.
Sống hoà mình vào tự nhiên tức là sống bằng kinh
tế tự túc chủ yếu dựa vào nông nghiệp
mà toàn bộ thành quả phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, đồng thời phải diệt dục hoặc từ bỏ mọi ham muốn hưởng
thụ khoái lạc, tức là phải chống lại bản
tính vị kỷ; còn sống theo tự nhiên lại là sống bằng kinh tế hàng hoá đồng thời phải hành xử theo pháp luật, tức là sống theo chính
thể dân chủ. Do không biết cái gì
đã làm cho bản tính vị kỷ trở thành bản tính xấu xa đến nỗi cần phải bị tiêu
diệt nên cả hai tôn giáo nói trên đều chủ trương diệt dục, tức là chống lại bản
tính vị kỷ, mà không tìm cách để làm cho bản tính vị kỷ trở thành bản tính tốt
đẹp hoặc động cơ thúc đẩy người ta thực hiện những hành động vị tha.
107) Charles de Secondat Montesquieu: Sách đã dẫn, quyển XXII, chương II,
trang 164.
108) Charles de Secondat Montesquieu: Sách đã dẫn, từ trang 67 đến trang 68.
109) Charles de Secondat Montesquieu: Sách đã dẫn, quyền XI, chương VI, trang
101. C. S. Montesquieu còn nói thêm ở trang đó rằng: “Hãy xem một nước cộng hoà mà công dân lại ở vào cảnh ngộ này: cơ quan
cẩm quyền vừa thi hành pháp luật lại vừa tự cho mình làm ra pháp luật, cơ quan
đó có thể tàn phá quốc gia bằng những ý chí chung sai lầm của họ mà nếu còn làm
cả việc xét xử nữa (bảo vệ pháp luật) thì cơ quan đó có thể nghiền nát mỗi công
dân theo ý muốn của họ”. Tôi xin chú thích rằng đó không phải là một nước cộng
hoà mà chỉ là một nước chuyên chế mặc dù có cái tên gọi là nước cộng hoà!
C. S. Montesquieu thường diễn đạt tư tưởng của mình bằng giọng điệu hiểm hóc mà
bề ngoài có vẻ mâu thuẫn nhưng bên trong lại châm biếm tới số.
110) Thơ được sáng tác bằng tiếng Latin bởi Lucrèce (Thi sỹ La mã (98 – 55, trước
Công nguyên), theo tư tưởng triết học của Epicure),
bản dịch Pháp ngữ của d’Hesnaut được trích dẫn bởi Charles de Secondat
Montesquieu trong “De l’Esprit des Lois”,
tức là “Tinh thần Pháp luật”, rồi lại
được dịch sang Việt ngữ bởi Hoàng Thanh Đạm: Sách đã dẫn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội 1996, trang 168. Trong nền dân chủ hiện đại, người ta còn kích
thích sinh đẻ nhiều bằng nhiều phương tiện khác, như film sex chẳng hạn, v. v., film sex được sản xuất rất nhiều nhưng
nhiều người ở các nước chuyên chế không hiểu được tại sao, do bị nô dịch nặng nề về tinh thần nên họ quy kết film sex
thành văn hoá phẩm đồi truỵ. Đó là
một định kiến tầm thường, không hơn mà cũng không kém!
111) Boris Leonidorovitch Pasternak là văn sỹ
hàng đầu ở Liên bang Soviet, được nhận Giải thưởng Nobel bởi tiểu thuyết “Bác sỹ Givago”. Do được nhận giải thưởng
này nên về sau B. L. Pasternak đã bị khủng bố rất tàn nhẫn, bị khai trừ khỏi
Hội Văn học Soviet, bị nghi kỵ rồi bị cô lập cho đến tận lúc chết.
112) E. Evtushenko là thi sỹ soviet, chuyên
sáng tác theo kiểu hô hào nhằm bợ đỡ chế độ soviet, thể hiện tính cách ham
chuộng hư vinh, được ban tặng nhiều danh hiệu, huy hiệu và huy chương, v. v..
Ông bị thất sủng ngay sau cuộc Cách mạng Dân chủ ở Đông Âu châu (1989 – 1991).
J. B. Hàvăn Huytoàn
(Viêt vào Tháng Tư 2004)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét