Những ngày cuối cùng của Đảng Cộng sản? (Phần 1)
Micheal J. Totten
Người dịch: Phương Thảo
(VNTB) - Tôi muốn nhấn mạnh đến khía cạnh Việt nam dường như sẽ có được một cuộc chuyển mình dân chủ bất bạo động... Trước biến cố Mùa xuân Ả rập thì tình trạng ở Tunisia cũng tương tự như vậy, hay như Azerbaijan ngày nay.
Việt nam, quốc gia độc đảng có vẻ như là một quốc gia tự do.
Người Việt chế giễu chính phủ lộ liễu mà không sợ sẽ bị liên lụy. Tôi đã nhìn thấy rất nhiều người mặc quân phục cả nhà binh lẫn cảnh sát nhưng trông họ không có vẻ gì là đáng sợ hay cũng làm ra vẻ đe dọa ai. Cách họ mặc quân phục cũng tự tin giống như những binh lính Mỹ hay Canada.
Tôi thậm chí cũng không chút mảy may lo lắng căn phòng trong khách sạn của tôi sẽ bị họ cài máy do thám. Họ không cài và nếu cho là có đi nữa thì tôi cũng không quan tâm tới điều đó. Tôi không cần phải che giấu thân phận nhà báo của tôi như khi tôi ở Cuba hay Libya. Nếu ở Trung quốc hay đặc biệt ở Bắc Triều tiên thì tôi đã phải che giấu nhân thân thật của mình. Nhưng chuyện này không hề cần thiết ở Việtnam.
Trước biến cố Mùa xuân Ả rập thì tình trạng ở Tunisia cũng tương tự như vậy, hay như Azerbaijan ngày nay. Còn Đài loan và Hàn quốc cũng trải qua quá trình này ngay trước khi họ chuyển mình sang chế độ dân chủ.
Nếu thật thận trọng xem xét, thì có người sẽ cho rằng những ngày tàn của chế độ độc tài hết thời đã và đang được định hình không phải là chuyện xấu. Ít nhất là khi các chế độ này được so sánh với những quốc gia độc tài và đặc biệt là các quốc gia cực quyền khác.
Ý tưởng về một chính thể độc tài tốt trong số các quốc gia này là một sự lố bịch. Tuy nhiên rồi thì sẽ có một chính thể độc tài tử tế hơn xuất hiện sau một quãng thời gian dài đen tối. Robert D. Kaplan đã định nghĩa các thể chế hiếm hoi đó như “một người có các chuyển biến ít tính mạo hiểm hơn khi họ chuẩn bị cho dân chúng chờ đón một chính thể đại nghị”. Ông đã đơn cử trường hợp của ông Lý Quang Diệu như một minh chứng.
Không phải chính phủ của ông Lý Quang Diệu ưu việt hơn một chính thể dân chủ nào khác. Ông Lý Quang Diệu chỉ hơn hẳn các nhà độc tài khác ở chỗ ông đã tạo ra được những điều kiện cần thiết để kiến tạo các chuyển giao bất bạo động nhằm đạt được sự tự do và cởi mở hơn.
Trong quyển sách “Asian's Cauldron”, Kaplan đã viết “ Nhà độc tài ghê gớm nhất sẽ để lại cho người kế nhiệm sự hỗn loạn tệ hại nhất. Đó là do những kẻ độc tài kém cỏi đã xóa bỏ các tổ chức trung gian giữa những nhà lãnh đạo chóp bu và các cơ quan đoàn thể bên dưới như các các hiệp hội chuyên nghiệp, các tổ chức xã hội, các nhóm chính trị, ... trong khi các tổ chức trung gian này là những yếu tố cốt lõi của một xã hội dân sự.”
Đó là những gì mà Saddam Hussein làm ở Iraq, Bashar al- Assad đã làm ở Syria. Moammar Quaddafi đã hủy hoài Libya cùng một cách thức như Pol Pot đã đối xử với người dân Campuchia, hay như Hitler và gia đình Kim nhật Thành.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng chế độ cộng sản đã thi hành chính sách này ở tất cả các quốc gia mà họ nắm quyền nhưng tôi không chắc rằng đó là sự thật hiển nhiên. Đảng cộng sản Việt nam đã đổi mới, trước hết là việc chủ nghĩa kinh tế Mác đã bị xóa bỏ, sau đó là hủy bỏ việc quản lý cuộc sống cá nhân của công dân Việt nam ở tầm vi mô. Chính phủ hiện hành đã thực hiện những điều này một cách tự nguyện.
Kaplan chỉ ra tiếp rằng “ những nhà độc tài tốt sẽ dung dưỡng sự phát triển kinh tế, cùng với những việc khác, họ sẽ khuyến khích xã hội đa dạng để hình thành các hội nhóm xã hội dân sự và sự phân chia quyền lực chính trị dựa trên quyền lợi kinh tế một cách ôn hòa chứ không phải là sự phân chia vì lợi ích nhóm và sắc tộc bè phái.”
Chính quyền Việt nam đang mấp mé ở ngưỡng cửa đó. Nhưng cũng phải rạch ròi nhận biết điều này có nghĩa gì. Điều này không có nghĩa là do chế độ độc tài của Việt nam khá tốt so với các chế độ độc tài khác và nó sẽ phải tồn tại. Chính thể độc tài không thể nào tồn tại được. Chính thể độc tài Việt nam chỉ “tốt” khi so sánh với các chính thể tương tự nếu Việt nam cũng có thể chuyển mình sang một hế thống dân chủ hơn mà không cần dùng đến vũ lực hay thảm sát như Syria, Ai cập, Yugoslavia thời hậu cộng sản, Ukraine sau khi lật đổ Viktor Yanukovych, Somalia sau khi đảng cộng sản của Siad Barre sụp đổ năm 1991, và cả Lybia sau khi chế độ độc tài Quaddafi bị tiêu diệt.
Việt nam ngày nay đang tiến gần đến với chế độ tiền dân chủ nhu ở Đài loan và Hàn Quốc, và chính thể Việt nam được định hình tốt hơn về mặt kinh tế và chính trị nếu so với chính thể Việt nam cộng hòa trước đây. Việt nam không có kinh nghiệm với nền dân chủ, ngay cả Hàn quốc cũng không có được kinh nghiệm này trước những năm cuối của thập kỷ tám mươi và thực thi dân chủ một các thông suốt. Người Đài loan cũng chưa từng trải qua bầu cử dân chủ dưới thời Quốc dân đảng của Tưởng Giơi Thạch nắm quyền nhưng họ đã chuyển mình khá mềm mại trong hai thập kỷ 80 và 90. Sự chuyển biến của Tunisia trải qua nhiều biến cố hơn nhưng ít ra họ đã đón đầu trước được những rủi ro.
Tôi muốn nhấn mạnh đến khía cạnh Việt nam dường như sẽ có được một cuộc chuyển mình dân chủ bất bạo động. Tôi có thể sai. Nhưng những nhà sử học lạc quan thường sai lầm và tôi cũng thế. Điều sai lầm có thể xảy ra với bất cứ ai khi họ nghĩ rằng họ có thể đoán biết trước được sự việc nào sẽ xảy ra.
Du khách khi tới thăm Hà nội nên cân nhắc lời khuyên của Bill Hayton trong quyển sách “ Vietnam: Rising Dragon”, một nơi đang khoác lên mình cái vẻ bên ngoài là thủ đô của một quốc gia tự do. “ Bộ cánh tự do hiện diện ở mọi ngóc ngách đường phố nhưng từ lĩnh vực kinh tế cho tới truyền thông, Đảng cộng sản vẫn duy trì quyền lực độc tài. Bên dưới sự chuyển mình kỳ diệu đó ẩn giấu sự hoang tưởng và hệ thống chính trị độc đoán sâu đậm. Bức tranh toàn cảnh ở Việt nam không trong sáng như nhiều người lầm tưởng. ”
Hòa thượng Thích Quảng Độ, chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất là một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng trong nước. Hòa thượng đã giành được giải thưởng Homo Homini về nhân quyền năm 2002 và đã được đề cử giải Nobel Hòa bình chín lần. Ngài hiện bị quản thúc tại một ngôi chùa ở Sài gòn ( Thành phố Hồ Chí Minh). Ngài phạm tội gi? Tội yêu cầu Dân chủ.
Trong một cuộc phỏng vấn hòa thượng cho biết “ Trong mấy năm qua tôi sống như một người tù bị xích lại. Cả ngày tôi chỉ ở trong phòng. Tôi ăn một ngày một bữa. Ngày nào cũng giống y như khi tôi còn ở trong tù. Ngoài cửa phòng có một cái ghế, vào mỗi bữa ăn trưa lức 11:00 họ sẽ mang đồ ăn từ bếp lên và đặt lên ghế cho tôi. Tôi mang đồ ăn vô phòng và ăn trong đó. Khi tôi ăn xong thì mang đặt trả cái khay lại trên ghế. Họ sẽ tới và mang cái khay đi. Giống hoàn toàn như khi tôi ở trong tù”.
Ông Al Jacobson thuộc Tổ chức ân xá quốc tế đã thụ lý hồ sơ của Hòa thượng Thích Quảng Độ từ năm 2002. Ông cho biết: “Chúng tôi kiên trì sau khi chúng tôi tiếp nhận hồ sơ ông ta. Vì tầm ảnh hưởng lớn của ông mà chính phủ Việt nam đã xem Giáo hội Phật giáo thống nhất như một sự đe dọa cho chính phủ và không thừa nhận giáo hội này. Họ đã thừa nhận nhà thờ thiên chúa giáo một vài năm trước nhưng số con chiên của nhà thờ vẫn ít hơn nhiều so với số lượng phật tử của giáo hội phật giáo.”
“ Đây chỉ là vấn đề về chính trị hoặc tôn giáo hay là cả hai?” Tôi hỏi.
“ Đây là một vấn đề chính trị lớn lao. Nhà thờ đã có được một lượng lớn giáo dân và họ bày tỏ sự phản kháng mạnh mẽ với chính quyền cộng sản. Tôi theo dõi vấn đề này sít sao và tôi chưa bao giờ nghe bất cứ điều gì cho thấy chính quyền cộng sản chống lại nhà thờ vì bất kỳ lý do tôn giáo nào”.
Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất chỉ yêu cầu tự do bày tỏ quan điểm, tự do tín ngưỡng, và tự do hội họp. Ông Jacobson cho biết: “ Họ phản đối sự độc quyền của Chính phủ Việt nam nói chung”.
Gần đây khi tranh chấp về biển Đông dâng cao, Hòa thượng Thích Quảng Độ bày tỏ ý muốn tổ chức một cuộc biểu tình của phật tử chống Trung quốc, nhưng cảnh sát bao quanh chùa đã không cho phép ông rời khỏi nơi giam giữ. Chính quyền lo ngại việc tụ tập đông người vì bất cứ lý do gì cũng là sự đe dọa cho nhà cầm quyền ngay cả khi chính quyền và Giáo hội Phật giáo đã hoàn toàn thống nhất chương trình biểu tình.
“ Chính quyền rất mánh khóe trong việc đối xử với ông ta” Jacobson nhận xét. “ Họ nóiAnh thấy đó, ông ta đâu có bị bỏ tù, ông ta vẫn ở trong chùa của ông ta mà. Nhưng hòa thượng không có quyền gì và chúng tôi – tổ chức Ân xá quốc tế xem ông ta là một tù nhân lương tâm”.
Chính quyền giam lỏng hòa thượng trong chùa mà không bỏ tù vì những lý do tinh khôn, nhưng dù gì đi nữa thì họ cũng đã không có quẳng hòa thượng vô trong trại lao động khổ sai như hầu hết những người Bắc Triều tiên phải gánh chịu. Việt nam làm gì có trại lao động khổ sai. Cái trại cải tạo ở Việt nam cũng đã bị xóa sổ. Tôi đã dự định đến diện kiến hòa thượng ở Sài gòn nhưng rồi tôi phải rút ngắn chuyến đi vì lý do sức khỏe.
Tôi nói với Jacobson, “ Nếu có một cuộc biểu tình lớn nổ ra ở Việt nam thì anh nghĩ chính quyền sẽ làm gì để đối phó? Họ có sẽ hành động như chính quyền Trung quốc đã làm với Thiên An Môn năm 1989 và giết hại hàng trăm người? Tôi có cảm nghĩ là họ sẽ không làm. Giờ đây Việt nam dường như bị ảnh hưởng tính cách tư sản hơn rồi.” Nhưng tôi nghĩ Jacobson sẽ có cảm nhận tốt hơn tôi về vấn đề này.
“ Có sự liên hệ lớn giữa thảm sát diện rộng và việc ngăn cản ôn hòa. Tự do ngôn luận, tự do hội họp đã bị hạn chế và đây là những vấn đề mà Tổ Chức Ân xá quốc tế quan ngại. Việc vi phạm nhân quyền không chỉ riêng đối với Hòa Thượng Thích Quảng Độ mà ngay cả với những nhà bất đồng chính kiến trên mạng khác là sự hiển nhiên. Tôi không nghĩ họ sẽ dùng bạo lực để ngăn chận các hoạt động lớn, nhưng cũng không ai có thể biết chắc được. Dù bằng cách nào đi nữa thì vị thế của chúng tôi vẫn không thay đổi.”
(Còn tiếp)
http://www.ijavn.org/2014/11/nhung-ngay-cuoi-cung-cua-ang-cong-san.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét