Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Chết Bởi Tàu quốc (Kì 10)


PETER NAVARRO và GREG AUTRY

Phần V
Hướng dẫn để sống sót và kêu gọi hành động

Chương 15

Chết bởi kẻ ủng hộ Trung Quốc: Fareed Zakaria biến đi

Sự tăng trưởng của Trung Quốc mang lại lợi ích rõ ràng và đầy ngạc nhiên cho thế giới
và đặc biệt cho nước Mỹ.
- Fareed Zakaria

Này Fareed, ông có muốn một chút mù tạc cho lời ngoa dụ đó không? Và sau khi ông kết
thúc sự vồn vã với Trung Quốc, làm ơn hãy trả lời câu hỏi này:

Làm sao mà một nhà báo, giám đốc điu hành, người tiêu dùng, nhà chính trị, nhà phê
bình hay học giả người Mỹ nào đó có thể bảo vệ một chế độ toàn trị chuyên bán sản
phẩm độc hại gây thương tật và chết người, tấn công máy tính của chúng ta để ăp cắp tài
sản trí tuệ, tiến hành các cuộc tấn công kiểu con buôn vào nn kinh tế chúng ta để ăp cắp
công ăn việc làm, sử dụng trái Đất như cái gạt tàn thuốc lá khổng lồ, đối xử với công
nhân của chính họ như là một lũ nô lệ, và đang tiến hành vũ trang tận răng để có thể
đánh chìm hạm đội của chúng ta, bắn hạ các vệ tinh của chúng ta để họ thỏa sức điu
hành thế giới?


Đó là một câu hỏi rất hay. Và không h có một câu trả lời thuyết phục nào cả. Dù vậy
hàng ngày trên khắp nước Mỹ vẫn có một số lượng lớn đến mức đáng kinh ngạc bọn Ủng hộ,
bọn Nhân nhượng, những kẻ như Fareed Zakaria, James Fallows, Tom Friedman, và Fred
Hiatt đến Nicholas Kristof, David Leonhardt và Joseph Stiglitz, bảo vệ kịch liệt cho Trung
Quốc chống lại những người muốn gây sức ép thực hiện những cải cách đáng lẽ phải làm từ
lâu rồi.
Thực tế, sự tồn tại của Liên minh Ủng hộ Trung Quốc không chính thức này trong biên
giới nước Mỹ có một ngụ ý quan trọng v mặt chính trị: chúng ta với tư cách là một quốc gia
không thể đương đầu một cách hiệu quả với chính phủ Trung Quốc khi nào chúng ta chưa
xác định rõ những kẻ biện hộ này và sau đó bác bỏ những luận điểm vốn là thành trì to lớn
nhưng không tưởng kiểu tháp Babel[1] chống lại sự thay đổi có ý nghĩa trong quan hệ Mỹ -
Trung này.

Đó là mục đích chính của chương này, và để bắt đầu, đây là danh sách của sáu thành viên
chính trong Liên minh Ủng hộ Trung Quốc. Họ bao gồm những nhóm sau, theo thứ tự ngẫu
nhiên:

• Những người theo phái tự do hy vọng “Dân Chủ hóa và thuần hóa con Rồng Trung
Quốc”
• Những người theo phái bảo thủ “Mặc kệ những đợt tấn công của bọn con buôn, cứ
hướng đến tự do thương mại bằng mọi giá”
• Những người uốn nắn dư luận có lợi cho các ngân hàng phố Wall
• Những kẻ nhân nhượng trong giới chóp bu của Washington
• Những bậc thầy toàn cầu hóa “Thế giới phẳng”
• Những tổ tư duy cố thỏa mãn gấu Trúc.

Những người theo phái tự do hy vọng “Dân chủ hóa và thuần hóa
con Rồng Trung Quốc”           

Tổng thống Clinton sẽ khép lại hàng năm dài tranh luận v chính trị và kinh tế vào ngày
thứ Ba và đánh dấu một thành tựu lớn của chính quyn thời ông ta bằng việc ký thông
qua bình thường hóa thương mại với Trung Quốc… Bước đi này được thiết kế nhằm mở
cửa thị trường Trung Quốc rộng lớn cho doanh nghiệp Mỹ và mở đường cho Trung Quốc
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới… Tổng thống Clinton lập luận rằng đưa Trung
Quốc gia nhập vào cơ chế thương mại toàn cầu sẽ giúp Trung Quốc trở thành một thành
viên đáng tin cậy và có trách nhiệm hơn trong cộng đồng quốc tế.
- CNN
Kết lọc bản chất của nó, lập luận của những người theo phái tự do “Dân chủ hóa Rồng”
cho việc ủng hộ sự nổi lên của Trung Quốc là: chúng ta phải "đưa Rồng Trung Quốc vào
cuộc chơi" để thuần hóa nó.

Trong cách nhìn này, tất cả những gì mà một Trung Quốc toàn trị thật sự cần để trở thành
một Trung Quốc dân chủ là thời gian và một liu thuốc nặng ký của kinh tế thịnh vượng.
Bằng việc trở nên giàu có hơn, lập luận tiếp tục, “họ” sẽ trở thành như “chúng ta”, có nghĩa là
một nn dân chủ dân sự tôn trọng tự do ngôn luận, quyn con người, sở hữu trí tuệ, luật lệ của
tự do thương mại và tính thiêng liêng của hòm phiếu nghị viện.

Chính lập luận sai lầm này là gốc rễ của những vấn đ kinh tế hiện nay của Mỹ với Trung
Quốc. Đó là vì chính quyn Clinton lợi dụng nó triệt để trong những năm cuối thập niên 1990
để hỗ trợ cho chính sách “đưa Trung Quốc vào cuộc chơi” và gây áp lực cần thiết lên các nhà
lập pháp Quốc hội để đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới trong năm 2000.
Tất nhiên, kết quả lịch sử chứng minh đây là một vết nhám cho Tổng thống Clinton.
Trong thập niên qua, Mỹ đã chỉ nhận được kết quả ngược lại lời hứa hẹn từ chính sách “đưa
Trung Quốc vào cuộc chơi” của chính quyn ông ta.

Thật ra, nn kinh tế Trung Quốc càng tạo ra nhiu của cải cho tầng lớp trung lưu đang lớn
lên của nó, càng nhiu người dân Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận ý tưởng rằng chủ nghĩa
toàn trị vừa là cần thiết vừa là mong ước để giữ cho điu thần kỳ này được tiếp tục. Giáo sư
Ming Xia đã mô tả nhóm tự do Mỹ đã hoàn toàn hiểu sai suy nghĩ của nhóm tân bảo thủ châu
Á:

Ở phương Tây, những nhà dân chủ tự do thường mong đợi rằng nn kinh tế thị trường
mới nổi sẽ tạo ra một tầng lớp trung lưu đủ lớn, những người sẽ trở thành xương sống
của xã hội dân sự và là động lực cho quá trình dân chủ. Nhưng nhiu chuyên gia châu Á
đã phát hiện rằng điu này không đúng ở Đông Á: dưới chủ nghĩa tư bản định hướng nhà
nước ở Đông Á, tầng lớp trung lưu thường phụ thuộc nhà nước cho việc làm (chuyên viên
và công chức nhà nước) và tài nguyên (doanh nhân) và vì vậy không chủ động trong việc
chống lại nhà nước. Đây cũng là trường hợp xảy ra ở Trung Quốc. Không h ngạc nhiên,
tầng lớp trung lưu đã đứng bên cạnh chủ nghĩa tân bảo thủ ở Trung Quốc từ những năm
1990.

Một cách dễ hiểu hơn, có quá nhiu người Trung Quốc dường như sẵn sàng tử bỏ các
quyn tự do ngôn luận và quyn con người để đổi lấy quyn và tin cần thiết để mua xe
BMW và bánh Big Mac[2]. Đó là lý do tại sao giáo sư đại học Harvard Samuel Huntington
cảnh báo những người theo trường phái tự do giữa thập niên 1990 không nên tin hoàn toàn
vào khái niệm đưa Trung Quốc vào cuộc chơi. Cảnh báo của Huntington được trích dẫn trong
tờ Taiwan Review:

Bản chất của nn văn minh phương Tây là Magna Carta[3], chứ không phải Magna Mac.
Thật ra, người Trung Quốc có thể ăn bánh Big Mac hay thậm chí lái xe hơi, nhưng vẫn
không quan tâm đến việc đưa dân chủ vào trong nn chính trị của họ, đặc biệt khi họ phát
triển mạnh dưới sự lèo lái của chính phủ, chủ nghĩa tư bản toàn trị.

Khi suy nghĩ v vấn đ này, chúng tôi muốn làm thật rõ một vấn đ: Không có cái gọi là
“tính Trung Quốc” cố hữu hợp với chủ nghĩa toàn trị và không có gì ngăn cản người Trung
Quốc hưởng sự thịnh vượng trong một xã hội tự do. Thật sự, Đài Loan, Hồng Kông,
Singapore và Hoa kiu khắp thế giới đã chứng minh điu này nhiu lần.

Thật ra, sự thành công của người Trung Quốc trong các hệ thống khác dân chủ hơn là kết
quả của lòng tự tôn, đạo lý làm việc chăm chỉ, và tinh thần trọng học. Tuy vậy, thật buồn là
bộ máy tuyên truyn của đảng Cộng Sản đã thuyết phục một cách dối trá một bộ phận quan
trọng người Trung Quốc và nhiu người trên thế giới rằng "sự lãnh đạo sáng suốt" của đảng
Cộng Sản đã tạo ra sự giàu có cho Trung Quốc.

Vì vậy lần tới khi bạn nghe những người tự do khăng khăng rằng chúng ta phải đưa Rồng
Trung Quốc vào cuộc chơi và thuần hóa nó, hãy nhắc nhở họ rằng khái niệm vào cuộc chơi
chỉ đúng nếu Trung Quốc sẵn sàng chơi theo luật phương Tây – không phải tạo ra một luật
của riêng nó.

Những người theo phái bảo thủ “Mặc kệ những đợt tấn công của
bọn con buôn, cứ hướng đến tự do thương mại bằng mọi giá”

Như thể nn kinh tế thế giới chưa đủ yếu ớt, các chính trị gia ở Mỹ và Trung Quốc dường
như dự tính tiến hành một cuộc chiến tranh tin tệ kiểu cũ. Trong vấn đ này Mỹ sai
nhiu hơn Trung Quốc, và điu quan trọng là tìm hiểu lý do tại sao, để hai quốc gia này
đừng đưa thế giới quay v thời kỳ đen tối của chủ nghĩa bảo hộ tin tệ theo kiểu lợi mình
hại người.
- The Wall Street Journal

Sợ là ai đó nghĩ chúng tôi đang phê phán quá nhiu cánh Tả, thử đoán xem? Ít ra có một
bộ phận trong cánh Hữu ở Mỹ đáng bị phê bình tương tự.

Dấu hiệu nhận biết của những người theo phái bảo thủ “Mặc kệ những đợt tấn công của
bọn con buôn, cứ hướng đến tự do thương mại bằng mọi giá” là một nim tin mù quáng vào
nguyên lý của tự do thương mại bất kể các chính sách con buôn và bảo hộ mà đối tác thương
mại của Mỹ áp dụng. Tuy nhiên, như chúng ta đã học được một cách đau đớn trong Chương
4 “Cái chết cho nn tảng sản xuất Mỹ”, thương mại tự do chỉ mang lại lợi ích cho cả hai nếu
cả hai chơi theo luật. Ngược lại, và trường hợp điển hình là quan hệ thương mại bất cân xứng
Mỹ - Trung, một quốc gia sẽ thu được thành quả do sự mất mát thu nhập, việc làm, nn tảng
sản xuất và sự thịnh vượng của quốc gia còn lại.      

Có lẽ điu rắc rối nhất v những người bảo thủ “Hướng đến tự do thương mại bằng mọi
giá” là gần như không thể tranh luận với họ. Những kẻ ảo tưởng luôn tự cho mình đúng này
không chỉ bỏ qua gần như bất kỳ vi phạm luật lệ tự do thương mại nào của Trung Quốc trong
khi nhấn mạnh rằng Mỹ cần tiếp tục tuân thủ những luật lệ này. Thật ra, không có chỗ nào
trong não trạng lý tưởng này có sự linh hoạt trí óc để phân biệt, ví dụ, giữa các loại thuế bảo
hộ xấu và các hạn ngạch được thiết kế để đóng cửa thị trường trước mũi người nước ngoài,
với các biện pháp tự vệ chính đáng như các sắc thuế trừng phạt những trợ cấp trái luật của
chính phủ Trung Quốc.

Vậy thì chính xác ai là người mà chúng ta đang nói đến ở đây? Một điểm khởi đầu có ích
là những trang xã luận của tờ The Wall Street Journal. Bởi vì như đoạn trích dẫn mở đầu của
mục này minh họa, bất cứ khi nào chủ đ cải cách thương mại xuất hiện, tờ The Wall Street
Journal và cả đàn tay bút xã luận và bình luận của báo hăng hái tiến hành công kích với các
cách thức tuyên truyn đã từng chứng tỏ hiệu quả.

Cách thức này luôn bắt đầu với việc quy kết bất cứ hành động phòng vệ nào chống lại
Trung Quốc là “chủ nghĩa bảo hộ”. Sau một đoạn đầy cảm động, tờ The Wall Street Journal
tiếp tục với một cảnh báo kinh khủng v cuộc chiến thương mại sắp xảy đến nếu Mỹ cố gắng
bảo vệ bản thân nó khỏi những kẻ săn mồi Trung Quốc.

Tất nhiên, nếu cải cách thật sự là một khả năng, tờ The Wall Street Journal sẽ hết sức cố
gắng dọa chúng ta bằng việc nhắc đến vai trò của sắc thuế Smoot-Hawley trong việc gây ra
cuộc Đại Khủng hoảng. Điu này không khác gì một đống phân bò, nhưng nó là sự tuyên
truyn hiệu nghiệm một cách không thể chối bỏ đã phục vụ rất tốt chương trình nghị sự
“Hướng đến tự do thương mại bằng mọi giá” trong những năm qua của tờ báo này.
Tờ The Wall Street Journal không lẻ loi trong số các thành viên tinh anh của giới báo chí
tài chính trong việc đánh mạnh vào những người muốn cải cách quan hệ với Trung Quốc.
Thật đáng tiếc, hai tay chơi toàn cầu lớn khác – nhật báo Financial Times và tuần báo tạp chí
Economist – bị ảnh hưởng bởi thiên hướng tư tưởng tương tự để bỏ qua các hành vi thương
mại không công bằng của Trung Quốc với nỗi sợ hãi rằng công kích những hành vi như vậy
sẽ làm thiệt hại cơ chế thương mại tự do toàn cầu.

Chúng ta cũng sẽ bị bỏ lỡ lần nữa nếu chúng ta không thêm vào trong tập đoàn những
người ủng hộ này nhiu học giả và thành viên của một vài nhóm tư duy bảo thủ của đất nước.
Ví dụ, Dan Griswold ở Viện Cato và Ed Feulner của Tổ chức Heritage có thể được nghe thấy
nhiu lần khi chơi giai điệu tự do thương mại này. Và Greg Mankiw của Harvard và Ronald
McKinnon của Standford cũng được liệt kê vào những người nêu cao lá cờ tự do thương mại
ngay khi thấy dấu hiệu đầu tiên của những đạo luật Quốc hội v chủ đ như cải cách tin tệ.
Tuy nhiên, những gì mà tất cả những tư tưởng dễ vỡ này dường như không nhận ra là:
Trung Quốc đang làm hại nhiu hơn rất nhiu cho thương mại tự do trong triển vọng toàn
cầu dài hạn hơn bất cứ một biện pháp tự vệ nào chống lại chủ nghĩa con buôn và bảo hộ
Trung Quốc có thể gây ra.

Những người uốn nắn dư luận có lợi cho các ngân hàng phố Wall

Tổng những nguồn lực của Goldman Sachs, GSGH và công ty Chứng khoán Gao Hua là
nhóm lớn nhất trong số các ngân hàng đầu tư quốc tế tại Trung Quốc.
- Goldman Sachs website

Trong khi chúng ta không đặt dấu hỏi cho cả tính chính trực lẫn động cơ của những người
theo thái tự do “Dân chủ hóa và thuần hóa con Rồng Trung Quốc” hay những người theo phái
bảo thủ “Hướng đến thương mại tự do bằng mọi giá” – họ ôm chặt một cách rất nhiệt thành
lập trường của họ dựa trên một cam kết lý tưởng – tuy nhiên sự đánh giá nhân đạo này không
thể trao cho thành phần thứ ba trong Liên minh Ủng hộ Trung Quốc. Những người uốn nắn
 luận có lợi cho các ngân hàng phố Wall đại diện cho tất cả các ngân hàng lớn đa dạng và
các công ty dịch vụ tài chính đã đầu tư lớn vào Trung Quốc và hiện đang nhanh tay kiếm tin
– thường là với phần thiệt hại cho nước Mỹ. Dĩ nhiên, chiến lược chính của nhóm này là sử
dụng các lập luận được công chúng yêu thích để làm tăng lợi ích tài chính của bản thân họ.
i gây tranh cãi một chút, những kẻ phạm tội tệ nhất trong nhóm này là các ông khổng
lồ tài chính như Goldman Sachs và Morgan Stanley. Họ đã thiết lập một số chi nhánh thuộc
loại lớn nhất của Mỹ tại Trung Quốc, thường có mối quan hệ khăng khít với các quan chức
Trung Quốc, và muốn bảo đảm rằng không có gì có thể làm chao đảo con thuyn vàng của
họ.

Theo hướng này, họ đã thuê hai trong số những tay súng đánh thuê có thành tích cao nhất
trong cuộc tranh luận v Trung Quốc – Jim O’Neil, chủ tịch bộ phận quản lý tài sản của
Goldman Sachs, và Stephen Roach, cựu chủ tịch của Morgan Stanley châu Á. Cũng như các
biên tập viên của tờ The Wall Street Journal, mỗi người trong bọn họ nhanh chóng quy kết
cho bất cứ ai tìm kiếm cải cách với Trung Quốc là “Kẻ bảo hộ” hay là “Kẻ vùi dập Trung
Quốc” – và cả hai tận hưởng sự nổi tiếng như những ngôi sao nhạc rock trên báo chí nhà
nước Trung Quốc. Nhưng những điu làm hai tay súng nặng ký này nổi bật giữa đám đông là
sự sử dụng tài tình của họ v các lập luận kinh tế và xuyên tạc những con số thống kê.

Hãy xem Jim O’Neil như một ví dụ. Trong thời gian trước khi một quyết định cực kỳ
quan trọng của Bộ Tài chính Mỹ v vấn đ Trung Quốc thao túng tin tệ, tờ Financial Times
đã trao cho O’Neil một cột báo để đưa ra một luận điệu lạ lùng là “đồng nhân dân tệ rất gần
với giá trị thực của nó”. Đúng vậy, Jim. Và Mao Trạch Đông đã là một nhà tư bản.
Thế còn đoạn trích loan truyn nỗi sợ hãi từ tờ China Daily ở Bắc Kinh, tờ báo đã nhanh
n bao giờ hết dành cho Stephen Roach một chút mực dính máu:

Chủ tịch Morgan Stanley châu Á Stephen Roach nói vào hôm thứ Sáu rằng sẽ thật mỉa
mai cho Mỹ khi quy kết tin tệ của Trung Quốc cho tỉ lệ thất nghiệp cao và thâm hụt
thương mại, và những trừng phạt thương mại chống Trung Quốc sẽ đưa đến một kết
quả tai hại cho Mỹ…. Thâm hụt thương mại song phương Mỹ - Trung hầu như không
phải do đồng nhân dân tệ gây ra. Nó phản ảnh một sự thật rằng Mỹ không biết tiết
kiệm và những quốc gia không tiết kiệm phải nhập khẩu thặng dư tiết kiệm nước ngoài.
Giỏi thật! Chỉ trong một đoạn văn, Roach đã chuyển toàn bộ quy kết lỗi lên nước Mỹ cho
vấn đ thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, sử dụng lan truyn hoang mang sợ hãi để
làm tăng nỗi ám ảnh của “kết quả tai hại” được định nghĩa mơ hồ, và tuyệt đỉnh của sự mơ
hồ, xác nhận rằng đồng nhân dân tệ định giá thấp của Trung Quốc không thực sự là một yếu
tố.

Roach cũng chẳng tinh tế gì. Phản ứng với một phê bình gay gắt của một người đạt giải
Nobel v vấn đ đồng nhân dân tệ bị định giá thấp, Roach quát tháo: “Tôi nghĩ chúng ta nên
dùng gậy bóng chày đập cho Paul Krugman một trận”.

Tất nhiên, khi chúng ta đọc những điu như thế này, chúng ta luôn tự hỏi tại sao Trung
Quốc không sẵn lòng định giá đồng tin của nó một cách công bằng nếu, như Roach xác
nhận, nó không thật sự là một lực đẩy lớn cho nn kinh tế của Trung Quốc. V lời cáo buộc
“Mỹ không tiết kiệm”, Roach từ chối ghi nhận vai trò quan trọng mà quá trình thao túng đồng
nhân dân tệ gây nên trong việc nén một cách nhân tạo lãi suất của Mỹ và do đó giảm tỉ lệ tiết
kiệm của nước Mỹ.

Điu có lẽ chán ngấy nhất v sở thích của O’Neil và Roach là sự sẵn lòng của họ trong
việc xào nấu số liệu thống kê cho đến khi chúng bộc lộ ra điu gì đó mà họ muốn. Hãy xem
lời xác nhận mà Roach đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trên Barron’s:

Năm ngoái, Mỹ chịu thâm hụt thương mại với 90 quốc gia. Trung Quốc là lớn nhất,
nhưng có 89 quốc gia khác cộng lại nhiu hơn số thâm hụt thương mại của chúng ta với
Trung Quốc.

Ồ, thật vậy sao ngài Roach. Thật sự, Trung Quốc một mình nó đóng góp 45% trong tổng
số thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ, để 89 quốc gia khác của Roach chia nhau phần
55% còn lại với trung bình ít hơn 1% cho mỗi quốc gia.

Càng tệ hơn nữa, Trung Quốc đóng góp đến 75% trong tổng số thâm hụt thương mại hàng
hóa khi loại bỏ nhập khẩu xăng dầu khỏi tính toán cán cân thương mại. Chưa đủ với vai trò
“Lee Atwater”[4] của con Rồng kinh tế, Roach còn thành công với việc cáo buộc các quốc gia
khác chịu trách nhiệm "nhiu hơn" cho vấn đ thâm hụt thương mại của Mỹ khi chẳng có tí
sự thật nào.

Dĩ nhiên, nhìn rộng hơn là khi bạn thấy những người ủng hộ từ Wall Street như O’Neil và
Roach lập luận chống lại những cải cách đầy ý nghĩa với Trung Quốc, hãy nhớ lại rằng họ
làm việc cho ai và nồi cơm của họ đến từ đâu.

Những kẻ nhân nhượng trong giới chóp bu của Washington

Tôi tin rằng đó là hòa bình trong thời đại chúng ta.
- Neville Chamberlain

Tôi tuyệt đối tin rằng sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc là tốt cho thế giới, và cũng tốt
cho Mỹ.
- Barack Obama

Trong thập niên qua, Trung Quốc áp đặt được lối chơi của nó lên nn kinh tế Mỹ mà có
vẻ như không phụ thuộc đến việc ai đang ngồi ở Nhà Trắng, đang vận hành Bộ Tài chính, hay
chiếm đa số tại đồi Capitol. Bất chấp đảng chính trị nào chiếm được quyn lực, sự đồng thuận
trong giới chóp bu ở Washington luôn là nhân nhượng thay vì đối đầu với con Rồng Trung
Quốc.

Với Tổng thống George Bush, vấn đ chủ yếu thuộc v hệ tư tưởng – là một nhà thương
mại tự do, ông ta đã không thể thấy thiệt hại gây ra cho nn tảng sản xuất Mỹ bởi một Trung
Quốc mang tư tưởng con buôn và bảo hộ. Thêm vào sự xao lãng này của Bush là cuộc chiến
ở Iraq, cuộc chiến chống khủng bố, và sự ám ảnh của ông ta với trục ma quỷ, và chúng ta đã
bị tổn thương với tám năm của chính sách “không thấy tai họa Trung Quốc” từ người đàn ông
quyn lực nhất hành tinh.

Và lúc này chúng tôi phải thú nhận. Cả hai chúng tôi có hy vọng cao độ rằng một khi
chúng ta có một sự thay đổi chính thể ở Washington trong cuộc bầu cử 2008, Mỹ sẽ nhanh
chóng chuyển sang lộ trình của những cải cách có ý nghĩa với Trung Quốc. Tuy nhiên, với
Tổng thống Barack Obama, cuối cùng quá rõ ràng rằng chúng ta đã đánh đổi một kẻ nhân
nhượng trong giới chóp bu của Washington bằng một kẻ nhân nhượng khác.

Thứ rắc rối nhất trong những điu này là Tổng thống Obama dường như hoàn toàn không
đủ khả năng kết nối những điểm đang ngày càng rõ ràng giữa sự khốn khó của nn kinh tế
Mỹ với vũ khí Hủy diệt việc làm của Trung Quốc. Có lẽ là bởi vì ông ta tin rằng ông ta cần
tiếp tục vay mượn tin của Trung Quốc để tài trợ cho gói kích thích tài khóa và thâm hụt
ngân sách khổng lồ. Có lẽ vì ông ta tự bao vây mình bằng các thành viên nội các và cố vấn
thân Trung Quốc như Jason Furman của Nhà Trắng, Bộ trưởng Thương mại Gary Locke,
Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Jeffrey Bader, Lael Brainard của Bộ Tài Chính, và các
quan chức James Steinbarg và Kurt Campbell của Bộ Ngoại giao.

Đáng ngại nhất, có lẽ là Tổng thống Obama thật sự không hiểu những rắc rối của kinh tế
vĩ mô toàn cầu và, như là một phiên bản hiện đại của cố Thủ tướng Anh Neville
Chamberlain, “tuyệt đối tin” rằng “sự trỗi dậy” của Trung Quốc sẽ “hòa bình” và “tốt cho
Mỹ”. Dù cách nào đi nữa, hai ông chủ gần đây của Nhà Trắng không đáp ứng thỏa mãn câu
hỏi của chúng ta, những người sống ở Mỹ, v vấn đ Trung Quốc.

Và với hai ngài tổng thống như vậy, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta có những câu
chuyện tương tự của hai Bộ trưởng Tài chính, Henry Paulson của Bush và Timothy Geithner
của Obama. Dù đã có rất nhiu cơ hội - và những bằng chứng tràn ngập! – cả hai đã từ chối
nhiu lần việc tiến hành một bước đi quan trọng nhất và trực tiếp nhất mà đất nước này có thể
thực hiện trên con đường hướng đến cải cách thương mại có ý nghĩa với Trung Quốc, đó là
quy cho Trung Quốc là quốc gia thao túng tin tệ.

Dĩ nhiên, không ai thật sự mong đợi Hank Paulson tháo ngòi quả bom tin tệ của Trung
Quốc. Sau hết, trước khi trở thành Bộ trưởng Tài chính, Paulson là một trong những tay đầu
sỏ của Những kẻ uốn nắn dư luận có lợi cho các ngân hàng phố Wall. Thật ra, trên cương v
là chủ tịch và CEO của Goldman Sachs, Paulson đã thực hiện hơn 70 chuyến đi đến Trung
Quốc. Mối liên kết Trung Quốc của Paulson đã giúp cho hãng của ông ta kiếm hàng trăm
triệu đô-la; và không thể nào một tay gạo cội của Wall Street lại đi cắn cánh tay Bắc Kinh
vốn đang nuôi sống cho các đồng chí Goldman Sachs quá tốt.

Còn việc Timothy Geithner thay đổi một cách nhanh chóng sang thành một nhà ủng hộ
Trung Quốc như thế nào còn hơn là một điu bí ẩn. Và này chàng trai, có phải chúng tôi đang
hàm ý thay đổi nhanh. Trong một giây phút chớp nhoáng mọi thứ đu có thể thay đổi ở New
York, Geithner đi từ một nhà ủng hộ cải cách Trung Quốc, hứa hẹn sẽ quy kết Trung Quốc là
một nước thao túng tin tệ trong suốt cuộc điu trần của ông ta, đến một người nhân nhượng
Trung Quốc ngay khi ông ta ngồi vào văn phòng Bộ Tài chính.

Những bậc thầy toàn cầu hóa “Thế giới phẳng”

Cho đến giờ, mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc của Mỹ đã thành công và có lợi – và có
lợi cho cả hai phía….
Ca làm việc trong nhà máy [ở Trung Quốc] thường là 12 giờ, và thường với hai lần nghỉ
ở giữa cho họ ăn (có trợ cấp hay miễn phí), sáu hay bảy ngày một tuần. Bất cứ khi nào có
sự cố - nếu dây chuyn bị dừng lại vì lý do nào đó, nếu một công nhân có dư được chút
thời gian sau giờ ăn – nhiu người gục đầu vào cái bàn trước mặt họ và thường rơi vào
giấc ngủ ngay lập tức.
- James Fallows, “China Makes, The World Takes,” (August 26, 2008)

Làm thế nào mà một trí thức Mỹ như James Fallows lại có thể hòa hợp được phát biểu
đầu tiên của ông ta với quan sát thứ hai của ông ta? Điu này cũng là một câu hỏi tốt; nhưng
nếu những bậc thầy toàn cầu hóa của Mỹ giỏi một thứ gì đó, thì đó là khả năng nhét những
mâu thuẫn xuống dưới tấm thảm của những câu chuyện cổ tích ở xứ sở thần tiên như sự phụ
thuộc nặng n của Trung Quốc vào các công xưởng mồ hôi bằng cách nào đó đang mang lại
lợi ích cho nước Mỹ và những công nhân Mỹ.

Những bậc thầy toàn cầu hóa là ai, họ là những người đàn ông (đôi lúc là phụ nữ) vốn viết
nên những bài tụng ca đầy tính nghệ thuật và đăng lên những trang tạp chí và báo uy tín như
Atlantic MonthlyThe New York Times, và Time. Ngoài Fallows, họ còn có những cái tên như
Tom Friedman, Nicholas Kristof, và vâng, Fareed Zakaria đã đ cập trước đây.
Điểm chung của những Kẻ thổi sáo[5] ma quỷ của Thế giới Phẳng Tuyệt vọng là nim tin
đê tiện rằng các công nhân và công ty Mỹ tuyển dụng họ không còn khả năng cạnh tranh v
mặt chi phí với các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc.

Cái hội đồng của sự tuyệt vọng này vừa kỳ dị vừa phản thực tế bởi vì trong lịch sử, Mỹ
luôn có khả năng cạnh tranh với các nước lương thấp bằng lợi thế năng suất vượt trội của nó.
Với lợi thế đó, nó không quan tâm nếu những người công nhân ở Thâm Quyến hay Sài Gòn
đang kiếm 50 xu một giờ và những người công nhân Mỹ đang kiếm gấp 30 lần nếu những
người công nhân Mỹ được trang bị kỹ thuật công nghệ mới hơn và thiết bị sản xuất vượt trội
có năng suất gấp 30 lần.

Dĩ nhiên, vấn đ hiện nay của Mỹ với Trung Quốc là nó không phải cạnh tranh v lương
thấp. Như chúng ta đã thảo luận nhiu ở Chương 4, các công ty Mỹ và công nhân của họ phải
vượt qua những trợ cấp xuất khẩu phi pháp của Trung Quốc, thao túng tin tệ, và hàng loại vũ
khí Hủy diệt việc làm khác. Không có một người Mỹ nào nên tỏ ý nghi ngờ với một chân lý
kinh tế đã tồn tại rất lâu này:

Cùng trên sân chơi bằng phẳng như nhau với Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác,
các công ty Mỹ và công nhân của họ có thể cạnh tranh với bất cứ ai trên thế giới.
Sự thật này chỉ ra rằng những cải cách thương mại và tin tệ thật sự với một Trung Quốc
chơi xấu là rất thiết yếu tại thời điểm chuyển tiếp này trong lịch sử của chúng ta. Mặc dù vậy,
các bậc thầy toàn cầu hóa từ chối ghi nhận sự thật này và thay vào đó cứ khăng khăng rằng
những người công nhân Mỹ không cần những công việc sản xuất chế tạo bởi vì những công
việc này "tất yếu" chạy đến các nước như Trung Quốc.

Lời phàn nàn của chúng ta với những bậc thầy toàn cầu hóa không chỉ ở mức rằng họ đã
sai lầm khủng khiếp. Nó còn là việc họ sử dụng những vị trí đặc quyn và quyn lực của họ
tại những vị trí cấp cao trong giới phóng viên xôi thịt để định hướng lệch lạc và trong một vài
trường hợp nói dối trắng trợn công chúng Mỹ nhằm đ cao nghị trình toàn cầu hóa của họ.
Lấy ví dụ hãy xem Fareed Zakaria huênh hoang chống lại cải cách tin tệ với Trung Quốc từ
vị trí đặc quyn của ông ta ở tạp chí Time:

Vào ngày 29/9, Hạ viện đã thông qua một đạo luật sẽ trừng phạt Trung Quốc vì tội duy
trì đồng tin của họ dưới giá trị thật bằng việc đánh các sắc thuế vào hàng hóa Trung
Quốc. Mọi người dường như đồng ý rằng đã đến lúc phải làm như vậy. Nhưng không
phải. Đạo luật này hoàn toàn vô nghĩa và là một sự mị dân nguy hiểm nhất. Nó sẽ không
giải quyết vấn đ mà nó đang tìm cách giải quyết. Đáng lo hơn, nó là một phần của tâm
lý chống Trung Quốc đang tăng lên ở nước Mỹ và bỏ qua thách thức thật sự của giai
đoạn phát triển tiếp theo của Trung Quốc.

Thật sự, bộ máy tuyên truyn của Bắc Kinh đã không thể tung ra một mánh lới tài tình
n. Bằng việc lập luận rằng đạo luật cải cách tin tệ sẽ “trừng phạt Trung Quốc”. Đầu tiên
Zakaria đã mô tả Trung Quốc như là một nạn nhân đáng thương bị “đánh” bởi các sắc thuế
n là một kẻ con buôn săn mồi mà Mỹ phải tự vệ chống lại. Hãy trở v mặt đất Fareed: định
giá đồng tin của bạn thấp hơn 40% giá trị thật đơn giản chỉ để bòn rút các đối tác thương
mại của bạn mới là vi phạm các luật lệ thương mại tự do.

Zakaria kế tiếp còn quả quyết rằng đánh thuế trả đũa để bù đắp cho đồng tin bị định giá
thấp của Trung Quốc “sẽ không giải quyết được vấn đ mà nó đang tìm cách giải quyết”. Ồ
thật không? Nếu vấn đ là đưa đồng tin của Trung Quốc trở v giá trị thật, dĩ nhiên các biện
pháp trừng phạt sẽ tốt, và những sắc thuế như vậy sẽ tạo ra thu nhập đang vô cùng cần thiết
cho chính phủ Mỹ cho đến khi Trung Quốc từ bỏ hay chơi một cách công bằng.
Cũng lưu ý rằng loại người "chó chê mèo lắm lông" như Zakaria đã khéo léo cố gắng quy
kết cho bất kỳ ai hỗ trợ cải cách thương mại như là một người theo đuổi chủ nghĩa mị dân
nguy hiểm. Thế sự huênh hoang của tay Zakaria thân Trung Quốc là mị gì nếu như bỏ đi sự
quả quyết v cái gọi là vùi dập Trung Quốc và sự nổi lên của một “tâm lý chống Trung Quốc
đang lên”.

Đây thật sự là một kiểu tuyên truyn bậc thầy và Time Warner đã trả cho Zakiria khá hào
phóng vì điu đó. Nhưng vấn đ lớn hơn với các “nhà học giả” như Zakaria là họ đơn giản
không h tiến hành một nghiên cứu thật sự nào để bênh vực cho những đánh giá thân Trung
Quốc của họ.

Ví dụ hãy xem những mô tả đặc điểm của Zakaria v những nguồn gốc được cho là lợi
thế chi phí của Trung Quốc so với các nhà sản xuất Mỹ trong cùng bài báo tạp chí Time 
trên. Với Zakaria, vấn đ không chỉ là lương thấp. Nó còn là các yếu tố khác như “sự trọng
thị với kinh doanh, các công đoàn dễ bảo, và một lực lượng lao động chăm chỉ”.

Dĩ nhiên, có tất cả những thứ sai lầm nho nhỏ trong phân tích của Zakaria. Trong phạm
trù “sự trọng thị với kinh doanh”, Zakaria chắc phải tin tưởng rằng tệ tham nhũng lan tràn ở
Trung Quốc bằng cách nào đó giúp cải thiện môi trường kinh doanh. V cụm từ “các công
đoàn dễ bảo” của Zakaria, nó như việc thoa son cho lợn; các công đoàn lao động Trung Quốc
chỉ tồn tại trên danh nghĩa và Thượng Đế (và một đội bác sĩ đi kèm) phải đến để giúp đỡ nhà
tổ chức người lao động nào đó đang cố gắng thành lập một công đoàn biết tranh đấu thật sự
với chủ lao động Trung Quốc. Và liên quan đến “lực lượng lao động chăm chỉ” của Trung
Quốc, nếu ông muốn nói là người Mỹ không sẵn lòng làm việc 12 giờ một ngày, 6 ngày một
tuần với giờ đi vệ sinh được luật hóa trong điu kiện công xưởng bóc lột tàn tệ, thì vâng
Fareed, ông đã đưa chúng tôi đến tình trạng đó.

Nhưng những điu này chỉ là những lý sự cùn nhỏ nhặt với phân tích của Zakaria v lợi
thế chi phí sản xuất của Trung Quốc. Vấn đ lớn thật sự trong lập luận của ông ta là ông ta
không h đ cập đến những nguồn gốc thật của lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc. Tất nhiên
những thứ này chính là những vũ khí Hủy việc làm như đã nói trước đây vốn gần như vi
phạm mọi luật trong sách tự do thương mại. Một lần nữa như đã ghi trong Chương 4, chúng
bao gồm các trợ cấp xuất khẩu đồ sộ trái luật của Trung Quốc, hành động thao túng tin tệ
của nó, việc ăn cắp bản quyn và làm hàng giả tràn lan, chính sách phi pháp trong việc bắt
buộc chuyển giao công nghệ, và vân vân. Và trong cái vân vân đó, chúng ta đừng quên lợi thế
chi phí của các nhà máy của Trung Quốc có được từ việc sử dụng các con sông, con suối và
bầu khí quyển thế giới như là những địa điểm xả rác thải khổng lồ.

Vậy thì tại sao Zakaria lựa chọn để cố tình bỏ sót những nguồn gốc quan trọng nhất của
lợi thế cạnh tranh của con Rồng Trung Quốc ngoài lao động giá rẻ của nó? Thật sự chỉ có thể
có hai khả năng.

Khả năng thứ nhất là Zakaria hiểu sức mạnh của những vũ khí Hủy diệt việc làm này
nhưng cố tình lựa chọn bỏ qua chúng. Nó đưa đến những vấn đ v sự chính trực.

Khả năng thứ hai là Zakaria thật sự không hiểu tình trạng kinh tế của quan hệ thương mại
Mỹ - Trung. Nó đưa đến những vấn đ v sự tín nhiệm – và khả năng thật sự mà nhà học giả
rỗng tuếch hạng siêu gà này nên biến đi vào một ngày nào đó.

Dĩ nhiên, tại lúc này đây bạn có thể nghĩ chúng tôi đang làm việc trích dẫn ác ý với
Fareed Zakaria, nhưng chúng tôi làm vậy chỉ bởi vì chúng tôi tin rằng ông ta không chỉ là
một trong số những người ảnh hưởng nhất của của cái gọi là những bậc thầy toàn cầu hóa mà
còn là nhân vật vô trách nhiệm nhất của đám người đó. Để minh họa cho điểm cuối cùng này,
sẽ hữu ích để đánh giá lập luận cuối cùng của những bậc thầy toàn cầu hóa mà Zakaria đã
giúp làm cho trở nên phổ biến. Đây là lập luận của Zakaria với đầy đủ tinh thần của câu nói
của Marie Antoinette “Hãy để Bombay ăn bánh mừng thắng lợi”[6]: Thậm chí nếu Trung Quốc
sẵn sàng từ bỏ đường lối con buôn của họ, sự tăng lên v mặt chi phí của hàng xuất khẩu
Trung Quốc sẽ không làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ hay làm tăng số lượng việc làm
sản xuất chế tạo ở Mỹ. Thay vì vậy, một sân chơi bằng phẳng như thế sẽ chỉ đơn thuần, theo
lời của Zakaria, “giúp các nn kinh tế lương thấp như Việt Nam, Ấn Độ và Bangladesh, vốn
làm ra các sản phẩm như của Trung Quốc”.

Dĩ nhiên, dựa trên những phân tích kinh tế của bản thân chúng tôi, chúng tôi tin tưởng
rằng Zakaria đã sai lầm chết người v điu này. Như chúng tôi đã nói, chúng tôi tin tưởng
rằng các công ty và công nhân Mỹ có thể cạnh tranh với bất cứ ai trên thế giới trên một sân
chơi công bằng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất chế tạo nơi mà sự tự động hóa và tài khéo
léo thường có vai trò át hẳn lao động chân tay.

Nhưng hãy cứ giả sử Zakaria là thật sự đúng. Những điu ông ta đang nói là Mỹ không
nên trừng phạt chủ nghĩa con buôn của Trung Quốc là bởi vì nó thật sự không giúp đỡ chúng
ta. Nó chỉ giúp một số nước thế giới thứ ba khác mà không ai (hay ít ra là Fareed) quan tâm
đến – những nơi trên thế giới đang chịu ảnh hưởng tồi tệ từ chính sách lợi mình hại người của
Trung Quốc, như anh bạn láng ging tốt của chúng ta Mexico và quê hương Ấn Độ của
Zakaria. Ồ, Fareed, vậy thì lạnh lùng quá. Có phải ông đã quên đi nguồn gốc của ông và các
khu nhà ổ chuột ở Bombay?

Những tổ tư duy cố thỏa mãn gấu Trúc

Những ai định xây dựng một Vạn Lý Trường Thành của Mỹ để đẩy lui ảnh hưởng của
Trung Quốc có thể làm nguy hại đến hòa bình và thịnh vượng của thế giới trong dài hạn
trong khi chỉ làm được một chút để cải thiện triển vọng cho việc thay đổi chính trị ở
Trung Quốc.
- Albert Keidel, Atlantic Council

Là thành viên cuối cùng của Liên minh ủng hộ Trung Quốc, có rất nhiu tổ Tư duy c
thỏa mãn gấu Trúc trong và ngoài Beltway[7] thường tự đưa mình vào các cuộc tranh luận v
Trung Quốc. Chúng tôi không chắc chắn chính xác tại sao những tổ tư duy này lại quá thân
Trung Quốc một cách dễ đoán vậy và chúng tôi không có ý muốn đặt vấn đ v tính chính
trực của họ hay những động cơ của họ. Tuy nhiên, chúng tôi muốn chỉ ra những "đối tượng
tình nghi thông thường" trong nhóm này, để trong trường hợp bạn gặp những luận điệu của
họ trên phương tiện truyn thông, bạn có thể không đếm xỉa đến dữ liệu và ý kiến đó dựa trên
nguồn gốc của chúng.

Thế thì đây là một "danh sách thu gọn", không kể thứ tự, của các tổ tư duy và nhà phân
tích mà chúng tôi đã tìm thấy sự ngu dốt trong cái sáng suốt và sâu sắc của những bài viết v
Trung Quốc của họ.

• Albert Keidel của Hội đồng Atlantic
• Peter Bottelier và Doug Paal của Carnegie Endowment
• Kenneth Lieberthal, Bob Rubin và John Thornton của (và bất cứ ai liên quan đến) Viện
Brookings
• Charles Freeman của (và bất cứ ai liên quan đến) Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và
Quốc tế
• Gần như bất cứ ai liên quan đến Hội đồng Quan hệ Quốc tế (Elizabeth Economy là một
ngoại lệ đáng kể)
• Ed Gresser của Viện Chính sách Tiến bộ.

Lại một lần nữa, chúng tôi không mong muốn nghi ngờ động cơ của những nhà phân tích
này hay viện của họ. Chúng tôi chỉ đơgiản nói là “Người đọc, hãy cẩn thận!”

Tổng kết sách lược của Liên minh ung hộ Trung Quốc

Để kết thúc chương này, thật hữu ích để tóm lược các điểm chính của “Liên minh Ủng hộ
Trung Quốc”. Bất cứ khi nào bạn thấy một hoặc nhiu trong số những lập luận này trên các
bài bình luận, xã luận, diễn thuyết, tranh luận truyn hình, hay báo cáo tổ tư duy, bạn có thể
yên tâm chắc chắn rằng những kẻ đó sẽ chống lại những cải cách có ý nghĩa với Trung Quốc.
Vì thế, đây là một vài trò lừa bịp phổ biến của các nhà ủng hộ Trung Quốc:

• Kiểu điều kiện tiên quyết – buộc tội bất cứ ai chỉ trích Trung Quốc là một “Kẻ vùi dập
Trung Quốc”
• Kiểu Joe McCarthy – quy kết bất cứ ai ủng hộ cải cách thương mại là một “kẻ bảo
hộ”.
• Kiểu chơi đùa trên nỗi sợ hãi của chúng ta – cảnh báo bất cứ nỗ lực nào nhằm bảo vệ
Mỹ khỏi chủ nghĩa con buôn và bảo hộ Trung Quốc sẽ dẫn đến một “cuộc chiến thương
mại”.
• Kiểu biến nó thành một tiểu thuyết rùng rợn Stephen King – nhắc đến vai trò của
các sắc thuế Smoot – Hawley trong cuộc Đại Khủng hoảng để tạo ra sự ấn tượng rằng
một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sẽ tàn phá nn kinh tế toàn cầu.
• Kiểu tâm lý phản phản lực – cảnh báo rằng nếu bạn cố gắng gây áp lực lên bắt Bắc
Kinh cam đoan cải cách chỉ đơn thuần mang đến kết quả ngược với mong đợi.
• Kiểu né tránh hết lần này đến lần khác – nhấn mạnh rằng “bây giờ” không phải là
thời điểm để cam kết các cải cách – và lặp lại lập luận này từ năm này sang năm khác.
• Kiểu chơi bài “người nghèo” Walmart – cho rằng bất cứ sự tổn hại nào đến các cơ s
sản xuất chế tạo Mỹ sẽ được bù đắp nhiu hơn bằng lợi ích có được cho người tiêu
dùng từ giá thấp hơn của hàng hóa Trung Quốc giá rẻ.
• Kiểu sử dụng trò chơi vỏ sò Stephen Roach – cho rằng vấn đ thâm hụt thương mại
của chúng ta là một vấn đ “đa phương” với cả thế giới hơn là chủ yếu là vấn đ song
phương với Trung Quốc.
• Kiểu tự phê bình – quy lỗi cho tỉ lệ tiết kiệm thấp của Mỹ trong vấn đ bất cân xứng
thương mại Mỹ - Trung mà không phải là do các mưu đồ con buôn của Trung Quốc.
• Kiểu tôi có thể bán cho bạn cầu Brooklyn? – cho rằng đồng tin của Trung Quốc
không thật sự bị định giá thấp đến mức đó – hay không bị định giá thấp chút nào.
• Kiểu sử dụng bào chữa Marie Antoinette – Fareed Zakaria – cho rằng cải cách
thương mại với Trung Quốc sẽ không giúp Mỹ mà chỉ chuyển thương mại đến các quốc
gia chi phí thấp khác như Bangladesh và Việt Nam.
Thế đấy, nếu bạn lừa chúng tôi một lần với những sự xuyên tạc này thì thật xấu hổ thay
cho các nhà ủng hộ Trung Quốc. Nhưng nếu chúng ta bị lừa dối nhiu lần thì xấu hổ thay cho
chúng ta.


[1] Tháp Babel: Theo truyn thuyết, loài người đã từng nói chung một thứ tiếng và định xây tháp Babel cao hơn c
trời. Thượng đế hóa phép cho loài người nói ngôn ngữ khác nhau nên việc xây tháp thất bại. ND

[2] Big Mac: Bánh mì nhân thịt băm hamburger, món chủ lực trong nhà hàng McDonald. ND
[3] Magna Carta: Hiến pháp nước Anh năm 1225, đặt nn móng cho chế độ pháp quyn ngay trong chế độ quân
chủ khi lần đầu tiên khẳng định vua cũng phải tuân theo luật pháp. Magna Mac: giống như Big Mac. ND
[4] Harvey LeRoy "LeeAtwater (1951 – 1991) chiến lược gia của đảng Cộng hòa, người chuyên tìm cách dìm
các đối thủ tranh cử của đảng Dân chủ bằng các thủ đoạn bôi nhọ vào những thời điểm quyết định. ND.
[5] Pied Pipers: những kẻ thổi sáo mặc quần áo nhiu màu trong truyện cổ tích, dùng tiếng sáo để dụ dỗ trẻ con và
bắt cóc chúng. ND
[6] Tác giả nhại theo câu nói của Marie Antoinette, hoàng hậu Pháp, vợ vua Lu-i XVI, khi được báo nhân dân
không có lúa mì để ăn: Hãy để chúng ăn bánh. (Let them eat cake). ND
[7] Ý nói đến hệ thống chính trị của Mỹ. ND.
Nguồn: http://phamnguyentruong.blogspot.com/2012/11/peter-navarro-va-greg-autry-chet-duoi_28.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét