Thứ Tư, ngày 21.08.2013
LỜI DẪN: Trong tuần qua dư luận bàn tán nhiều về việc một số đảng viên Đảng CSVN kêu gọi bỏ đảng để thành lập Đảng mới. Cụ thể là các ông Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận, những người xuất thân từ thành phần dân chúng Miền Nam nhưng hoạt động cho CS, và sau năm 75, đã phục vụ guồng máy cai trị của Đảng. Những người này đã lên án Đảng CSVN phản bội lý tưởng của họ, đang đưa đất nước đến bờ vực thẳm và hô hào thành lập một đảng mới đối lập với Đảng CS.
Sự việc này có ý nghĩa như thế nào? Phản ứng từ các phía ra sao. Để trả lời các câu hỏi này, mời quý vị theo dõi buổi thảo luận của chúng tôi với Ông Trần Quốc Bảo, Chủ tịch HĐĐHTƯ LLDTCNTQ. Ông Bảo tham dự cuộc thảo luận này từ Nam California, Hoa Kỳ.
HN: Kính chào Ông Trần Quốc Bảo. Thưa ông, Ông nhận định như thế nào về sự kiện mà chúng tôi vừa tóm lược.
TQB: Xin chào anh HN và quý thính giả đài phát thanh ĐLSN. Theo tôi, đây là một biến chuyển rất ngoạn mục, lý thú, tuy nhiên không ngạc nhiên cho lắm.
Ngoạn mục, lý thú là vì chúng ta được nghe chính những đảng viên CS lâu năm như ông LHĐằng, với 45 tuổi đảng thẳng thừng lên án Đảng, nào là độc tài, độc đoán, phản dân chủ, kinh tế VN lụn bại, đạo đức suy đồi, và hèn yếu đối với Trung cộng, vv… Phải nói các lập luận này còn ráo riết, mạnh mẽ hơn cả những phê bình, chỉ trích từ thành phần mà Đảng CS gán cho nhãn hiệu “phản động”, “thù địch”!
Nhưng, theo tôi thi việc các ông LHĐ, HNN kêu gọi từ bỏ Đảng CS để lập 1 đảng mới đối chọi với Đảng CS không phải là sự kiện ngạc nhiên cho lắm. Lý do là vì đây là một diễn biến phải xẩy ra, chỉ là vấn đề mau hay chậm thôi. Trong những cuộc tiếp xúc, trao đổi của chúng tôi với nhiều thành phần trong nước, chúng tôi đã ghi nhận sự kiện một số đảng viên, kể cả những người đang tại chức, đang làm việc trong guồng máy Đảng, cũng rất bất mãn trước các tội lỗi của thành phần lãnh đạo, đặc biệt là thái độ nhu nhược và hành động hèn yếu đối với Trung Cộng. Việc họ bỏ Đảng là chuyện phải xẩy ra.
HN: Thưa Ông, để ra bên ngoài những yếu tố ông vừa trình bày, liệu rằng việc kêu gọi các đảng viên CS bỏ đảng thành lập 1 đảng mới có tích cực không, nghĩa là có giúp ích gì cho công cuộc đấu tranh giải thể chế độ CS độc tài toàn trị không?
TQB: Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần mường tượng ra các tình huống, hay nói theo danh từ bây giờ là các kịch bản, của công cuộc chuyển đổi chính trị tại VN. Tình huống thứ nhất là áp lực ngày càng tăng để rồi nổ ra các cuộc biểu tình lớn của dân chúng, dẫn đến việc truất quyền đảng CS một cách nhanh chóng, cấp thời. Tình huống này cho đến nay khó có điều kiện để thành hiện thực, là vì tâm lý dân chúng còn sợ hãi, lực lượng đối đầu Đảng còn khá yếu kém. Tình huống thứ hai là nội bộ Đảng CS phân hóa, tạo ra một hay nhiều lực lượng chính trị mới, làm suy yếu khả năng duy trì chiếc ghế lãnh đạo độc tôn, mà chung cuộc là đẩy Đảng CS ra khỏi vị trí lãnh đạo độc tôn. Lời kêu gọi bỏ Đảng thành lập Đảng mới nằm trong hướng của tình huống, hay kịch bản thứ hai này.
Nếu nhìn vấn đề như vậy thì đây là một sự kiện tích cực, tốt vì nó có thể khai thông cho tiến trình dân chủ hóa đất nước. Tuy nhiên, đây chỉ mới là sự manh nha, đúng ra chỉ mới là lời kêu gọi mà chưa có một bước tiến cụ thể nào. Vì vậy không thể lạc quan nhiều!
HN: Thưa Ông TQB, xin ông cho biết phản ứng của Đảng CSVN ra sao trước diễn biến này? Chắc họ phải rất ngạc nhiên trước sự “phản đảng” này phải không thưa Ông?
TQB: Không, tôi không nghĩ là thành phần lãnh đạo của Đảng CSVN ngạc nhiên trước các diễn biến này. Họ đã biết, và đã biết từ lâu rằng trong đảng có những đảng viên thuộc thành phần bất mãn như các ông LHĐ. Chính vì biết như vậy nên TBT Nguyễn Phú Trong mới xem nỗ lực “Xây Dựng Đảng” là công tác ưu tiên hàng đầu của Đảng hiện nay. Cần lưu ý, “Xây Dựng Đảng” không phải chỉ làm trong sạch hàng ngũ đảng viên về mặt tham nhũng, mà chính yếu là để cải sửa, chấn chỉnh thành phần đảng mất lòng tin vào Đảng. Đây là thành phần mà NPTrọng trong HNTU4 vào tháng 2 năm 2012, đã gọi là thành phần “sám hối”, “trở cờ” trong Đảng.
Hơn nữa, mấy tháng trước đây, trong vụ sửa đổi Hiến Pháp, đã có nhiều đảng viên tham gia ký tên kêu gọi hủy bỏ điều 4 HP, chủ trương đa nguyên đa đảng.
Nói tóm lại, thành phần chóp bu trong Đảng đã đoán biết sẽ có ngày sự việc một số đảng viên kêu gọi bỏ đảng sẽ xẩy ra. Và vì vậy tôi cho rằng họ không ngạc nhiên chút nào!
HN: Nếu như vậy là Đảng CSVN hoàn toàn im lặng trước các bài viết của LHĐ, HNN?
TQB: Dĩ nhiên là trong bối cảnh hiện nay, Đảng CSVN không thể dễ dàng trấn áp thẳng tay những đảng viên lâu năm như LHĐ. Nhưng Đảng cũng đã phản pháo trả đũa các bài của LHĐ, HNN. Theo tôi ghi nhận thì phản pháo bằng 2 cách. Cách thứ nhất là bằng những bài viết có nội dung chửi bới, bôi lọ các ông LHĐ, HNN khá hạ cấp, chẳng hạn như bài “Lê Hiếu Đằng đừng xưng vương nữa”, post trên blog Loa Phường. Cách thứ hai là bài viết nghiêm túc hơn, ký tên tác giả đàng hoàng, đăng trên các tờ báo quan trọng của Đảng. Chẳng hạn bài “Đôi điều với tác giả ‘Viết trên giường bịnh’ “ đăng trên tờ Quân Đội Nhân Dân ngày 18 tháng 8 năm 2013, ký tên Trọng Đức. Mục tiêu của bài này là phản biện, chống trả lại những gì ông Đằng lên án đảng CSVN.
Nhưng đó là chỉ đến lúc này mà thôi. Chúng ta chưa biết thủ đoạn đối phó của Đảng như thế nào trong những ngày tới. Đáng để ý là trong bài viết “Đôi điều nói rõ thêm” phổ biến hôm 19/8, trong phần cuối ông LHĐ đã viết “Trong tình hình bất an hiện nay, biết đâu tôi bị một tai nạn nào đó”… Như vậy, chính ông LHĐ cũng đã dự tính có thể phải đối đầu với các biện pháp trừng trị mạnh tay của Đảng.
HN: Thế còn phản ứng từ phía những người đấu tranh cho dân chủ ra sao thưa Ông?
TQB: Chắc chắn số đông đều nhận định những hoạt động chống đảng CS phát xua6’t từ trong nội bộ thì rất hiệu quả và ra6’t đáng khuyến khích. Tuy nhiên, nhìn chung thì đa số đều có thái độ “chờ, xem” (“wait and see”). Lý do cũng dễ hiểu. Một là vì các ông LHĐ và HNN, là những người thuộc thành phần “ăn cơm Quốc gia nhưng thờ ma Cộng sản”, đã góp phần tích cực vào việc làm sụp đổ Miền Nam, nên vốn có một khoảng cách khá lớn đốivới lực lượng dân chủ, đặc biệt là ở hải ngoại. Thứ hai, đây chỉ mới là lời kêu gọi, chưa có một hành động, công tác cụ thể để cho thấy lời nói đi đôi với việc làm. Và cuối cùng là, các ông LHĐ, HNN mặc dù đã và đang tham gia trong guồng máy Đảng, nhưng chỉ thuộc loại cán bộ trung cấp, phục vụ trong các cơ cấu ngoại vi như MTTQ. Vì vậy tầm ảnh hưởng trong hàng ngũ đảng viên cũng giới hạn, và chỉ mạnh ỏ trong Nam.
Cho nên, như trên tôi đã trình bày, mặc dù sự kiện này là một biến chuyển theo chiều hướng tốt cho công cuộc đấu tranh, nhưng còn cần thời gian mới đo lường được hướng tiến và hiệu quả của nó.
HN: Chân thành cám ơn Ông Trần Quốc Bảo đã dành thời giờ chia sẻ với thính giả Đáp Lời Sông Núi về lời kêu gọi bỏ đảng của một số Đảng viên CSVN. Xin hẹn ông trong một buổi thảo luận sau của Đáp Lời Sông Núi./.
|
Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013
Phỏng vấn ông Trần Quốc Bảo liên quan đến việc Đảng viên Cộng sản bỏ đảng cũ để lập đảng mới
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét