Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Bí kíp học chữ cái tiếng Nga trong thời Soviet

Tháng 8 14, 2013

Hà Vũ Trọng
Để đấu tranh chống nạn mù chữ ở dân chúng tuổi thành niên trên khắp các lãnh thổ bao la của Liên bang Sôviết, Nghệ sĩ Nhân dân Sôviết Sergey Merkurov đã nhận sứ mệnh thiết kế một cuốn sách học 36 mẫu tự Kirin trong Tiếng Nga, được minh hoạ thành 36 kiểu hấp dẫn và thật dễ hấp thu, vỏn vẹn 36 trang. Điều đáng ngạc nhiên tới mức khó tin là cuốn sách này được phát hành năm 1931 dưới điều kiện của một xã hội tưởng như không có sex. Qua đó, nó cũng phản ánh những thái độ tự do “phóng túng” nào đó trong thời kì trước Stalinist. Vậy cuốn sách học chữ cái này có gì đáng tò mò?
Trong cuốn sách minh hoạ bằng màu nước có tên là Bảng chữ cái huê tình Sôviết (Советская эротическая азбука), Merkurov vẽ nên bố cục các mẫu tự thành những cảnh huê tình của nam nữ giao hoan, kết hợp những hình tượng thần thoại như Dương thần và thần Ái tình, v.v…  Tất cả tràn ngập hành vi và các tư thế giao hợp đủ kiểu theo trí tưởng tượng, khiến ta có thể gọi đây là một cuốn “Kama Sutra bằng mẫu tự”. Nhìn xem những con chữ ăn nằm với nhau đủ mọi tư thế thú vị, có lẽ là cách “dụ dỗ” người lớn học chữ nhanh nhất, hiệu quả nhất. Không phải chỉ những chữ số như 69 kích thích trí tưởng, mà ở đây, trong cái bảng mẫu tự Kirin còn gọi là azbuka, mỗi chữ cái được tạo hình bằng những thân thể giao hoan, và tự tìm khoái lạc trong khuôn chữ của chính nó. Trong khi có những con chữ mang tính nhân hình dễ tưởng tượng ra những tư thế hớ hênh và gợi dục như V, hoặc M, lại có những chữ cái khó khăn như ЖФ khiến ta thán phục cái cách mà người hoạ sĩ đã khéo xử lí cái cách “nhào lộn” cho chúng.
Hoạ sĩ thiết kế cuốn “bí kíp” cho cuộc vận động học chữ cái là Sergey Merkurov (1881—1952) người Armenia gốc Hilạp, vốn là nhà điêu khắc vĩ đại nhất của Sôviết, Nghệ sĩ Nhân dân của Liên bang Sôviết, tác giả của nhiều tượng đài hoàng tráng lớn nhất về Joseph Stalin và V. I. Lenin. Ông cũng là bậc thầy về đắp mặt nạ người chết, và đã đưa tay nghề này lên tầm nghệ thuật cao. Ông để lại một bảo tàng mặt nạ đắp sau khi chết của khoảng 300 nhân vật văn hoá và chính trị của Nga và Sôviết, như Leo Tolstoy, Lenin, Esenin, Blok, Maiakovsky, Gorky, Stalin, Frunze, Krupskaya, Dzerzhinsky… Mới đây, cuộc triển lãm ở Gorki Leninskiye (Bảo tàng Lịch sử Lenin), trưng bày loại hình nghệ thuật u ám này của ông, đã khiến công chúng trải qua một cú sốc khi nhìn kĩ lại từng gương mặt sau khi chết (trong đó có nhiều cái chết rất mờ ám) của các nhân vật Cách mạng Bolshevik trong một thời kỳ lịch sử với nền chính trị bạo liệt nhất. Riêng cuốn sách Bảng chữ cái huê tình Sôviết là một tác phẩm đáng ngạc nhiên, cho thấy tính đa diện của người nghệ sĩ này khi phóng túng bằng bút cọ thay cho búa đục đối với những tượng đài lãnh tụ.
Các minh hoạ tuyệt diệu 36 chữ cái như thể 36 bức thánh tượng iconmang tính “báng bổ”, rõ ràng được cảm hứng từ trí tưởng tượng “truỵ lạc” của nghệ thuật Hilạp và Lamã cổ đại, được hỗ trợ bằng những hình tượng thần Ái tình đang hưng phấn cùng những dương vật chắp cánh bay lượn như những thiên thần hoặc Thánh Linh giáng hiện, trong khi những Dương thần đắm chìm trong những cảnh truy hoan tập thể, và không thiếu cảnh đồng tính nam và nữ. Mỗi chữ cái trình bày và trang trí giống với những chữ hoa lớn đầu tiên mở đầu trân trọng cho mỗi chương kinh sách thời Trung cổ.
Cuốn sách học chữ cái bằng hình ảnh huê tình này, không chỉ là chứng cứ về một số nỗ lực kì lạ của nước Nga Sôviết đã từng toan tính đem dục tính vào những con chữ làm phương tiện giáo hoá giai cấp công nhân xoá mù chữ, mặc dù các đồng chí nào mà chẳng thíchsex! Dù sao, ngày nay cuốn sách này vẫn còn là cách khá hiệu quả cho cả những ai chưa có cơ hội nắm bắt được bảng chữ cái Kirin kì quặc và rất khó nhớ này.
Trang WordPress của Ross Wolfe
© 2013 Hà Vũ Trọng & pro&contra
http://www.procontra.asia/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét