Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Những bài học dân chủ hóa từ Indonesia

Athena

Athena, cộng tác viên Dân Luận
Chia sẻ bài viết này
Tự do báo chí phải có trước khi chế độ thay đổi: Vào năm 1997, có một cuộc tranh cãi về tự do báo chí và dân chủ hóa ở Indonesia. Lúc đó tổng thống Suharto vẫn còn nắm quyền. Những nhà đấu tranh cho dân chủ đã không đặt vấn đề lật đổ ông Suharto ngay lập tức mà điều đầu tiên họ yêu cầu là đảm bảo tự do báo chí.
Ngày 9 tháng Bảy vừa qua, nhân dân Indonesia đã đi bỏ phiếu để bầu ra vị tổng thống của riêng họ trong 5 năm sắp tới. Mặc dù trong thời gian diễn ra cuộc tranh cử, sự ủng hộ có lúc giảm xuống nhưng chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về ông Widodo, đô trưởng của thành phố Jakarta. Điều đặc biệt trong cuộc đua giành chiếc ghế tổng thống này chính là ở sự trái ngược của 2 ứng cử viên.
10538458_633112940143161_1368800509415188099_n.jpg

Người thứ nhất, ông Joko Widodo thường được gọi với cái tên thân mật là Jokowi. Ông Widodo xuất thân trong một gia đình trung lưu, bản thân ông trước đây cũng từng làm nghề bán đồ đạc trong nhà. Ông không được đi du học nước ngoài, chỉ học đại học trong nước.
Người còn lại, chính là tướng Prabowo, thuộc gia đình giàu có vào bậc nhất ở Indonesia, có quan hệ mật thiết với chế độ cũ. Chưa hết, ông Prabowo còn được 2 đại gia truyền hình ủng hộ. Trước đây ông từng ra tranh cử 2 lần nhưng đều không thành công. Có thể nói ông Prabowo có nhiều kinh nghiệm trong việc tranh cử hơn hẳn so với ông Jokowi.
Trong một đất nước còn nhiều hỗn loạn sau cuộc chính biến (Indonesia lật đổ chế độ độc tài Suharto năm 1998), tâm lý thường thấy là người dân sẽ bỏ phiếu cho người đã có sẵn nền tảng về cả kinh tế lẫn kinh nghiệm chính trị như ông Prabowo. Vậy thì lý do gì đã giúp ông Widodo, một người thiếu cả hai điều kiện trên, đánh bại được đối thủ của mình, nhất là khi hai người có chương trình tranh cử giống y hệt nhau?
Thứ nhất, trước khi ra tranh cử tổng thống, ông Widodo đã từng kinh qua chức thị trưởng thành phố Solo và thống đốc Jakarta. Trong thời kỳ này ông được người dân yêu mến vì đã có những cải thiện đáng kể cho nền hành chính công ở thủ đô. Ngoài ra, ông cũng tạo thêm nhiều các công viên, đặt ghế đá cho người dân ngồi nghỉ ngơi.
Với một đất nước có dân số đông thứ tư thế giới, bên cạnh luật pháp và giáo dục thì các vấn đề về khu dân cư, nước sạch và môi trường luôn là điều tối quan trọng. Không giống như các quan chức tiền nhiệm hứa mà không làm, bản thân ông Widodo cũng xuất thân từ tầng lớp trung lưu nên ông rất hiểu những vấn đề mà người dân đang gặp phải. Chính vì vậy ông đã đưa ra chương trình bảo trợ y tế cho người nghèo, di tản người dân khỏi các khu ổ chuột tồi tàn, không đảm bảo vệ sinh.
Thứ hai, cương lĩnh tranh cử của ông Widodo rất rõ ràng và có nhiều điểm đáng chú ý. Ai cũng biết Indonesia là một quốc gia có diện tích trải dài trên hàng chục nghìn hòn đảo lớn nhỏ nên trong cương lĩnh của mình ông Widodo đã nhấn mạnh việc tái phân chia các nguồn lực kinh tế, bao gồm cả đất đai và cơ sở hạ tầng quan trọng nhằm loại bỏ khoảng cách giàu nghèo có nguy cơ làm phân rã mối quan hệ trong xã hội vốn đã được xem là “đa sắc tộc” cũng như thực hiện luôn các chương trình xóa đói giảm nghèo.
Sau hàng chục năm có lẽ người dân Indonesia đã chán ngán nạn tham nhũng, quan liêu tràn làn trên đất nước nên lời hứa về việc xóa bỏ tình trạng này cũng giúp cho hình ảnh của ông Widodo trước công chúng được cải thiện rất nhiều. Trong lúc làm thống đốc ở Jakarta, ông Widodo đã làm rất tốt điều này nên người dân càng có cơ sở để tin vào lời hứa của ông.
Thứ ba, những người ủng hộ ông Widodo nói rằng họ yêu mến ông bởi ông “rất giống với chúng tôi”. Giờ đây, người dân Indonesia sau nhiều năm sống dưới chế độ độc tài, họ mong muốn có một người lãnh đạo giống họ, đồng cảm với họ, thấu hiểu họ hơn là những kẻ chỉ biết ra những mệnh lệnh khô cứng, đối xử với họ không như một công dân bình thường. Giống như người dân Mỹ đã từng rất kỳ vọng ở ông Obama - tổng thống da màu đầu tiên, người dân Indonesia cũng đặt nhiều hy vọng vào ông Joko Widodo, tổng thống đầu tiên xuất thân từ tầng lớp bình dân và không có bất cứ quan hệ nào với chế độ độc tài Suharto.
Dù trong quá trình tranh cử, ông Widodo đã mắc sai lầm khi quá sa đà vào việc giải quyết các tin đồn không đáng có dẫn đến việc số phiếu ủng hộ bị sụt giảm ít nhiều nhưng cuối cùng ông vẫn trở thành tổng thống. Giờ đây với cương vị mới, ông Widodo cần có nhiều kỹ năng để làm nhiều việc như ông đã hứa hơn là những ý chí và quyết tâm nhưng không thể trở thành hiện thực. Điều quan trọng đầu tiên ông phải làm bây giờ là xóa bỏ triệt để tình trạng tham nhũng đã bào mòn đất nước này. Hơn ai hết, người dân Indonesia cũng như ông Widodo hiểu rằng họ đã phải vất vả như thế nào khi lật đổ chế độ độc tài, vượt qua khó khăn của quá trình chuyển giao quyền lực để có được cuộc bầu cử của ngày hôm nay. Ai đó đã viết “dân chủ không phải là một vở kịch viết sẵn cứ theo đó mà diễn. Nhiều nước lật đổ chế độ độc tài rồi lại bị đổi ngược thế cờ; rơi vào một chế độ độc tài khác. Không phải cứ chấm dứt một chế độ độc tài là có một bữa tiệc dân chủ bày ra.”
Dưới đây là một số bài học mà đất nước Indonesia đã rút tỉa trong suốt 15 năm:
Chế độ dân chủ phụ thuộc vào tất cả mọi người: Một nền dân chủ hoàn thiện không chỉ dựa vào một vài cá nhân đơn lẻ hay người lãnh đạo được dân chúng bầu ra. TẤT CẢ mọi người dân cần phải tham gia vào quá trình này. Không gian để mọi công dân tham gia vào chính trị và sự xuất hiện của xã hội dân sự đã giúp tiến trình chuyển hóa từ độc tài sang dân chủ ở Indonesia được dễ dàng hơn.
Càng nhiều người tham gia thì nền dân chủ càng vững mạnh: Việc cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử hồi tháng Sáu là một tín hiệu cực tốt vì nó phản ánh rằng những người dân ở đây muốn đóng vai trò thực sự trong một đất nước dân chủ, điều này cho thấy nền dân chủ ở đây sẽ tồn tại lâu dài.
Sử dụng các công cụ mới để tăng tính minh bạch: Phần lớn các công cụ dùng để thiết lập một thể chế chính trị dân chủ hơn ở Indonesia được phát triển bởi những người dân thông qua nguồn lực cộng đồng (crowdsourcing). Tuy nhiên những công cụ này vẫn chưa trở thành một phần của hệ thống chính quyền: Chính quyền vẫn tiến hành các cuộc họp kín và không có nghĩa vụ phải công khai các dự luật mới được thông qua trong thời gian nhất định trước công chúng.
Vượt qua rào cản kỹ thuật số: Các nhà hoạt động xã hội Indonesia vẫn chưa vượt ra khỏi tầng lớp trung lưu. Họ thường chỉ tác động tới những người đủ tiền để sở hữu máy tính và nối mạng internet, con số này chỉ chiếm 10% dân số.
Các đảng phái chính trị cần nuôi dưỡng những nhà lãnh đạo xuất thân từ tầng lớp thường dân: Những đảng phái này đã dựa dẫm quá nhiều vào những cá nhân lỗi lạc nhưng họ cũng cần phải phát triển “bộ máy chính trị” trên toàn quốc để giúp những công dân bình thường cũng có cơ hội vươn lên thông qua quy trình chính trị hợp lý.
Sẽ mất rất nhiều năm để xây dựng nền dân chủ: Hiện tại chất lượng của nền dân chủ ở Indonesia vẫn còn thấp. Luật pháp lỏng lẻo, tham nhũng tràn lan, việc kiểm soát lực lượng vũ trang chưa hoàn thiện, và sự thiếu hụt trong việc bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu sổ. Chúng tôi muốn một đất nước với nền dân chủ vững chắc chứ không đơn thuần là có các thủ tục giống nền dân chủ. Việc này sẽ cần rất nhiều thời gian.
Cân bằng quyền lực giữa tổng thống và các đảng phái: Chúng tôi đã sửa đổi hiến pháp sau sự sụp đổ của nhà độc tài Soeharto, mục đích chính là để giảm thiểu quyền lực của tổng thống. Chúng tôi vẫn cần giảm số lượng của các đảng trong nghị viện, hiện tại thì có tất cả 10 đảng, như vậy thì người điều hành có thể tránh được các cuộc giao dịch chính trị.
Khuyến khích sự đa nguyên trong mọi ý kiến: Khi Indonesia có hệ thống dân chủ được vận hành tốt, nền dân chủ sẽ được phản ánh trong cuộc đấu về ý tưởng giữa các ứng viên, chứ không phải là cuộc thi đấu về sức mạnh tài chính hay khả năng bôi nhọ, nói xấu nhau.
Chế độ thay đổi nhưng người cũ vẫn có thể nắm quyền: Một trong những đóng góp của tổng thống Habibie với tư cách là người chuyển giao quyền lực là vẫn giữ được tầng lớp tinh hoa về chính trị và kinh tế của đất nước không bị ảnh hưởng bởi các biến động xã hội. Việc tầng lớp tinh hoa – đặc biệt là những người bị thiệt hại nặng nề trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1998 – giữ vững được sức mạnh và trở về với quyền lực ban đầu của họ đã được phản ánh trong chiến dịch tranh cử của ông Prabowo. Cuộc bầu cử, nếu chỉ có mình nó, không có nghĩa là dân chủ.
Tầng lớp trung lưu trong xã hội giúp chính phủ đi đúng hướng: Tầng lớp trung lưu mới nổi có xu hướng hỗ trợ nhiều định hướng phát triển trong nước. Hơn nữa, tầng lớp này còn thường xuyên quan tâm tới chất lượng các ban ngành trong chính phủ. Từ đó, họ có tiếng nói trong việc thúc đẩy cải cách, tăng hiệu suất làm việc của chính phủ và tính minh bạch, nâng cao việc quản lý.
Báo chí, luật pháp và quân đội đều đóng vai trò nhất định: Luật báo chí, luật tự do thông tin, quân đội trung lập trong các vấn đề chính trị là biểu tượng của một nền dân chủ hoạt động hiệu quả. Cuộc bầu cử cho thấy rõ tầm quan trọng của tự do thông tin, ví dụ Ủy ban Bầu cử có thể tiết lộ các thông tin chưa qua xử lý được thu thập từ các địa điểm bỏ phiếu cho thấy đây chính là một phần của tính minh bạch.
Một bản sắc dân tộc vững chắc sẽ hỗ trợ cho nền dân chủ: Tất cả các nền dân chủ mới nổi đều phải đối mặt với cùng một thách thức – đó chính là viêc tạo ra sự tăng trưởng toàn diện và trao quyền cho người dân được điều khiển chính tương lai của họ. Indonesia có một lợi thế: không giống như các quốc gia khác có cùng mức độ đa dạng và thiếu hụt, toàn bộ người dân nước này đều chia sẻ rộng rãi một ý niệm về đất nước Indonesia. Sức mạnh này không nên bị đánh giá thấp một chút nào.
Tiến hóa chứ không phải là cách mạng lật đổ: Đã 15 năm kể từ khi tiến hành dân chủ hóa, Indonesia vẫn phải giải quyết các khó khăn tồn đọng. Những người làm việc dưới chế độ Suharto cần phải được lãng quên đi và mặc dù điều này không đơn giản, nhưng các sửa chữa cơ bản sẽ đến cùng với tiến trình dân chủ.
Tự do báo chí phải có trước khi chế độ thay đổi: Vào năm 1997, có một cuộc tranh cãi về tự do báo chí và dân chủ hóa ở Indonesia. Lúc đó tổng thống Suharto vẫn còn nắm quyền. Những nhà đấu tranh cho dân chủ đã không đặt vấn đề lật đổ ông Suharto ngay lập tức mà điều đầu tiên họ yêu cầu là đảm bảo tự do báo chí.
Dân chủ có nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau: Rất nhiều người dân Indonesia tỏ ra lung túng trước khái niệm “dân chủ” và nó có ý nghĩa gì với họ, nhưng dù thế nào thì cách nhìn nhận từ cả hai phía đều đáng được tôn trọng.
Tự do ngôn luận là biểu hiện của nền dân chủ: Tôi đã nói chuyện với rất nhiều thanh niên về vấn đề bầu cử và họ đã đưa ra các ý kiến rất nghiêm túc. Họ nói rất thoải mái và không hề dè chừng, và đó chính là nên dân chủ thực thụ, vậy nên tôi nghĩ rằng việc thể hiện tiếng nói của bản thân đã đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự chuyển hóa ở Indonesia.
Khi người dân không còn sợ hãi sự trở lại của người trong chế độ độc tài, lúc đó nền dân chủ đã đạt được thành tựu nhất định: Ông Prabowo, ứng cử viên tổng thống có mối quan hệ mật thiết trong chế độ độc tài Suharto, đã dành được rất nhiều phiếu ở cấp cơ sở hồi tháng Sáu, điều đó rõ ràng cho thấy một lượng lớn người dân không hề lo lắng về việc hiến pháp có thể bị đe dọa, hay những thông điệp hỗn độn ông Prabowo đưa ra để thể hiện cam kết của mình.

Nguồn tham khảo:

2/ Ngô Nhân Dụng - Bài Học Dân Chủ Tù Indonesia
3/ Chân dung Tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo, VOV.
http://www.danluan.org/tin-tuc/20140811/athena-nhung-bai-hoc-dan-chu-hoa-tu-indonesia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét