Ông Vua ở Truồng
Quần áo mới của Hoàng đế
Ngày xưa, có một vị Hoàng Đế rất sính áo quần mới đến nỗi ông ta dành tất cả tiền bạc để may sắm. Ông chẳng bao giờ quan tâm đến dân chúng, đến binh sĩ; cũng chẳng ham ca nhạc hay các thú vui chơi, ngoại trừ những lần xuất du để khoe áo quần mới. Trong một ngày, ông thay đổi quần áo liền liền, mỗi giờ một bộ. Với các vị vua chúa khác, người ta thường nói: “Ngài đang bận họp nội các.” Còn với ông vua này thì chỉ nghe đám hầu cận trả lời: “Ngài đang ở trong phòng thử quần áo.”
Thành phố nơi ngài đóng đô rất nhộn nhịp. Khách du từ nước ngoài đến vãng cảnh hàng ngày tấp nập. Một hôm, có hai tên bợm từ phương xa đến, xưng là thợ dệt bậc thầy. Chúng khoe rằng chúng có thể dệt những loại vải mà trên thế gian này không ai làm được; không chỉ đẹp về màu sắc và chất liệu mịn màng của vải mà còn có tính chất đặc biệt là : những ai mà tài đức không xứng đáng với chức vụ, hoặc những kẻ ngu đần thì không làm sao có thể nhìn thấy mặt vải. Nghĩa là, loại vải này sẽ trở nên trong suốt trước những kẻ bất xứng.
“Ðúng là loại vải thần kỳ,” Hoàng Đế nghĩ thầm, “có nó, ta sẽ phát giác ra được trong đám quan quân và dân chúng những tên bất xứng. Ta sẽ phân biệt được người tài ba và kẻ bất tài. Ta sẽ ra lệnh dệt ngay vải để may một bộ áo quần mới.”
Vua bèn ra lệnh trích thật nhiều tiền trong ngân khố ứng trước cho hai tên bợm để chúng vui vẻ bắt tay vào việc. Hai đứa sắp đặt khung cửi và ngồi vào ghế. Chúng làm bộ như đang dệt vải, nhưng trên khung chẳng có thứ gì cả. Chúng đòi hỏi phải cung cấp cho chúng những thứ tơ mịn màng nhất và những sợi chỉ bằng vàng ròng hoặc những hạt châu nói là để làm nút áo. Chúng cho những thứ trên vào trong túi riêng trong khi tiếp tục làm động tác dệt trước cái khung trống trơn.
“Ta thử đến xem hai người thợ làm ăn ra sao.” Vua nghĩ, nhưng ông lại ngần ngại vì biết rằng những kẻ ngu đần không thể thấy loại vải này. Dĩ nhiên, ông tự cho mình là tài giỏi bậc nhất thiên hạ và không phải e sợ điều gì, nhưng nghĩ nên cho một người nào đó đến xem trước thì hơn. Dân chúng trong thành ai cũng hay biết tin tức về loại vải thần diệu và ai ai cũng nao nức, tò mò muốn biết kẻ nào quanh mình sẽ là kẻ bất xứng.
Hoàng Đế cho gọi vị tể tướng trung thành đến, vì ông tin rằng vị quan già này là người tài đức nhất trong đám quan lại, xứng đáng được chiêm ngưỡng vải đẹp. Ông tể tướng vâng lệnh vua, đến căn phòng nơi hai tên bợm làm việc.
“Lạy Chúa tôi, ngài có bỡn cợt con chăng?” Tể tướng trố mắt nhìn vào cái khung rỗng tuyếch. “Tại sao ta không thấy gì cả!” Ông kinh hãi nghĩ thầm, nhưng cố gắng không nói ra điều này.
Hai tên bợm yêu cầu ông đến sát hơn và hỏi ý kiến ông về màu sắc của vải do chúng dệt ra. Nhìn theo ngón tay chúng trỏ vào cái khung rỗng, ông quan già trợn trừng cả hai mắt mà chẳng thấy mình, vì thật sự có cái quái gì đâu mà thấy.
“Trời ơi! Hay ta là tên bất xứng? Có thể vậy sao? Ta chẳng đáng làm tể tướng chăng? Nhưng thôi, chớ dại nói ra là mình không thấy gì hết.” Ông nghĩ thầm.
“Thưa ngài, ngài không có ý kiến gì chăng?” Hai tên bợm thúc.
“Thật tuyệt vời! tuyệt vời! Cả sự mịn màng lẫn màu sắc tươi sáng hoà hợp. Ta sẽ tâu với Hoàng Đế rằng ta đã được thấy một loại vải quí nhất thế gian.”
“Cám ơn ngài, chúng tôi sung sướng vô cùng được nghe ngài khen tặng.” Chúng vừa nói vừa trỏ tay vào tấm vải tưởng tượng, vừa khoe này là màu xanh lơ, kia là màu vàng óng; này là hoa văn, kia là mẫu rồng bay phượng múa quấn vào nhau. Ông quan làm bộ nghe chăm chú cứ như là ông thấy rõ tấm vải trước mắt. Ông cố ghi nhớ lời chúng nói để có thể tâu trình lên vua đầy đủ chi tiết.
Hai tên bợm lại đòi thêm vàng và tơ lụa để tiếp tục dệt thêm mẫu vải khác. Xong chúng lại thuồn hết vào túi riêng và tiếp tục nghiêm trang ngồi dệt trước cái khung trống rỗng.
Hoàng Đế lại gửi thêm người tới xem vải đã dệt xong chứ. Cũng như ông quan tể tướng, vị quan sau này cũng chẳng thấy gì ngoài cái khung gỗ.
“Ðẹp chứ? Thưa ngài?”
“Ta biết chắc chắn ta chẳng phải là người ngu!” Ông quan suy nghĩ. “Vậy hoá ra ta chẳng xứng đáng với chức vụ Hàn Lâm mà vua ban chăng? Lạ thật, nhưng ta hãy cứ giữ kín, đừng để ai hay biết.” Ông bèn khen lấy khen để thứ mà ông chẳng thấy được. Khi trở về cung, ông tâu lên vua rằng: “Tâu Hoàng Đế, thật là những người thợ tài ba, họ đã dệt nên loại vải tuyệt vời.”
Bây giờ thì dân chúng trong thành đã bắt đầu tụm năm, tụm ba các nơi công cộng để bàn tán về loại vải thần kỳ.
Vị Hoàng Đế lúc này vui vẻ lắm. Ngài muốn tận mắt xem vải khi nó còn nguyên si ở trên khung cửi. Ông bèn chọn một số quan cao cấp nhất trong đám đại thần tháp tùng ông vào phòng dệt vải, nơi có hai tên bợm đang quơ tay múa chân giả bộ như đang làm việc hăng say.
“Tâu hoàng thượng, thật là loại vải đẹp tuyệt.” Quan tể tướng mở đầu. “Màu xanh pha lẫn màu hoàng yến thật nổi bật!”
“Cái gì đây hỡi trời! Ta có thấy gì đâu!” Vua hốt hoảng tự nghĩ. “Thật là khủng khiếp. Ta mà là kẻ ngu ư? Hay ta không xứng đáng làm Hoàng Đế cai trị muôn dân? Sao thế này? Chẳng lẻ điều này lại xảy đến với chính ta?” Nghĩ vậy, nhưng Hoàng Đế phải giả bộ như thấy được vải và khen “Ðúng, ta rất hài lòng, vải đẹp thật.” Ông trỏ tay về phía cái khung. Chẳng ai trong đám bầy tôi nghĩ rằng ông không thấy gì cả.
Cả đám bầy tôi cũng ngớ người ra, vì họ chẳng thấy gì cả. Tuy vậy họ cũng quả quyết trầm trồ khen lấy khen để và đề nghị vua may ngay bộ áo quần mới để mặc trong dịp lễ khánh tiết sắp tới.
Hoàng Đế bèn thưởng công cho hai tên bợm và phong cho chúng tước hiệu “Thợ dệt Hoàng gia cao quí”
Hai đứa bây giờ thức suốt đêm, thắp thật nhiều nến để dân chúng thấy rằng chúng tận tâm tận lực may bộ áo quần cho vua. Chúng làm bộ như đang tháo vải ra khỏi khung cửi, dùng chiếc kéo lớn cắt cắt trong không khí như đang cắt vải thật; và may với chíếc kim mà chẳng có sợi chỉ nào xỏ qua. Gần sáng, chúng tuyên bố rằng bộ áo quần mới của vua đã hoàn tất.
Vị Hoàng Đế, với dáng điệu trịnh trọng, bước đến phòng dệt. Hai tên bợm đưa hai cánh tay lên cao như đang nâng tấm áo và nói: “Tâu hoàng thượng, đây là chiếc quần, đây là áo lót, đây là áo choàng.” vân vân và vân vân. “Áo quần này nhẹ như tơ nhện. Người mặc nó tưởng như không mặc gì, nhưng chính đó mới là chất huyền diệu của vải. Xin ngài trút bỏ y phục cũ ra, để chúng tôi khoác lên bộ long bào mới này. Xin ngài đứng trước tấm gương lớn soi thử.”
Hoàng Đế cởi hết áo quần ra, trần truồng như nhộng. Tên bợm làm bộ mặc lên cho ngài từng thứ một, mà thật ra là chẳng có gì cả. Chúng làm bộ như đang cài nút, thắt dây xung quanh vòng bụng bự của vua; và ông vua đáng thương thì cứ xoay qua xoay lại trước gương làm bộ ngắm nghía.
“Áo quần may thật khít khao làm sao. Trông hoàng thượng thật oai nghi trong bộ long bào này.” Các quan đồng lên tiếng xuýt xoa khen.
“Tâu hoàng thượng, tất cả quan dân đã sẵn sàng bên ngoài. Xin thỉnh ngài đến sân triều hành lễ.” Quan thị vệ vào tâu.
“Ta đi đây, bộ long bào này thật xứng với ta.” Nói xong ông quay lại một lần nữa trước gương như chỉnh đốn lại trang phục trước khi đi ra. Hai quan hầu có nhiệm vụ nâng tà áo làm bộ như đang nâng trên cái gì đó. Họ đi cách vua chừng một sải tay. Không ai dám biểu lộ ra mặt là họ không thấy gì hết.
Ông vua khoan thai bước trên tấm thảm đỏ trải dọc theo con đường phố chính của thủ đô, tiến tới sân rồng giữa hai hàng lọng rực rỡ màu sắc. Dân chúng tụ tập hai bên dãy phố đồng reo lên: “Vạn tuế, Hoàng thượng mặc bộ long bào đẹp quá.” Không ai thú nhận rằng mình không thấy gì, vì họ sợ kẻ khác đánh giá mình là thằng ngu.
Chưa có lần nào trong đời, Hoàng Đế mặc một bộ triều phục được dân chúng khen ngơi đến như vậy.
Bổng, trong đám dân chúng chen chúc bên đường, có một đứa trẻ con chợt thốt lên: “Hoàng thượng chẳng mặc áo quần gì cả!” Người ta được dịp, thì thầm chuyền tai nhau điều đứa bé vừa phát giác: “Ông vua ở truồng, chúng bay ơi.”
Hoàng Đế ngớ người ra, và ông chợt hiểu ra lẽ. Nhưng ông nghĩ: “Phải tiếp tục cuộc lễ cho hoàn tất để giữ thể giá.” Ông cố gắng giữ bình tĩnh, tiếp tục khoan thai bước đi trong lúc hai quan hầu vẫn bước theo sau, bốn bàn tay đưa ra trong không khí như đang nâng đỡ một thứ vô hình.
http://www.michaelpdo.com/OngVuaOTruong.htm
http://www.wattpad.com/318663-truy%E1%BB%87n-c%E1%BB%95-andersen-b%E1%BB%99-qu%E1%BA%A7n-%C3%A1o-m%E1%BB%9Bi-c%E1%BB%A7a-ho%C3%A0ng-%C4%91%E1%BA%BF
Napoléon, một danh tướng tài ba của nước Pháp có một câu nói bất hủ: “đừng nói láo vô ích vì nói láo chỉ thành công một lần”. Bên xứ ta cũng có một câu tương tự: “một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Thế mà trên đời này vẫn có nhiều người nói láo nhiều lần qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ kéo dài mà vẫn còn nhiều người tin! Vì sao thế?
http://www.wattpad.com/318663-truy%E1%BB%87n-c%E1%BB%95-andersen-b%E1%BB%99-qu%E1%BA%A7n-%C3%A1o-m%E1%BB%9Bi-c%E1%BB%A7a-ho%C3%A0ng-%C4%91%E1%BA%BF
Phạm Đạt Nhân
Nhà vua cởi truồng và câu chuyện nói láo
Nói láo chỉ thành công một lần?
U Vương nước Tàu vì muốn nghe tiếng cười của nàng Bao Tự mà phóng hỏa đốt phong hỏa đài để lừa các chư hầu kéo binh tiếp cứu. Đến nơi mới biết bị lừa các chư hầu đành tiu nghỉu kéo binh trở về trong tiếng cười đắc chí của U Vương và người đẹp Bao Tự. Về sau khi có nguy biến thật thì U Vương đã không còn được chư hầu nào tới cứu cả và đành ngậm ngùi nhận ra cái sai lầm quá lớn của mình trước khi bỏ mạng.
Truyện cổ dân gian cũng kể câu truyện của một cậu bé hay thích nói dối để lừa mọi người, lấy đó làm trò vui. Một hôm cậu chạy ra khỏi nhà và kêu toáng “nhà cháy”. Hàng xóm chạy đến, không thấy nhà cháy, biết đã bị lừa mọi người tức giận quay về. Sau đó đến khi nhà cậu bé chẳng may bị cháy thật, cậu kêu cứu rát cả họng chẳng thấy bóng người nào chạy đến, vì họ cứ tưởng cậu lại đùa nghịch như lần trước!
Napoléon, một danh tướng tài ba của nước Pháp có một câu nói bất hủ: “đừng nói láo vô ích vì nói láo chỉ thành công một lần” |
Đúng là nói láo chỉ thành công một lần! Một lần thất tín, vạn lần bất tin.
Tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều người nói láo nhiều lần, qua nhiều giai đoạn mà vẫn có được lòng tin ở nhiều người. Đây là vấn đề! Nói láo mà đạt đến trình độ nầy thì được mọi người “thán phục” là nói láo có sách.
Thật ra không có sách nào dạy nói láo mà chỉ là một sự nói láo có chủ trương, có sách lược, có bí quyết! Ví dụ như sách lược tạo ra một huyền thoại được nhiều người lập đi lập lại mãi một điều gì đó cũng khiến người ta tin. Chẳng hạn có tin đồn đoạn đường nào đó có ma. Tin đồn lan xa. Nhiều người nói, nói nhiều lần…
Riết rồi ai cũng tin là đoạn đường ấy có ma thật. Thậm chí người ban đầu phao tin đồn láo đó cũng ngại đi qua đoạn đường đó vì “nghe đồn rằng ở đó có ma”. Đó là hiện tượng tâm lý tự kỷ ám thị. Cũng như diễn viên sân khấu suốt đời chỉ thủ vai một nhân vật, quen nhập vai trên sân khấu, diễn viên mặc định mình là nhân vật đó ở ngoài đời.
Dùng huyền thoại để tăng hiệu quả lời nói là cách đại chúng hóa xã hội hóa điều muốn nói. Chẳng thế mà các sản phẩm được hằng ngày quảng cáo rầm rộ trên ti vi, tràn lan trên khắp phố xá, hang cùng ngõ hẻm. Tên sản phẩm được người ta ghi nhớ, chấp nhận dùng thử.
Sự dối trá ngày nay dần được hợp thức hóa và trở thành mode trong giao tiếp hàng ngày kiểu “đắc nhân tâm”. Gặp nhau câu đầu tiên là một câu khen “Anh bận rày phong độ quá” hoặc “Chị hôm nay trông xinh ra, trẻ ra …”. Người được khen vẫn tin là mình phong độ thật, trẻ thật, xinh thật, (mặc dù người khen không có ý khen thật)
vì “ai cũng nói vậy”.
Khi nói láo trở thành nghệ thuật…và chuyện thường ngày
Những lời lẽ dối trá dua nịnh, tâng bốc nhiều khi làm hư hỏng con người ta. Vua, quan hư hỏng cũng vì sự ton hót bợ đỡ của nịnh thần. Có câu chuyện cổ tích kể một vị vua bị lừa thậm chí cởi truồng mà không hay cũng vì bọn nịnh thần dối trá. Ngày nọ có hai tên thợ may đến cung vua lãnh may cho vua bộ hoàng bào bằng vàng.
Chúng lãnh vàng xong, hàng ngày vào phòng giả bộ cắt cắt may may. Bọn chúng tung tin rằng bộ đồ này rất đặc biệt, chỉ người nào thông minh mới nhìn thấy được mà thôi. Đến hôm nhà vua thử bộ đồ “không thấy” thì cả đám nịnh thần đều khen là tuyệt đẹp là quý phái,…
Thậm chí nhà vua cũng nghĩ là mình đang mặc hoàng bào lộng lẫy, mà vì mình không thông minh nên không nhìn thấy đó thôi. Nếu không có cậu bé thật thà reo lớn “nhà vua cởi truồng” thì không biết nhà vua còn bị những lời dối trá gây ảo tưởng và làm trò cười đến bao giờ.
Nói láo bằng cách tạo ra huyền thoại cũng là sách lược của Hitler- nhà độc tài phát xít Đức. Hitler cố tình dịch sai, hiểu lệch triết lý siêu nhân của Nieztche – triết gia của Đức. Bộ máy thông tin tuyên truyền của Đức Quốc xã rao giảng rằng dân tộc Đức là dân tộc siêu nhân, rằng chủng tộc Đức là chủng tộc ưu việt và rằng nước Đức xứng đáng làm bá chủ hoàn cầu.
Người dân Đức lúc bấy giờ bị nhồi nhét tư tưởng siêu nhân rồi tôn thờ Quốc trưởng Hitler như một vị thánh. Huyền thoại siêu nhân ăn sâu vào trong huyết quản của dân Đức. Do vậy mà khi xung trận lính Đức cứ tưởng mình là siêu nhân nên không sợ chết, cũng vì thế mà Đức quốc xã đã chiếm gần hết châu Âu.
Hitler cố tình dịch sai, hiểu lệch triết lý siêu nhân của Nieztche – triết gia của Đức. Bộ máy thông tin tuyên truyền của Đức Quốc xã rao giảng rằng dân tộc Đức là dân tộc siêu nhân, rằng chủng tộc Đức là chủng tộc ưu việt và rằng nước Đức xứng đáng làm bá chủ hoàn cầu |
Ngoài sách lược tạo ra huyền thoại còn có bí quyết “Thay đổi cách nói láo”. Khi cảm thấy nói láo nhiều lần sợ người ta không còn tin nữa bèn nghĩ ra cách nói láo mới – kiểu bình mới rượu cũ. Chú Cuội là nhân vật điển hình về xảo thuật nầy. Cuội lừa gạt chú thím mình không biết bao nhiêu lần mà lần nào cũng thành công cũng là nhờ biết thay đổi cách nói láo tùy tình huống, tùy thời điểm, tùy hoàn cảnh, tùy địa điểm, không gian thích ứng.Vì vậy cho nên mới có thành ngữ “nói láo như cuội”, “hứa cuội”…
Một trong những hình thức thay đổi cách nói láo là đổi cách gọi tên sự vật, sự việc để đánh tráo khái niệm hay ý nghĩa của một danh từ, của một cụm từ vốn ổn định trong tự điển. Để cho người ta dễ dàng tin theo mình trước một sự việc nên phải đánh tráo một khái niệm nầy bằng một khái niệm khác.Ví dụ có một nhà báo bào chữa cho hành vi nhận tiền hối lộ của một quan tham đã đánh tráo cụm từ ham tiền hám lợi bằng mỹ từ “rối loạn cảm xúc”!
Gần đây lại xuất hiện cụm từ “nhà ngoại cảm” thay cho từ “thầy bói”, “phù thủy”. Trong tự điển chỉ có các từ chiêm tinh gia, nhà tiên tri, nhà toán số (như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) chứ không có từ “nhà ngoại cảm”.
Các “nhà ngoại cảm” nầy thi nhau tham gia tìm mộ liệt sĩ và được bộ trưởng LĐTBXH cấp giấy khen. Về sau, khi phát hiện hài cốt được tìm thấy chỉ là xương thú thì mọi người kinh hoàng cho cái láo đã đến mức thượng thừa! Việc phát hiện sự vụ lừa dối nầy đã khiến cho bà bộ trưởng lấy làm bàng hoàng và vô cùng hối hận vì đã trót tin những kẻ lừa đảo!
Riết rồi sự dối trá lừa mỵ đã được… xã hội hóa. Ngay trong nhà trường cũng không tránh khỏi. Nhiều học sinh mang giấy khen giả về khoe với phụ huynh để vòi tiền thưởng. Thầy cô thì lập thành tích bằng cách nâng điểm cho học sinh vô tội vạ, báo cáo không đúng thực trạng chất lượng học sinh, tạo ra tình trạng vô số học sinh ngồi nhầm lớp.
Thật là trớ trêu khi vừa rồi có một phụ huynh phát hiện con mình ngồi nhầm lớp bèn đến nhà giáo viên chủ nhiệm "xin cho cháu được ở lại lớp vì tôi thấy học lực cháu học còn yếu quá" . Cô giáo xanh mặt phản đối: Bảng điểm đây, anh xem đi, cháu đủ năm phẩy mà, làm sao ở lại lớp cho được! Vậy đó, người ta đôi khi lại không dám chấp nhận sự thật, bằng lòng và khư khư tin vào cả những dối trá do mình tạo ra.
Trung thực là nét đẹp văn hóa, là thuộc tính của văn minh. Còn nhớ em bé Nhật 9 tuổi trong trận động đất sóng thần năm nào đã làm nhiều người kinh ngạc thán phục. Tại sao lại thán phục khi đó chỉ là một hành động đúng đắn tất nhiên của một con người có giáo dục? Phải chăng xã hội ta đã nhiễu nhương đến mức phải kinh ngạc trước một sự việc bình thường của một con người văn minh?
Bao giờ hết “quân tử nhất ngôn là quân tử …dại”?
Đất nước ta, dân tộc ta, vốn có truyền thống tín nghĩa từ rất lâu đời. Con người chính nhân quân tử phải có đầy đủ các đức tính: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín... Trong đó chữ tín rất quan trọng về phương diện lập thân. Bởi vì người xưa từng nói: Nhân vô tín bất lập! Người quân tử nói ra điều gì mà họ có khả năng làm được, không nói suông, hứa suông: Quân tử nhất ngôn. Chính vì vậy mà người quân tử thường vô cùng cẩn trọng trong lời nói của mình bởi vì nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy! Trái lại những kẻ tiểu nhân thì lúc nào cũng ngoa ngôn xảo ngữ!
Nói láo có thể thành công nhiều lần nhưng không thể thành công mãi được. Bởi sự thật muôn đời vẫn là sự thật. Galilé bị giáo hội Ky Tô đưa ra tòa án dị giáo về tội đã nói trái đất quay, ngược lại với quan điểm của giáo hội. Sau khi phải tuyên bố theo những gì giáo hội bắt buộc, ông mới được tha. Nhưng khi quay trở xuống dưới chỗ ngồi ông lại lẩm bẩm: “dù sao trái đất vẫn quay”. Thật là một con người chân chính!
Galilé - Người bị giáo hội Ky Tô đưa ra tòa án dị giáo về tội đã nói trái đất quay, ngược lại với quan điểm của giáo hội
Nói láo - ngoài một số trường hợp nhân đạo như bác sĩ nói dối tình trạng bệnh của bệnh nhân – không những không thành công mãi được mà còn để lại những di chứng khôn lường cho nền văn minh văn hóa của cả dân tộc.
http://motthegioi.vn/van-hoa-giai-tri/van-hoa/nha-vua-coi-truong-va-cau-chuyen-noi-lao-42809.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét