Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ sáu, ngày 21 tháng sáu năm 2013
LTS : Ngày 16/6 vừa qua phân bộ Paris của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã có cuộc họp phân bộ nới rộng. Ngoài các thành viên phân bộ đã mời thêm một số thân hữu. Trong dịp này ông Nguyễn Gia Kiểng đã có lời phát biểu về bối cảnh mới của cuộc vận động dân chủ. Sau lời phát biểu của ông Kiểng các chí hữu và thân hữu đã đóng góp nhiều ý kiến. Ông Nguyễn Quốc Nam, cựu chủ tịch và một trong những người lãnh đạo chủ chốt hiện nay của Liên Minh Dân Chủ đã nhấn mạnh sự cần thiết của đấu tranh có tổ chức. Giáo sư Trương Bổn Tài nhấn mạnh tầm quan trọng của mặt trận văn hóa. Nhiều thân hữu, như anh Đặng Quốc Nam, chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris, lưu ý sự liên lạc và đồng cảm ngày càng mạnh giữa những người dân chủ trong và ngoài nước. Một thân hữu vừa từ trong nước ra nói rằng THDCĐN là tổ chức dân chủ được những người dân chủ trong nước dành nhiều cảm tình nhất.
Sau đây là lời phát biểu của ông Nguyễn Gia Kiểng.
Thưa các chí hữu và thân hữu,
Hôm nay là buổi họp cuối của phân bộ Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên tại Paris trước khi anh em chia tay nhau trong hai tháng hè. Nhân dịp này cũng như các năm trước phân bộ Paris đã mời thêm một số thân hữu để trao đổi về tình hình đất nước.
Xin cảm ơn anh Lê Mạnh Tường và ban thường trực phân bộ Paris đã có nhã ý cho phép tôi được nói vài lời với các bạn. Hân hạnh của tôi càng lớn vì hôm nay ngoài các thân hữu quen thuộc còn có sự hiện diện của một số anh chị vừa từ trong nước ra, của anh Nguyễn Quốc Nam trong Liên Minh Dân Chủ, anh Đặng Quốc Nam chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris và anh Trần Minh Răn thuộc Tổ Chức Phục Hưng, của chị Thanh Thảo, anh Trương Bổn Tài và anh Ngô Văn Quang đến từ Mỹ. Xin chào các anh các chị.
Chúng ta gặp nhau hôm nay trong không khí thân mật và vui vẻ của một cuộc họp mặt giữa bạn bè để trao đổi những ý kiến và thông tin vào giữa lúc mà đất nước đang chuyển động nhanh chóng trong một bối cảnh thế giới đang thay đổi lớn và cuộc vận động dân chủ hóa cũng đi vào một giai đoạn mới.
Trước hết thế giới đã thay đổi lớn và vẫn còn đang tiếp tục thay đổi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo dài sáu năm và vẫn chưa chấm dứt. Trong hàng triệu trang sách báo về cuộc khủng hoảng này chúng ta có thể ghi nhận đồng thuận nổi bật là khuynh hướng kích thích tăng trưởng bằng tiêu thụ và nhập khẩu thả cửa đã chấm dứt; quan tâm của của mọi quốc gia hiện nay và trong nhiều thập niên sắp tới là cân bằng ngân sách và cán cân thương mại.
Trong bối cảnh đó các nền kinh tế chủ yếu dựa trên xuất khẩu như Trung Quốc và Việt Nam sẽ rất điêu đứng. Cần lưu ý rằng Việt Nam còn lệ thuộc vào ngoại thương nhiều hơn Trung Quốc. Nước ta là một trong vài nước lệ thuộc ngoại thương nhất thế giới. Chỉ số phụ thuộc ngoại thương - tức tổng số xuất nhập khẩu so với GDP- của Việt Nam là gần 200%, quá hai lần chỉ số của Trung Quốc và gần gấp năm lần mức trung bình thế giới. Tình thế mới đòi hỏi một chính quyền tài giỏi, trong sạch, quyết tâm và chính xác để tổ chức lại cố gắng quốc gia, chặn đứng lãng phí, chia sẻ đồng đều những hy sinh cần thiết, lôi kéo những nguồn đầu tư mới và những kỹ thuật mới và tìm kiếm những vận hội mới. Chính quyền cộng sản không phải là chính quyền đó. Trái lại nó là một chính quyền tham nhũng và bất tài. Bản chất tham nhũng của nó đã đưọc phơi bày qua quá nhiều vụ tai tiếng, mà Vinashin, Vinalines chỉ là những thí dụ. Sự bất tài của nó đã biến Việt Nam thành một trạm xuất khẩu của hàng hóa Trung Quốc. Chúng ta xuất khẩu ồ ạt nguyên liệu và thực phẩm sang Trung Quốc đến độ nguồn than Quảng Ninh đã sắp cạn nhưng vẫn thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc 14 tỷ USD mỗi năm vì sao? Đó là vì chúng ta nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc mang sẵn nhãn made in Vietnam để tái xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Châu Âu. Xuất khẩu của ta vì vậy tạo công ăn việc làm cho người Trung Quốc chứ không phải cho người Việt Nam.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới thay đổi hiện nay chúng ta là một trong những nước gặp khó khăn nhất nhưng lại chỉ có một chính quyền tồi dở bậc nhất.
Thế giới cũng không chỉ thay đổi trong sinh hoạt kinh tế. Từ hơn hai năm qua một làn sóng dân chủ mới, làn sóng dân chủ thứ tư trong lịch sử thế giới, đã trào dâng khắp nơi.Tại các nước dân chủ phát triển nó là làn sóng phẫn nộ đòi hỏi một xã hội công bằng hơn và nhân bản hơn dành ưu tiên cho kinh tế thực, nghĩa là kinh tế sản xuất hàng hóa và dịch vụ, thay vì cho đầu cơ, đòi hỏi quyền lực thực sự phải thuộc về các định chế dân cử thay vì các thế lực tài chính. Tóm lại là đòi hỏi một nền dân chủ lành mạnh hơn.
Tại Bắc Phi và Trung Đông nó đã quật ngã các chế độ độc tài bạo ngược kéo dài từ nhiều thập niên và đặt các chế độ còn lại trước chọn lựa dân chủ hóa hoặc tiêu vong. Ngay trong lúc này chúng ta đang chứng kiến chính quyền Erdogan tại Turkey, được coi là một chính quyền Hồi Giáo gương mẫu, lúng túng trước các cuộc biểu tình rầm rộ đòi một chế độ dân chủ thực sự thế quyền. Sự kiện này cũng như những gì đã và đang diễn ra tại các nước dân chủ phát triển chứng tỏ các dân tộc trên thế giới không còn hài lòng với các chế độ dân chủ tạm đủ nữa mà đòi dân chủ chân chính và trọn vẹn.
Tại Châu Á nó đang, và trong nhiều trường hợp đã, biến các chế độ dân chủ hình thức tại Singapore, Mã Lai, Indonesia, Philippines và Thái Lan thành những chế độ dân chủ thực sự. Một cách đột ngột và ngoạn mục chế độ quân phiệt Miến Điện nổi tiếng sắt máu và lì lợm đã chọn chuyển hướng về dân chủ. Làn sóng dân chủ mới cũng đã làm lung lay cả chế độ Putin tại Nga mà có lúc thế giới đã cho là không gì lay chuyển được. Ngay cả chế độ cộng sản Trung Quốc mà chế độ CSVN lấy làm mẫu mực và chỗ dựa ý thức hệ cũng bắt đầu biến động.
Nét đậm của thế giới hiện nay là tương quan lực lượng đã thay đổi, các chế độ độc tài còn lại không còn là một đe dọa cho các nước dân chủ nữa. Chúng đều rất tụt hậu về mặt khoa học kỹ thuật, trần trụi về tư tưởng chính trị, kém hẳn các nước dân chủ về sức mạnh quân sự và chỉ có một trọng lượng kinh tế sấp sỉ 15% của kinh tế thế giới. Thế giới dân chủ không cần và cũng không sợ các chế độ độc tài nữa. Thời đại của chủ nghĩa đối ngoại thực tiễn – nghĩa là miễn cưỡng chấp nhận sống chung và hợp tác kinh tế với các chế độ bạo ngược vì hòa bình - đã chấm dứt. Các chế độ độc tài còn lại đang sống những ngày khó khăn cuối cùng.
Không ngạc nhiên là trong một bối cảnh thế giới như thế chính quyền CSVN chao đảo và chia rẽ. Tình hình kinh tế xã hội đang cực kỳ nguy kịch. Hoạt động kinh tế đình đốn, đời sống nhân dân sa sút mỗi ngày, hệ thống ngân hàng trên bờ sụp đổ vì nợ xấu chồng chất; trái bong bóng bất động sản đang xì hơi; nợ công đã được chính thức nhìn nhận ở mức độ 100% GDP, có thể gấp đôi nếu kể cả những món nợ không thể hoàn trả của các tập đoàn và tổng công ty quốc doanh mà nhà nước bảo lãnh. Thêm vào đó là sự nhu nhược hổ nhục của chính quyền trước những hành động lấn chiếm xấc xược của Trung Quốc trên Biển Đông. Sự phẫn nộ của dân chúng và của cả đa số đảng viên cộng sản đối với chế độ đã lên tới cực điểm.
Tuy vậy những cố gắng để tồn tại của chính quyền cộng sản đã chỉ có tác dụng khiến nó sụp đổ nhanh chóng hơn và bi đát hơn. Chúng ta có thể lưu ý là mặc dù đất nước đang chồng chất những vấn đề kinh tế xã hội khẩn trương tất cả các hội nghị trung ương gần đây của đảng cộng sản đã chỉ tập trung giải quyết những mâu thuẫn nội bộ của đảng. Điều này có nghĩa là đảng cộng sản đã quá bệnh hoạn để còn quan tâm giải quyết những vấn đề quốc gia. Nhưng những hội nghị trung ương này đã không giải quyết được gì cả, tình trạng của đảng cộng sản chỉ ngày một nguy ngập hơn. Như vậy phải hiểu rằng bệnh tình của đảng cộng sản không còn thuốc chữa. Thực tế là đảng cộng sản hiện nay không còn lãnh đạo bởi vì bộ chính trị đã mất quyền quyết định. Nó chỉ còn là một hư cấu. Chế độ CSVN đang chuyển hóa từ một chế độ độc tài đảng trị sang một chế độ độc tài cá nhân. Dự án sửa đổi hiến pháp mà chế độ đang xúc tiến chỉ xác nhận định hướng này, nó tập trung mọi quyền lực vào tay một chủ tịch nước có mọi triển vọng cũng sẽ là người cầm đầu đảng. Nhưng đây là một chuyển hóa rất nghịch lý. Bình thường các cuộc chuyển hóa tương tự đã diễn ra trên thế giới đều theo cùng một kịch bản. Đó là một lãnh tụ có uy tín lớn dựa vào uy tín cá nhân để lấn áp đảng, biến đảng thành công cụ của mình. Tình hình Việt Nam hiện nay khác hẳn. Nguyễn Tấn Dũng, con người mạnh nhất, đang thắng thế và khống chế đảng lại cũng là người bị thù ghét và khinh thường nhất trong cả xã hội lẫn nội bộ đảng sau khi đã thất bại trong tất cả mọi địa hạt. Ông đã chỉ không bị kỷ luật và cách chức vì ban lãnh đạo đảng không còn quyền quyết định. Một chế độ độc tài cá nhân như vậy chắc chắn không thể sống lâu.
Phong trào dân chủ Việt Nam cũng đang thay đổi một cách triệt để về cả phong cách lẫn diễn viên. Cho tới nay chúng ta đã chờ đợi nhiều ở thành phần trí thức tiến bộ xuất phát từ bộ máy đảng và nhà nước cộng sản và chúng ta đã liên tục thất vọng. Những người này quá ít và họ cũng thiếu quyết tâm. Trừ một vài trường hợp đặc biệt đáng trân trọng, hoặc vì quá ràng buộc với những đặc ân của chế độ hoặc vì thiếu dũng cảm và ý chí họ đã không đi xa hơn những yêu cầu và kiến nghị, đã chỉ hành động quá muộn và quá ít trong khi tuổi đời của họ ngày càng cao và ảnh hưởng ngày càng suy giảm. Vai trò của họ trong cuộc vận động dân chủ không còn quan trọng nữa. Nhưng một thế hệ những người dân chủ mới đã nhập cuộc. Những người trẻ này không nợ nần gì với chế độ mà còn nhìn chế độ như là một trở ngại cho tương lai của họ. Họ có khát vọng dân chủ thành thực và quả quyết hơn, có lý luận và kiến thức cập nhật hơn hẳn thế hệ cha chú vì là những đứa con của của kỷ nguyên tri thức và truyền thông. Họ đã chiếm vai trò chủ động trong cuộc đấu tranh giành dân chủ và cũng đang góp phần hy sinh chính. Chúng ta có thể nhận xét là từ vài năm qua nạn nhân của các vụ án chính trị thô bạo đều là những người trẻ. Chế độ cộng sản đã vùi dập và cướp đi của những thanh niên yêu nước và dũng cảm này những năm đẹp nhất trong mùa xuân của đời.
Để nhìn về tương lai chúng ta cần ý thức thực rõ ràng rằng tương quan lực lượng đã thay đổi. Nếu chúng ta nhìn thật kỹ thì phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay, dù chưa thành đội ngũ, đã mạnh hơn chế độ độc tài. Đừng vì thấy chính quyền cộng sản bắt giam, xử án và bỏ tù mà nghĩ rằng nó mạnh. Với sự phát triển của mạng Internet thế giới ngày nay có hai không gian, một không gian ảo và một không gian thực trong đó không gian ảo là chính. Đại bộ phận kiến thức, thông tin và trao đổi khoa học, kỹ thuật, kinh tế, tài chính, thương mại đều qua không gian ảo. Không gian thực chỉ còn là một phần đặc biệt của không gian ảo. Không gian ảo quyết định cách suy nghĩ và hành động của các đối tác trong xã hội. Vì thế ai làm chủ được không gian ảo thì sớm muộn cũng làm chủ được không gian thực. Ngược lại thế lực nào thất bại trong không gian ảo thì sớm muộn cũng mất không gian thực. Và xu hướng này chỉ ngày càng mạnh hơn với thời gian bởi vì nó là xu hướng không thể đảo ngược. Chế độ CSVN đã thất bại hoàn toàn và bị lố bịch hóa trong không gian ảo, nó sẽ thất bại. Hiện nay đã có hơn 35 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, nghĩa là gần như tổng số người Việt Nam ở tuổi hoạt động, chưa kể 120 triệu điện thoại di động. Chính sách bưng bít để xuyên tạc và chia rẽ, bí quyết sống còn của chế độ, đã bị vô hiệu hóa. Không gian Internet xóa bỏ khoảng cách và sự phân biệt trong nước với ngoài nước, nó cũng đồng thời đem đến cho một sinh viên Việt Nam cùng một lúc cùng những thông tin và kiến thức của một sinh viên Mỹ hay Châu Âu. Thế hệ dân chủ trẻ Việt Nam gặp gỡ, trao đổi, động viên nhau và kết hợp với nhau trên mạng Internet nơi chính quyền cộng sản không thể sử dụng dùi cui, chó nghiệp vụ và nhà tù. Họ đã làm chủ không gian ảo và đang sắp sửa dắt tay nhau vào xã hội thực
Thưa các bạn,
Chúng ta có thể nói Việt Nam đã chín muồi cho một cuộc cách mạng dân chủ. Tuy vậy tình hình dù chín muồi và thuận lợi đến đâu cũng không có nghĩa là dân chủ tự nhiên sẽ thắng. Vẫn còn một điều kiện không có không được và điều kiện này tuy chỉ tùy thuộc chúng ta nhưng chúng ta lại vẫn chưa có. Đó là một tổ chức dân chủ mạnh. Chúng ta cần nói dứt khoát với nhau một lần cho tất cả rằng đấu tranh chính trị bao giờ cũng là đấu tranh có tổ chức và không bao giờ có thể là đấu tranh cá nhân cả. Chúng ta chỉ có thể giành thắng lợi cho dân chủ nếu có một tổ chức dân chủ mạnh. Đáng buồn là chúng ta vẫn thiếu một tổ chức dân chủ có tầm vóc. Chúng ta càng cần một tổ chức dân chủ mạnh để đem lại lòng tin và động viên một quần chúng mà sự phẫn nộ đã lên rất cao nhưng quan tâm chính trị lại rất thấp bởi vì sự bất mãn với một chính quyền tham bạo kéo dài quá lâu sau cùng đã biến thành sự thất vọng đối với chính đất nước.
Không phải là phong trào dân chủ đã không có tiến bộ. Lối đấu tranh nhân sĩ đã trở thành nhạt nhẽo. Cũng không còn cảnh nhốn nháo của vô số tổ chức hữu danh vô thực. Nhưng chúng ta vẫn còn cần một ý thức thật dứt khoát rằng mọi cố gắng của chúng ta phải chủ yếu nhắm xây dựng tổ chức dân chủ; mọi hành động cá nhân hoặc trong khuôn khổ những kết hợp ngẫu hứng chỉ có tác dụng giới hạn, thậm chí còn có thể có hại nếu chúng đánh lạc sự chú ý của quần chúng khỏi cố gắng quan trọng nhất trong lúc này là xây dựng tổ chức dân chủ.
Song song với ý thức về sự cần thiết của tổ chức chúng ta cũng cần tiến lên trong văn hóa tổ chức để hiểu rằng một tổ chức chính trị chỉ có thể xây dựng được, và cũng chỉ xứng đáng với cố gắng xây dựng, nếu được quan niệm như là dụng cụ để thể hiện một tư tưởng chính trị đúng đắn và thực hiện một dự án chính trị đúng đắn. Như thế bước đầu dài và khó khăn là phải tìm ra và tạo ra một đội ngũ nòng cốt của những con người có bản lãnh, có quyết tâm và gắn bó với nhau trong một tư tưởng chính trị và trong một dự án chính trị. Chúng ta chưa có một tổ chức chính trị mạnh hoặc vì chúng ta chưa ý thức được sự cần thiết của tổ chức hoặc vì chúng ta chưa hiểu rõ những đòi hỏi của việc tạo dựng tổ chức. Chúng ta đang cần một đột phá tư duy để đừng bỏ lỡ cơ hội một lần nữa.
Đó là niềm tin nền tảng của anh em chí hữu THDCĐN chúng tôi mà hôm nay trong buổi họp mặt thân mật này tôi xin chia sẻ cùng quí thân hữu.
Nguyễn Gia Kiểng
(Thông Luận)
Sau đây là lời phát biểu của ông Nguyễn Gia Kiểng.
Thưa các chí hữu và thân hữu,
Hôm nay là buổi họp cuối của phân bộ Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên tại Paris trước khi anh em chia tay nhau trong hai tháng hè. Nhân dịp này cũng như các năm trước phân bộ Paris đã mời thêm một số thân hữu để trao đổi về tình hình đất nước.
Xin cảm ơn anh Lê Mạnh Tường và ban thường trực phân bộ Paris đã có nhã ý cho phép tôi được nói vài lời với các bạn. Hân hạnh của tôi càng lớn vì hôm nay ngoài các thân hữu quen thuộc còn có sự hiện diện của một số anh chị vừa từ trong nước ra, của anh Nguyễn Quốc Nam trong Liên Minh Dân Chủ, anh Đặng Quốc Nam chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris và anh Trần Minh Răn thuộc Tổ Chức Phục Hưng, của chị Thanh Thảo, anh Trương Bổn Tài và anh Ngô Văn Quang đến từ Mỹ. Xin chào các anh các chị.
Chúng ta gặp nhau hôm nay trong không khí thân mật và vui vẻ của một cuộc họp mặt giữa bạn bè để trao đổi những ý kiến và thông tin vào giữa lúc mà đất nước đang chuyển động nhanh chóng trong một bối cảnh thế giới đang thay đổi lớn và cuộc vận động dân chủ hóa cũng đi vào một giai đoạn mới.
Trước hết thế giới đã thay đổi lớn và vẫn còn đang tiếp tục thay đổi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo dài sáu năm và vẫn chưa chấm dứt. Trong hàng triệu trang sách báo về cuộc khủng hoảng này chúng ta có thể ghi nhận đồng thuận nổi bật là khuynh hướng kích thích tăng trưởng bằng tiêu thụ và nhập khẩu thả cửa đã chấm dứt; quan tâm của của mọi quốc gia hiện nay và trong nhiều thập niên sắp tới là cân bằng ngân sách và cán cân thương mại.
Trong bối cảnh đó các nền kinh tế chủ yếu dựa trên xuất khẩu như Trung Quốc và Việt Nam sẽ rất điêu đứng. Cần lưu ý rằng Việt Nam còn lệ thuộc vào ngoại thương nhiều hơn Trung Quốc. Nước ta là một trong vài nước lệ thuộc ngoại thương nhất thế giới. Chỉ số phụ thuộc ngoại thương - tức tổng số xuất nhập khẩu so với GDP- của Việt Nam là gần 200%, quá hai lần chỉ số của Trung Quốc và gần gấp năm lần mức trung bình thế giới. Tình thế mới đòi hỏi một chính quyền tài giỏi, trong sạch, quyết tâm và chính xác để tổ chức lại cố gắng quốc gia, chặn đứng lãng phí, chia sẻ đồng đều những hy sinh cần thiết, lôi kéo những nguồn đầu tư mới và những kỹ thuật mới và tìm kiếm những vận hội mới. Chính quyền cộng sản không phải là chính quyền đó. Trái lại nó là một chính quyền tham nhũng và bất tài. Bản chất tham nhũng của nó đã đưọc phơi bày qua quá nhiều vụ tai tiếng, mà Vinashin, Vinalines chỉ là những thí dụ. Sự bất tài của nó đã biến Việt Nam thành một trạm xuất khẩu của hàng hóa Trung Quốc. Chúng ta xuất khẩu ồ ạt nguyên liệu và thực phẩm sang Trung Quốc đến độ nguồn than Quảng Ninh đã sắp cạn nhưng vẫn thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc 14 tỷ USD mỗi năm vì sao? Đó là vì chúng ta nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc mang sẵn nhãn made in Vietnam để tái xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Châu Âu. Xuất khẩu của ta vì vậy tạo công ăn việc làm cho người Trung Quốc chứ không phải cho người Việt Nam.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới thay đổi hiện nay chúng ta là một trong những nước gặp khó khăn nhất nhưng lại chỉ có một chính quyền tồi dở bậc nhất.
Thế giới cũng không chỉ thay đổi trong sinh hoạt kinh tế. Từ hơn hai năm qua một làn sóng dân chủ mới, làn sóng dân chủ thứ tư trong lịch sử thế giới, đã trào dâng khắp nơi.Tại các nước dân chủ phát triển nó là làn sóng phẫn nộ đòi hỏi một xã hội công bằng hơn và nhân bản hơn dành ưu tiên cho kinh tế thực, nghĩa là kinh tế sản xuất hàng hóa và dịch vụ, thay vì cho đầu cơ, đòi hỏi quyền lực thực sự phải thuộc về các định chế dân cử thay vì các thế lực tài chính. Tóm lại là đòi hỏi một nền dân chủ lành mạnh hơn.
Tại Bắc Phi và Trung Đông nó đã quật ngã các chế độ độc tài bạo ngược kéo dài từ nhiều thập niên và đặt các chế độ còn lại trước chọn lựa dân chủ hóa hoặc tiêu vong. Ngay trong lúc này chúng ta đang chứng kiến chính quyền Erdogan tại Turkey, được coi là một chính quyền Hồi Giáo gương mẫu, lúng túng trước các cuộc biểu tình rầm rộ đòi một chế độ dân chủ thực sự thế quyền. Sự kiện này cũng như những gì đã và đang diễn ra tại các nước dân chủ phát triển chứng tỏ các dân tộc trên thế giới không còn hài lòng với các chế độ dân chủ tạm đủ nữa mà đòi dân chủ chân chính và trọn vẹn.
Tại Châu Á nó đang, và trong nhiều trường hợp đã, biến các chế độ dân chủ hình thức tại Singapore, Mã Lai, Indonesia, Philippines và Thái Lan thành những chế độ dân chủ thực sự. Một cách đột ngột và ngoạn mục chế độ quân phiệt Miến Điện nổi tiếng sắt máu và lì lợm đã chọn chuyển hướng về dân chủ. Làn sóng dân chủ mới cũng đã làm lung lay cả chế độ Putin tại Nga mà có lúc thế giới đã cho là không gì lay chuyển được. Ngay cả chế độ cộng sản Trung Quốc mà chế độ CSVN lấy làm mẫu mực và chỗ dựa ý thức hệ cũng bắt đầu biến động.
Nét đậm của thế giới hiện nay là tương quan lực lượng đã thay đổi, các chế độ độc tài còn lại không còn là một đe dọa cho các nước dân chủ nữa. Chúng đều rất tụt hậu về mặt khoa học kỹ thuật, trần trụi về tư tưởng chính trị, kém hẳn các nước dân chủ về sức mạnh quân sự và chỉ có một trọng lượng kinh tế sấp sỉ 15% của kinh tế thế giới. Thế giới dân chủ không cần và cũng không sợ các chế độ độc tài nữa. Thời đại của chủ nghĩa đối ngoại thực tiễn – nghĩa là miễn cưỡng chấp nhận sống chung và hợp tác kinh tế với các chế độ bạo ngược vì hòa bình - đã chấm dứt. Các chế độ độc tài còn lại đang sống những ngày khó khăn cuối cùng.
Không ngạc nhiên là trong một bối cảnh thế giới như thế chính quyền CSVN chao đảo và chia rẽ. Tình hình kinh tế xã hội đang cực kỳ nguy kịch. Hoạt động kinh tế đình đốn, đời sống nhân dân sa sút mỗi ngày, hệ thống ngân hàng trên bờ sụp đổ vì nợ xấu chồng chất; trái bong bóng bất động sản đang xì hơi; nợ công đã được chính thức nhìn nhận ở mức độ 100% GDP, có thể gấp đôi nếu kể cả những món nợ không thể hoàn trả của các tập đoàn và tổng công ty quốc doanh mà nhà nước bảo lãnh. Thêm vào đó là sự nhu nhược hổ nhục của chính quyền trước những hành động lấn chiếm xấc xược của Trung Quốc trên Biển Đông. Sự phẫn nộ của dân chúng và của cả đa số đảng viên cộng sản đối với chế độ đã lên tới cực điểm.
Tuy vậy những cố gắng để tồn tại của chính quyền cộng sản đã chỉ có tác dụng khiến nó sụp đổ nhanh chóng hơn và bi đát hơn. Chúng ta có thể lưu ý là mặc dù đất nước đang chồng chất những vấn đề kinh tế xã hội khẩn trương tất cả các hội nghị trung ương gần đây của đảng cộng sản đã chỉ tập trung giải quyết những mâu thuẫn nội bộ của đảng. Điều này có nghĩa là đảng cộng sản đã quá bệnh hoạn để còn quan tâm giải quyết những vấn đề quốc gia. Nhưng những hội nghị trung ương này đã không giải quyết được gì cả, tình trạng của đảng cộng sản chỉ ngày một nguy ngập hơn. Như vậy phải hiểu rằng bệnh tình của đảng cộng sản không còn thuốc chữa. Thực tế là đảng cộng sản hiện nay không còn lãnh đạo bởi vì bộ chính trị đã mất quyền quyết định. Nó chỉ còn là một hư cấu. Chế độ CSVN đang chuyển hóa từ một chế độ độc tài đảng trị sang một chế độ độc tài cá nhân. Dự án sửa đổi hiến pháp mà chế độ đang xúc tiến chỉ xác nhận định hướng này, nó tập trung mọi quyền lực vào tay một chủ tịch nước có mọi triển vọng cũng sẽ là người cầm đầu đảng. Nhưng đây là một chuyển hóa rất nghịch lý. Bình thường các cuộc chuyển hóa tương tự đã diễn ra trên thế giới đều theo cùng một kịch bản. Đó là một lãnh tụ có uy tín lớn dựa vào uy tín cá nhân để lấn áp đảng, biến đảng thành công cụ của mình. Tình hình Việt Nam hiện nay khác hẳn. Nguyễn Tấn Dũng, con người mạnh nhất, đang thắng thế và khống chế đảng lại cũng là người bị thù ghét và khinh thường nhất trong cả xã hội lẫn nội bộ đảng sau khi đã thất bại trong tất cả mọi địa hạt. Ông đã chỉ không bị kỷ luật và cách chức vì ban lãnh đạo đảng không còn quyền quyết định. Một chế độ độc tài cá nhân như vậy chắc chắn không thể sống lâu.
Phong trào dân chủ Việt Nam cũng đang thay đổi một cách triệt để về cả phong cách lẫn diễn viên. Cho tới nay chúng ta đã chờ đợi nhiều ở thành phần trí thức tiến bộ xuất phát từ bộ máy đảng và nhà nước cộng sản và chúng ta đã liên tục thất vọng. Những người này quá ít và họ cũng thiếu quyết tâm. Trừ một vài trường hợp đặc biệt đáng trân trọng, hoặc vì quá ràng buộc với những đặc ân của chế độ hoặc vì thiếu dũng cảm và ý chí họ đã không đi xa hơn những yêu cầu và kiến nghị, đã chỉ hành động quá muộn và quá ít trong khi tuổi đời của họ ngày càng cao và ảnh hưởng ngày càng suy giảm. Vai trò của họ trong cuộc vận động dân chủ không còn quan trọng nữa. Nhưng một thế hệ những người dân chủ mới đã nhập cuộc. Những người trẻ này không nợ nần gì với chế độ mà còn nhìn chế độ như là một trở ngại cho tương lai của họ. Họ có khát vọng dân chủ thành thực và quả quyết hơn, có lý luận và kiến thức cập nhật hơn hẳn thế hệ cha chú vì là những đứa con của của kỷ nguyên tri thức và truyền thông. Họ đã chiếm vai trò chủ động trong cuộc đấu tranh giành dân chủ và cũng đang góp phần hy sinh chính. Chúng ta có thể nhận xét là từ vài năm qua nạn nhân của các vụ án chính trị thô bạo đều là những người trẻ. Chế độ cộng sản đã vùi dập và cướp đi của những thanh niên yêu nước và dũng cảm này những năm đẹp nhất trong mùa xuân của đời.
Để nhìn về tương lai chúng ta cần ý thức thực rõ ràng rằng tương quan lực lượng đã thay đổi. Nếu chúng ta nhìn thật kỹ thì phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay, dù chưa thành đội ngũ, đã mạnh hơn chế độ độc tài. Đừng vì thấy chính quyền cộng sản bắt giam, xử án và bỏ tù mà nghĩ rằng nó mạnh. Với sự phát triển của mạng Internet thế giới ngày nay có hai không gian, một không gian ảo và một không gian thực trong đó không gian ảo là chính. Đại bộ phận kiến thức, thông tin và trao đổi khoa học, kỹ thuật, kinh tế, tài chính, thương mại đều qua không gian ảo. Không gian thực chỉ còn là một phần đặc biệt của không gian ảo. Không gian ảo quyết định cách suy nghĩ và hành động của các đối tác trong xã hội. Vì thế ai làm chủ được không gian ảo thì sớm muộn cũng làm chủ được không gian thực. Ngược lại thế lực nào thất bại trong không gian ảo thì sớm muộn cũng mất không gian thực. Và xu hướng này chỉ ngày càng mạnh hơn với thời gian bởi vì nó là xu hướng không thể đảo ngược. Chế độ CSVN đã thất bại hoàn toàn và bị lố bịch hóa trong không gian ảo, nó sẽ thất bại. Hiện nay đã có hơn 35 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, nghĩa là gần như tổng số người Việt Nam ở tuổi hoạt động, chưa kể 120 triệu điện thoại di động. Chính sách bưng bít để xuyên tạc và chia rẽ, bí quyết sống còn của chế độ, đã bị vô hiệu hóa. Không gian Internet xóa bỏ khoảng cách và sự phân biệt trong nước với ngoài nước, nó cũng đồng thời đem đến cho một sinh viên Việt Nam cùng một lúc cùng những thông tin và kiến thức của một sinh viên Mỹ hay Châu Âu. Thế hệ dân chủ trẻ Việt Nam gặp gỡ, trao đổi, động viên nhau và kết hợp với nhau trên mạng Internet nơi chính quyền cộng sản không thể sử dụng dùi cui, chó nghiệp vụ và nhà tù. Họ đã làm chủ không gian ảo và đang sắp sửa dắt tay nhau vào xã hội thực
Thưa các bạn,
Chúng ta có thể nói Việt Nam đã chín muồi cho một cuộc cách mạng dân chủ. Tuy vậy tình hình dù chín muồi và thuận lợi đến đâu cũng không có nghĩa là dân chủ tự nhiên sẽ thắng. Vẫn còn một điều kiện không có không được và điều kiện này tuy chỉ tùy thuộc chúng ta nhưng chúng ta lại vẫn chưa có. Đó là một tổ chức dân chủ mạnh. Chúng ta cần nói dứt khoát với nhau một lần cho tất cả rằng đấu tranh chính trị bao giờ cũng là đấu tranh có tổ chức và không bao giờ có thể là đấu tranh cá nhân cả. Chúng ta chỉ có thể giành thắng lợi cho dân chủ nếu có một tổ chức dân chủ mạnh. Đáng buồn là chúng ta vẫn thiếu một tổ chức dân chủ có tầm vóc. Chúng ta càng cần một tổ chức dân chủ mạnh để đem lại lòng tin và động viên một quần chúng mà sự phẫn nộ đã lên rất cao nhưng quan tâm chính trị lại rất thấp bởi vì sự bất mãn với một chính quyền tham bạo kéo dài quá lâu sau cùng đã biến thành sự thất vọng đối với chính đất nước.
Không phải là phong trào dân chủ đã không có tiến bộ. Lối đấu tranh nhân sĩ đã trở thành nhạt nhẽo. Cũng không còn cảnh nhốn nháo của vô số tổ chức hữu danh vô thực. Nhưng chúng ta vẫn còn cần một ý thức thật dứt khoát rằng mọi cố gắng của chúng ta phải chủ yếu nhắm xây dựng tổ chức dân chủ; mọi hành động cá nhân hoặc trong khuôn khổ những kết hợp ngẫu hứng chỉ có tác dụng giới hạn, thậm chí còn có thể có hại nếu chúng đánh lạc sự chú ý của quần chúng khỏi cố gắng quan trọng nhất trong lúc này là xây dựng tổ chức dân chủ.
Song song với ý thức về sự cần thiết của tổ chức chúng ta cũng cần tiến lên trong văn hóa tổ chức để hiểu rằng một tổ chức chính trị chỉ có thể xây dựng được, và cũng chỉ xứng đáng với cố gắng xây dựng, nếu được quan niệm như là dụng cụ để thể hiện một tư tưởng chính trị đúng đắn và thực hiện một dự án chính trị đúng đắn. Như thế bước đầu dài và khó khăn là phải tìm ra và tạo ra một đội ngũ nòng cốt của những con người có bản lãnh, có quyết tâm và gắn bó với nhau trong một tư tưởng chính trị và trong một dự án chính trị. Chúng ta chưa có một tổ chức chính trị mạnh hoặc vì chúng ta chưa ý thức được sự cần thiết của tổ chức hoặc vì chúng ta chưa hiểu rõ những đòi hỏi của việc tạo dựng tổ chức. Chúng ta đang cần một đột phá tư duy để đừng bỏ lỡ cơ hội một lần nữa.
Đó là niềm tin nền tảng của anh em chí hữu THDCĐN chúng tôi mà hôm nay trong buổi họp mặt thân mật này tôi xin chia sẻ cùng quí thân hữu.
Nguyễn Gia Kiểng
(Thông Luận)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét