Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ hai, ngày 22 tháng tư năm 2013
Đồng chí Hồ Đức Việt |
Đại hội lần thứ 11 của Đảng cộng sản Việt Nam đã khép lại hôm 19/1 với kết quả không nằm ngoài dự kiến của các kênh thông tin không chính thống trước đại hội. Trong không khí hân hoan vui sướng khi Đại hội được tổ chức thành công rực rỡ như tuyên truyền của giới truyền thông trong nước, và trong tâm trạng vui sướng của rất nhiều đồng chí tái đắc cử và trúng cử thì cũng có không ít người phiền muộn, u uất.
Trong bài viết lần trước, Dongsongxanh đã đề cập tới khả năng thất cử của đồng chí Hồ Đức Việt, và lần này sẽ nói rõ hơn về lý do ra đi của đồng chí.
Có lẽ cũng không quá lời khi nói rằng, trong số 6 ủy viên BCT khóa X ra đi vì các lý do khác nhau thì trường hợp của Hồ Đức Việt là đặc biệt nhất và đau đớn nhất. Ai cũng biết với chức danh Trưởng Ban tổ chức trung ương Đảng, Hồ Đức Việt có vai trò vô cùng quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn lao đối với công tác nhân sự và tổ chức bộ máy hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng chính vì vị trí nhạy cảm này mà mỗi động thái của Hồ Đức Việt đều có thể khiến cho khối kẻ mất ăn mất ngủ và cũng chính vì thế mà mỗi quyết định và hành động của Hồ Đức Việt đều khiến sinh mệnh chính trị của mình tiếp tục tồn tại hay chấm dứt.
Trở lại hội nghị trung ương lần thứ 14 của ĐCS Việt Nam, là hội nghị có ý nghĩa quyết định tới vấn đề nhân sự ĐHĐ lần thứ 11 được nhiều người quan tâm. Tại hội nghị này Hồ Đức Việt với tư cách Trưởng Ban Tổ chức đã đưa ra danh sách dự kiến các ủy viên trung ương khóa tới để trình hội nghị thảo luận và quyết định. Bản danh sách nhân sự này chính là bó đuốc châm lửa cho cuộc chiến quyền lực giữa các phe phái trở nên nóng bỏng. Những tưởng mọi dự định và sắp xếp nhân sự của Bộ Chính trị khóa 10 đã cơ bản đầy đủ và sẽ được thông qua tại hội nghị lần thứ 14, thế nhưng với bản danh sách mới đã khiến cho không ít người tại Hội nghị ngã ngửa vì bất ngờ. Các ủy viên trung ương bất ngờ không phải vì cách làm khoa học, dân chủ về cách thức lựa chọn ứng viên, mà bất ngờ vì một bản danh sách nằm ngoài dự kiến với việc bổ sung nhân sự trung ương và địa phương theo phe cánh của Hồ Đức Việt và loại bỏ những ứng viên đã từng được BCT dự kiến đưa vào, trong đó phải kể tới nhân vật Nông Quốc Tuấn, Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang, và là con trai của đương kim Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Việc thay đổi bất ngờ này khiến cho Hội nghị lần thứ 14 không thể kết thúc để tiến tới Đại hội mà phải kéo dài tới Hội nghị lần thứ 15 để chốt lại danh sách cuối cùng. Chính cách làm này của Việt đã khiến cho không ít ủy viên BCT nổi giận. Đây chính là giọt nước tràn ly cuối cùng mà BCT ĐCS Việt Nam mất hết khả năng chịu đựng khi đã tạm thời bỏ qua các lỗi lầm trước đó của Việt.
Và khi đã không chịu đựng nổi thì những lỗi lầm trước đó cũng sẽ phải được đề cập lại để nhắc cho Việt biết rằng mọi sự việc đều có giới hạn chịu đựng của nó, dù cho Việt có là ai, có cùng chiến tuyến và có là quan chức cấp cao tới đâu đi nữa.
Có lẽ Hồ Đức Việt còn thiếu kinh nghiệm sống và sự từng trải ở đời nên trong cuộc sống và công việc không tránh khỏi những va vấp xương máu phải trả giá đắt. Khi quan chức đã lên tới tột đỉnh quyền lực thì thường nảy sinh thói kiêu ngạo, xa hoa và trụy lạc. Trường hợp này có lẽ ứng vào với Việt. Trong chuyến đi công tác thăm người anh em Trung Hoa và thăm xứ sở hoa anh đào với tư cách Chủ tịch Hội nghị sĩ hữu nghị Việt- Nhật năm vừa qua, với sự thu xếp bố trí chu đáo của đám đàn em phục vụ cấp dưới, Hồ Đức Việt đã được bố trí ăn chơi trác táng với các mỹ nhân của hai nước này.
Việc ăn chơi có lẽ không lạ gì với đám doanh nhân hoặc quan chức Việt Nam mỗi khi xuất ngoại, tuy vậy, với trường hợp của Hồ Đức Việt sự khác nhau ở chỗ: là ủy viên BCT, đảng luôn luôn quan tâm và bảo vệ các đồng chí của mình. Bởi thế mới sinh ra cái gọi là Ban bảo vệ chính trị nội bộ. Mục đích chính đương nhiên là bảo vệ các đồng chí cán bộ cấp cao, tuy thế, đằng sau đó còn có mục đích sâu xa nữa là tìm hiểu và quan tâm tới những hành động và tư tưởng của các đồng chí có xa rời con đường của đảng hay không. Ban này có quan hệ mật thiết với bên Tổng cục tình báo của Bộ Quốc phòng và Tổng cục an ninh Bộ Công an. Nhất cử nhất động của các yếu nhân đều nằm trong tầm ngắm của mấy đơn vị này. Bởi vậy trong trường hợp của đồng chí Việt ăn chơi trác táng ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng không lọt khỏi tai mắt của các nhân viên mật đó, vậy là hình ảnh, tang chứng vật chứng trong mỗi lần hành sự của đồng chí đều nằm trong ngăn kéo của Ban này. Những chứng cứ đó không nhất thiết phải đưa ra xử lý kỷ luật ai cả, nó chỉ việc nằm im như một vết mờ trong tâm khảm đen tối của các đồng chí. Chỉ khi nào nhân vật đó gây tổn hại cho chế độ và lợi ích của đảng thì mới cần trưng dụng để sử dụng. Vì thực tế, nếu nói chỉ có một đồng chí Việt có những hành động tai tiếng đó thì phát biểu trên là không toàn diện, và nói như Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng rằng nếu xử lý kỷ luật hết những đồng chí vi phạm thì còn đâu cán bộ làm việc. Đó mới chỉ là lý do thứ nhất.
Lại nói về phu nhân của đồng chí Việt, là một nữ tiến sĩ khoa học trẻ trung và hiện đại. Nhưng có lẽ ở đất nước Việt Nam dưới thời cộng sản thì mọi giá trị khoa học chưa chắc đã cần cho thực tế bằng những giá trị tâm linh huyền ảo với những sức mạnh to lớn vô hình. Và như đa số nhân dân từng chứng kiến và chứng thực bằng các ví dụ trước đây, các vị quan chức cộng sản hình như địa vị càng cao thì lại càng sùng bái thánh thần, cho dù ý thức hệ cộng sản mà chế độ này đang áp dụng tại Việt Nam đã từng có thời kỳ áp đặt lên tư tưởng mỗi đảng viên bằng cách tẩy não sự vô thần vô thánh và thay vào đó là hình ảnh của Mác, Lê nin trong đầu. Và trong trường hợp này hoàn toàn đúng với vợ chồng đồng chí Hồ Đức Việt. Chồng mê tín một thì vợ mê tín mười. Trước khi khai mạc ĐHĐ 11 khá lâu, để bảo vệ cho cái ghế của mình, hai vợ chồng ngoài việc liên tục củng cố các mối quan hệ truyền thống, cùng với đám quân sư đã nghĩ ra mọi biện pháp và cách thức kỳ lạ nhất có thể được để giữ vững cái gọi là long mạch phát tích quan lộ.
Trên nền tảng của việc tôn sùng phong thủy Trung Hoa sẵn có trong đầu, theo lời khuyên của một thày địa lý khá có tên tuổi hiện nay, hai vợ chồng rước thày về tận Hải Phòng để yểm bùa các đối thủ nặng ký trong cuộc đua tranh giành quyền lực sắp tới với mục đích nếu leo lên được ghế Chủ tịch Quốc hội thì tốt, còn không chí ít vẫn phải nắm chắc chiếc ghế tổ chức nhân sự của Đảng. Vậy là hai vợ chồng quyết định mời thày yểm bùa Tô Huy Rứa và Phạm Quang Nghị trong đám ủy viên BCT khóa 10, ngăn chặn bằng tâm linh hai nhân vậy có khả năng ảnh hưởng tới cuộc đua quyền lực sắp tới.
Những tưởng thành công nắm chắc trong tay khi hai vợ chồng đồng chí sẽ chuyển từ căn biệt thự cá nhân tại Ngõ Vĩnh Hồ, phố Thái Thịnh, Hà Nội tới tòa biệt thư công vụ số 57 Phan Đình Phùng, Hà Nội như thông báo bố trí của Văn phòng trung ương đảng. Và để thêm phần chắc ăn theo chỉ dẫn phong thủy, phu nhân của đồng chí Hồ Đức Việt còn định mạnh tay chặt cả phần cây cối bên nhà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vươn sang phần nhà công vụ dự kiến phân cho mình. Tiếc thay, điểm thắt nút của mọi vấn đề đã được giải quyết tại Hội nghị trung ương 15 với kết quả ra đi đầy đau xót của đồng chí Hồ Đức Việt sau tất cả những hành động tai tiếng và kỳ quái của đồng chí. Theo tiết lộ của một nhân vật tổng cục 5 tham dự hội nghị, ngay tại Hội nghị 14 khi họp thảo luận nhân sự, Hồ Đức Việt được miêu tả “nhảy như choi choi” giữa hội nghị khi dự kiến nhân sự đưa ra gặp phải sự phản bác mạnh mẽ của các đại biểu.
Cũng bởi sự phản bác mạnh mẽ và cảm nhận mối nguy cơ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi khi không còn sự ủng hộ của các thành viên BCT, vợ chồng đồng chí Việt lại tiến hành một hành động xoay chuyển cuối cùng dựa vào tâm linh. Đó là ngay trong ngày 21/12, phu nhân đồng chí đã điều động một tổ công nhân của công ty công viên cây xanh với đầy đủ phương tiện máy móc cơ giới hiện đại đến nhà riêng tại ngõ Vĩnh Hồ để bứng hết tận gốc loạt cây cau cao tới 15m trồng trước sân nhà với điều kiện bốc rời đi ngay trong buổi sáng không được chậm trễ cho kịp giờ thiêng, đồng thời xoay chuyển lại hướng bếp. Thay thế loạt cau lưu liên kia sẽ là nhóm cây Hòe với hy vọng còn nước còn tát nhằm giữ cho được cái ghế tổ chức nhân sự của Đảng.
Tiếc thay, như chúng ta biết, việc gì đến tất sẽ phải đến, chọc giận các đồng chí khác là việc không nên làm, nhất là chơi đồng chí Tổng và dùng quỉ kế để yểm bùa tâm linh người khác. Đó là hành động xấu chơi không thể chấp nhận đối với đồng đội. Việc trừng phạt tất phải xảy ra cho dù có cầu viện tới thánh thần để đạt dụng ý xấu.
Kết quả là hình ảnh đồng chí Hồ Đức Việt xuất hiện trên các phương tiện truyền thông với hình hài tiều tụy và vẻ mặt hốc hác khó tin, đứng trên đoàn Chủ tịch phát biểu với đôi vai thòng trễ xuống như một dấu hiệu thừa nhận sự thất bại. Nếu ai tinh ý sẽ nhận thấy chiếc ghế trống của đồng chí vào buổi sáng hôm thứ Tư (12/1). Có lẽ do bởi đồng chí vẫn chưa hết sốc với những gì xảy đến cho mình chăng.
Thắng bại là chuyện thường tình ở đời, trong mỗi cuộc đua tranh luôn có người thắng và kẻ thua cuộc. Tuy vậy, tranh đua là để tìm ra người giỏi hơn và điều đó chỉ có ý nghĩa khi đó là cuộc đua tranh được tổ chức một cách công bằng và trên tinh thần thi đấu cao thượng. Hãy sống sao cho khi thất bại vẫn cảm thấy thanh tâm an lạc vì những điều mình làm hoàn toàn không vướng bận chút màu đen tối ô trọc. Vậy xin nhắc lại câu nói của tiền nhân để mỗi người chúng ta suy ngẫm và bình xét, bất kể người đó là ai, đặc biệt là những người có tầm ảnh hưởng lớn lao đối với vận mệnh dân tộc: “Dục bình thiên hạ, tiên trị kỳ quốc; dục trị kỳ quốc, tiên tề kỳ gia; dục tề kỳ gia, tiên tu kỳ thân; dục tu kỳ thân, tiên chánh kỳ tâm”.
(Blog Dòng Sông Xanh)
Thông tin trên đây chúng tôi không có điều kiện kiểm chứng, do vậy xin độc giả tham khảo với sự dè dặt cần thiết.
----------------
* Ghi chú: Ông Hồ Đức Việt (1947-) là một chính khách Việt Nam. Ông từng là Tiến sĩ Toán lý, nguyên giảng viên - Phó Trưởng khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó tham gia công tác Đoàn Thanh niên, nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn THCS HCM, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
Ông sinh ngày 13 tháng 8 năm 1947, quê tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là con trai út của nhà cách mạng, liệt sĩ Hồ Mỹ Xuyên (nguyên Phó bí thư tỉnh ủy Nghệ An), cháu nội của nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu.
Suốt thời phổ thông, học tại trường huyện, ông có tiếng là một học sinh giỏi và thường giữ vị trí số một trong cả 2 môn Văn và Toán của lớp, của trường. Thành tích học tập nổi trội so với các bạn cùng trang lứa của ông đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An bấy giờ phát động phong trào "Học tập, đuổi kịp và vượt Hồ Đức Việt".[1]
Năm 1965, ông được cử đi du học đại học chuyên ngành Toán - Lý tại Trường Đại học Tổng hợp Karlova ở Praha (Univerzita Karlova v Praze), Tiệp Khắc. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19 tháng 10 năm 1967, và trở thành đảng viên chính thức từ ngày 19 tháng 10 năm 1968 tại Tiệp Khắc. Năm 1974, ông bảo vệ thành công xuất sắc luận án Phó tiến sĩ chuyên ngành Toán - Lý.
Năm 1975, ông về nước và trở thành giảng viên Khoa Toán - Cơ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1976, ông được cử làm Phó bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1979, ông được bổ nhiệm làm Phó trưởng khoa Toán - Cơ.
Công tác Đoàn Thanh niên
Đầu năm 1980, ông được cử làm Phó bí thư Thành Đoàn Hà Nội. Cuối năm đó, ông được cử làm thực tập sinh cao cấp tại Paris (Pháp), làm Trưởng đoàn lưu học sinh vùng Paris.
Năm 1983, ông về nước, được cử làm phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội. Năm 1984, ông trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa IV. Năm 1992, ông được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII.
Năm 1996, ông được tái cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được phân công giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Năm 1998, ông được giao giữ chức vụ Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Năm 1999, là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Từ ngày 8 tháng 8 năm 2001 đến ngày 15 tháng 1 năm 2003, ông còn kiêm nhiệm chức Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Năm 2002, ông là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Tháng 4 năm 2006, ông tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương; được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 5 năm 2006, theo quyết định số 02- QĐNS/TW của Bộ Chính trị, do Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ký, ông được phân công giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng (thay ông Trần Đình Hoan). Từ tháng 8 năm 2006, ông được cử làm Bí thư Trung ương Đảng thay ông Phạm Quang Nghị.
Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (12-19/01/2011), ông không tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Kế nhiệm ông trong chức Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương là ông Tô Huy Rứa, nguyên Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ông sinh ngày 13 tháng 8 năm 1947, quê tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là con trai út của nhà cách mạng, liệt sĩ Hồ Mỹ Xuyên (nguyên Phó bí thư tỉnh ủy Nghệ An), cháu nội của nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu.
Suốt thời phổ thông, học tại trường huyện, ông có tiếng là một học sinh giỏi và thường giữ vị trí số một trong cả 2 môn Văn và Toán của lớp, của trường. Thành tích học tập nổi trội so với các bạn cùng trang lứa của ông đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An bấy giờ phát động phong trào "Học tập, đuổi kịp và vượt Hồ Đức Việt".[1]
Năm 1965, ông được cử đi du học đại học chuyên ngành Toán - Lý tại Trường Đại học Tổng hợp Karlova ở Praha (Univerzita Karlova v Praze), Tiệp Khắc. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19 tháng 10 năm 1967, và trở thành đảng viên chính thức từ ngày 19 tháng 10 năm 1968 tại Tiệp Khắc. Năm 1974, ông bảo vệ thành công xuất sắc luận án Phó tiến sĩ chuyên ngành Toán - Lý.
Năm 1975, ông về nước và trở thành giảng viên Khoa Toán - Cơ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1976, ông được cử làm Phó bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1979, ông được bổ nhiệm làm Phó trưởng khoa Toán - Cơ.
Công tác Đoàn Thanh niên
Đầu năm 1980, ông được cử làm Phó bí thư Thành Đoàn Hà Nội. Cuối năm đó, ông được cử làm thực tập sinh cao cấp tại Paris (Pháp), làm Trưởng đoàn lưu học sinh vùng Paris.
Năm 1983, ông về nước, được cử làm phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội. Năm 1984, ông trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa IV. Năm 1992, ông được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII.
Năm 1996, ông được tái cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được phân công giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Năm 1998, ông được giao giữ chức vụ Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Năm 1999, là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Từ ngày 8 tháng 8 năm 2001 đến ngày 15 tháng 1 năm 2003, ông còn kiêm nhiệm chức Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Năm 2002, ông là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Tháng 4 năm 2006, ông tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương; được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 5 năm 2006, theo quyết định số 02- QĐNS/TW của Bộ Chính trị, do Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ký, ông được phân công giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng (thay ông Trần Đình Hoan). Từ tháng 8 năm 2006, ông được cử làm Bí thư Trung ương Đảng thay ông Phạm Quang Nghị.
Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (12-19/01/2011), ông không tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Kế nhiệm ông trong chức Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương là ông Tô Huy Rứa, nguyên Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét