Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Tàu quốc sai khi cho rằng Mỹ đang suy thoái

Posted on July 9, 2014editor  No Comments ↓

Susan B. Glasser | Trà Mi lược dịch

china1…Mỹ đang cố gắng kiềm chế TQ, giới hạn TQ, ngay cả giữ cho TQ không được ở vị trí xứng đáng của nó trên thế giới. Tôi không nghĩ rằng bất kỳ nhà lãnh đạo Mỹ nào lại muốn làm điều đó.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nguồn: Politico Magazine.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nguồn: Politico Magazine.
Thủ tướng Singapore cho rằng Mỹ đã sẵn sàng để “phục hồi”
Xoay trục? Xoay trục nào? Đương khi Iraq nổ tung, Syria bùng cháy, chiến tranh tại Afghanistan chưa kết thúc và những cuộc đấu đá chính trị không ngừng ở trong nước, Nhà Trắng lại mắc kẹt giữa Thượng viện mà đảng Dân chủ còn chút quyền lực và Hạ viện thuộc đảng Cộng hòa, thì chính sách xoay trục của chính quyền Obama ở châu Á có thể được coi là một khát vọng – khó thực hiện nhất – trong nghị trình chiến lược của tổng thống Obama từ khi Ngoại trưởng Mỹ công bố vào cuối năm 2011.
Có lẽ không có nước nào có vị trí tốt hơn để hiểu lý do tại sao Tổng thống Obama đã cố rẽ về phía đông như Singapore, đảo quốc kinh tế mà người lãnh đạo khôn ngoan Lee Kuan Yew (Lý Quang Diệu) từ lâu đã nghiên cứu về thế lực đang lên của châu Á. Con trai ông, Lý Hiển Long, là Thủ tướng Singapore trong mười năm qua và cũng là một người quan sát Trung Quốc lâu năm (và thông thạo tiếng Quan Thoại), có mặt tại Washington trong tuần trước để, một lần nữa, thuyết phục tại sao châu Á là vấn đề đáng để cho Hoa Kỳ quan tâm lại dễ dàng bị lãng quên. Ông đã trao đổi với tạp chí Politico ngay trước những cuộc họp với Nhà Trắng, kể cả một cuộc viếng thăm của Tổng thống Obama, về tất cả mọi chủ đề từ những đòn phép chính trị nản lòng vì của nhóm theo chủ trương cô lập của Mỹ và của Quốc hội Mỹ về việc Nga chiếm bán đảo Crimean sẽ truyền cảm hứng cho Trung Quốc đi chiếm biển đảo ở châu Á cho đến viễn cảnh về mốc quan hệ đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương mà vòng đàm phán mới vừa bắt đầu trong tuần này. Dưới đây là cuộc trò chuyện của chúng tôi. –Susan Glasser
Susan Glasser (SG): Tôi đi ngay vào vấn đề Washington và chính sách “tái cân bằng ở châu Á” mà chính quyền Obama đã ồn ào công bố, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng có thời gian thực sự để chuyển mục tiêu chiến lược thành hiện thực. Chỉ trong tuần này, tất nhiên, chúng ta có những sự kiện ở Iraq; chúng ta có căng thẳng quá mức ở Đông Âu, giữa Nga và Ukraine, làm cả Tổng thống và Phó Tổng tống mất tập trung. Nó có vẻ như là chúng tôi đang sống theo mốt ‘khủng hoảng hôm nay’. Ông có cảm thấy trật chìa khi đến Washington hay không? Thông điệp về Châu Á mà ông mang sang đây là những gì?
Thủ tướng Lý Hiển Long (LHL): Thông điệp của tôi là Mỹ là một siêu cường; Mỹ có quan tâm và lợi ích ở những miền đất xa xôi trên toàn thế giới, nhưng châu Á rất quan trọng với Mỹ, và Mỹ đã và sẽ luôn luôn là một sức mạnh ở Thái Bình Dương. Và chúng ta, trong khi tạm gác sang bên tất cả các vấn đề khác, xin lưu ý rằng ở châu Á Mỹ có quyền lợi, Mỹ có bạn bè, Mỹ có đầu tư, và Mỹ phải chú ý về tài nguyên, về mặt chia sẻ quan tâm, và về cách giải thích cho quần chúng, tại sao điều này là quan trọng và làm thế nào nó có thể tạo sự khác biệt ở Mỹ.
SG: Nhưng nó có thực sự là xoay trục chiến lược?
LHL: Hoa Kỳ có vấn đề trên toàn thế giới, nhưng điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ có mặt đồng đều ở khắp nơi. Ở châu Á, có thể có hoặc có thể không có nhiều thời sự nóng xảy ra cùng lúc (mặc dù cũng có một số vấn đề nóng bỏng: vấn đề Bắc Triều Tiên có thể trở nên nóng, việc tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp biển đảo đang nóng dần lên đáng kể trong vài năm gần đây). Nhưng cũng có những xu hướng lâu dài, rất quan trọng, sẽ làm thay đổi thế giới. Trung Quốc đang phát triển; ảnh hưởng của TQ đang lên [và] họ đã là một trong những nền kinh tế lớn nhất. Các nước khác ở châu Á cũng đang liên kết, hợp tác với nhau, giao dịch nhiều hơn với nước khác … phát triển khung sườn cho quan hệ quốc tế trong khu vực châu Á. Và Mỹ phải là một phần của phát triển này. Nếu Hoa Kỳ không phải là một phần của tiến trình này, tôi nghĩ rằng người ta sẽ thấy nhiều lợi ích của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng và thậm chí có thể bị tổn hại.
SG: Một số người thậm chí đã nói về một huynh hướng “tân biệt lập” trong chính trị Mỹ từ vài năm – cả hai chính đảng ở Mỹ đã mệt mỏi vì những gánh nặng lãnh đạo toàn cầu. Ông có thấy khi đến Capitol Hill và khi thăm viếng Washington, ông cần phải thuyết phục rằng nước Mỹ vẫn còn cần phải tham gia?
LHL: Vâng, tôi nghĩ rằng có một tâm trạng như thế ở Mỹ. Bà nói về vấn đề đó, và nó tràn ngập trên tất cả các phương tiện truyền thông của Mỹ, các cuộc thăm dò ý kiến ​​tại Hoa Kỳ cũng cho thấy thế, các dân biểu và thượng nghị sĩ của Hoa Kỳ phải phản ảnh quan ngại này vì họ phải đồng bộ với cử tri. Nhưng Mỹ đã trải qua những thăng trầm trước đó. Sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã có một khoảng thời gian rút về, mệt mỏi vì những hy sinh và nỗi đau và những khó khăn của thế giới. Nhưng Mỹ đã trở lại, và tôi tin chắc rằng lần này Hoa Kỳ lại trỗi dậy.
SG: Nếu ông nhìn vào lịch chính trị của chúng tôi, chẳng may thay, người ta thấy rằng chúng tôi có thể bỏ hẳn vài năm tới để nói chuyện nhiều hơn theo một chiều hướng khác khi gần tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tôi biết ông đang ở đây để nói chuyện với mọi người về TPP và thương mại.
LHL: Hẳn là thế, Hoa Kỳ luôn luôn có bầu cử. Nó có thể là cuộc bầu cử tổng thống hoặc bầu cử (thượng viện) giữa kỳ và do đó, Mỹ đã cố gắng xếp đặt những vẫn đề không liên quan đến những cuộc bầu cử trong khung thời gian có sẵn, khi mọi người có thể tập trung tâm trí của họ và Mỹ có thể thông qua được chính sách. Và TPP là một phần rất quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ. Chính quyền Mỹ đã nói rất rõ ràng rằng đó là một trong những ưu tiên hàng đầu của họ ở châu Á. Mỹ muốn thấy TPP được điều đình, được đồng ý và sau đó được phê chuẩn.
SG: Ông nghĩ thế nào, tại thời điểm này, về triển vọng chính trị cho TPP, và cũng có thể, về các cuộc đàm phán, sẽ tiếp tục [vào Thứ Năm] tại Ottawa.
LHL: Các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục. Đã có rất nhiều tiến bộ, vì vậy đây là những bước cuối cùng. Có một số vấn đề khó khăn chưa được giải quyết. Ý tôi là, Nhật Bản đặc biệt đã có một số vấn đề gai góc cần phải bàn đến như: thịt bò, đường, sản phẩm sữa, gạo, thịt heo.
SG: Thực đơn cho cả bữa ăn tối.
LHL: Vâng, vâng, nhưng còn có những thứ khác trong cuộc sống ngoài ăn tối. Và chúng tôi đã đạt được tiến bộ trên những mặt đó. Vì vậy, tôi hy vọng rằng thỏa thuận này có thể được giải quyết trong năm nay. Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người đang cố gắng rất nhiều, và tôi biết người Nhật rất muốn giải quyết vấn đề TTP. Sau đó, nó cần được phê chuẩn. Tôi được biết rằng mọi người nghĩ rằng ở Hạ viện sẽ có biểu quyết; tại Thượng viện, thì nó phụ thuộc vào ban lãnh đạo Thượng viện, và bởi vì kỳ bầu cử bổ túc sắp đến, và sau đó, không ai biết chắc về thành phần thượng nghị sĩ sẽ ra sao. Vì vậy chúng tôi sẽ phải chờ xem.
SG: Một Thượng viện với đa số nghị sĩ Đảng Cộng hòa sẽ tốt hơn chăng? Theo lịch sử thì như thế.
LHL: Vâng lịch sử như thế, nhưng bây giờ Mỹ có thêm phân đảng “trà” (Tea Party) và một nhóm đảng viên đảng Cộng hòa loại khác, vì vậy thật khó để nói tỉ số giừa hai đảng sẽ như như thế nào.
SG: Về các cuộc đàm phán và câu hỏi này về Nhật Bản, có vẻ như có cũng không thành công nhiều hơn trong việc đưa 11 bên khác đến đồng thuận, và Thủ tướng New Zealand cũng có mặt đây, cho rằng có lẽ chúng ta nên thực hiện một thỏa thuận không có Nhật Bản.
LHL: Người New Zealand rất, rất mong có một thỏa thuận vì cho họ TPP là hiệp điịnh thương mại duy nhất của họ. Đối với các nước khác, họ còn có các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác. Singapore, ví dụ, có một FTA với Mỹ rồi. Với New Zealand thì cách duy nhất để có một hiệp định thương mại tự do là qua ngả TPP, vì vậy họ muốn TPP với bất cứ giá nào. Nhưng từ một quan điểm chiến lược, tôi nghĩ rằng việc Nhật Bản có mặt trong cuộc đàm phán TPP là điều rất quan trọng, bởi vì họ là một đối tác chiến lược quan trọng của Mỹ ở châu Á. … Người ta cần duy trì liên kết với Nhật Bản, và nếu người ta bỏ Nhật ra khỏi TPP, sau khi đã mời họ thương lượng thì tôi nghĩ rằng đó là điều rất tệ.
SG: Tổng thống Obama đã muốn ít nhất có khung sườn của thỏa thuận thương mại này vào tháng Mười Một. Điều đó có thực tế không, theo ông?
LHL: Chúng tôi đã có một số hạn chót trong vài năm qua. Chúng tôi đã không đạt được tất cả hạn kỳ, nhưng chúng đã giúp chúng tôi tiến về phía trước. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên coi thời hạn này thật nghiêm túc, và tôi tin rằng chúng ta có một cơ hội rất tốt giải quyết vất đề vào tháng Mười Một.
SG: Nhìn rộng hơn vào bức tranh chiến lược ở châu Á ngay bây giờ, ông đã có một số điều rất thú vị để nói về những gì đang xảy ra với cả Nhật Bản và Trung Quốc. Ông phải đối đầu với những thách thức với hai cường quốc lớn trong khu vực, điều này đưa ra câu hỏi về vai trò của những gì nước Mỹ có thể tiếp tục làm trong khu vực?
Đảo Uotsuri trong quần đảo Sensaku của Nhật nơi mà TQ cũng tuyên bố chủ quyền.  Nguồn: Hiroya Shimoji/EPA
Đảo Uotsuri trong quần đảo Sensaku của Nhật nơi mà TQ cũng tuyên bố chủ quyền. Nguồn: Hiroya Shimoji/EPA
LHL: Với Nhật Bản, Mỹ đã có liên minh về quân sự (an ninh) kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, và nó là cả một sự bảo đảm cho cũng như kiềm chế với Nhật Bản, bởi vì liên minh an ninh với Mỹ có nghĩa là Nhật Bản có một chiếc dù hạt nhân và không phải suy nghĩ về khả năng hạt nhân của mình. Và tôi nghĩ rằng đó là một yếu tố ổn định cho toàn khu vực. Với Trung Quốc, mối quan hệ của Mỹ đã phát triển rất đáng kể, về thương mại … đó là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Phụ thuộc lẫn nhau từ cả hai phía: Người Trung Quốc đầu tư vào Mỹ, cũng giống như Mỹ đầu tư vào Trung Quốc; họ mua trái phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ Mỹ. Họ phụ thuộc vào Mỹ như là một nguồn của công nghệ, tư tưởng, và Mỹ là một điểm đến cho nhiều người trẻ hứa hẹn nhất của họ để đến nghiên cứu. Vì vậy, Mỹ có rất nhiều yếu tố tích cực trong mối quan hệ song phương Mỹ-Trung, và người ta phải vượt qua những khó khăn mà đi lên, cho dù đó là tranh chấp lãnh thổ hoặc hàng hải, tỉ giá hối đoái, hoặc nhân quyền, để sao nó không đẩy toàn bộ mối quan hệ theo một hướng sai lệch.
SG: Ông nói chuyện gần đây về vấn đề Biển Đông và chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở đó, và không muốn để khẳng định nguyên tắc mà có thể có thể chiếm ưu thế, và điều này cần được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Ông có thấy bất kỳ triển vọng hợp lý nào xảy ra sớm hay không?
Bản đồ vùng tranh chấp ở biển phía đông Việt Nam. Nguồn: allvoices.com
Bản đồ vùng tranh chấp ở biển phía đông Việt Nam. Nguồn: allvoices.com
LHL: Tôi nghĩ rằng sẽ mất một thời gian rất dài để giải quyết, bởi vì không có nước nào sẽ từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình. Điều đó rất khó khăn về mặt chính trị để thực hiện, và do đó nguời ta sẽ đi đến một bế tắc.
SG: Ông có nghĩ rằng, trong tổng thể, khi ông nhìn thấy những gì đã xảy ra ở phía bên kia của thế giới trong mùa đông và mùa xuân này với Ukraine và Nga, và việc người Nga về mặt cơ bản đã chiếm lấy một phần lãnh thổ của một quốc gia khác, có bất kỳ ảnh hưởng lây lan ở châu Á nào hay không? Người ta có nhìn thấy đó và nói: “Trật tự thế giới đang sụp đổ” hay không?
LHL: Vâng, chúng tôi nghĩ rằng đó là một tiền lệ xấu. … Đó không phải là điều đúng khi một quốc gia  tiến vào xâm chiếm một phần đất của một quốc gia khác, và đặc biệt là trái với những điều lệ quốc tế đã được họ đã ký kết… Vì vậy, tôi nghĩ đó là một tiền lệ quốc tế rất xấu. Và nó có ảnh hưởng trên toàn thế giới.
SG: Ông nói về những căng thẳng đang tăng ví dụ như giữa Nhật Bản và Nam Hàn, điều này cứ lập đi lập lại liên tục – về chiến tranh thế giới II và lịch sử bi thảm của nó. Hậu quả tiêu cực của sự việc đó ảnh hưởng ra sao đến khu vực?
LHL: Nó là điều không có ích lợi gì. Chúng ta nên để những sự kiện lịch sử lại phía sau và tiến về phía trước. Không ai quên, hoặc nên quên lịch sử, nhưng người ta không nên để lịch sử bắt giữ. Và người ta có thể đi tới và hợp tác với nhau, như người châu Âu đã thành công, giữa người Pháp và người Đức. Chiến tranh (ở châu Âu) rất tàn bạo nhưng bây giờ họ là đồng minh – không phải không có nhiều lĩnh vực còn tranh cãi, nhưng không ai có thể tưởng tượng họ có thể đi đến chiến tranh một lần nữa. Nhưng ở châu Á, chúng tôi đã chưa có khả năng giải hòa với quá khứ và chưa có khả năng đi tới tương lai.
SG: Trung Quốc rõ ràng đang trải qua một giai đoạn chuyển tiếp tuyệt vời. TQ hiện có một lãnh đạo tương đối mới. Quan điểm của ông về con đường mà Trung Quốc đang đi ngay bây giờ là gì?
LHL Ban lãnh đạo mới đã xác minh vị trí nhanh hơn người ta mong đợi. …Trong nước, họ biết những gì họ cần làm; Tôi nghĩ rằng họ có một số ý tưởng về vị trí của họ trên trường quốc tế. Liệu họ có thể làm điều đó hay không thì khó có thể nói bởi vì TQ là một hệ thống rất lớn và sẽ có quán tính và lực cản, nhưng tôi nghĩ rằng họ đang khá rõ ràng những gì họ muốn đạt được, đặc biệt là về mặt kinh tế. Về cải cách xã hội, cải cách chính trị, họ sẽ phải lần mò theo cách của họ để tiến tới, nhưng tôi nghĩ rằng họ biết rằng hiện trạng không đứng vững được. Về mặt quốc tế, thách thức của TQ là: Một mặt, họ muốn [bảo vệ] lợi ích của họ; Mặt khác, họ cũng biết rằng nếu họ khẳng định mình bằng sức mạnh chứ không phải bằng sự chấp thuận của các quốc gia khác, về lâu dài, điều này là không tốt cho Trung Quốc hoặc cho thế giới. Chúng tôi vẫn đang chờ xem họ làm thế nào để tìm được sự cân bằng đó. Đó không phải là một sự cân bằng dễ có được vì không chỉ có lãnh đạo của họ quyết định, nhưng cũng có cả khung cảnh xã hội, lòng dân, và ngày nay ở Trung Quốc họ còn phải quan tâm dến dư luận quần chúng. Họ có Internet, và những người dân cũng có mạng xã hội tương đương với Twitter của Weibo. Và cư dân mạng ở bất cứ nước nào ít khi là một lực lượng ôn hòa.
Thiên An Môn, chỉ còn là kỷ niệm? NGuồn: OnthNet
Thiên An Môn, chỉ còn là kỷ niệm? NGuồn: OnthNet
SG: Bây giờ, ông đã nói về tình trạng hiện tại không nhất thiết có thể duy trì lâu dài cho Trung Quốc về mặt chính trị. Sự kiện Thiên An Môn chỉ còn là kỷ niệm, tất nhiên nó đã được thảo luận ở đây tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới, nhưng không nhiều ở Trung Quốc, nơi mà chính quyền cố làm cho cư dân mạng đã không thể có một cuộc thảo luận tự do về những sự kiện bi thảm như thế. Ông thấy có khả năng cho một phiên bản hòa bình hơn của phong trào đòi cải cách dân chủ và tự do ngôn luận mà thực sự đã bị nghiền nát kể từ sự kiện Thiên An Môn hay không?
LHL: Vâng, thực sự, nếu bà nhìn một cách khách quan, ở giá trị tuyệt đối, có rất nhiều bài phát biểu và thảo luận tự do hơn tại Trung Quốc hơn bao giờ hết. Vẫn có những hạn chế; Internet bị kiểm duyệt, với một Bích hỏa trường thành ở Trung Quốc. Nhưng người dân bình thường của Trung Quốc có nhiều nguồn thông tin và nhiều cơ hội hơn để bày tỏ quan điểm của mình và tham gia vào nhũng cuộc tranh luận hơn năm năm trước đây … Đúng là người ta vẫn không thể đặt câu hỏi về sự độc quyền cai trị của Đảng Cộng sản, người ta không thể không tranh luận liệu Tây Tạng có thể độc lập, tự trị hay không, hoặc bàn cãi về Đài Loan. Nhưng ngoài những vấn đề đó về nhiều mặt, trên thực tế, Trung Quốc đã rất cởi mở. Và có một xã hội rất đa dạng; nó không phải là một hệ thống độc tài toàn trị toàn diện như một số người phương Tây đôi khi có một ấn tượng … Bây giờ, vấn đề là làm thế nào người ta thực hiện các bước tiếp theo để đưa những quan điểm và những thái độ của đại chúng vào hệ thống chính trị, do đó, giới lãnh đạo phải trả lời cho họ một cách chính thức hơn? Đó là những gì họ phải cood gắng thực hiện.
SG: Ông có nghĩ rằng làn sóng bất ổn mà chúng ta đã thấy ở Trung Đông trong sự trỗi dậy của những Mùa xuân Ả Rập của một vài năm trước đây, đã có làm chậm đi tiến trình dân chủ hóa ở châu Á?
LHL: Vâng, khi mùa xuân Ả Rập xuất hiện, tất cả mọi người đều nghĩ rằng trăm hoa sẽ đua nở. Và vấn đề đã không đơn giản như vậy. Trong thực tế, loại bỏ một chế độ độc tài và thay thế nó óbằng một chế độ tốt hơn đó là một vấn đề rất khó khăn. Người ta có thể kéo chế độ cũ xuống, nhưng làm thế nào để biết chắc rằng những gì thay thế nó sẽ không phải là tình trạng hỗn loạn hay một chính phủ độc tài mới? Đó mới là điều khó khăn, khó khăn hơn nhiều để thực hiện được. Và tôi nghĩ rằng ở Trung Quốc, sự sợ hãi không phải là sợ sự thay đổi nhưng họ sợ rối loạn. Và tôi có thể hiểu điều đó.
SG: Tôi chắc chắn đó cũng là một mối quan tâm của ông.
LHL: Vâng, tất cả mọi quốc gia đều phải cách quản lý công việc của mình trong thời đại mới Internet toàn cầu hóa. Đây là việc khó khăn hơn nhiều, nhưng chúng ta phải làm, vì thế giới đã thay đổi và chúng ta sẽ không trở về quá khứ cách đây 50 năm.
SG: Những quan niệm sai lầm phổ biến nhất về những gì hiện đang xảy ra ở châu Á mà ông nghe được khi đến với Washington là gì? Những điều chúng tôi thiếu sót hoặc không nhận định đúng khi chúng tôi nghĩ về khu vực và vị trí của nó trên thế giới là gì?
LHL Tôi nghĩ rằng người Mỹ không luôn luôn nhận biết rằng có nhiều thiện chí trong khu vực giành cho nước Mỹ. Mỹ đã có mặt ở đó một thời gian dài, đã kinh doanh ở đó, Mỹ đã có mặt ở đó với Hạm đội Bảy,  đã có quan hệ ngoại giao, tổng thống Mỹ đến thăm. Và chấu Á không phải luôn luôn là một điểm nóng của thế giới vì vậy nó không luôn luôn ở trong suy nghĩ của người Mỹ … Nhưng trong khi châu Á hòa bình và phát triển, người Mỹ cần phải biết rằng nhiều quốc gia ở châu Á đánh giá rất cao những gì mà Hoa Kỳ có thể đóng góp về mặt ổn định, sự thịnh vượng, về quyền lực mềm, và châu Á phụ thuộc vào Mỹ để thực hiện những điều đó.
SG: Khi ông đến Bắc Kinh và các thủ đô khác trong khu vực, có những hiểu lầm nào về Hoa Kỳ? Tôi nghĩ rằng có một câu hỏi về việc liệu Trung Quốc đang đặt cược vào sự suy thoái của nước Mỹ là môt ví dụ.
LHL: Nhiều người trong số họ không nhận thấy sức đàn hồi của Hoa Kỳ như thế nào, và họ nghĩ rằng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nước Mỹ đã tiêu tùng và người ta đã bàn đến chuyện làm đám ma cho nước Mỹ, và sau đó một sức mạnh mới sẽ trỗi lên. Nhưng tôi đã nói với họ rằng không phải như vậy và Mỹ là một đất nước rất kiên cường, có năng lực, sức sự sáng tạo và quyết tâm, và Mỹ sẽ phục hồi trở lại. Mỹ đã từng trỗi dậy. Tôi nghĩ rằng cũng có một nhận thức, đặc biệt ở Trung Quốc, là Mỹ đang cố gắng kiềm chế TQ, giới hạn TQ, ngay cả giữ cho TQ không được ở vị trí xứng đáng của nó trên thế giới. Tôi không nghĩ rằng bất kỳ nhà lãnh đạo Mỹ nào lại muốn làm điều đó.
Susan Glasser là biên tập viên của tạp chí Politico.
© 2014 DCVOnline
http://dcvonline.net/2014/07/09/trung-quoc-sai-khi-cho-rang-my-dang-suy-thoai/

Nguồn: China’s Wrong About American Decline. Singapore’s prime minister thinks the U.S. is poised to “bounce back.” By SUSAN B. GLASSER. Politico Magazine. June 30, 2014
Posted in Chính Trị Xã HộiQuan ĐiểmThế GiớiTrung Quốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét