Trần Văn Tùng
Tôi làm việc tại Viện KHXH gần 20 năm sau khi rời khỏi Tổng cục Thống kê, những lĩnh vực KHXH khác tôi ít qan tâm mà chỉ quan tâm tới lĩnh vực kinh tế.
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có nhiều viện khác nhau, đều có các bộ phận nghiên cứu kinh tế. Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu về kinh tế tại các viện này không mấy ai đọc, không mấy ai quan tâm vì nó thoát ly khỏi yêu cầu thực tế cuộc sống. Nhiều vị đã đăng đàn trên các báo, trên VTV nhưng câu chuyện của họ nêu ra không gây ấn tượng nhiều cho độc giả như các bài phát biểu, bình luận và nhận định về tương lai kinh tế của Việt Nam như phát biểu của TS. Nguyễn Quang A và TS. Lê Đăng Doanh. Tại sao KHXH Việt Nam lại tụt dốc?
Thứ nhất, các nhà khoa học về kinh tế bị ám ảnh bởi học thuyết kinh tế chính trị của Marx thời học đại học, do đó không vượt qua được rào cản đã trói buộc họ từ rất lâu.
Thứ hai, họ không có điều kiện tiếp thu các lý thuyết kinh tế mới. Do đó, khi nền kinh tế khủng hoảng họ lập tức đua nhau đổ lỗi cho kinh tế thị trường tự do và ca ngợi kinh tế thị trường định hướng XHCN, cho rằng DNNN chủ đạo là đắc sách nhất (thực tế chứa đựng nhiều yếu tố làm nghèo đất nước).
Thứ ba, họ không hề biết sử dụng các công cụ phân tích bằng số để dự báo và nghiên cứu các yếu tố tác động tới chiều hướng phát triển của nền kinh tế đất nước trong bối cảnh kinh tế thế giới luôn biến động. Ví dụ, dùng số liệu thống kê phân tích và cảnh báo khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 là do chính sách của Chính phủ và DNNN gây nên như các bài viết của TS.Vũ Quang Việt. Phần đông,chỉ biết minh hoạ nói theo ý kiến các quan chức, những thông tin trên mạng mà họ cóp nhặt được.
Thứ tư, các nhà kinh tế thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam không dám phản biện các chính sách kinh tế của Chính phủ, mà thường là minh họa và ca ngợi các chủ trương chính sách kinh tế do Đảng CSVN đề xướng. Không dám nói tới cải cách chính trị phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế. Không ai dám nới tới CCRĐ, cải tạo công thương, phản biện các dự án kinh tế lớn như khai thác boxitTây Nguyên, đường sắt cao tốc, xây dựng nhà máy điện hạt nhân…
Đã có những nhà kinh tế tâm huyết với sự phát triển kinh tế đất nước. Trong số các nhà kinh tế học của Viện KHXH Việt Nam trước đây tôi nhớ tới các công trình của PGS. Đặng Phong, PGS.Võ Đại Lược, nước ngoài tôi nhớ tới TS. Vũ Quang Việt, họ đưa ra những phân tích, đánh giá xác đáng về tư duy kinh tế và những mất mát của kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập. Từ đó kiến nghị các giải pháp.
Cơ quan Viện KHXH ngày một đông người, số lượng các viện và trung tâm nghiên cứu tiếp tục tăng. Nhà nước cấp hàng trăm tỷ đồng. Nhiều GS, PGS, TS kinh tế, nhiều đề tài, chương trình cấp nhà nước được triển khai, nhưng không mang lại giá trị thực tế. Bởi vì các kiến nghị chỉ là chung chung như hòa nhập nhưng không hòa tan, phải ổn định kinh tế vĩ mô, phải tái cơ cấu kinh tế, phải nâng cao năng lực cạnh tranh, phải mở rộng quan hệ hợp tác… nhưng bằng cách nào để thực hiện và lộ trình thực hiện ra sao thì ít ai nói rõ. Thật xót tiền dân. Sao họ đông đúc và vô trách nhiêm với đất nước, nhân dân đến thế.
Viện KHXH Việt Nam đã được đổi tên thành Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Chắc tương lai sẽ có vài vị là Viện sỹ. Nhưng nếu các vị lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam hiện nay mà được phong viện sĩ thì thật nực cười. Bởi vì, tôi biết họ hồi làm PTS ở Nga, khi mà họ không biết nói một câu tiếng Nga cho tử tế, chỉ lo buôn quần áo, đồng hồ điện tử, thuốc tây… đột nhiên có bằng PTS KINH TẾ nay gọi là TS KINH TẾ.
T.V.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét