Georgy Bovt*, The Moscow Times
Nhất Phương (dịch)
Vài lời của người dịch
Gần đây khá nhiều người Việt vô tư tin rằng nước Nga của ông Putin “hướng đông” là để kiềm chế sự trỗi dậy nguy hiểm của Trung Quốc. Việc Nga muốn hay được mời (?) quay lại Cam Ranh cũng được khá nhiều người mắc hội chứng “nước Nga nhân hậu” và giàu trí… tưởng bở diễn dịch như vậy.
Người Việt chớ quên khi Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa của Việt Nam năm 1988, Nga Xô có nguyên cả căn cứ hải quân tại Cam Ranh. Có lẽ lúc đó họ đang chơi bài và nốc Vodka? Nga Xô thậm chí từ chối đề nghị của Việt Nam cùng lên tiếng phản đối, như chúng ta đã biết.
Nga và Trung Quốc đang muốn xây dựng và củng cố mặt trận bảo vệ hệ thống độc tài, ngăn chặn những quốc gia muốn thoát ra khỏi gọng kìm của hệ thống độc tài của họ thì đúng hơn. Nga quay lại Cam Ranh là để cùng Trung Quốc ngăn chặn thế lực “thù địch” muốn chống phá hệ thống độc tài tham nhũng, đúng như ngài đại tá tuyên giáo Thanh đã nói.
Kết luận của bài viết của nhà phân tích chính trị người Nga Georgy Bovt dưới đây đáng để cho ta suy nghĩ.
***
Bất cứ khi nào có đàm phán cấp cao giữa Nga và Trung Quốc, truyền thông Nga dường đồng thanh nói chính sách ngoại giao củaMoscowđang hướng Đông. Suy diễn đó có cơ sở, nhưng thực tế ngày càng cho thấy Nga đang đóng vai một đối tác đàn em.
Moscowrõ ràng rất hài lòng khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (TCB) chọn Nga làm nước bắt đầu cho chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình. Cả hai bên dùng chuyến thăm này để đưa ra những tuyên bố về quan hệ đối tác thân thiện và chiến lược. Khác hẳn châu Âu và Hoa Kỳ, Trung Quốc không mắng mỏ Nga về việc vi phạm nhân quyền. Người Trung Quôc là bậc thầy về nghi lễ xã giao và từ lâu đã học được cách đạt mục đích bằng những mánh rất khéo lấy lòng đối tác và không bao giờ hạ nhục đối tác. Đáp lại những lời lẽ sướng tai về tình bạn, đối tác, quan hệ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, Nga đã thừa nhận với Trung Quốc rằng Nga ít khi nhất trí với phương Tây.
Chủ yếu nhờ những chuyến tàu chở dầu sang Trung Quóc, khối lượng thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã lên tới 88 tỉ đô-la Mĩ năm 2012. Thỏa thuận chính mà ông Tập đã ký trong chuyến thăm này chủ yếu tập trung vào việc bán dầu cho Trung Quốc. Người đứng đầu Gazprom là Alexei Miller nói rằng Trung Quốc sẽ cấp tín dụng cho việc xây dựng đường ốngSiberia. Theo Miller, gas sẽ được chuyển tới Trung Quốc vào năm 2018. Hợp đồng dự định sẽ được ký vào tháng Bảy 2013 mặc dù chưa thỏa thuận được về giá cả. Trung Quốc muốn trả thấp hơn nhiều so với khách hàng châu Âu, nhưng dường như Nga đã mệt mỏi vì khách hàng châu Âu khó tính nên rất có thể sẽ nhượng bộ Trung Quốc. Sau hết,Moscow đã bán điện cho Trung Quốc với giá thấp hơn so với bán cho dân Nga trong nước.
Nga cũng có kế hoạch bán nhiều dầu hơn cho Trung Quốc. Với Rosneft cầm đầu, Nga sẽ tăng lượng dầu bán cho Trung Quốc từ 15 triệu tấn hiện nay lên 31 triệu tấn trong vòng 20 năm tới. Rosneft sẽ sử dụng tín dụng của Trung Quốc để tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc. Trung Quốc dự định xây một nhà máy lọc dầu ở tỉnh Thiên Tân có khả năng lọc 13 triệu tấn dầu thô một năm, trong đó Nga sẽ cung cấp 9 triệu tấn. Điều này dễ hiểu vì Nga không xây dựng thêm nhà máy lọc dầu do các nhà máy của Nga hiện chỉ sản xuất được sản phẩm chất lượng cực kỳ thấp.
Nga cũng sẽ bán than cho Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc khai thác ngay trên đất Nga khá nhiều. Tương tự như ở châu Phi, Trung Quốc xây dựng đường sá và nhà máy điện trên đất Nga để hỗ trợ cho việc khai thác than.
Có một yếu tố quan trọng hơn nữa trong quan hệ Nga-Trung: dầu của Nga chỉ chiếm 8% trong lượng tiêu thụ của Trung Quốc, than thì còn ít hơn. Do vậy, vì Bắc Kinh có thể tìm những nguồn cung khác, Trung Quốc, ở mức ảnh hưởng thấp nhất, ở thế mạnh có quyền đặt ra luật chơi cho những thương thảo tương lai.
Trước đây không lâu, Nga còn là nhà cung cấp vũ khí chính cho Trung Quốc Ngày nay, tình hình đã thay đổi – tất nhiên bất lợi cho Nga. Chỉ 10 năm trước, hàng hóa và thiết bị công nghiệp chiếm 30% khối lượng mậu dịch của Nga đối với Trung Quốc. Nay chỉ còn 1,5%. Nga bây giờ mua máy móc kim khí của Trung Quốc, việc mà chỉ mấy năm trước đây được coi là chuyện vô lý. Chỉ một thời gian ngắn trước đây, Nga là nhà cung cấp vũ khí chính cho Trung Quốc. Nay Trung Quốc gần như không có nhu cầu mua vũ khí của Nga khi họ đã sao chép được những gì họ cần. Những vũ khí Trung Quốc mua của Nga không để sử dụng cho những chiến dịch chống Nga, nên chỉ có thể sử dụng trong cuộc chiến với Đài Loan. Ví dụ, Trung Quốc chỉ mua số lượng nhỏ máy bay chiến đấu SU-27 và một nửa số đó chỉ phục vụ huấn luyện. Số lượng nhỏ như vậy không thể đáp ứng được nhu cầu trang bị quân đội khổng lồ của Trung Quốc, nhưng đủ để huấn luyện không quân. Nhưng mới đây thôi, Trung Quốc khước từ đề xuất của Nga sản xuất Su-27 với giấy phép của Nga. Họ bắt đầu tự sản xuất máy bay J-11B theo mẫu Su-27 cũng như công nghệ của Mig và máy bay củaIsrael.
Thật đáng kinh ngạc khi thấy Nga không mảy may bận tâm đến quan hệ Trung-Nga một chiều này. Những người cầm đầu Kremlin giả vờ không biết và coi đây là quan hệ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vì họ nghĩ rằng Trung Quốc đã sẵn sàng nhập phe với Nga trong một mặt trận thống nhất chống Mỹ. Nếu vậy, những người ở Kremlin đã tự lừa dối mình: Trung Quốc không bao giờ để kẻ khác sử dụng mình làm công cụ trong quan hệ đối ngoại – trừ khi chính Trung Quốc muốn vậy.
* Georgy Bovt là nhà phân tích chính trị
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét