Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Chính phủ: 30% công chức vô dụng !


Cập nhật: 01:27 GMT - chủ nhật, 27 tháng 1, 2013
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói hàng trăm ngàn công chức có cũng như không
Một phó thủ tướng vừa lên tiếng nói hàng trăm ngàn viên chức nhà nước đến cơ quan nhưng không được việc gì.
Ông Nguyễn Xuân Phúc được báo Lao Động dẫn lời nói hôm 25/1:
"Tình trạng chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ thi cử đầu vào bất cập.
"Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào".
Ông Phúc phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của Ban chỉ đạo đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức tại trụ sở Chính phủ.
Đây không phải là lần đầu tiên người ta nói tới con số 30% công chức không được việc nhưng ông Phúc là quan chức cao cấp nhất đề cập tới tỷ lệ này.
Báo Lao Động nói đề án "Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức" của Chính phủ Việt Nam có mục tiêu dựng lên một bộ máy nhà nước chuyên nghiệp, có trách nhiệm, năng động, minh bạch và hiệu quả.
Mục tiêu của đề án được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt hồi cuối năm 2012 là đến năm 2015 có 70% các cơ quan, tổ chức của Nhà nước từ trung ương đến cấp huyện trình và được phê duyệt danh mục vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch.
Đề án cũng nhằm lập ra các chức danh và tiêu chuẩn công chức, nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức và thi nâng ngạch công chức.

'Cầm tay chỉ việc'

Phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của Ban chỉ đạo đề án, ông Phúc nói Việt Nam hiện có 2,8 triệu công chức và đặt câu hỏi liệu số công bộc này có "cống hiến hết mình hay không?"
Câu trả lời của ông là 30% trong số này, tức 840.000 người, có thể cho nghỉ việc mà vẫn không ảnh hưởng gì tới công việc chung.
Theo 
Bấm
Lao Động, ông Phúc nói Việt Nam sẽ "thất bại trước nền kinh tế thị trường" nếu không đổi mới chế độ công vụ và công chức.
Vị Phó Thủ tướng được dẫn lời nêu "quyết tâm" thực hiện đổi mới và yêu cầu áp dụng ngay việc thi công chức "công khai" và "minh bạch".
Các Đại biểu Quốc hội đã từng nêu 
Bấm
vấn đề "chạy việc" trong biên chế nhà nước có thể tốn hàng trăm triệu đồng.
Họ cũng nói ngoài 30% số công chức không làm được việc, 30% khác cần phải được "cầm tay chỉ việc".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét