Tác giả |
I
– CHÍNH THỂ DÂN CHỦ QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ĐỜI SỐNG KINH TẾ.
Do
chính thể dân chủ xác lập bằng pháp luật sự bình đẳng giữa các cá nhân khác
nhau làm cho mỗi cá nhân nhất định phải biểu hiện thành một công dân nên mọi
công dân đều được tự do, tự do hành động mà không bị ép buộc phải làm bất cứ
việc gì có hại cho mình hoặc có hại cho người khác. Ở đây
mỗi công dân được tự do lao động để kiếm sống hoặc được tự do kinh doanh để làm
giàu mà không sợ bị bóc lột hoặc bị tước đoạt bởi bất cứ một thế lực nào. Pháp
luật bảo vệ nhà giàu khỏi bị cướp bóc đồng thời bảo vệ người nghèo khỏi bị giết
chóc, mọi hành vi làm hại người khác đều bị trừng phạt thích đáng bởi pháp
luật.
Tự
do cá nhân tất yếu phải dẫn đến kinh tế đổi chác hoặc kinh tế hàng hoá: do mỗi
cá nhân nhất định cần tiêu dùng nhiều
loại sản phẩm khác nhau để kéo dài đời sống nhưng lại chỉ sản xuất được rất ít
loại sản phẩm để tự thoả mãn mình nên nhân loại nói chung tất yếu phải sống
bằng kinh tế hàng hoá, theo đó các cá nhân khác nhau sản xuất rồi trao đổi với
nhau theo quy luật giá trị để được
thoả mãn nhu cầu. Ở
đây nhờ có chính thể dân chủ bảo đảm tự do cho mình mà tất cả
các công dân đều tham gia trao đổi tự do, thuận mua vừa bán, làm cho quy luật
giá trị luôn luôn được tuân thủ nghiêm ngặt chặt chẽ, không ai được phép áp đặt
giá cả cho ai. Chính thể dân chủ chỉ có
hoà bình giữa người với người làm cho quy luật giá trị luôn luôn phát huy được
tác dụng tích cực đối với xã hội, tức
là kích thích lực lượng sản xuất phát
triển đồng thời bảo đảm sự cân bằng
xã hội.
Trong chính thể dân chủ, mỗi công dân làm việc cho mình khiến mọi công dân đều làm việc
với ý thức mình làm cho mình chứ
không phải làm cho người khác. Do có ý thức như vậy nên công dân nào cũng làm
việc say mê với thái độ nghiêm túc để đạt được năng suất cao với chất lượng
tốt, từ đó họ làm giàu rất dễ dàng, tức là chính thể dân chủ kích thích kinh tế
hàng hoá phát triển mạnh mẽ theo xu hướng vừa lành mạnh vừa nhân đạo. Ở đây bản tính vị kỷ chỉ thúc đẩy người ta làm
việc tốt với những hành động vị tha hoặc thúc đẩy người ta ra sức sáng tạo làm
cho công nghệ phát triển nhanh chóng, qua đó làm cho lực lượng sản xuất phát
triển vừa nhanh chóng vừa mạnh mẽ.
Do chính thể dân chủ có pháp luật
nghiêm minh nên nhất thiết phải phát hành tiền tệ bằng giấy, mà thực tế chính
thể này đã kích thích mạnh mẽ việc phát hành tiền tệ bằng giấy, ở đây không một
công dân nào dám lạm dụng quyền lực nhà nước để phá hoại lưu thông tiền tệ. Sự
thể này bảo đảm cho lưu thông tiền tệ diễn biến tự nhiên theo đúng quy luật giá
trị, mỗi đơn vị tiền tệ bằng giấy luôn luôn có giá trị ổn định làm cho đời sống
kinh tế cũng luôn luôn ổn định. Pháp luật nghiêm minh giữ được lòng tin khiến
người ta tin tưởng mà gửi tiền bạc của mình cho các ngân hàng mà ít khi giữ lại
trong nhà, nếu có giữ lại thì chỉ giữ lại rất ít để tiêu dùng hàng ngày.
Cũng do có pháp luật nghiêm minh nên
chính thể dân chủ kích thích tín dụng phát triển mạnh mẽ theo xu hướng lành
mạnh, thậm chí chính thể này còn làm cơ
sở pháp lý cho chế độ tín dụng tồn tại bền vững nữa kia! Ở đây
những người có tài sản sẵn sàng chuyển giao tài sản của mình cho người khác sử
dụng để lấy lợi tức mà không lo sợ bị chiếm đoạt mất làm cho các nhà kinh doanh
rất dễ dàng thu hút tín dụng để kinh doanh mà làm giàu cho bản thân, tức là ở
đây chỉ có tín dụng lành mạnh chứ
không có tín dụng lừa đảo, nếu có dấu hiệu lừa đảo trong hoạt động tín dụng thì
cũng rất dễ dàng bị ngăn chặn bởi pháp luật nghiêm minh, làm cho việc làm giàu
trở nên dễ dàng. Chỉ cần có những ý tưởng vừa mới lạ vừa nhân đạo cũng có thể
giúp người ta làm giàu rất dễ dàng. Sự thể này giúp chúng ta hiểu được tại sao
các nước dân chủ tự do lại giàu có quá sức tưởng tượng của những thần dân trong
chính thể chuyên chế.
Pháp
luật nghiêm minh bảo đảm cho người lao động mua được nhiều chứng khoán được phát hành bởi nhiều doanh nghiệp khác nhau, qua đó
người lao động lấy lại được một phần
hoặc tất cả lao động vật hoá của mình
có thể đã bị chiếm hữu bởi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, tức là chính thể dân chủ đã xoá bỏ hoàn toàn các
quan hệ tư bản. Vậy về mặt kinh tế,
tác dụng tốt đẹp của chính thể dân chủ đã thể hiện ở chính điểm này: nó không
chỉ bảo tồn mà còn phát triển cái nguồn gốc quan trọng nhất cho mọi của cải
trên đời, nó không chỉ bảo vệ lao động khỏi mọi sự bóc lột mà còn lấy lao động
làm đối tượng phục vụ cho mọi hoạt động kinh tế, nó không chỉ can chặn các hoạt
động kinh tế phục vụ một số ít người mà còn định hướng cho mọi hoạt động kinh
tế vào phục vụ mọi người.
Với
hệ thống pháp luật nghiêm minh, chính thể dân chủ làm thay đổi cả phương thức sản xuất; từ các phương thức
sản xuất được thực hiện rời rạc hoặc riêng lẻ bởi những người chủ sở hữu tư
liệu sản xuất độc lập cạnh tranh với nhau theo nguyên tắc “một mất một còn” hoặc “khôn
sống – mống chết” trong chính thể
chuyên chế, theo đó mỗi quá trình sản
xuất nhất định được thực hiện độc lập bởi một chủ sở hữu nhất định, nền
kinh tế chuyển sang phương thức sản xuất được thực hiện phối hợp hoặc hợp tác bởi
tất cả các cá nhân khác nhau cùng
tham gia quá trình sản xuất làm cho quá trình này phải diễn biến theo xu hướng hợp tác đồng thời làm cho tất
cả các cá nhân đó phải hợp tác với nhau
hoặc cạnh tranh lành mạnh với nhau,
theo đó mỗi quá trình sản xuất nhất định
cũng như mọi quá trình sản xuất khác nhau luôn luôn được thực hiện phối hợp
bằng cách này hay cách khác bởi tất cả các cá nhân khác nhau. Khi đã làm
thay đổi phương thức sản xuất, chính thể dân chủ còn đồng thời làm thay đổi
luôn cả phương thức trao đổi, qua đó
làm đơn giản hoá quá trình lưu thông để đạt được hiệu quả cao hơn. Một trong
những hiện tượng đặc sắc nhất nói lên sự thay đổi vừa to lớn vừa sâu rộng như
vậy chính là việc tiêu thụ hàng hoá theo
mạng lưới tiêu dùng mở rộng (Network
Marketing, v. v.) mà tôi đã đề cập trong quyển thứ nhất, phần thứ tư, chương XII.
Trong việc tiêu thụ hàng hoá theo mạng lưới tiêu dùng mở rộng, nhà sản xuất
trực tiếp bán hàng hoá cho nhiều người tiêu dùng khác nhau, những người này
liên kết với nhau thành một mạng lưới liên tục mở rộng: người tiêu dùng trước giới thiệu với người tiêu dùng sau để
hưởng lợi ích bội tăng, mạng lưới
tiêu dùng nào càng khôn ngoan sẽ thu được lợi ích càng lớn (chi phí lưu thông được dùng để chi trả thù
lao cho việc giới thiệu) theo đúng nguyên tắc tự nhiên làm nền tảng chính
trị cho chính thể dân chủ: Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Nhờ đó mà việc tiêu thụ hàng hoá theo mạng lưới tiêu dùng
mở rộng bảo đảm cho sản xuất phát triển bền vững, cho phép lĩnh vực sản xuất
làm chủ hoặc chi phối lĩnh vực lưu thông (thị trường) chứ không phải lĩnh vực
lưu thông làm chủ hoặc chi phối lĩnh vực sản xuất, tức là chính thể dân chủ đã
khôi phục được địa vị làm chủ cho lĩnh vực sản xuất trong toàn bộ đời sống kinh
tế, đồng thời nó cũng đẻ ra những người tiêu dùng khôn ngoan, v. v.. Điều tất
yếu này đã giải thích được tại sao từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, thế
giới đang chuyển biến dần dần từ xu thế
đối đầu để gây hấn sang xu thế đối
thoại để hợp tác. Nhưng chính việc tiêu thụ hàng hoá theo mạng lưới tiêu
dùng mở rộng sẽ ngấm ngầm đục thủng mọi giới hạn nghiệt ngã làm nền tảng vững
chắc nhất cho chính thể chuyên chế. Toàn bộ quá trình này sẽ không thể hình
dung nổi đối với các nhà marxist!
Nhờ
có pháp luật nghiêm minh mà chính thể dân chủ trở nên thích hợp với quy luật giá trị. Nếu trong chế độ chính
trị, mọi công dân đều bình đẳng hoặc như nhau trước pháp luật thì trong chế
độ kinh tế, mọi cá nhân đều được phán xét
như nhau bởi quy luật giá trị. Dù được nắm giữ bởi bất cứ cá nhân nào, hàng
hoá vẫn luôn luôn có giá trị cố định. Sự thể này làm cho lưu thông chứng khoán
diễn biến tự nhiên theo đúng quy luật giá trị mà không bị biến dạng bởi các
nhân tố chính trị, rồi nhờ đó mà phát triển lành mạnh làm cho mọi công dân đều
giàu có rất nhanh chóng. Dù các nhân tố chính trị diễn biến như thế nào cũng
không ảnh hưởng gì hoặc chỉ ảnh hưởng rất ít đến đời sống kinh tế. Sự tương
thích giữa chính thể dân chủ với kinh tế hàng hoá biểu hiện rõ rệt nhất ở chính
điểm này! Khác hẳn chính thể chuyên chế, nơi mà đời sống kinh tế diễn biến như
thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn ngông cuồng của nhà cầm quyền chuyên
chế.
Quy
luật giá trị tác động làm cho kinh tế hàng hoá vận động theo chu kỳ: tăng
trưởng đến một mức độ nhất định sẽ bị suy thoái mà nếu được định hướng bởi
chính thể dân chủ thì sẽ né tránh được khủng hoảng. Với một hệ thống pháp luật
nghiêm minh, chính thể dân chủ vừa thúc đẩy dân chúng lựa chọn được những người
có tài năng làm người lãnh đạo vừa đòi hỏi nhà nước dân chủ phải được lãnh đạo
bởi chính những người có tài năng, làm cho nhà nước này hiểu biết được các quy
luật kinh tế hoạt động như thế nào, từ đó bắt buộc nhà nước này phải dự trữ tiền tệ thực tế, tức là tiền tệ làm phương tiện lưu thông, bao gồm cả tiền tệ bằng giấy lẫn kim loại quý (vàng hoặc bạc, nhưng vàng có tầm quan trọng hơn), với một khối lượng đủ lớn để đưa vào lưu
thông hàng hoá mỗi khi xuất hiện các dấu hiệu cho thấy sắp sửa xảy ra khủng
hoảng kinh tế, chính nhờ có tiền tệ thực tế được dự trữ như vậy mà nền kinh tế
hàng hoá né tránh được khủng hoảng. Vậy trong chính thể dân chủ, nền kinh tế có thể bị suy thoái nhưng khó có thể hoặc thậm chí không thể bị khủng hoảng. Kết luận này
đã được chứng minh rất thực tế bởi lịch
sử kinh tế từ năm 1933 đến nay. Vào năm đó, Chính phủ Mỹ đã thiết lập Cục Dự trữ Liên bang (FED) để điều tiết
nền kinh tế ở Mỹ; chính nhờ FED mà từ đó đến nay, nền kinh tế ở Mỹ chỉ bị suy
thoái mà không bị khủng hoảng như trước đó.
Hệ
thống pháp luật nghiêm minh bắt buộc người ta phải khai thác tài nguyên theo
một kế hoạch khoa học, nhờ đó mà người ta bảo vệ được tài nguyên đồng thời cũng
ngăn ngừa được rất nhiều thiên tai. Chúng ta thấy thiên tai xảy ra rất ít ở các
nước dân chủ, trừ các nước dân chủ ở gần các nước chuyên chế đành bị vạ lây mà phải
chịu đựng vô số thiệt hại tai ác được gây nên bởi chính các hành động phá hoại
xảy ra rất phổ biến ở các nước chuyên chế, vì địa cầu quay xung quanh trục của
chính nó trong khi di chuyển xung quanh thái dương nên hành vi phá hoại môi
sinh ở các nước chuyên chế sẽ lập tức gây ra những hậu quả hết sức tai ác cho
các nước dân chủ. Ví dụ Nhật bản vốn có rất nhiều địa chấn nhưng nhờ khai thác
tài nguyên theo các kế hoạch rất khoa học mà đã hạn chế được rất nhiều trận địa
chấn hoặc ít nhất cũng né tránh được rất nhiều tai hoạ được gây nên bởi những
trận địa chấn khủng khiếp, nhưng nó cũng dễ bị tổn thương bởi các hành động phá
hoại môi sinh ở Tàu quốc cũng như Bắc Triều tiên, v. v.. Chính thể dân chủ
không chỉ có hoà bình giữa người với người mà còn có cả hoà bình giữa người với
thiên nhiên nữa, ở đây nhân loại sống hoà đồng với thiên nhiên khiến việc nuôi
thú vật trong nhà (gà, chó, lợn, mèo, chim, v. v.) trở nên rất phổ biến.
Chính
thể dân chủ thúc đẩy người ta phải hành xử theo đạo đức, mà đạo đức lại kích thích
người ta làm từ thiện đồng thời cũng khuyến khích người ta sống theo nếp sống
thanh đạm. Sự thể này đã được chứng minh rất thực tế bởi thực tế đang diễn ra
hàng ngày tại các nước dân chủ. Ở đó, người
ta thường để lại di sản thừa kế cho tha nhân cũng như nhà nước thường khuyến khích các nhà giàu hoặc các tập đoàn kinh tế lớn
thiết lập các Quỹ Từ thiện để giúp đỡ nhà nghèo có ý muốn vươn lên thoát khỏi
nghèo nàn, hoặc dân chúng rất ham
thích nếp sống thanh đạm: ở đây, việc tiêu dùng dù có nhiều đến mấy cũng
không xa hoa, trái lại việc tiêu dùng nhiều chỉ biểu hiện việc sản xuất nhiều
mà thôi. Sản xuất nhiều dẫn đến tiêu dùng nhiều, có thế thôi, mà việc sản xuất
nhiều lại chỉ được kích thích bởi chính chính thể dân chủ.
Tóm
lại, chính thể dân chủ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển vừa nhanh chóng
vừa mạnh mẽ đồng thời làm cho dân chúng giàu có nhanh chóng hoặc rất dễ dàng
làm giàu, nó hạn chế hoặc khắc phục sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội làm cho
sự phân hoá này không tiến triển thái quá. Do bảo đảm tự do cho cá nhân bằng
pháp luật nghiêm minh nên chính thể dân chủ thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh
mẽ; trước hết nó làm nảy nở nhu cầu, từ đó thúc đẩy mở rộng sự phân công xã hội
đồng thời thúc đẩy thương mại phát triển, kích thích việc tích luỹ tài sản tư
nhân làm cho nhân dân giàu có nhanh chóng. Ở các nước dân chủ,
việc làm giàu không hề khó khăn như ở các nước chuyên chế mặc dù vẫn có bóc lột
nhưng chỉ bóc lột có giới hạn, chỉ bóc lột theo tất yếu kinh tế chứ không bóc lột theo tất yếu chính trị, tức là nó loại
bỏ sự tước đoạt bằng bạo lực. Vì chỉ đòi hỏi phải có ý chí đồng thời phải
loại trừ bạo lực nên chính thể dân chủ loại trừ hoặc hạn chế mọi sự tước
đoạt hoặc cướp bóc, nó làm cho cả nhà giàu lẫn nhà nghèo đều được tự do đồng
thời đều được bảo đảm an ninh. Nhà giàu được sống an toàn còn nhà nghèo lại
được sống vui vẻ.
Bằng
những điều luật quy định sự bình đẳng giữa người với người, chính thể dân chủ
kích thích người ta sống theo nếp sống thanh đạm. Hệ quả này đã từng được phát
hiện rất tự phát bởi C. S. Montesquieu. Trong “Tinh thần Pháp luật”, ông đã viết những dòng tuyệt đẹp như sau:
“Đối với nếp sống thanh đạm, muốn yêu mến nó
phải có cái gì để hưởng thụ trong nếp sống đó. Vậy nếp sống thanh đạm phải có
cái gì để hưởng thụ mới làm cho người ta yêu mến nếp sống đó”, tức là phải
có những điều luật thích hợp với chính thể dân chủ.
Thật
vậy, trong chính thể dân chủ mọi công dân đều được đối xử như nhau trước pháp
luật làm cho mọi công dân đều bình đẳng với nhau về cả quyền lợi lẫn nghĩa vụ.
Điều luật này làm cho mọi công dân đều yêu mến sự bình đẳng, mà yêu mến sự bình
đẳng tức là cả nhà giàu lẫn nhà nghèo đều yêu mến nếp sống thanh đạm, ở đây mọi
hiện tượng biểu hiện sự xa hoa đều bị lên án.
C.
S. Montesquieu lại nói rất đúng rằng: “Mặc
dù trong chính thể dân chủ, sự bình đẳng thực tế phải trở thành linh hồn của
nhà nước, nhưng thật khó mà thiết lập được chính xác tuyệt đối sự bình đẳng đó.
Chỉ cần một cách định mức tương đối để san bằng bớt sự chênh lệch, ví dụ yêu
cầu nhà giàu phải đóng góp nhiều hơn nhà nghèo đồng thời phải có chính sách cụ
thể để nâng đỡ nhà nghèo. Chỉ những nhà trung lưu mới thoả mãn với chính
sách đó, còn những người cực kỳ giàu có mà nếu không được hưởng lợi ích gì hoặc
vinh dự hơn người thì họ sẽ nguyền rủa những chính sách đó”. Rằng “mọi sự bất bình đẳng trong chính thể dân chủ
đều phải tương đối phù hợp với bản chất của nền dân chủ. Ví dụ những người nào
cần có việc làm thường xuyên để không bị nghèo túng quá, họ phải chăm chỉ trong
công việc, người thợ cả không được lên mặt kiêu ngạo (...) Như vậy vẫn tồn tại một phần chưa bình đẳng, tồn
tại theo lợi ích của nền dân chủ, nhưng đó chỉ là chưa bình đẳng về bề ngoài mà
thôi”. Nói như thế tức là C. S. Montesquieu muốn nói rằng: mọi sự bất bình đẳng trong chính thể dân chủ
đều phải thể hiện sự bình đẳng chân chính hoặc sự công bằng tất yếu chứ tuyệt
đối không được thể hiện sự bình đẳng cực đoan hoặc sự công bằng hình thức,
tức là phải loại trừ mọi sự bình đẳng
cực đoan cùng với mọi sự công bằng hình thức.
Ở
đây, hầu như mọi cá nhân đều thực hiện
được như nhau cái tất yếu này: chi phí ít nhất để thu hoạch nhiều nhất!
Sự thể này khiến các nhà lãnh đạo ở các nước dân chủ luôn luôn khuyến khích cải cách chính trị ở các nước chuyên chế.
II – CHÍNH THỂ DÂN CHỦ QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ĐỜI
SỐNG CHÍNH TRỊ.
Chính
thể dân chủ bảo đảm cho mọi công dân đều được tham gia bộ máy nhà nước thông
qua chế độ bầu cử tự do, không phân biệt về giới tính, sắc tộc, giai cấp, đảng
phái, tư tưởng, v. v., đồng thời đều được kiểm sát bộ máy nhà nước theo nguyên
tắc đa nguyên bình đẳng, tức là đều được kiểm sát bộ máy đó thông qua nhiều
đảng phái khác nhau hoạt động bình đẳng theo nguyên tắc đa nguyên. Ở đây,
không phải ai cũng muốn tham gia bộ máy nhà nước bằng cơ thể của mình đâu, chỉ những người nào có khả năng chỉ dẫn người khác mới ham thích việc đó thôi còn lại đại
đa số nhân dân đều tham gia bộ máy nhà nước bằng ý chí của mình. Ý chí của nhân
dân được thể hiện qua bầu cử, báo chí, biểu tình, v. v., khiến nhà nước phải
tiếp nhận để thực hiện ý chí của họ. Khác hẳn với các nước chuyên chế, nơi mà
đa số nhân dân đều ham thích quyền lực nhà nước nhưng chỉ thông qua việc bon
chen chui luồn mà kết quả chẳng được bao nhiêu, phần nhiều chỉ nhờ may mắn chứ
không phải nhờ tài năng mà đạt được mục đích; khi đã đạt được mục đích rồi,
người ta chỉ muốn áp đặt ý chí của mình cho nhân dân mà thôi. Trái lại, ở các
nước dân chủ, quyền lực nhà nước luôn luôn thuộc về nhân dân, công dân nào cũng
được vận dụng quyền lực đó theo nhiều phương pháp khác nhau tuỳ theo khả năng
của mình: nếu có khả năng chỉ dẫn người khác thì tham gia bộ máy nhà nước bằng
cơ thể thông qua bầu cử tự do, nếu không có khả năng đó thì tham gia quản lý nhà nước bằng ý chí như đã nói ở
trên. Tình hình này khác hẳn chính thể chuyên chế, nơi mà quyền lực nhà nước
trở thành một cái gì đó cao vời vợi mà muốn với tới được nhiều khi người ta
phải hy sinh cả cuộc đời để bon chen chui luồn. Nếu chính thể chuyên chế chỉ
gây nên sự tuyệt vọng cho nhân dân thì trái lại, chính thể dân chủ lại luôn
luôn gây nên hy vọng cho nhân dân.
Nguyên
tắc đa nguyên bình đẳng biểu hiện thành nhiều
đảng phái khác nhau hoạt động bình đẳng theo nguyên tắc đa nguyên làm cho
ba cơ quan quyền lực khác nhau cấu thành nhà nước dân chủ: lập pháp, hành pháp
và tư pháp, thật sự độc lập với nhau,
từ đó chỉ thừa hành ý chí chung, đồng
thời làm cho mọi quan chức nhà nước đều phải tận tình phục vụ dân chúng mới giữ
được địa vị cho mình. Mỗi quan chức nhà nước luôn luôn bị giám sát chặt chẽ bởi
các nhóm đại diện đối lập bình đẳng với mình làm cho quan chức này phải giữ
mình trong khi làm việc, chớ lạm dụng quyền lực mà chuốc lấy tai hoạ cho mình. Ở đây
bản tính vị kỷ: ích kỷ, tư lợi và tham lam, chỉ thúc đẩy người ta làm việc tốt
hoặc phải thực hiện những hành động vị tha mới có thể tồn tại được hoặc mới đạt
được mục đích tư riêng của mình, tức là chính thể dân chủ làm cho bản tính vị
kỷ chỉ thúc đẩy những hành động vị tha.
Chế
độ bầu cử tự do có tác dụng hai mặt, một mặt chế độ này cho phép dân chúng lựa
chọn được những công dân ưu tú, vừa có tài năng vừa có đức hạnh, làm quan chức
nhà nước để thừa hành ý muốn của dân chúng, chỉ những công dân nào có cả tài
năng lẫn đức hạnh mới có thể đắc cử vào các cơ quan nhà nước để làm quan chức
mà phục vụ dân chúng. Cái tất yếu này lại dẫn đến cái tất yếu khác, theo đó chỉ
những công dân nào có cả tài năng lẫn đức hạnh mới dám ứng cử vào các cơ quan
kia; mặt khác chế độ này cũng làm cho những công dân ưu tú được bầu chọn làm
quan chức phải phụ thuộc vào dân chúng để mà chỉ phục vụ dân chúng chứ không
thể trục lợi được, nếu quan chức nào mà làm trái ngược yêu cầu này thì quan
chức đó sẽ bị phế truất bởi chính dân chúng, dân chúng sẽ biểu tình để bãi miễn
các quan chức này hoặc thậm chí nếu cần thiết thì dân chúng sẽ phản kháng bằng ý chí, tức là phản kháng
theo đúng pháp luật, để lật đổ các
quan chức này.
Trong
chính thể dân chủ, quyền lực nhà nước luôn luôn thuộc về nhân dân. Ở đây,
nguyên tắc đa nguyên bình đẳng hoặc xã hội dân sự hoạt động bình đẳng
theo nguyên tắc đa nguyên trở thành phương
tiện chính trị để nhân dân loại trừ được mọi âm mưu thoán đoạt, tuyệt đối
không hề có những âm mưu nguy hiểm nhằm tước đoạt quyền lực của nhân dân. Nhân
dân đã ngăn chặn tất cả những âm mưu này bằng một cơ chế rất thông minh mà
chúng ta đã thấy trên đây.
Tóm
lại chính thể dân chủ làm cho đời sống chính trị diễn biến lành mạnh, nó không
cho phép người ta bày đặt âm mưu để thoán đoạt quyền lực của dân chúng, nó bắt
buộc các chính khách phải có cả tài năng lẫn đức hạnh mới có thể giữ được mình,
nó thúc đẩy mọi công dân, cả quan chức lẫn dân chúng, đều phải sống theo đạo
đức làm cho đạo đức trở thành động cơ
tuyệt đối cần thiết đối với chính thể dân chủ đồng thời trở thành nền tảng tuyệt đối cần thiết đối với nguyên tắc đa nguyên bình đẳng. Ở đây,
mọi hành động trái ngược với đạo đức hoặc trái ngược với nguyên tắc đa nguyên
bình đẳng đều có thể bị trừng phạt ngay lập tức bởi ý chí chung.
Nếu
chính thể chuyên chế chỉ làm cho các cá nhân đối đầu nhau rồi rời xa nhau, từ
đó làm cho ngay cả các cộng đồng chặt chẽ nhất cũng phải tan rã thành nhiều
mảng khác nhau biểu hiện thành các phong
trào ly khai, thì ngược lại: chính thể dân chủ lại làm cho các cá nhân xích lại gần nhau hoặc liên kết với nhau thành một cộng đồng chặt
chẽ, trong đó tất cả luôn luôn sẵn sàng phục vụ lẫn nhau để tất cả đều được
thoả mãn.
III – CHÍNH THỂ DÂN CHỦ QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ĐỜI
SỐNG TINH THẦN.
Chính
thể dân chủ bảo đảm tự do cho mọi công dân làm cho mọi công dân đều được tự do
suy nghĩ sáng tạo. Sự thể này lại củng cố vững chắc hơn nữa nguyên tắc đa nguyên bình đẳng cho chính thể dân chủ, theo đó mỗi công dân
có quyền phát biểu đồng thời bảo vệ một quan điểm riêng phù hợp với lợi ích cá
nhân của mình.
Bình
đẳng tức là giống nhau hoặc như nhau về cả quyền lợi lẫn nghĩa vụ biểu hiện
thành tự do thực hiện quyền lợi đồng thời tự do thực hiện nghĩa vụ dẫn đến tự do như nhau. Vì được tự do như nhau
nên mọi công dân đều phải suy nghĩ đúng đắn đồng thời phải nói năng đứng đắn,
nếu công dân này mà suy nghĩ sai lầm rồi nói năng hồ đồ hoặc xấc xược thì sẽ bị
công kích ngay lập tức bởi các công dân khác. Chẳng hạn, một kẻ chuyên lợi dụng tự do ngôn luận để phê phán bừa bãi
gây nên nhiều hậu quả tai hại như Avram
Noam Chomsky ở Mỹ, luôn luôn bị phê
phán nghiêm khắc bởi nhiều học giả
chân chính như William F. Buckley Jr.,
Lionel Abel, Stephen Morris, Arthur
Schlesinger Jr., David Horowitz, v. v.. Nếu có những kẻ quá khích thuộc
loại Chomskist thì tất yếu sẽ lại
phải có những người chín chắn thuộc loại Anti–Chomskist!
Cái tất yếu này kích thích người ta sáng tạo làm cho văn hoá phát triển lành
mạnh. Điều tất yếu này sẽ được chứng minh ngay sau đây.
1. Khoa học.
Trong
chính thể dân chủ, mỗi công dân làm chủ chính mình. Muốn làm chủ chính mình,
mỗi công dân phải hiểu biết chính mình. Yêu cầu này đòi hỏi mỗi công dân phải
nâng cao tri thức cho mình. Cái tất yếu này làm cho khoa học phát triển mạnh mẽ
trong chính thể dân chủ. Do được tự do nên mọi công dân đều tự do nói năng, do
đều được tự do nói năng nên mọi công dân đều phải suy nghĩ đúng đắn để nói năng
đứng đắn: nói đúng, nói hay, nói đẹp; nếu một công dân nào đó mà suy nghĩ sai
lầm để rồi nói năng sai lạc thì sẽ bị phản bác ngay lập tức bởi các công dân
khác. Điều tất yếu này kích thích trí tuệ phát triển mạnh mẽ để mỗi công dân
làm chủ lấy mình.
Ở đây
kinh tế hàng hoá chỉ có sự cạnh tranh bình đẳng, sự cạnh tranh này thúc đẩy các
nhà sản xuất phải cách mạng hoá công nghệ của mình. Nhưng muốn cách mạng hoá
như vậy lại cần phải có khoa học. Yêu cầu này kích thích khoa học phát triển
mạnh mẽ khiến một bộ phận ngày càng lớn dân chúng chuyên tâm vào hoạt động sáng
tạo để trở thành các nhà khoa học, vừa sáng tạo vừa truyền lại tri thức cho
người khác thông qua giáo dục, làm
cho xã hội công dân trở thành xã hội trí thức.
Vả
lại, chính thể dân chủ đòi hỏi mọi công dân phải có hiểu biết mới tồn tại được,
phải có hiểu biết mới có thể làm ra pháp luật rồi sử dụng pháp luật đồng thời
bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp luật chẳng qua chỉ bảo vệ chính mình mà thôi, tóm
lại là mọi công dân đều phải có hiểu biết mới có thể sống theo pháp luật. Nếu
không có hiểu biết thì không thể sống theo pháp luật. Nhưng muốn có hiểu biết
lại cần phải có khoa học hoặc phải dựa vào khoa học. Yêu cầu này thúc đẩy khoa
học phát triển mạnh mẽ trong chính thể dân chủ. Ở đây bản tính vị kỷ: ích
kỷ, tư lợi và tham lam, thúc đẩy công dân sáng
tạo để thỏa mãn mình.
Trước
hết, do chính thể dân chủ làm cho kinh tế hàng hoá chỉ có sự cạnh tranh lành
mạnh nên mọi công dân đua nhau sáng tạo để làm giàu cho bản thân, qua đó làm
cho khoa học phát triển. Ở
đây bản tính vị kỷ: ích kỷ, tư lợi và tham lam, thúc đẩy người
ta sáng tạo. Nếu
các nhà sản xuất mà không trực tiếp sáng tạo những phát minh hoặc những phát
kiến thì họ sẽ sáng tạo theo cách khác. Họ sẽ sáng tạo các ngành nghề mới với
các giải pháp mới đồng thời chi trả tiền bạc cho các nhà khoa học sáng tạo thay
họ. Họ có thể chi trả trực tiếp thông qua các Quỹ Tư nhân mà cũng có thể chi trả gián tiếp thông qua việc đóng
góp thuế khoá hoặc đóng góp tiền bạc
vào ngân khố nhà nước để nhà nước chi trả thay họ.
Do chỉ
hoạt động nhằm xác lập chân lý, mà chân
lý phải có giá trị như nhau đối với mọi người, nên rất tự nhiên, khoa học
nói chung đóng vai trò quyết định tuyệt đối đối với việc củng cố chính thể dân
chủ làm cho chính thể này ngày càng bền vững hơn, nó xác lập sự bình đẳng vĩnh
cửu giữa người với người, nó định hướng cho mỗi cá nhân nhất định hành xử theo
nguyên tắc bình đẳng vốn được lấy làm nền tảng chính trị cho xã hội công dân.
Sự thể đó lại một lần nữa cho ta thấy được chính thể dân chủ có tác dụng mạnh
mẽ như thế nào đối với việc thúc đẩy khoa học nói chung phát triển, làm cho
khoa học nói chung phát triển mạnh mẽ liên tục trong chính thể này.
Ngay
từ thời đại cổ xưa, nền dân chủ chủ nô
ở Hy lạp cũng như La mã đã thúc đẩy khoa học phát triển mạnh mẽ ở đó với những
vĩ nhân kiệt xuất, có đầu óc uyên bác về nhiều lĩnh vực khác nhau, như
Aristote, v. v.. Nói đến Hy lạp vào thời đại cổ xưa, người ta
hình dung ngay cái nôi văn hóa đã trực tiếp đẻ ra tất cả các khoa học hiện đại,
từ các khoa học phàm tục nhất đến các khoa học thiêng liêng nhất với những vĩ
nhân có ảnh hưởng sâu đậm đến toàn bộ khoa học. Toán học có Thalès (thế
kỷ VI trước Công nguyên) đã dự đoán đúng nhật thực xảy ra vào ngày 28 Tháng Năm
(năm 585 trước Công nguyên); Pythagoras
(580 – 500 trước Công nguyên) đã phát kiến được định lý về tam giác vuông: bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương
hai cạnh kia; ví dụ: một tam giác vuông có ba cạnh (a, b, c), trong đó a vuông góc với b, vậy c2 = a2 + b2; Méton (thế
kỷ V trước Công nguyên) đã tính được một năm có 365 5/19 ngày, v.
v.; Euclide (thế kỷ III trước Công
nguyên) đã xây dựng được hình học mang tên của mình, đứng đầu Học phái Alexandrie với lý thuyết vô
hạn; Eratosthène đã tính được chu vi
của địa cầu xấp xỉ 39700 kilomètre, vân vân. Vật lý học có Archimède
(285 – 212 trước Công nguyên) đã xây dựng được lực học cùng với thủy lực học,
ông đã tính được khá chính xác số p,
vân vân. Y học có Hypocrate (660 – 377 trước Công nguyên),
vân vân. Sử học có Hérodote (484 – 425 trước Công nguyên),
cha đẻ của sử học, quan niệm rằng sử học phải
lưu ký công lao của nhân loại trong ký ức của chúng ta; Thucidite (460 – 359 trước Công nguyên)
đã viết “Lịch sử Chiến tranh Péloponèse”;
Xénophon (430 – 353 trước Công
nguyên) đã viết “Lịch sử Hy lạp” có
tư tưởng chống chế độ dân chủ đồng thời ủng hộ chế độ chuyên chế, vân vân. Triết học có Thalès (thế kỷ VI trước Công nguyên, đã được đề cập ở trên); Anaximandre (610 – 540) đề xuất tư tưởng
về Apeyrol, tức là tư tưởng quy mọi
cái về Apeyrol; Anaximen (588 – 525 trước Công nguyên) đã quy mọi cái về không khí; Héraclite (530 – 470 trước Công nguyên) đã quan niệm thế giới như
một quá trình biến dịch liên tục;
Pythagoras (580 – 500 trước Công nguyên, đã được đề cập ở trên), ông đã quy
mọi cái về con số; Leucipe (khoảng 500 – 440 trước Công
nguyên) đã đề xuất nguyên tử luận,
quy vật chất về nguyên tử; Démocrite (460
– 370 trước Công nguyên) đã hoàn thiện nguyên tử luận, phát triển nguyên tử
luận lên đến đỉnh cao rồi dựa vào đó, ông bảo vệ chế độ dân chủ bằng quan niệm
cho rằng: “nghèo túng trong chế độ dân
chủ cũng đáng thích hơn giàu có trong chế độ chuyên chế, y như tự do tốt hơn nô lệ vậy!”; Epicure (341 – 270 trước Công nguyên) đã
bảo vệ Démocrite; Protagoras (481 – 411 trước Công nguyên)
quan niệm rằng: “nhân loại là thước đo
đối với mọi vật”, nhân vật này có thể được xem như Ernest Mach hoặc Albert
Einstein trong thế giới cổ xưa. Ngoài ra còn có Ampèdocle (495 – 435 trước Công nguyên); Anaxagoras (50 – 428 trước Công nguyên); Socrate (469 – 399 trước Công nguyên); Platon (427 – 347 trước Công nguyên); Xénophon (430 – 353 trước Công nguyên); Parménite, Zénon, vân
vân. Ở
La
mã vào thời đại cổ xưa, dưới chính thể dân chủ chủ nô, khoa học cũng đã
từng phát triển rực rỡ với những nhân vật nổi bật. Triết học có Lucrèce (99
– 55 trước Công nguyên) đã viết “Bàn về
bản chất của sự vật”; Cycéron
(106 – 43 trước Công nguyên); Épictes
và Marc Orèl; Philon (25 – 40 sau Công nguyên), một trong những người đã đặt nền tảng tư tưởng cho Chúa giáo; Vật lý có Pline đã viết “Lịch sử Tự nhiên”; Thiên văn học có Ptolémé;
Y học có Galen; Sử học có Fabius (từ thế kỷ III đến thế kỷ II
trước Công nguyên); Caton (234 – 149
trước Công nguyên); Polibus (205 –
125 trước Công nguyên) đã viết “Thông sử”
gồm bốn quyển; Cycéron và César (thế kỷ I trước Công nguyên) đã
viết “Ký sự về cuộc chiến tranh ở xứ
Gaule” và “Ký sự về cuộc nội chiến”;
Tite Live (sinh năm 59 trước Công
nguyên, mất năm 17 sau Công nguyên) đã viết 142
quyển về Lịch sử của La mã; Tacite đã viết “Lịch sử” và “Lịch sử Biên
niên”; Plutarque, người Hy lạp tỵ
nạn ở La mã, đã viết “Tiểu sử So sánh”;
Appian đã viết “Lịch sử của các khu vực bị chinh phục bởi La mã”, vân vân.
Đến
thời đại cận đại, nền dân chủ tư sản
(hoặc nền dân chủ hữu sản) đã thúc
đẩy khoa học phát triển mạnh mẽ với những vĩ nhân kiệt xuất, những vĩ nhân này đã
để lại dấu ấn sâu đậm cho nền văn minh hiện đại mà ở đây tôi xin liệt kê một số
nhân vật tiên phong: Isaac Newton, Michael Faraday, James Clark Maxwell,
William Thompson (tức Huân tước Kelvin), Ernest Rutherford, Edward Williams
Morley, Albert Abraham Michelson, Albert Einstein, Charles Darwin, T. H.
Morgan, F. H. C. Crick, James D. Watson, v. v..
Ở
nước Anh, nền dân chủ tư sản xuất
hiện từ sau cuộc Cách mạng 1642 đã thúc đẩy khoa học phát triển rực rỡ với
những vĩ nhân kiệt xuất, như Isaac Newton, Michael Faraday, James Clark
Maxwell, William Thompson (tức Huân tước Kelvin), Ernest Rutherford, Charles
Darwin, v. v.. Ở Mỹ, nền dân chủ tư sản
xuất hiện từ sau cuộc Cách mạng 1776 đã tạo lập được những điều kiện cực kỳ
thuận lợi cho khoa học nảy nở rực rỡ với rất nhiều vĩ nhân xuất chúng, trong đó
có Edward Williams Morley, Albert Abraham Michelson, George Francis Fitzgerald,
T. H. Morgan, F. H. C. Crick, James D. Watson, v. v.. Ở Pháp có Henry Poincaré,
v. v.. Ở Thụy sỹ có Albert Einstein, v. v. (A. Einstein xuất thân từ Đức, nhưng
nền chuyên chế nghiệt ngã ở đây đã khiến A. Einstein phải di cư sang Thụy sỹ,
nơi có nền dân chủ thịnh vượng nhất ở Âu châu vào đầu thế kỷ XX, rồi sau đó do
bị truy nã bởi chính quyền fascist ở Đức nên A. Einstein lại phải di cư sang
Mỹ, nơi có nền dân chủ thịnh vượng nhất trên thế giới).
Đến
thời đại hiện nay, nền dân chủ tự do
hoặc nền dân chủ nhân dân đã làm cho
khoa học phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Chúng ta không thể liệt kê được hết
số nhà khoa học xuất sắc, hầu như quốc gia tự do nào cũng có rất nhiều nhà khoa
học kiệt xuất làm cho phát minh nọ nối tiếp phát minh kia tạo thành một dòng
tri thức bao la tuôn trào như thác lở. Điển hình nhất thuộc về nước Mỹ, đang
bước những bước rất dài trên con đường khám phá vũ trụ.
Tóm
lại, nếu không có nền dân chủ nói chung thì khoa học không thể phát triển vừa
nhanh chóng vừa mạnh mẽ như chúng ta đã thấy.
2. Nghệ thuật.
Việc
mua hoặc bán hàng hoá đòi hỏi phải có nghệ thuật mới có thể thực hiện được vừa
dễ dàng vừa nhanh chóng. Yêu cầu này làm cho nghệ thuật chân chính nảy nở xum
xuê trong chính thể dân chủ.
Vả
lại, chính thể dân chủ bảo đảm tự do
cho mọi công dân làm cho mỗi công dân tha hồ suy nghĩ sáng tác để
thể hiện cá tính của mình. Ở đây, bất cứ công dân nào có khả năng sáng tạo cũng đều có thể có những phương tiện cần thiết để biến khả
năng đó thành tác phẩm nghệ thuật.
Nghệ thuật phát triển lại củng cố cho nguyên tắc đa nguyên bình đẳng ngày càng
bền vững.
Ở
Hy lạp vào thời đại cổ xưa, nghệ thuật đã phát triển rực rỡ. Bi kịch có Eschile (525 – 456 trước Công nguyên) đã sáng tác được “Oreste”, “Promété bị trói”, “Quân Ba tư”,
v. v.. Sophocle (497 – 406 trước Công nguyên) đã sáng tác được “Eudipe làm vua”, “Antigole”, v. v.. Euripide (484 – 406 trước Công nguyên)
đã sáng tác được “Electre”, “Bellerophon”, vân vân. Hài kịch có Aristophane (446 – 385
trước Công nguyên) đã sáng tác được “Kỵ
sỹ”, “Hoà bình”, “Chim”, “Lisistruta”, “Ếch”, v. v.. Điêu khắc và Kiến trúc
có Polignote, Miron, Phidiate, Policlès, vân vân.
La
mã vào thời đại cổ xưa dưới chính thể dân chủ chủ nô cũng có nền nghệ thuật
phát triển rực rỡ với những danh nhân nổi tiếng: Livius Andronicus đã dịch “Odyssée”
sang tiếng Latin; Nevius viết “Cuộc Chiến tranh Punicus”; Ennius (239 – 169 trước Công nguyên)
viết “Sử biên niên” bằng thơ sáu âm; Titus Maxius Plotus (254 – 184 trước Công nguyên) đã sáng tác được “Anh lính khoe khoang”, “Cái bình”, “Bóng ma”, v. v.; Trencius (190 – 159 trước Công nguyên,
người Carthage) cảm thấy “mọi cái thuộc
về nhân loại đều quen thuộc đối với tôi”; Catullus (khoảng 87 – 45 trước Công nguyên); Cycéron (106 – 43 trước Công nguyên) vừa viết văn hay vừa diễn
thuyết giỏi; Câu lạc bộ Mecel có Virgile
(70 – 19 trước Công nguyên) đã sáng tác “Những
bài ca của người chăn nuôi”, “Giáo
huấn ca về nông nghiệp”, Sử thi “Énéiste”;
Horace (65 – 08 trước Công nguyên) đã
xây dựng được lý thuyết phê bình cho
văn học; Ovide (sinh năm 43 trước
Công nguyên, mất năm 18 sau Công nguyên) đã sáng tác “Biến hình”, “Nghệ thuật Yêu
đương”, vân vân.
Chính
thể dân chủ tư sản ở Tây Âu châu cũng như Bắc Mỹ châu đều có rất nhiều tài năng
xuất chúng nảy nở mà ở đây tôi cũng chỉ xin liệt kê một số nhân vật tiêu biểu:
Charles Dickens, George Bernard Shaw, Honoré de Balzac, Victor Hugo, Harriett
Stowe, Mac Twen, Marcel Proust, James Joyce, Pablo Picasso, Charlot Chaplin,
Rabindranat Tagore (xuất thân từ Ấn độ), v. v..
Ngày
nay, nền dân chủ tự do đã tạo ra
nhiều điều kiện thuận lợi cho nghệ thuật chân chính phát triển với nhiều loại
hình khác nhau, trong đó mỗi loại hình nhất định lại phát triển theo nhiều
khuynh hướng khác nhau với nhiều tài năng chân chính nảy nở. Chẳng hạn, âm nhạc
hiện đại có rất nhiều loại hình khác nhau, như Jazz, Rock, Pop, Tecno, Hip –
Hop, v. v.. Nói chung, tôi cần phải có thêm cả một cuộc đời thật nhàn rỗi nữa
mới có thể nói được thêm về nghệ thuật hiện đại.
3. Tôn giáo và giáo dục.
Trong
chính thể dân chủ, tôn giáo có một cơ sở xuất phát hoàn toàn mới, đó không phải là nỗi khiếp sợ mà lại là niềm hy vọng, tôn giáo nào cũng hy vọng
những điều tốt đẹp sẽ đến với nhân loại hoặc ước nguyện cho chính thể dân chủ
tồn tại bền vững. Với tôn giáo, người ta luôn luôn cầu mong cho nhau hạnh phúc:
ai cũng được tự do, ai cũng được sung túc, ai cũng có nhân tính, v. v.. Như thế
chẳng qua người ta chỉ cầu mong cho chính thể này tồn tại mãi mãi mà thôi.
Trong
chính thể chuyên chế, tôn giáo làm tăng thêm nỗi khiếp sợ; nhưng trong chính
thể dân chủ, tôn giáo lại làm giảm bớt nỗi khiếp sợ. Thực tế, tôn giáo trong
chính thể nào cũng gây nên hoặc thậm chí làm gia tăng nỗi khiếp sợ nhưng tôn
giáo trong chính thể dân chủ luôn luôn gây nên nỗi khiếp sợ tích cực, nỗi khiếp sợ này khuyến khích người ta làm
điều tốt đẹp để tồn tại; còn tôn giáo trong chính thể chuyên chế lại luôn luôn
gây nên nỗi khiếp sợ tiêu cực, nỗi
khiếp sợ này kích thích người ta làm điều xấu xa để tồn tại! Hiện tượng này tồn
tại đặc biệt phổ biến ở cái tôn giáo được lấy làm hệ tư tưởng chính thống cho
nhà nước chuyên chế.
Nói
như thế tức là tôi muốn nói rằng: chỉ trong chính thể dân chủ, tôn giáo mới
phát huy được tác dụng tích cực đối với nhân loại, làm cho tôn giáo trở nên cần
thiết đối với xã hội. Do chỉ cầu mong cho chính thể dân chủ tồn tại bền vững
nên các tôn giáo luôn luôn đối xử thân
thiện với nhau theo nguyên tắc đa nguyên bình đẳng dẫn đến loại trừ mọi sự xung
đột tôn giáo. Ở
đây chỉ có hoà bình bác ái mà thôi: anh gõ mõ tụng kinh niệm
Phật, còn tôi khớp nhạc hát thánh ca mừng Chúa, cùng cầu mong cho nhau hạnh
phúc.
Trong
chính thể dân chủ, tôn giáo phục vụ giáo dục chứ không phải ngược lại như trong
chính thể chuyên chế mà tôi xin nhắc lại ở đây: trong chính thể chuyên chế, giáo dục phải phục vụ tôn giáo.
Nói
đến tôn giáo, tôi phải nói đến hai nền tôn giáo lớn nhất trên thế giới, đó là Phật giáo và Chúa giáo.
Nền
chuyên chế nghiệt ngã cùng cực ở Ấn độ vào thời đại cổ xưa
đã làm phát sinh rất nhiều tôn giáo khác nhau làm cho xứ sở này trở thành xứ sở
có tôn giáo nhiều nhất trên thế giới, trong đó có Phật giáo.
Phật
giáo cho rằng mọi cá nhân đều có Phật
tính hoặc đều có khả năng để trở thành Phật, trở thành Phật tức là được
siêu thoát hoặc thoát khỏi mọi tội lỗi, mọi đau khổ, mọi nỗi khiếp sợ; nếu biết
tu luyện mà vượt qua được sự ngu dốt thì
sẽ đắc đạo, tức là trở thành Phật; rằng mọi tội lỗi, mọi đau khổ, mọi nỗi khiếp
sợ, đều bắt nguồn từ bản tính vị kỷ,
bao gồm tham, sân, sy. Từ đó Phật giáo
rút ra kết luận cho rằng muốn đắc đạo hoặc trở thành Phật cần phải diệt dục hoặc phải từ bỏ được cái tham,
sân, sy, cũng như mọi khoái lạc trên đời, tức là phải tiêu diệt được bản tính
vị kỷ.
Với
quan niệm cho rằng mọi cá nhân đều có
Phật tính, Phật giáo đã có tư tưởng
về sự bình đẳng, mà tư tưởng về
sự bình đẳng lại cấu thành một trong những cơ sở tinh thần cho nền dân chủ tự
do. Nói như thế tôi muốn khẳng định rằng Phật
giáo cũng có tư tưởng cộng hoà hết sức bao la rộng lớn. Tôi đánh giá rất
cao Phật giáo ở điểm này. Với tư tưởng cho rằng nếu biết tu luyện mà vượt qua
được sự ngu dốt thì sẽ đắc đạo hoặc được siêu thoát, Phật giáo đã có tư tưởng duy lý rất uyên thâm, từ đó
tất yếu phải dẫn đến thái độ rất coi
trọng đối với việc khai sáng tri thức cho nhân loại, trong đó có giáo dục.
Thái độ này làm cho văn hoá nói chung cũng như khoa học nói riêng nảy nở rực
rỡ. Tôi cũng đánh giá rất cao Phật giáo ở điểm này, không phải ngẫu nhiên mà A.
Einstein đã đánh giá rất cao tôn giáo nói chung cũng như Phật giáo nói riêng.
Hình thành từ một bối cảnh chuyên chế cùng cực với hệ tư tưởng có lẽ cũng tối
tăm cùng cực, thế mà Phật giáo lại có tư tưởng vượt qua hoặc siêu thoát như
vậy quả thật đã làm nên một điều kỳ diệu cho nền Văn minh Ấn độ. Ở đây
tôi nói “vượt qua” hoặc “siêu thoát” để nói lên rằng Phật giáo đã vượt qua những giới hạn nghiệt ngã được
quy định bởi chính thể chuyên chế vốn có xu hướng tiêu diệt mọi hiện tượng biểu
hiện văn hoá, ở đây cái “siêu thoát” không chỉ cấu thành một hệ thống khái niệm
cho Phật giáo mà còn làm nên cái khuynh hướng khai hoá cho Phật giáo nữa. Ở đây
cái “siêu thoát” biểu hiện qua cả tư tưởng về sự bình đẳng (mọi cá nhân đều có
Phật tính) lẫn tư tưởng về chống ngu dốt (nếu biết tu luyện mà vượt qua được sự
ngu dốt thì sẽ đắc đạo). Chính thể chuyên chế vốn chỉ có sự xiêu lệch hoặc bất
bình đẳng giữa người cai trị với người bị cai trị, thế mà Phật giáo lại dám giả
định rằng mọi cá nhân đều có Phật tính, tức là Phật giáo giả định rằng giữa
người với người chỉ có sự bình đẳng mà thôi! Chính thể chuyên chế vốn chỉ có sự
ngu dốt hoặc chỉ thường xuyên tái tạo ra sự ngu dốt, thế mà Phật giáo lại dám
chủ trương chống lại sự ngu dốt! Chính những điểm này đã biểu hiện rõ rệt nhất tính chất siêu thoát của Phật giáo. Có
lẽ chính vì có tính chất siêu thoát như vậy nên Phật giáo đã bị đàn áp dữ dội ở
Ấn độ vào
thời đại cổ xưa rồi bị xua đuổi khỏi xứ sở đó.
Tuy nhiên, với tư tưởng cho rằng sự
ngu dốt bắt nguồn từ bản tính vị kỷ (tham, sân, sy), rằng muốn đắc đạo hoặc trở
thành Phật để được siêu thoát, cần phải tiêu diệt tham, sân, sy; tức là phải
tiêu diệt bản tính vị kỷ, rằng phải tiêu diệt được bản tính vị kỷ mới có thể
siêu thoát được, v. v., Phật giáo lại rơi vào những chủ trương đầy ảo tưởng
được quy định bởi chính cái bối cảnh xã hội đã sinh ra nó, tức là chủ trương diệt dục phát sinh từ nền
chuyên chế nghiệt ngã cùng cực ở Ấn độ vào thời đại cổ xưa.
Thực tế chủ trương diệt dục chỉ có tác
dụng tích cực đối với chính thể chuyên chế mà thôi, nó ngăn chặn hoặc hạn
chế nhà cầm quyền thực hiện những hành động hung bạo đối với dân chúng đồng
thời làm cho dân chúng biết sống an phận thủ thường (xin hãy xem thêm chú thích 106 ở phần thứ mười một, chương
XXXI), nhưng chủ trương đó sẽ chỉ có tác dụng tiêu cực đối với các chính thể
khác.
Vì
trong chính thể chuyên chế, bản tính vị kỷ chỉ thúc đẩy người ta làm điều xấu
xa nên rất tự nhiên, người ta tất yếu phải có thái độ chống lại bản tính đó.
Phật giáo hình thành theo đúng cái tất yếu này. Nhưng vì bản tính vị kỷ lại
thuộc về bản năng sinh tồn hoặc chỉ biểu hiện bản năng này mà thôi nên nếu
chống lại bản tính kia thì chẳng qua chỉ chống lại chính nhân loại thôi, mà như
vậy sẽ thất bại. Quả thật, Phật giáo chưa bao giờ tiêu diệt được bản tính vị kỷ
mà ngược lại chỉ làm cho bản tính đó biểu hiện thành một hình thức mới, hình
thức đó là lòng mong muốn thoát khỏi mọi
tội lỗi, mọi đau khổ, mọi nỗi khiếp sợ! Người ta sẽ đặt ra một
vấn đề hóc búa: tại sao nhân loại lại mong muốn được siêu thoát nếu không phải
tại bản tính vị kỷ hoặc bản năng sinh tồn, hoặc lòng mong muốn được siêu thoát
biểu hiện cái gì nếu không biểu hiện bản tính vị kỷ thuộc về bản năng sinh tồn?
Thật
ra bản tính vị kỷ tự nó không xấu xa mà cũng chẳng tốt đẹp, tính chất (tốt đẹp
hay xấu xa) của nó tuỳ thuộc hoàn toàn vào tính chất (tốt đẹp hay xấu xa) của
những hành động đã được thúc đẩy bởi chính nó. Thực tế đã chứng minh thật xác
đáng cho sự
thể đó. Chính bản tính vị kỷ đã thúc đẩy người ta làm nhiều
điều tốt đẹp trong chính thể dân chủ, như sống bác ái, sáng tạo khoa học, sáng
tác nghệ thuật, v. v.. Khi nhận xét C. S. Montesquieu, François Marie Arouet,
tức văn sỹ Voltaire, một trong những
triết gia khai sáng vĩ đại nhất, đã từng nói rất đúng rằng: “trong các nước cộng hoà, người ta còn chạy
theo danh vọng nhiều hơn, người ta mong được hoan hô, được dành phần thắng,
được danh vị” 116). Vậy chủ trương diệt
dục không chỉ sai lầm mà còn cực đoan nữa kia!
Với niềm tin cho rằng: “world is evil” (đời là bể khổ), Phật giáo xác lập “đạo đế” thể hiện thành “bát
chính đạo” nhằm giải thoát nhân loại khỏi evil (bể khổ). Nhưng vì quá ư bí ẩn (hoặc chống lại bản tính vị kỷ thể hiện qua ý hướng phủ
nhận cái “tôi” vốn được diễn đạt bởi
cái “vô ngã”?) nên các giải pháp thể
hiện qua “bát chính đạo” dường như quá khó khăn (nếu không muốn nói: “bất khả thể” hoặc “bất khả hành”) đối với nhiều người, đặc biệt chủ trương diệt dục
(bao gồm cả việc từ bỏ ham muốn dục tình vốn đóng vai trò bảo tồn nhân loại)
lại càng làm cho các giải pháp thể hiện qua “bát chính đạo” cùn mòn hơn nữa. Có lẽ đây là một trong những lý do
quan trọng nhất góp phần tạo nên cội nguồn sâu xa cho Chúa giáo xuất hiện nhằm
bổ sung cho chính Phật giáo!
Vô
luận thế nào, vì không có tư tưởng chuyên chế nên chắc chắn Phật giáo cũng sẽ
trở thành nền tảng tinh thần cho nền dân chủ tự do ở tất cả những vùng đất nào
chịu ảnh hưởng của nó. Không có gì khó hiểu khi thấy một số nước dân chủ tự do
lấy Phật giáo làm quốc giáo. Tôi là
một Christian (người có Chúa, người thuộc về
Chúa, Tín đồ Chúa giáo), đương
nhiên tôi yêu mến Giáo lý Chúa giáo. Nhưng chính lòng yêu mến giáo lý này đã
soi sáng cho tôi đi đến một nhận xét đầy lòng bác ái, rằng Phật giáo là một trong những tôn giáo đáng yêu mến nhất trong tất cả
các tôn giáo đã từng tồn tại từ trước đến nay cũng như từ nay về sau.
Ở
La mã vào thời
đại cổ xưa, thế kỷ I, nền dân chủ chủ nô suy vong rồi được
thay thế bởi nền chuyên chế hết sức nghiệt ngã đã làm phát sinh Chúa giáo (Công
giáo, Tân giáo, Chính giáo, v. v.).
Chúa giáo mang tư tưởng hoài niệm về nền dân chủ chủ nô, sự thể này biểu hiện hết
sức rõ ràng qua giáo lý của nó.
Theo Giáo lý Chúa giáo, thế giới
(bao gồm cả nhân loại nữa) được tạo dựng bởi Chúa, mà Chúa lại có ba ngôi:
ngôi thứ nhất là Chúa Cha; ngôi thứ
hai là Chúa Con, tức là Chúa Jesus (Jesus Christ); ngôi thứ
ba là Chúa Thánh thần; cả ba ngôi đều
chủ trương cứu vớt nhân loại khỏi mọi tội lỗi, mọi đau khổ, mọi nỗi khiếp sợ.
Để thực hiện chủ trương này, Chúa dạy bảo nhân loại phải tôn kính Chúa hoặc
phải thờ phượng Chúa như con cái thờ kính cha mẹ vậy, mà muốn thể hiện thái độ
tôn kính đối với Chúa lại phải sống bác
ái, theo đó mọi cá nhân đều phải yêu thương người khác như yêu thương chính
mình (thương người như thể thương thân). Bác ái không chỉ thể hiện bằng lời nói
mà còn phải thể hiện bằng hành động.
Nếu sống được như vậy thì sau khi chết sẽ được lên Thiên đàng để sống tiếp một cuộc sống đầy hạnh phúc cùng Chúa;
ngược lại nếu không sống được cuộc sống bác ái với cuộc đời này mà lại cứ phạm
tội lỗi thì sau khi chết sẽ bị đẩy xuống Luyện
ngục để sống cuộc đời đầy đau khổ ở đó, hoặc phải tu dưỡng thêm ở đó rồi
mới được lên Thiên đàng, tức là rốt cuộc, dù thế nào cũng được cứu vớt bởi Chúa
vốn đầy lòng bác ái. Nhưng nếu không biết ăn năn sám hối ở đó thì sẽ bị sa
xuống Hoả ngục rồi bị đày đoạ vĩnh
viễn ở đây. Vậy nếu muốn tránh sa xuống Hoả ngục thì phải biết ăn năn sám hối!
Vì
Chúa sinh ra nhân loại cũng như cha mẹ sinh ra con cái nên nhân loại phải thờ
kính Chúa cũng như con cái phải thờ kính cha mẹ đã đành nhưng nguyên lý này lại
được mở rộng cho cả quan hệ nô lệ lẫn
quan hệ hôn nhân, theo đó Chúa cũng
dạy bảo nô lệ phải phục tùng chủ nô cũng như vợ phải phục tùng chồng. Qua đây
chúng ta thấy được rằng Giáo lý Chúa giáo vừa mang tư tưởng cộng hoà vừa mang
tư tưởng chuyên chế.
Tư tưởng cộng hoà thể hiện qua mấy
điểm sau đây: 1) Mọi cái cũng như mọi cá nhân đều được tạo nên bởi Chúa, mà Chúa lại có ba ngôi. Sự thể này vừa thể hiện tư tưởng về sự bình đẳng vừa thể hiện tư tưởng về quy chế phân lập tam quyền; 2) Cả ba ngôi đều thực hiện
chủ trương cứu vớt nhân loại khỏi mọi tội lỗi, mọi đau khổ, mọi nỗi khiếp sợ;
tức là mang lại hạnh phúc cho nhân loại. Sự thể này thể hiện tư tưởng về sự bình đẳng, nhưng ở đây sự
bình đẳng có phạm vi rộng lớn hơn nhiều, không chỉ có sự bình đẳng giữa ba ngôi
mà còn có cả sự bình đẳng giữa Chúa với nhân loại lẫn sự bình đẳng giữa các cá
nhân khác nhau nữa kia. Sự bình đẳng giữa Chúa với nhân loại thể hiện rõ rệt
nhất qua ngôi thứ hai, tức là Chúa Jesus. Chúa Jesus có cả Thần tính lẫn Nhân tính, vừa mang bản tính của Chúa vừa mang bản
tính của nhân loại; 3) Kêu gọi mọi người hãy yêu thương người khác như yêu
thương chính mình hoặc hãy thương người như thể thương thân. Sự thể này thể
hiện tư tưởng về bác ái. Nhờ mang nặng tư tưởng cộng hoà mà Chúa giáo
trở thành nền tảng đạo đức cho nền
dân chủ tự do. Mặc dù ở một số nước dân chủ không có Chúa giáo, có thể người ta
không biết hoặc chỉ biết được rất ít về Giáo lý Chúa giáo nhưng thực tế hàng
ngày đa số người ta vẫn thực hành những nguyên tắc cơ bản của giáo lý đó. Cũng
chính vì trở thành nền tảng đạo đức cho nền dân chủ tự do nên Chúa giáo thu hút
được ngày càng nhiều tín đồ. Hiện nay, Chúa giáo có tín đồ nhiều nhất so với
tất cả các tôn giáo khác.
Tư
tưởng chuyên chế thể hiện qua lời kêu gọi vợ
phải phục tùng chồng hoặc nô lệ phải
phục tùng chủ nô cũng như khẳng định chồng
có quyền hành tuyệt đối đối với vợ hoặc chủ
nô có quyền lực tuyệt đối đối với nô lệ. Nhưng hình như tư tưởng này không tồn tại tự thân trong Giáo lý Chúa
giáo mà có lẽ chỉ được tạo tác khiên
cưỡng theo ý đồ xuyên tạc nhằm lạm dụng Chúa giáo vào việc bảo tồn chính
thể chuyên chế làm cho Chúa giáo bị
biến dạng với tư tưởng chuyên chế như thế. Chính vì bị biến dạng theo ý đồ
xuyên tạc bởi việc lạm dụng mà phải mang nhẹ tư tưởng chuyên chế như thế nên về
sau Chúa giáo cũng lại trở thành nền tảng
tinh thần cho một số nền chuyên chế
hết sức nghiệt ngã đến mức độ mà nó đã bị đả kích dữ dội thái quá bởi một
số triết gia ngây thơ, trong đó có J. J.
Rousseau.
Sau cuộc Cải cách Tôn giáo xảy ra ở Âu châu vào thế kỷ XVI làm phát sinh Tân giáo hoặc Giáo phái Tin lành, tư
tưởng chuyên chế đã bị loại bỏ hoàn toàn khỏi Giáo lý Chúa giáo.
Chúa
Ba Ngôi làm nên đặc trưng nổi bật nhất
cho Chúa giáo, chính nhờ đó mà Chúa giáo dễ dàng xâm nhập đời sống chính trị
hơn bất cứ một tôn giáo nào khác. Việc thiết lập bộ máy nhà nước theo quy chế phân lập tam quyền thường được chỉ dẫn bởi những tư tưởng chính trị
bắt nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp từ giáo lý về Chúa Ba Ngôi. Sự thể này cũng
biểu hiện đặc trưng nổi bật nhất cho văn hoá ở Tây phương, vốn có khả năng ứng
dụng rất cao vào đời sống thực tế.
Hầu
như tôn giáo nào cũng hướng người ta đến cái Thiện để sống bác ái, nhưng có lẽ chỉ Chúa giáo mới xác lập được con đường hiện thực để có thể đưa người
ta đến được cái Thiện. Con đường ấy chính là Mầu nhiệm Ba Ngôi. Chính mầu nhiệm này đã làm cho Chúa giáo trở
thành một tôn giáo thấm đẫm giá trị hiện
thực đến mức độ mà hầu như sự kiện nào cũng xác nhận sự thể này! Chẳng hạn,
khoa học chỉ có thể phát triển được rực rỡ trong chính thể dân chủ, mà chính
thể này lại chỉ có thể tồn tại được với quy chế phân lập tam quyền, quy chế này
lại hiệp thông thống nhất với Mầu
nhiệm Ba Ngôi; hoặc Chúa Jesus ra đời theo một
mầu nhiệm đặc biệt mà phải đợi đến khi phát minh được kỹ thuật nhân bản vô tính vào năm 1997 với việc cho ra đời chú Cừu
Dolly, người ta mới có thể hiểu được, v. v.. Vô số sự kiện tương tự đã xác
nhận giá trị hiện thực cho Chúa giáo. Chính nhờ đó mà Chúa giáo có thể đã mang
lại sự hoàn thiện cho mọi tôn giáo khác, tức là mọi tôn giáo khác đều có thể
hiệp thông với Chúa giáo!
Với nhiều căn cứ thực
tế, chúng ta có thể tin rằng Chúa giáo nối tiếp Phật giáo rồi đưa Phật giáo lên
một tầm vóc cao hơn thể hiện thành con đường hiện thực hơn cho việc giải thoát
nhân loại. Con đường đó chính là Mầu
nhiệm Ba Ngôi, trong đó ngôi thứ nhất
có lẽ thể hiện Đạo Vũ trụ vốn đã được
định hình bởi chính Phật giáo.
Chúa
Jesus đã phán truyền rằng: “kẻ nào tự
nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, kẻ nào
tự hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (ý nói: mọi người đều như nhau – bình
đẳng!); “kẻ nào sử dụng đao kiếm sẽ
bị chết bởi đao kiếm” (ý nói: sử dụng
bạo lực sẽ bị chết bởi bạo lực!); “anh
em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em; Thầy đã yêu thương anh em như thế nào, anh em hãy yêu thương nhau như thế!” (ý nói: mọi người đều phải sống bác ái!). Phán truyền như thế, Chúa Jesus
có ý muốn nói rằng: do bình đẳng với nhau
nên mọi người đều phải sống bác ái mới có thể đến được với một Chúa Ba Ngôi để
được lên Thiên đàng (ý nói: được
hưởng hạnh phúc!) rồi sống mãi ở đó
(ý nói: sẽ bảo tồn được mình!).
Lời
phán truyền này có ý nghĩa sâu xa rằng: phải đấu tranh bằng con đường hoà bình để thiết lập chính
thể dân chủ với một nhà nước được tổ chức
theo quy chế phân lập tam quyền, thiết lập được chính thể dân chủ với một
nhà nước được tổ chức theo quy chế phân lập tam quyền sẽ làm cho nhân loại được hạnh phúc! Đó chính là lý do làm cho tất cả các nhà độc tài vừa khiếp sợ vừa thù
ghét Chúa giáo đến nỗi mà Chúa giáo đã từng bị truy bức hết sức đẫm máu
theo suốt chiều dài lịch sử hoặc các vua chúa sẵn sàng làm ra sách báo độc hại
như Tây dương Gia tô Bí lục chẳng hạn
để truy bức Chúa giáo về mặt tư tưởng.
Nhưng vì có tư tưởng thấm đẫm giá trị
hiện thực như thế nên dù bị đàn áp khốc liệt nhất, Chúa giáo vẫn hiên ngang phát triển mãnh liệt hơn mọi tôn giáo khác!
Tôi
cảm thấy mình được cứu rỗi bởi Chúa khi giác ngộ được rằng nhân loại có bản
tính vị kỷ: cá nhân nào cũng ích kỷ, tư lợi và tham lam, khiến nhân loại phải
hành xử theo pháp luật mới trở nên
tốt đẹp; rằng nhân loại phải biết sống theo Mầu
nhiệm Ba Ngôi, tức là phải biết tổ chức bộ máy nhà nước theo quy chế phân lập tam quyền (ứng nghiệm
với Mầu nhiệm Ba Ngôi!) lấy nguyên tắc đa
nguyên bình đẳng làm cơ sở để thiết lập bộ máy đó thông qua chế độ bầu cử tự do, mới được hạnh phúc
(được hạnh phúc tức là được lên Thiên
đàng!); rằng sống theo Mầu nhiệm Ba Ngôi sẽ được hạnh phúc ngay ở đời này
mà không cần phải đợi đến đời sau, tức là Mầu nhiệm Ba Ngôi mang lại hạnh phúc
cho nhân loại ngay khi còn sống chứ
không phải đợi đến sau khi chết; rằng Chúa sẽ mang lại hạnh phúc cho người nào
biết sống theo Mầu nhiệm Ba Ngôi! Tôi luôn luôn cầu mong cho mọi người cũng như
cả thế giới đều biết sống theo Mầu nhiệm Ba Ngôi để được hạnh phúc hoặc thoát
khỏi mọi hình thức chuyên chế!
Tại
sao Chúa lại có Ba Ngôi mà không thể
có nhiều hơn hoặc ít hơn? Vấn đề này đã được giải đáp bằng phần thứ tám (cả ba chương)
cùng với cả phần thứ chín (chương XXVI, mục III; cũng như chương
XXVII, mục II, tiết 3) lẫn phần thứ mười, (chương XXX),
v. v., tức là tất cả các đoạn văn nói về
chính thể dân chủ hoặc nhà nước cộng hoà. Vậy căn cứ vào đó, người ta có
thể khẳng định rằng Chúa giáo là Tôn giáo
Cộng hoà hoặc Tôn giáo về nền Cộng
hoà, có thể bao quát hoặc dung nạp được tất cả các tôn giáo khác, tức là tất cả các tôn giáo khác đều có thể hiệp
thông mà không hề mâu thuẫn với Chúa giáo trong nền cộng hoà! Sự thể này đã
giải thích được tại sao Chúa giáo ở các nước dân chủ rất dễ dàng chấp nhận các
tôn giáo khác (chẳng hạn: chùa chiền mọc lên khá nhiều ở các nước cộng hoà có Christians (Tín đồ Chúa giáo) chiếm đa
số, v. v.) hoặc coi việc chấp nhận các tôn giáo khác như một trong những việc
đương nhiên thuộc về lòng bác ái vốn
tồn tại tự thân trong bản thân mình, đồng thời cũng giải thích được tại sao
chính thể chuyên chế luôn luôn bài xích Chúa giáo: tất cả các nhà độc tài đều rất thù ghét Chúa giáo, thậm chí ngay cả
các Chức sắc Chúa giáo nắm giữ quyền lực nhà nước trong chính thể chuyên chế
cũng phá hoại Chúa giáo!
Thiết
tưởng ở đây cũng nên nhắc lại một sai lầm đáng tiếc đã xảy ra ở các nước thuộc
Tây phương vào thời đại trung cổ, ở
đó Chúa giáo vốn có khuynh hướng khai sáng cho khoa học chân chính nảy nở nhưng
các Chức sắc Chúa giáo nắm giữ quyền lực nhà nước trong chính thể chuyên chế
lại đàn áp tàn tệ làm cho khoa học ấy bị thui chột đồng thời cũng làm suy
giảm cảm hứng tìm hiểu Chúa bằng câu chuyện về Thánh Augustin được nghe thấy Thiên
thần hiện thân thành một em bé
bảo rằng đừng nhọc công suy nghĩ về một
mầu nhiệm vượt quá trí khôn nhân loại, tức là Mầu nhiệm Ba Ngôi; câu chuyện đó ít nhiều đã cho thấy thái độ bài bác đối với việc tìm hiểu
Chúa bằng khoa học! Tuy nhiên đến cuối thế kỷ XX, Chúa đã soi sáng cho Đức Giáo hoàng Jean Paul II lên tiếng xin lỗi cộng đồng khoa học trên khắp thế giới vào năm 1997 về những sai lầm trong quá khứ. Sự kiện này đã xác lập một
dấu mốc chói lọi cho thấy Chúa giáo chính
thức đồng hành với khoa học đồng thời cũng phân biệt dứt khoát Giáo hội
Công giáo với nhà nước chuyên chế: Giáo
hội Công giáo có thể sửa mình nhưng nhà nước chuyên chế lại không thể sửa mình!
Thật vậy, cuộc cách mạng khoa học
đang xảy ra hàng ngày đã cho phép chúng ta tìm hiểu Chúa bằng khoa học; bằng khoa học, chúng ta hoàn
toàn có thể hiểu biết được tại sao Chúa
lại có ba ngôi mà không
thể nhiều hơn cũng như không thể ít
hơn với những kết quả nghiêm túc sẽ
mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp để có thể thống nhất Chúa giáo (Công giáo,
Chính giáo, Tân giáo, v. v.) thành Một
Giáo hội Duy nhất lấy Mầu nhiệm Ba
Ngôi làm nền tảng thống nhất,
đồng thời có thể thăng tiến đời sống xã
hội (social existence) theo chiều hướng dân chủ hoá.
Chính vì Chúa giáo có tính chất cộng hoà nên ngày nay, nhờ nền cộng hoà đang
thăng tiến mạnh mẽ mà người ta bắt đầu hiểu được ý nghĩa sâu xa của Chúa giáo.
Thánh nhân Mahatma Gandhi cũng đã từng thừa nhận rằng chính Chúa Jesus đã
xác lập được một con đường vững chắc nhất cho nhân loại đi lên! Những người nào
còn nuôi dưỡng hoặc còn tin tưởng những thành kiến, những định kiến, những
thiên kiến, v. v., về Chúa giáo hãy tỉnh ngộ mà suy ngẫm nghiêm túc về những sự
thật hiển nhiên được nêu ra ở đây.
Nhân
tiện đây, tôi xin nói sơ qua về J. J.
Rousseau. Ông này có ba nhược
điểm lớn: thứ nhất, ông cho rằng mỗi người không nên có quá nhiều tài sản, tức
là chống sở hữu tư nhân để chủ trương sở hữu công cộng; thứ hai, ông cho rằng
chính thể dân chủ không thích hợp với các nước lớn; thứ ba, ông cho rằng Chúa
giáo chỉ thích hợp với chính thể chuyên chế. Ba nhược điểm này về sau đã trở
thành một trong những nguồn gốc sâu xa dẫn đến những tai hoạ khủng khiếp cho
nhân loại suốt từ đầu thế kỷ XIX đến nay: nhược điểm thứ nhất đã góp phần đẻ ra
Chủ nghĩa Marx, nhược điểm thứ hai đã
góp phần củng cố chính thể chuyên chế ở
các nước lớn, nhược điểm thứ ba đã góp phần vào việc truy bức Chúa giáo. Thực tế ngày nay đã vượt qua ba nhược điểm nói trên. Sở hữu tư nhân trở thành động
lực trực tiếp thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ, Ấn độ xây dựng thành công
chế độ dân chủ, Chúa giáo đã hoặc sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc dân
chủ hoá thế giới.
Tôi định nói về Hồi
giáo, một tôn giáo lớn thứ ba tiếp theo hai tôn giáo kia mà tôi xác tín
chắc chắn rằng cũng tốt đẹp như thế (Có lẽ nhờ thế mà Indonesia đã xây dựng
thành công chế độ dân chủ?). Nhưng vì hầu như chỉ biết được rất ít về Kinh Qu’ran nên tôi không dám viết bất
cứ điều gì về tôn giáo này. Vậy tôi cầu xin quý độc giả hãy lượng thứ cho tôi!
Trong
chính thể dân chủ, tôn giáo được đặt vào đúng vị trí của nó, ở đây không thấy
có sự xung đột tôn giáo. Các tôn giáo vô thần có ý nghĩa giải trí cao mà không
phát huy được tác dụng nguy hiểm của nó, còn các tôn giáo hữu thần cũng luôn
luôn giữ được chừng mực của mình, không đẩy đại đa số nhân dân vào sự mê tín
lại càng không đẩy một số người tương đối dốt nát vào sự cuồng tín. Cùng với
giáo dục, các tôn giáo nói chung đều phát huy được tác dụng tích cực của mình,
nó cùng hướng nhân loại đến cái thiện, từ đó dẫn đến sự thân thiện giữa các tôn
giáo khác nhau trong cùng một cộng đồng có chung chính thể dân chủ. Ở đây,
trong chính thể dân chủ, tôn giáo phục vụ giáo dục chứ không phải giáo dục phục
vụ tôn giáo như trong chính thể chuyên chế.
Nói như thế tôi muốn
khẳng định rằng: chính thể dân chủ làm cho tôn giáo trở nên nhân bản hơn! Tôi
xin lấy Chúa giáo làm ví dụ. Trước
khi xuất hiện chính thể dân chủ, người ta chỉ
quan niệm Chúa là Đấng Sáng tạo Thế giới
(bao gồm cả nhân loại) nhưng từ khi
xuất hiện chính thể dân chủ, chính thể này đã làm cho người ta không chỉ quan
niệm Chúa là Đấng Sáng tạo Thế giới,
mà còn quan niệm Chúa là Tình yêu!
Quan niệm theo cách này hiện thực hơn
quan niệm theo cách trước, làm cho Chúa gần gũi hơn với nhân loại giúp nhân
loại hiểu được rằng Chúa hằng ngự ngay
trong lòng mình! Tôi tin rằng sự thay đổi theo chiều hướng tích cực như vậy
cũng có thể xảy ra đối với tất cả các tôn giáo khác. Chính nhờ mang nội dung
nhân bản hơn mà tôn giáo có nhiều hình thức phong phú hơn, hấp dẫn hơn, cho
phép nó xâm nhập sâu rộng hơn vào đời
sống thường nhật. Việc thế hệ trẻ ngày nay thích đeo cây Thập giá hoặc hình Đức Phật, cũng như việc một số người cộng sản bắt đầu giải thích
chủ nghĩa cộng sản theo những quan niệm gần gũi với các giá trị nhân văn hoặc
thậm chí từ bỏ chủ nghĩa cộng sản để tin theo một tôn giáo khác, v. v., đã nói
lên phần nào sự thể đó. Sự thể đó cũng cho thấy rằng tôn giáo ngày càng phát
triển hơn theo xu hướng nhân bản trong chính thể dân chủ. Chỉ những đầu óc vẫn
bị vẩn đục mới nghĩ đến việc xoá bỏ tôn giáo mà thôi!
Để
kết thúc đoạn này, tôi xin viện dẫn ý kiến của A. Einstein về tôn giáo: “Cảm
xúc đẹp nhất và sâu xa nhất của nhân loại là cảm xúc trước sự huyền bí. Chính
cảm xúc này đã khiến cho khoa học chân chính nảy nở. Nếu ai không còn có những
cảm xúc đó, không còn biết ngạc nhiên và chỉ biết đứng ngẩn người ra vì sợ hãi
thì sống cũng như chết. Cảm thấy điều huyền bí mà nhân loại không sao giải
thích nổi, vì nó chỉ biểu lộ ra khi mà khả năng ít ỏi đáng buồn của chúng ta
chỉ hiểu được những hình thức thấp kém của cái quy luật cao siêu dưới vẻ đẹp
rạng rỡ hơn hết. Chính sự hiểu biết đó và cảm xúc đó đã là nền tảng đích thực của tôn giáo” 117). A. Einstein còn nói về
mối quan hệ giữa khoa học với tôn giáo, rằng: “Science without religion is lame. Religion without science is bline” (Khoa học mà thiếu tôn giáo thì
khập khiễng. Tôn giáo mà thiếu khoa học thì mù quáng), tức là khoa học phải dựa vào tôn giáo mới trở nên
chắc chắn cũng như tôn giáo phải được
soi sáng bởi khoa học mới trở nên minh triết. Tôi tin rằng có mối quan hệ bổ sung giữa khoa học với tôn
giáo, từ đó tôi hy vọng rằng tác phẩm này sẽ làm nảy sinh hoặc củng cố thái
độ trọng thị đối với khoa học cho những người có niềm tin tôn giáo.
Sau
đây tôi xin nói về giáo dục trong chính thể dân chủ. Aristote quan niệm rất
đúng rằng: mục đích cuối cùng của nhân loại là hạnh phúc, mà hạnh phúc chỉ có
thể đạt được trong một xã hội tồn tại theo pháp luật, nhưng pháp luật lại chỉ
hình thành từ hoạt động lý trí ngày càng được nâng cao bởi giáo dục. Từ quan niệm
đó, ta suy ra rằng: muốn tồn tại được bền vững, chính thể dân chủ phải thường
xuyên chăm lo phát triển giáo dục làm cho giáo dục phát triển bền vững trong
chính thể này. Điều tất yếu này đã giải thích cho người đời hiểu được tại sao
giáo dục rất phát triển ở các nước dân chủ.
Vì
pháp luật vốn chỉ tồn tại trừu tượng
trên ý niệm mà muốn nắm bắt được nó
để hành xử theo nó, người ta phải có tri
thức, mà tri thức lại đòi hỏi người ta phải có khả năng lập luận bằng kiến
thức, tức là khả năng suy nghĩ duy lý,
nên chính thể dân chủ vốn chỉ tồn tại được bằng pháp luật đòi hỏi phải có nền giáo
dục tự do, trong đó người ta chỉ truyền đạt kiến thức đúng đắn lành mạnh cho nhau bằng việc đối thoại cởi mở với thái độ tương kính mà không áp đặt đồng thời tư nhân hoá hầu hết các phương tiện giáo dục;
nền giáo dục này sẽ bảo tồn tri thức
đồng thời nuôi dưỡng những động cơ làm
cho người ta phải suy nghĩ bằng kiến thức. Với những đặc tính như thế, nền
giáo dục tự do sẽ luôn luôn tạo ra nguồn
năng lượng bao la để nuôi dưỡng chính thể dân chủ làm cho chính thể này tồn
tại bền vững mà không thể bị huỷ diệt bởi bất cứ cá nhân nào hoặc tổ chức nào
hoặc bất cứ chính phủ nào thuộc loại độc đoán. Tóm lại, chính thể dân chủ đòi
hỏi giáo dục phải mang lại kiến thức đúng đắn cho mọi công dân: cả người học
lẫn người dạy.
Quả
thật,
chỉ trong chính thể dân chủ, giáo dục mới thực hiện được sứ mệnh đích thực của
nó. Ở đây
vận mệnh của chính thể được giao cho từng
công dân làm cho mọi công dân đều yêu
mến chính thể của mình, khiến mọi
công dân đều sẵn sàng đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng. Muốn làm cho
công dân yêu nước trước hết phải làm cho công dân yêu chính thể đã, mà muốn làm
cho công dân yêu chính thể lại chỉ có thể phải thiết lập chính thể dân chủ mà
thôi, chẳng có ai yêu thích gì chính thể chuyên chế hoặc chính thể quý tộc đâu.
Trong chính thể dân chủ, tất cả đều phụ thuộc vào tình yêu trong sáng nói trên,
tình yêu này lại cần đến tất cả sức mạnh của giáo dục, từ đó buộc mọi người
phải quan tâm đến giáo dục. Muốn cho trẻ con có được tình yêu pháp luật, trước
hết các bậc cha mẹ phải có tình yêu ấy đã. Thầy giáo trao kiến thức cho các em
lại còn phải gợi mở cho các em ham mê hứng thú nữa kia, nếu không làm được việc
này thì chẳng qua việc giáo dục trong gia đình đã bị huỷ hoại bởi những tình
cảm ngoại lai. Không phải người ta sinh ra đã mất gốc mà những người lớn tuổi
trước đó đã bị hư hỏng.
Muốn
sửa chữa những hư hỏng trong gia đình,
phải sửa chữa những hư hỏng trong xã hội.
Muốn sửa chữa những hư hỏng trong xã hội, lại phải sửa chữa những hư hỏng trong
chính thể, tức là phải thay thế chính thể chuyên chế bằng chính
thể dân chủ. Nhưng muốn làm được việc đó lại cần phải có tư tưởng đúng đắn lành mạnh. Tư tưởng đúng đắn đó nằm ngay trong
tác phẩm này cùng với các tác phẩm khác đã cung cấp kiến thức đúng đắn cho tác
phẩm này, dù có hay không được nêu tên trong tác phẩm này.
Vậy muốn có một nền giáo dục tốt trước hết phải có một chính thể tốt, chính thể
tốt chính là chính thể dân chủ. Chính thể dân chủ không chỉ đòi hỏi mà còn kích
thích nền giáo dục cố gắng phát triển những phẩm chất tốt đẹp cho nhân loại. Ở đây
không có một đạo luật nào liên quan đến giáo dục mà lại không được thực hiện
triệt để, bất cứ một đạo luật nào thuộc loại đó cũng được thực hiện triệt để
khiến cho giáo dục luôn luôn đạt được mục đích của nó.
Trong
chính thể dân chủ, giáo dục đóng một vai trò quan trọng đặc biệt đến mức độ mà
chính A. Smith cũng đã khẳng định
rằng:
“Một người không sử dụng thoả đáng khả năng
trí óc của mình có thể nói là một người đáng bị khinh bỉ hơn cả một người hèn
nhát. Họ như kẻ tàn tật, bị méo mó về nhân tính. Giáo dục quần chúng có thể
không đem lại lợi nhuận gì cho nhà nước, nhưng dù sao nhà nước cũng không thể
để cho dân chúng chịu cảnh thất học mà xét cho cùng, giáo dục quần chúng không
phải không đem lại lợi ích cho nhà nước. Càng có học thức, quần chúng càng khỏi
bị lừa bịp, càng bớt dị đoan mê tín. Những quốc gia dốt nát thường vì những tệ đoan ấy mà bị những rối loạn khủng khiếp. Lớp quần chúng
có học thức bao giờ cũng lịch sự, nhã nhặn và có trật tự hơn lớp quần chúng vô
học. Mỗi cá nhân đều biết tự trọng hơn, người trên biết coi trọng người dưới cũng
như người dưới biết coi trọng người trên, … Ở những quốc gia tự do, sự bền vững
của chính phủ tuỳ thuộc phần lớn ở sự phán xét của quần chúng, vì lẽ đó nên
việc quan trọng hơn hết là quần chúng
cần phải được học hành để họ đừng phán xét chính phủ một cách bừa bãi hoặc bất
thường”
118).
Theo lý thuyết, cũng như
thực tế đã chứng minh được rằng: vận mệnh của chính thể dân chủ phụ thuộc rất
nhiều vào giáo dục làm cho giáo dục phải đóng một vai trò vừa quan trọng nhất vừa thiêng liêng nhất trong chính
thể này. Tôi tin rằng sẽ có rất ít người hoặc thậm chí không có người nào bác
bỏ được điều khẳng định đó. Nếu có người nào đó cố tình bác bỏ sự thật ấy thì
chẳng qua người đó chỉ muốn làm Herostratos
để đốt Đền Arthémis mà thôi!
Tóm lại, chính thể dân
chủ làm cho bản tính vị kỷ trở thành bản
tính tốt đẹp để người ta nuôi dưỡng ý thức chân thực về bản tính
đó, tức là chính thể dân chủ làm cho người ta có ý thức chân thực về bản tính
vị kỷ. Nhân loại chỉ có thể nhận thức được chân thực về chính bản thân trong chính
thể dân chủ mà thôi.
Qua khảo sát ba loại chính thể khác nhau đã quy định như thế
nào đời sống xã hội, tôi rút ra được một kết luận này: có tự do sẽ có tất cả những điều tốt đẹp mà không tự do sẽ không tất cả
những điều tốt đẹp! Với những hệ quả tồi tệ, chính thể chuyên chế đẩy đưa
hoặc bắt buộc những kẻ nào thật sự thông thái, vừa quả cảm vừa nhân ái, phải
đấu tranh chống lại chính thể này. Nếu không làm việc đó thì không chỉ chính họ
mà ngay cả con cháu của họ sẽ phải chịu đựng số phận bi đát nhất. Không cần
phải thông minh lắm mà chỉ cần nhìn vào lịch sử bằng cặp mắt thông thường cũng
đã có thể thấy được cái tất yếu đó. Tất cả mọi người đều phải hiểu rằng ai
cũng sợ chết nhưng chẳng ai thoát chết, rằng vì ai cũng phải chết
nên cần phải chết thế nào cho cuộc đời không bị hoài phí, rằng muốn
cho cuộc đời không bị hoài phí lại cần phải chống lại chính thể chuyên chế hoặc
xây dựng chính thể dân chủ bằng giải pháp hòa bình mới có thể bảo đảm một tương
lai tốt đẹp cho con cháu của mình. Dixi et salvavi animam meam ! *
Amen.
116) Voltaire: Thư gửi A. M. Gis ở Fernay, ngày 20 Tháng Sáu 1777.
117) Robert B. Downs: Books That Changed The World (Bản dịch Việt ngữ: Những tác phẩm làm biến đổi thế giới.
Nhà xuất bản Văn đàn, Sài gòn 1970. Tác phẩm thứ mười sáu (Albert Einstein với Tương đối
luận) từ trang 382 đến trang 399. Đoạn trích trên chạy từ trang 397 đến
trang 398). Vũ Đình Phòng và Lê Huy Hòa đã
xào nấu cẩu thả ấn phẩm đó thành “Những
luận thuyết nổi tiếng thế giới” được xuất bản bằng Việt ngữ bởi Nhà xuất bản Văn
hóa Thông tin, Hà nội 1999. Luận thuyết thứ mười sáu (Albert Einstein với Tương đối
luận) từ trang 352 đến trang 369. Đoạn trích trên chạy từ trang 367 đến
trang 368. Quý độc giả có thể tham khảo trực tiếp “Thế giới như tôi thấy” được tạo tác vào năm 1930 bởi Albert Einstein
(1879 – 1955). Việt ngữ. Nhà xuất bản Tri thức, Hà nội 2011, từ trang 24 đến
trang 25.
118) Robert B. Downs: Books That Changed The World (Bản dịch Việt ngữ: Những tác phẩm làm biến đổi thế giới.
Nhà xuất bản Văn đàn, Sài gòn 1970. Tác phẩm thứ ba (Adam Smith với Quốc phú luận) từ trang 65 đến trang 88. Đoạn trích
trên chạy từ trang 84 đến trang 85. Bản dịch này đã được chế biến cẩu thả thành
một phiên bản khác bởi Vũ Đình Phòng và Lê Huy Hòa: Những luận thuyết nổi tiếng thế giới, được xuất bản bởi Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà nội
1999. Luận thuyết thứ ba (Adam Smith với
Quốc phú luận) từ trang 65 đến trang 88. Đoạn trích trên chạy từ trang 85
đến trang 86).
* Tôi đã nói và đã cứu
được linh hồn mình!
J. B. Hàvăn Huytoàn
(Viêt vào Tháng Bảy 2004)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét