Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

YÊU CẦU TRẢ TỰ DO CHO NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG LẬP, TỨC BLOGGER QUÊ CHOA (2)

(cập nhật đến đợt 3, tổng cộng 388 người ký)

Những người khởi xướng rất mong được bạn đọc hưởng ứng. Nếu tán đồng Yêu cầu này, xin anh/chị gửi thư về địa chỉ bolap2014@gmail.com và cho biết đầy đủ thông tin (viết có dấu): tên họ, nghề nghiệp, chức vụ (nếu có), địa chỉ cư trú (tên tỉnh/thành phố Việt Nam hoặc tên quốc gia ngoài Việt Nam).
Kính gửi:
  • Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước CHXHCNVN
  • Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước CHXHCNVN
  • Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an nước CHXHCNVN
Chúng tôi ký tên dưới đây, những đồng nghiệp văn bút, những bạn đọc của nhà văn Nguyễn Quang Lập tức blogger Quê Choa, những người hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, những người quan tâm đến quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của công dân và những quyền con người căn bản được Hiến pháp nước CHXHCNVN bảo vệ và được quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết và tham gia,
Hết sức bất bình và lo lắng trước việc nhà văn Nguyễn Quang Lập tức blogger Quê Choa, một nhà văn và nhà biên kịch sân khấu, điện ảnh có nhiều cống hiến xuất sắc cho văn nghệ nước nhàđược đông đảo bạn đọc người Việt trong và ngoài nước hâm mộ, một chủ blog thông tin đa chiều có uy tín cao đối với cộng đồng mạng tiếng Việt trên khắp thế giới, đã bị An ninh TPHCM bắt đi vào ngày 6/12 theo điều 258 Bộ Luật Hình sự về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Trong mấy ngày qua, vụ bắt giữ nhà văn Nguyễn Quang Lập đã gây xúc động mạnh mẽ trong nhiều giới quần chúng, từ trí thức văn nghệ sĩ đến cán bộ công chức, thanh niên, đồng nghiệp và bạn đọc yêu mến ông.
Tính chính đáng của việc bắt giữ đã bị nhiều người lên tiếng hoài nghi, xét từ nội dung trang blog Quê Choa vốn chỉ đưa những bài viết và tin tức có cách nhìn đa chiều, với mong muốn tiếp cận Sự Thật như chủ blog đã tuyên bố, nhìn chung mang tính phản biện ôn hoà đối với các chủ trương chính sách và việc làm của Nhà nước Việt Nam, có mục đích đóng góp vào quá trình cải thiện tình hình mọi mặt của đất nước; xét từ việc đột nhập một cách phi pháp vào nhà riêng của đương sự và sau đó tuyên bố “bắt quả tang” đương sự một cách mơ hồ, phi lý trong khi nhà văn Nguyễn Quang Lập đang viết tiểu thuyết trên máy tính của ông.
Việc giam giữ nhà văn Nguyễn Quang Lập còn gây xúc động hơn nữa vì tình trạng sức khoẻ của ông: liệt nửa người do di chứng chấn thương sọ não, đi lại, nằm ngồi cho đến vệ sinh cá nhân đều hết sức khó khăn phải có người giúp đỡ, cùng nhiều bệnh nặng khác. Đó là việc làm trái với tinh thần nhân đạo của luật pháp của bất cứ quốc gia văn minh nào.
Với những dữ kiện trên, việc bắt giữ nhà văn Nguyễn Quang Lập hoàn toàn không có sức thuyết phục, ngược lại chỉ gây ra phản ứng tiêu cực trong đông đảo quần chúng nhân dân Việt Nam và dư luận quốc tế, phá hoại nghiêm trọng lòng tin vào sự công minh của luật pháp Việt Nam, sự tôn trọng quyền công dân và quyền con người của Nhà nước Việt Nam, phá hoại đường lối tranh thủ sự trợ giúpcủa các nước dân chủ trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
Vì thế, chúng tôi yêu cầu:
1/ Trả tự do tức khắc cho nhà văn Nguyễn Quang Lập.
2/ Việc điều tra nếu tiếp tục thì phải tiến hành một cách công minh, đúng luật, có sự tham gia từ đầu của luật sư do nhà văn yêu cầu.
3/ Nhanh chóng trả tự do cho các blogger Trương Duy Nhất, Nguyễn Hữu Vinh, Hồng Lê Thọ và những blogger khác bị bắt với tội danh tương tự và chịu nhiều quy kết phi lý tương tự.
4/ Vụ bắt nhà văn Nguyễn Quang Lập và những vụ bắt bớ các blogger gần đây cho thấy cần gấp rút sửa các bộ Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự theo hướng minh bạch, dân chủ; bãi bỏ các điều 258, 88 chứa đựng nhiều sự mơ hồ và phi lý dễ bị lợi dụng để triệt bỏ quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của công dân.
Để đất nước mau thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng về mọi mặt, đối diện những nguy cơ chưa từng có, Nhà nước cần chân thành lắng nghe tiếng nói phản biện của trí thức văn nghệ sĩ và các giới quần chúng như các ông Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ nhiều lần khẳng định, thay thế cho việc đàn áp những ý kiến khác hoặc trái chiều.
Kính gửi các ông lời chào trân trọng.
Ngày Nhân quyền thế giới 10/12/2014
Đợt 2:
  1. Giáng Vân, nhà thơ, nhà báo, Hà Nội
  2. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TPHCM
  3. Phạm Duy Hiển, GS, nghiên cứu khoa học hạt nhân, Hà Nội
  4. Phạm Thị Minh Đức, nhân viên Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICE), Hà Nội
  5. Trần Tiến Đức, nhà báo, đạo diễn phim tài liệu và truyền hình, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Truyền thông, Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình, Hà Nội
  6. Phạm Gia Minh, TS, Hà nội
  7. Hoàng Lại Giang, nhà văn, TPHCM
  8. Vũ Thế Khôi, nhà giáo ưu tú, nguyên Trưởng khoa Tiếng Nga Đại học Hà Nội, Hà Nội
  9. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
  10. Đinh Gia Hưng, dịch giả, giảng viên tiếng Anh, TP Đà Nẵng
  11. Hà Dương Tường, nguyên giáo sư Đại học Compiègne, Pháp
  12. Nguyễn Nguyên Bình, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội
  13. Lê Mạnh Đức, kỹ sư, TPHCM
  14. Trần Minh Khôi, kỹ sư điện toán, CHLB Đức
  15. Thuỳ Linh, nhà văn, Hà Nội
  16. Đặng Xuân Thảo, Directeur de recherche, CNRS (Viện Khoa học Quốc gia), Pháp
  17. Thanh Thảo, nhà thơ, nhà báo, Quảng Ngãi
  18. Hoàng Văn Khẩn, TS sinh hoá học, Thụy Sĩ
  19. Trần Thị Tươi, nghề nghiệp tự do, Tân Bình, TPHCM
  20. Trần Hải Yến, TS, Viện Văn học, Hà Nội
  21. Đặng Đình Cung, kỹ sư tư vấn, Pháp
  22. Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó trưởng phòng Văn học Cổ cận đại, Viện Văn học, Hà Nội
  23. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo, Pháp
  24. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo, Pháp
  25. Tạ Duy Anh, nhà văn, cán bộ biên tập nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội
  26. Chân Phương, nhà thơ, dịch giả, Hoa Kỳ
  27. Trần Hải Hạc, nguyên PGS trường Đại học Paris 13, Pháp
  28. Lê Minh Hà, nhà văn, CHLB Đức
  29. Trần Văn Bang, kỹ sư, cựu chiến binh chống Tàu, TPHCM
  30. Dương Văn Tú, nghiên cứu sinh, Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ
  31. Nguyễn Đức Hiệp, Atmospheric Scientist, Australia
  32. Vũ Ngọc Thăng, dịch giả, Canada
  33. Hà Dương Tuấn, nguyên chuyên gia Công nghệ thông tin, Pháp
  34. Trần Huy Quang, nhà văn, Hà Nội
  35. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu, Hà Nội
  36. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, nguyên Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, Huế
  37. Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TPHCM
  38. Nguyễn Trọng Tạo, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, Hà Nội
  39. Bùi Như Hương, nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật, Hà Nội
  40. Đinh Đức Long, TS, bác sĩ, TPHCM
  41. Khánh Phương, viết văn, Hoa Kỳ
  42. Văn Giá, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội
  43. Phạm Anh Tuấn, dịch sách, viết báo, dạy học, Hà Nội
  44. Lê Bá Diễm Chi (tức Song Chi), đạo diễn phim và nhà báo tự do, Na Uy
  45. Văn Sáng, họa sĩ, Hà Nội
  46. Trương Anh Thụy, nhà văn, Hoa Kỳ
  47. Nguyễn Đình Đăng, TS khoa học & nghiên cứu vật lý hạt nhân, hoạ sĩ, Nhật Bản
  48. Đinh Thị Thùy Mai, Nhật Bản
  49. Nguyễn Đắc Xuân, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa, Huế
  50. Trần Công Thạch, nhà giáo nghỉ hưu, TPHCM
  51. Trần Nghi Hoàng, nhà văn, Hoa Kỳ
  52. Trương Hồng Liêm, tin học, Pháp
  53. Thụy Khuê, nhà nghiên cứu văn học, Pháp
  54. Trần Quang Thành, nhà báo, Slovakia
  55. André Menras, Hồ Cương Quyết, nhà giáo, cựu tù chính trị chế độ cũ, Pháp
  56. Hoài Việt, nhà văn, cựu giáo sư trường Cao đẳng, Pháp
  57. Antôn Lê Ngọc Thanh, linh mục Dòng Chúa Cứu thế Sài Gòn
  58. Nguyễn Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
  59. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
  60. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
  61. Mai Thái Lĩnh, nhà giáo, nhà nghiên cứu độc lập, Đà Lạt
  62. Hồ Ngọc Nhuận, nguyên chủ bút nhật báo Tin Sáng, TPHCM
  63. Lê Đăng Doanh, TS, chuyên gia kinh tế, Hà Nội
  64. Phạm Xuân Yêm, Giám đốc Nghiên cứu Vật lý (CNRS), Đại học Paris 6, Pháp
  65. Bùi Thanh Hiếu, blogger, CHLB Đức
  66. Nguyễn Đồng, TS, Giám đốc Chương Trình Thanh Lọc Nước Bẩn DESAL, Hoa Kỳ
  67. Bùi Xuân Bách, giáo viên về hưu, Hoa Kỳ
  68. Nguyễn Tường Thụy, Hội viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Hà Nội
  69. Trần Thị Hường, CHLB Đức
  70. Đoàn Nam Sinh, nghiên cứu tự do, Đà Lạt
  71. Vũ Thế Cường, TS, kỹ sư cơ khí, CHLB Đức
  72. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, TP HCM
  73. Nguyễn Khắc Phê, nhà văn, nhà báo, Huế
  74. Hà Thúc Huy, PGSTS, giảng dạy đại học, TPHCM
  75. Nguyễn Mai Oanh, chuyên gia nông nghiệp, TPHCM
  76. Vũ Nhật Khải, nguyên vụ trưởng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
  77. Huỳnh Phi Long, cán bộ hưu trí, TPHCM
  78. Đỗ Hoàng, nhà thơ, nguyên Trưởng ban Thơ Tạp chí Nhà văn – Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội
  79. Nguyễn Thị Bình, PGSTS, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội
  80. Nguyễn Đức Tùng, M.D., Canada
  81. Tạ Trọng Trí, họa sĩ, Hà Nội
  82. Nguyễn Phương Chi, biên tập viên chính, cán bộ Viện Văn học (đã nghỉ hưu), Hà Nội
  83. Trần Đình Nam, nguyên Trưởng ban biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng (đã nghỉ hưu), Hà Nội
  84. Nguyễn Đan Quế, bác sĩ, TPHCM
  85. Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập, TPHCM
  86. Ngô Minh, nhà văn Việt Nam, Huế
  87. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang
  88. Nguyễn Duy, nhà thơ, TPHCM
  89. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
  90. Đinh Phương Thảo, giáo viên, Hà Nội
  91. Nguyễn Thanh Giang, TS Địa Vật lý, Hà Nội
  92. Nguyễn Đức Mậu, TS Văn học, Hà Nội, Việt Nam
  93. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản, Nhật Bản
  94. Nguyễn Văn Nhượng, kỹ sư, Thụy Sĩ
  95. Nguyễn Thị Kim Chi, nghệ sĩ ưu tú, Hà Nội
  96. Vũ Linh, nhà giáo về hưu, Hà Nội
  97. Trần Đồng Minh, nhà giáo về hưu, Hà Nội
  98. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Hội An
  99. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên văn hóa, TPHCM
  100. Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, TPHCM
  101. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, TPHCM
  102. Trần Kỳ Trung, nhà văn, Hội An
  103. Nguyên Giác Phan Tấn Hải, nhà báo, Hoa Kỳ
  104. Nguyễn Quang Thân, nhà văn, TPHCM
  105. Dạ Ngân, nhà văn, TPHCM
  106. Nguyễn Văn Dũng, nhà giáo về hưu, Huế
(Còn tiếp).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét