Theo một kết quả nghiên
cứu mới nhất và chưa đầy đủ thì có tới gần 12 triệu người Việt nam cần được
chăm sóc sức khỏe tâm thần (Có lẽ đây là lý do có thể để Chủ nghĩa Marx vẫn được
tụng niệm thường xuyên tại xứ sở này!?).
Cũng theo kết quả nghiên cứu thì ngày càng nhiều trẻ em ở Việt
Thông
tin trên được ông Jesper Moller, Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam
cho biết tại Hội nghị triển khai đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng
cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 -
2020.
Theo số
liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cung cấp, hiện Việt Nam có gần 9 triệu người bị rối
loạn tâm trí. Trong đó, có 200 nghìn người bị tâm thần phân liệt và hơn 2,4
triệu người mắc các chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Còn lại là những
người mắc các chứng rối loạn thường gây hậu quả về sức khỏe tâm thần như chứng
động kinh, khuyết tật thần kinh, tổn thương não, lạm dụng rượu, nghiện ma túy…
Số người bị rối nhiễu tâm trí cũng có xu hướng gia tăng.
Trong
khi đó, ở nước ta hiện chưa có cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí. Các
cơ sở bảo trợ xã hội làm nhiệm vụ trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng cho người
tâm thần rất ít, chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của
cộng đồng.
Quy trình
chăm sóc và phục hồi chức năng của các cơ sở xã hội chưa luân phiên, gần như
nuôi dưỡng người tâm thần là chính; kỹ năng và phương pháp chăm sóc chưa khoa
học. Phần lớn các cơ sở bị xuống cấp về cơ sở vật chất, thiếu các trang thiết
bị phục hồi chức năng. Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ nhân viên công tác
xã hội làm việc tại cộng đồng và trong các cơ sở chăm sóc người tâm thần còn
hạn chế.
Do đó,
cần đổi mới lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần theo hướng phát triển các dịch
vụ xã hội, trợ giúp xã hội kết hợp với điều trị y tế để phục hồi chức năng cho
người tâm thần dựa vào cộng đồng. Đây cũng là tiền đề cho Đề án của Chính phủ
về việc trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối
nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020.
Thuỳ Minh
Việt
Báo (Theo_VnMedia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét