Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Chiến tranh Tâm lý ở Biển Đông


Roberto TofaniAsia Times, 10 April 2013
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch
Trong chiến tranh, chiến thắng trên tất cả các mặt trận không có nghĩa là đã đạt tới mức tuyệt đối xuất sắc về quận sự; tuyệt đối xuất sắc là việc bẻ gãy sự kháng cự của đối phương mà không cần bước vào chiến trận – theo Binh pháp Tôn Tử của thời cổ đại Trung Hoa
Các tàu chiến Trung Quốc tham gia tuần tra và diễn tập quân sự tại Biển Đông. Ảnh: Xinhua
Các tàu chiến Trung Quốc tham gia tuần tra và diễn tập quân sự tại Biển Đông. Ảnh: Xinhua
HÀ NỘI – Tranh chấp hàng hải giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bước vào một lĩnh vực nguy hiểm mới: chiến tranh tâm lý. Hành động khiêu khích ăn-miếng-trả-miếng, bao gồm cả việc triển khai tuần tra biển trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông và quyết định của Bắc Kinh đưa vùng lãnh hải họ giành chủ quyền này vào bản đồ in trong thông hành (hộ chiếu) quốc gia của mình, đã gia tăng cường độ trong những tháng gần đây, tạo thêm những biến số bất ổn mới cho tình hình vốn đã không ổn định.
Trong khi cả hai bên đã nhiều lần khẳng định chủ trương của họ là muốn đạt được một giải pháp hòa bình thông qua thương lượng, qua một tuyên bố chung được công bố vào năm 2011, hiện nay có rất ít hoặc không có đối thoại trực tiếp giữa hai chính phủ. Bắc Kinh và Hà Nội bây giờ cũng đang phải đối mặt với chủ nghĩa dân tộc lên mạnh trong dân chúng của hai phía, qua những cuộc xuống đường biểu tình thường xuyên chống Trung Quốc ở Việt Nam và việc phổ biến đầy dẫy những lời lẽ chống đối Việt Nam trên các blog cá nhân và facebook của người Trung Quốc liên quan đến tranh chấp Biển Đông.
Thay vì đối thoại, Trung Quốc và Việt Nam dường như ngày càng tham gia vào một trò chơi gai góc của trận chiến tranh tâm lý, với mục đích rõ ràng là làm suy yếu khả năng của đối phương trong việc tiến hành các hoạt động tác chiến quân sự có thể xảy ra trong khu vực tranh chấp. Trong khi phản ứng của Việt Nam đối với động thái của Trung Quốc có vẻ thiên về hòa hoãn hơn là đối đầu, hành động của Trung Quốc càng lúc càng rõ ràng hơn, hướng vào mục đích  dương oai diễu võ làm mất tinh thần lực lượng quân đội và hải quân nhỏ hơn và tương đối kém trang bị hơn của Việt Nam.
Khi lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm bị Trung Quốc áp đặt trên khu vực phía Bắc của Biển Đông đã được gỡ bỏ hồi tháng Tám, hơn 14.000 tàu thuyền đánh cá thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc và 9.000 tàu thuyền với 35.000 ngư dân từ đảo Hải Nam gần đó đã tràn ngập vùng biển tranh chấp tại Biển Đông. Quan chức Việt Nam  vào thời điểm này cho rằng ý đồ phía sau hành động đó dường như có sự phối hợp của một số lượng lớn các tàu “không phải là để đánh cá”.
Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế đặt tại Brussels cho biết trong một báo cáo tựa đề “Khuấy lên Biển Đông II: Những Phản ứng trong Khu vực” rằng số lượng lớn các tàu thuyền đánh cá (của Trung Quốc) “cũng để tạo ra một cái cớ để (Trung Quốc) gia tăng hành động tuần tra dân sự (trá hình) trong Biển Đông và khơi động tinh thần quốc gia dân tộc”.
Vào cuối tháng Giêng 2013, Việt Nam đã phản ứng bằng cách thiết lập một cơ quan ngư nghiệp mới để tuần tra vùng biển mà nước này đã tuyên bố chủ quyền trong Biển Đông. Theo Nghị định được duyệt này, các cán bộ  của ”Cục Kiểm Ngư”  sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức và cá nhân địa phương và nước ngoài hoạt động đánh bắt hải sản trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Theo Nghị định này, các nhóm tuần tra cũng sẽ tham gia vào nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn, phòng chống thiên tai và kiểm soát trong vủng lãnh hải. Cơ quan này được thành lập sau khi Luật Biển của Việt Nam được Quốc hội thông qua vào cuối năm ngoái. Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ Luật Biển này, cho rằng  luật biển mới của Việt Nam vi phạm lãnh thổ của họ. Hệ thống truyền hình Trung Quốc chịu ảnh hưởng của nhà nước  nhận xét tương tự rằng việc thiết lập Cơ quan Kiểm ngư của Việt Nam nói lên sự vi phạm “chủ quyền của Trung Quốc và các quyền về hàng hải”.
Trong những phản ứng rõ ràng là để ăn miếng trả miếng, vào đầu Tháng Ba vừa qua các quan chức Trung Quốc công bố kế hoạch thiết lập một làng mới trên bãi Mischief Reef, một rạn san hô lớn trong quần đảo Trường Sa. Ngày 07 tháng 3, Hà Nội đã tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, khiến Trung Quốc lần đầu tiên triển khai một đơn vị hải giám trang bị máy bay trực thăng để thực hiện nhiệm vụ tuần tra và quan sát gần quần đảo tranh chấp.
Ngày 10 tháng 3, ba tàu hải giám Trung Quốc (CMS) rùm beng tổ chức rời bến cảng mới được thành lập tại thành phố Tam Sa tại Hoàng Sa đặt trực thuộc đảo Hải Nam. Ba ngày sau đó, Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho biết hai tàu cá của Việt Nam bị đuổi ra khỏi vùng lãnh hải của Trung Quốc bởi một trong những tàu hải giám này. Báo cáo cho biết các thuyền đánh cá Việt Nam bị nghi ngờ đánh bắt cá trái phép trong vùng lãnh hải của Trung Quốc.
Nằm vào thế yếu
Hà Nội đã không đưa ra một tuyên bố chính thức nào để giải đáp sự việc quan trọng này trong lúc Việt Nam kỷ niệm trận hải chiến 1988  tại quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, tại đó Trung Quốc đã đánh đuổi lực lượng Hải quân của Việt Nam, tàn sát 64 binh sĩ. Vào ngày kỷ niệm, các phương tiện truyền thông Việt Nam do nhà nước kiểm soát đã cho thông báo rộng rãi và tiếp tục tố cáo rằng đảo Gạc Ma trong quần đảo Trướng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp – một quan điểm mà các nhà hoạt động Việt Nam tập trung vào đó  để phản đối Trung Quốc tại cuộc biểu tình chống Trung Quốc tổ chức vào tháng trước tại Hà Nội.
Sau đó, vào ngày 25 tháng 3, Hà Nội đã phản đối mạnh mẽ khi một tàu Trung Quốc bắn pháo sáng vào một tàu đánh cá Việt Nam trong quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp. Quan chức Việt Nam đã yêu cầu Bắc Kinh điều tra và có hành động trừng phạt các thủ phạm mà chính quyền Hà Nội tố cáo là một hành động “sai trái và vô nhân đạo”. Phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời rằng hành động này là “hợp pháp và cần thiết” bởi vì nó xảy ra trong khu vực mà  Bắc Kinh xem như là lãnh thổ Trung Quốc.

Về phương diện quân sự, Trung Quốc có thể có đủ khả năng để có một đường lối cứng rắn như vậy. Theo thống kê chính thức, ngân sách quân sự của Trung Quốc là 91,5 tỷ USD, lớn hơn 40 lần so với số 2,6 tỷ USD của Việt Nam trong năm 2011. Bắc Kinh cũng chiếm ưu thế trên mặt trận kinh tế, với mức thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc tăng lên đến 16,4 tỷ USD trong năm 2012 từ 9 tỷ USD vào năm 2007.
Một số nhà phân tích cho rằng giai đoạn tiếp theo của chiến dịch chiến tranh tâm lý của Trung Quốc là họ có thể áp đặt các lệnh cấm giao thương với Việt Nam, tương tự như cách làm đối với việc xuất cảng đất hiếm sang Nhật Bản trong năm 2010 và lệnh cấm nhập cảng chuối từ Philippines vào năm ngoái. Cả Nhật Bản và Philippines cũng đang có rắc rối trong tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến thuật như vậy có nguy cơ phá hoại những thành tựu ngoại giao nhằm xây dựng sự  tin tưởng và liên kết kinh tế với khu vực Đông Nam Á trong hơn hai thập niên qua.
Việt Nam ngày càng hướng về  luật pháp quốc tế và những thỏa thuận có tính cách không ràng buộc trong “Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông” giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để bảo vệ vị thế của mình. Trong khi đó Trung Quốc một mặt cũng tái khẳng định cam kết của họ về Tuyên bố này vào hồi đầu tháng này tại cuộc hội nghị quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc lần thứ 19 tại Bắc Kinh, nhưng  quan chức Trung Quốc mặt khác đã làm việc sau hậu trường để ngăn chặn các nước ASEAN tiến tới việc phát triển một quan điểm thống nhất về các tranh chấp (tại Biển Đông).
Quan điểm bất thành văn của Bắc Kinh, trong đó có nhiều cách thức như dùng bản đồ với vùng lãnh hải chín đoạn bao trùm cả Biển Đông mà nước này hiện giờ đang phổ biến, đã đóng góp vào mặt trận chiến tranh tâm lý chống lại Việt Nam. “Cường quốc lớn có lợi thế trong việc duy trì chiến lược không rõ ràng”,Huang Jing, Giám đốc Trung tâm về châu Á và toàn cầu tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết. Ông cho rằng Trung Quốc đã học được cách Hoa Kỳ thường sử dụng các chiến lược mơ hồ trong quan hệ quốc tế của họ.
Tình trạng này cũng bị làm cho phức tạp hơn do quá trình chuyển đổi lãnh đạo Trung Quốc từ Hồ Cẩm Đào đến Tập Cận Bình. Theo học giả Jing, dưới sự lãnh đạo của Tập Cẩn Bình, vấn đề Biển Đông  không còn có thể được coi chỉ là một vấn đề quốc tế mà còn là một vấn đề quốc nội. “Dư luận quần chúng ảnh hưởng lớn trong việc đưa ra quyết định của họ. Những nhà lãnh đạo mới (của Trung Quốc) không có sự lựa chọn nào khác – họ phải chơi trò cứng rắn hơn tại Biển Đông”, ông Jing nói.
N. H. – T.H.N.
Ngày 20/04/2013
Psychological warfare in the South China Sea
By Roberto Tofani

To fight and conquer in all your battles is not supreme excellence; supreme excellence consists in breaking the enemy’s resistance without fighting. The Art of War, ancient Chinese military treatise attributed to Sun Tzu.
HANOI – Maritime disputes between China and Vietnam have entered a dangerous new realm: psychological warfare. Tit-for-tat provocations, including marine patrol deployments in disputed areas in the South China Sea and Beijing’s decision to include territories it claims on maps printed in its national passports, have intensified in recent months, adding new destabilizing variables to an already volatile situation.
While both sides have repeatedly stated their intention to achieve a peaceful solution through negotiations, including through a joint statement issued in 2011, at present there is little or no direct dialogue between the two governments. Beijing and Hanoi must now also face rising nationalism among their citizens, including periodic anti-China street protests in Vietnam and widespread anti-Vietnam rhetoric on Chinese citizens’ private blogs and Facebook pages related to the South China Sea disputes.
Rather than dialogue, China and Vietnam seem to be increasingly engaged in a thorny game of psychological warfare, with the apparent aim to undermine the other sides’ ability to conduct potential combat operations in the disputed areas. While Vietnam’s reactions to China’s moves have appeared more defensive than offensive, China’s actions have more clearly aimed at deterring and demoralizing Vietnam’s smaller and comparatively poorly equipped military and navy.
When an annual fishing ban imposed by China over northern areas of the South China Sea was lifted last August, more than 14,000 fishing boats registered in China’s Guangdong province and another 9,000 ships carrying over 35,000 fishermen from nearby Hainan Island overwhelmed contested maritime areas. Vietnamese officials suggested at the time that the intention behind the seemingly coordinated dispatchment of such a large number of vessels “was not to fish”.
The Brussels-based International Crisis Group said in a report entitled “Stirring up the South China Sea II: Regional Responses” that the large number of fishing boats “also provide a pretext for increased civilian patrols in the South China Sea and rally nationalist sentiment”.
In late January, Vietnam reacted by establishing a new fishery bureau to patrol waters it claims in the South China Sea. According to the enabling executive decree, members of the new ”Vietnam Fisheries Patrol” will have authority to impose penalties on local and foreign fishing organizations and individuals that operate within Vietnam’s claimed maritime areas.
The patrol group will also be involved in disaster prevention and control, as well as search and rescue missions, according to the decree. The bureau’s creation follows on a Law of the Sea passed last year by Vietnam’s General Assembly. China vigorously protested on the grounds the new law violated its sovereign territory. The government-influenced CCTV commented similarly that the new bureau’s creation represented a violation of China’s “sovereignty and maritime rights”.
In apparent tit-for-tat response, Chinese officials announced plans in early March to establish a new village on Mischief Reef, a large reef in the Spratly archipelago. On March 7, Hanoi reaffirmed its sovereignty over the Spratly and Paracel archipelagos, prompting China for the first time to deploy a marine surveillance unit outfitted with helicopters to carry out patrol and observation missions near the contested islands.
On March 10, three China Marine Surveillance (CMS) ships departed with fanfare from the port of the newly created Sansha City on Hainan Island. Three days later, China’s official news agency Xinhua reported that two Vietnam-registered fishing ships were driven out of China’s territorial waters by one of the CMS vessels. The report said the Vietnamese boats were suspected of illegal fishing within China’s territorial waters.
Position of weakness
Hanoi did not issue an official statement in response to the incident, which significantly occurred while Vietnam commemorated a 1988 sea battle in the contested Spratly Islands in which China routed Vietnamese forces, killing 64 soldiers. Vietnamese state-controlled media, which reported widely on the anniversary, continues to assert that Gac Ma island in the same archipelago is illegally occupied by China – a notion that activists rallied around at anti-China protests held last month in Hanoi.

Days later, on March 25, Hanoi strongly protested when a Chinese boat shot flares at a Vietnamese fishing vessel in the contested Paracel archipelago. Vietnamese officials demanded that Beijing investigate and take action against the perpetrators for what Hanoi viewed as a “wrongful and inhumane” act. Chinese foreign ministry spokesman Hong Lei responded that the action was “legitimate and necessary” because it occurred in what Beijing views as Chinese territory.
Militarily, China can afford to take such a hard line. According to official statistics, China’s military budget of US$91.5 billion was more than 40 times greater than Vietnam’s $2.6 billion in 2011. Beijing also dominates on the economic front, with Vietnam’s trade deficit with China rising to $16.4 billion in 2012 from $9 billion in 2007.
Some analysts suggest that the next phase of China’s psychological warfare campaign could be to impose trade bans on Vietnam, similar to the ones it imposed on rare earth exports to Japan in 2010 and last year’s ban on banana imports from the Philippines. Both Japan and the Philippines are also embroiled in maritime disputes with China. Such tactics, however, risk undermining over two decades of diplomacy aimed at building confidence and economic linkages with Southeast Asia.
Vietnam has increasingly pointed to international law and the non-binding “Declaration on Conduct of the Parties in the East Sea” reached between China and the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) to defend its position. While China reaffirmed its commitment to the declaration earlier this month at the 19th ASEAN-China Senior Official Meeting in Beijing, it has worked behind the scenes to prevent ASEAN from developing a unified position on the disputes.
Beijing’s undefined position, including over how many of the features included its wide-reaching nine-dash map of the South China Sea it actually claims, has played into its psychological warfare with Vietnam. “Big powers have advantages in maintaining strategic ambiguity,” said Huang Jing, director of the Center on Asia and Globalization at the National University of Singapore. He suggests that China has learned how the United States often makes use of strategic ambiguity in its international relations.
The situation has also been complicated by China’s leadership transition from Hu Jintao to Xi Jinping. According to academic Jing, under Xi South China Sea issues can no longer be perceived as solely an international issue but rather also a domestic one. “Public opinion does matter in decision making. [China's] new leaders have no choice – they have to play tougher in [the] South China Sea,” said Jing.
Roberto Tofani is a freelance journalist and analyst covering Southeast Asia. He is also the co-founder of PlanetNext (www.planetnext.net), an association of journalists committed to the concept of “information for change”.

Các dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét