Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

CHÚA GIÁO

Chúa giáo lấy Chúa làm căn bản cho mình. Theo Chúa giáo (Công giáo, Chính giáo, Tân giáo, v. v., mà điển hình nhất thuộc về Công giáo), Chúa đã tạo nên mọi cái, kể cả nhân loại, đồng thời chi phối mọi cái; mọi cái đều khởi phát từ Chúa rồi lại quay trở về Chúa; Chúa lấy mình làm mẫu hình chung để tạo nên nhân loại theo mẫu hình đó đồng thời thể hiện mình thành Ba Ngôi Nhất thể cho nhân loại hiệp thông với Chúa để đạt được hạnh phúc.
Ba Ngôi Nhất thể được lấy làm Mầu nhiệm Trung tâm cho Chúa giáo. Thần học chỉ giải thích Chúa thể hiện mình thành Ba Ngôi Nhất thể để cứu vớt nhân loại mà không giải thích tại sao Chúa lại thể hiện mình thành Ba Ngôi Nhất thể, tức là chỉ giải thích Mầu nhiệm Ba Ngôi Nhất thể (Trinité) nhằm mục đích gì mà không giải thích Mầu nhiệm Ba Ngôi Nhất thể bắt nguồn từ nguyên nhân nào. Nhưng theo quan điểm khoa học được xác lập ở đây, Mầu nhiệm Ba Ngôi Nhất thể có thể bắt nguồn từ Logic học với Lập luận bằng Ba Mệnh đề (Tam Đoạn Luận) vốn được xác lập bởi Aristote (384 – 322 trước Công nguyên) đồng thời cũng có thể bắt nguồn từ bản tính vị kỷ, hoặc cũng có thể bắt nguồn từ cả Logic học lẫn bản tính vị kỷ.
Nhân loại có lịch sử được khởi phát từ chính thể chuyên chế. Khi mới xuất hiện trên địa cầu, nhân loại chỉ nhận thức được hạn chế về mọi cái đồng thời chỉ hoạt động kinh tế thô sơ. Chính vì nhận thức thấp kém cộng thêm kinh tế thô sơ nên nhân loại chỉ có thể tổ chức được xã hội theo chính thể chuyên chế mà thôi.
Qua trải nghiệm thực tế đau thương với chính thể chuyên chế, nhân loại dần dần thức tỉnh. Sự thức tỉnh được thể hiện qua các tư tưởng về tự do. Mọi người đều mong muốn được thụ hưởng tự do nhưng lại khó hiểu được đúng đắn về tự do, làm thế nào để đạt được tự do lại càng khó khăn hơn.
Đã từng xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng khác nhau có tham vọng giải thoát nhân loại khỏi chính thể chuyên chế, bao gồm cả tham vọng giải thoát nhân loại khỏi những tư tưởng sai lầm; nhưng chung quy lại chỉ có Chúa giáo mới có khả năng đó.
Theo Chúa giáo (Công giáo, Chính giáo, Tân giáo, v. v., mà điển hình nhất thuộc về Công giáo) thể hiện qua Kinh thánh, Chúa Jesus xuống thế gian làm Người thông qua Đức Maria Đồng trinhLàng Bethlem thuộc nước Palestine (vùng đất có dân tộc Israel sinh sống thuộc Đế quốc La mã) vào đầu Công nguyên để cứu vớt nhân loại đang phải chịu đựng vô số tai hoạ khủng khiếp được gây nên bởi chính nhân loại đang ở vào tình trạng u mê, trong đó có các dân tộc thuộc Đế quốc La mã đang phải sống theo chính thể độc tài được thiết lập bởi Julius Cesar.
J. Cesar thiết lập nền độc tài sau khi tiêu diệt nền cộng hoà đã từng tồn tại suốt mấy trăm năm trước đó với nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ có giá trị vĩnh cửu. Ông ta nổi tiếng với lời tuyên bố rằng: “nền cộng hoà là cái quái gì, lời nói của ta chính là luật!” (về sau cả Adolf Hitler lẫn Benito Mussolini đều lấy cảm hứng tinh thần từ lời tuyên bố đó). Với tư tưởng độc đoán như thế, J. Cesar đã thiết lập một nền độc tài điển hình với sự nghiệt ngã cùng cực; nền độc tài đó đã gây nên biết bao tai hoạ đau thương cho Đế quốc La mã mà chính ông ta cũng phải lãnh nhận một cái chết bất đắc kỳ tử.
Chúa Jesus xuống thế gian làm người rất đúng lúc, vào đúng cái lúc mà nhân loại đang cần được cứu độ. Ngài đã làm nhiều việc vừa bí ẩn vừa hữu ích đối với nhân loại, trong đó có việc xác lập Mầu nhiệm Ba Ngôi cho Chúa, theo đó Chúa thể hiện thành ba ngôi: ngôi thứ nhất là Chúa Cha; ngôi thứ hai là Chúa Con, tức là chính Chúa Jesus; ngôi thứ ba là Chúa Thánh thần. Trước đó Chúa chỉ thể hiện trừu tượng thành Một Đấng Toàn năng Duy nhất trong Cựu ước khiến người ta khó cảm nhận được Chúa mà chỉ xác tín rằng có một Chúa tồn tại bí ẩn ở đâu đó bên ngoài nhân loại hoặc xa lạ đối với nhân loại. Với việc xác lập Mầu nhiệm Ba Ngôi cho Chúa, Chúa Jesus đã chỉ ra con đường đúng đắn cho nhân loại thoát khỏi tai hoạ. Chính việc này đã thôi thúc nhiều người tin theo Chúa Jesus trong đó có 12 (mười hai) người gần gũi nhất tự nguyện làm môn đệ cho Ngài khiến Ngài trở thành Vua. Ở đây Vua chỉ theo ý nghĩa khai sáng khởi nguồn từ Chúa Ba Ngôi chứ không phải Vua theo ý nghĩa u mê xuất phát từ quyền lực độc đoán ở thế gian.
Chính vì số người tin theo Chúa Jesus ngày càng đông nên chính quyền độc tài ở La mã với ý thức u mê đã tỏ ra lo sợ cùng cực; chính quyền đó kích động tầng lớp tư tế ở Palestine bài xích Chúa Jesus, quy chụp Ngài thành kẻ dị giáo rồi vu khống Ngài kích động dân chúng nổi loạn; cuối cùng, chính quyền đó đã xử phạt tử hình đối với Chúa Jesus, Ngài bị đóng đinh lên Thập giá rồi chết trên đó.
Các môn đệ đã chôn cất Chúa Jesus vào hang đá. Nhưng đến ngày thứ ba, Ngài sống lại rồi ở với các môn đệ thêm 40 (bốn mươi) ngày nữa mới về Trời.
Trước khi về Trời, Chúa Jesus đã thiết lập 7 (bảy) Phép Bí tích làm nghi lễ chính thức để nhân loại hiệp thông với Chúa thông qua Giáo hội Chúa giáo với nhiều hình thức khác nhau.
Với nhiều hình thức khác nhau, Giáo hội Chúa giáo phát triển mạnh mẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề hệ trọng, trong đó có một số vấn đề nền tảng, đó là Chúa có hay không? Nếu có thì Chúa tồn tại như thế nào? Tại sao càng hiểu biết nhiều sẽ làm cho người ta càng xác tín nhiều hơn vào Chúa? Vân vân.
Thuở còn dốt nát trước khi xuất hiện khoa học hiện đại (sinh học, tâm lý học, vật lý học, toán học, tin học, v. v.), người ta chỉ thấy Chúa bằng đức tin; nhưng thời sáng suốt vốn được bắt đầu từ khi xuất hiện khoa học hiện đại, người ta còn thấy Chúa bằng cả lý trí nữa. Chính khoa học hiện đại đã chứng tỏ rõ ràng như vậy.
Ta hãy lấy một ví dụ cụ thể. Vật lý học hiện đại làm cho ta biết được thế giới vừa có tính chất tương đối vừa có tính chất bất định. Tính chất tương đối làm cho ta xác tín chắc chắn rằng thế giới phải có một sự khởi đầu nào đó, chẳng hạn như Vụ Nổ Lớn (The Big Bang) hoặc một cái gì đó tương tự nhưng tính chất bất định lại làm cho ta không thể xác định chính xác sự khởi đầu đó hoặc làm cho ta chỉ có thể xác định được sự khởi đầu đó bằng xác suất. Cả hai tính chất đó đều mở ngỏ cho sự khởi đầu thuộc về Chúa. Vả lại, chính vật lý học đã chứng tỏ rõ ràng rằng nhận thức cũng có cả tính chất tương đối lẫn tính chất bất định; rằng với cả hai tính chất đó, nhận thức chỉ biểu hiện một sự sống mong manh cho ta để ta chỉ có thể sống được bằng một sự sống mong manh. Chính sự sống này bắt buộc ta phải xác tín vào Chúa để ta được an bình, rằng chính Chúa đã tạo tác thế giới để thế giới có sự khởi đầu thuộc về Chúa. Tính chất bất định cũng như tính chất tương đối làm cho nhận thức phải biểu hiện thành nhiều ý kiến khác nhau về Chúa: ý kiến này có thể thừa nhận Chúa nhưng ý kiến khác lại có thể phủ nhận Chúa để Chúa vẫn cứ tồn tại thản nhiên ngay cả khi bị phủ nhận gay gắt nhất. Charles Darwin (1809 – 1882) đã từng phủ nhận mạnh mẽ nhất nhưng rồi lại bị phủ nhận mạnh mẽ hơn bởi Gregor Mendel (1822 – 1884); tuy dung hòa C. Darwin với G. Mendel, nhưng Clinton Richard Dawkins (sinh năm 1941, hiện nay đang sống tại Anh quốc) không thể tránh khỏi phải đối mặt với một câu hỏi gay gắt: một thế giới vị kỷ mà không có Chúa ngự trị sẽ được bảo tồn hay sẽ bị hủy diệt bởi chính thế giới đó? Chính câu hỏi này đã mở ra một con đường thênh thang dẫn ta đến Mầu nhiệm Ba Ngôi vốn đã được xác lập bởi chính Chúa Jesus.
Nhiều người biết Chúa thể hiện mình như thế nào hoặc biết được Chúa thể hiện mình thành ba ngôi như Kinh thánh đã nói: ngôi thứ nhất là Chúa Cha, tức là Đấng Toàn năng hoặc Đạo Vũ trụ; ngôi thứ hai là Chúa Con, tức là Chúa Jesus (Jesus Christ); ngôi thứ ba là Chúa Thánh thần, tức là Chúa Quan phòng. Nhưng ít người hiểu được tại sao Chúa lại thể hiện mình như thế! Vì nhân loại có bản năng ham sống hoặc bản năng sợ chết, bản năng này làm cho mọi cá nhân đều có bản tính vị kỷ: ích kỷ, tư lợitham lam, mà bản tính vị kỷ lại luôn luôn thúc đẩy các cá nhân sẵn sàng làm hại lẫn nhau hoặc làm cho nhau đau khổ, nên Chúa phải thể hiện mình thành ba ngôi như trên để cứu vớt nhân loại khỏi tội ác! Trước hết, Chúa chỉ dẫn cho nhân loại phải biết sống theo pháp luật để có thể trở nên tốt đẹp hoặc được hạnh phúc; tiếp theo, Chúa khẳng định cho nhân loại hiểu được rằng: muốn sống theo pháp luật, nhân loại phải biết thiết lập nhà nước dân chủ hoặc nhà nước cộng hoà; tiếp theo nữa, Chúa chứng minh cho nhân loại hiểu được rằng: muốn thiết lập được nhà nước dân chủ hoặc nhà nước cộng hoà, nhân loại phải biết sống bác ái, tức là yêu thương người khác như yêu thương chính mình, nếu đấu tranh thì phải đấu tranh bằng ý chí thông qua đối thoại hoà bình chứ tuyệt đối không được đấu tranh bằng bạo lực thông qua gây hấn chiến tranh. Chính Chúa Jesus đã dạy bảo các môn đệ rằng: “kẻ nào sử dụng đao kiếm sẽ bị chết bởi đao kiếm” (ý nói: sử dụng bạo lực sẽ bị chết bởi bạo lực!); rằng: “kẻ nào tự nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, kẻ nào tự hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (ý nói: mọi người đều như nhaubình đẳng!); rằng: “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em; Thầy đã yêu thương anh em như thế nào, anh em hãy yêu thương nhau như thế” (ý nói: mọi người đều phải biết sống bác ái!). Như thế tức là phương pháp đấu tranh bằng ý chí hoặc phương pháp đấu tranh bất bạo động đã được xác lập lần đầu tiên bởi chính Chúa Jesus. Lời giáo huấn này đã xâm nhập sâu rộng vào toàn thể nhân loại, từ đó đã tạo nên nhiều quốc gia có nhà nước dân chủ hoặc nhà nước cộng hoà, như các quốc gia ở Mỹ châu (Canada, Mỹ, Mexico, v. v.), Âu châu (Anh, Pháp, Đức, Ý, Ba lan, v. v.), Úc châu (Australia, New Zealand, v. v.), Á châu (Ấn độ, Nhật bản, Israel, Đài loan, Nam Triều tiên, v. v.), Phi châu (Nam Phi, v. v.); nhờ biết lắng nghe Lời Chúa đồng thời biết vận dụng Lời Chúa vào đời sống của mình mà tất cả các quốc gia đó đều cực kỳ thịnh vượng: kinh tế giàu có, chính trị tự do, văn hoá tân kỳ (cả khoa học lẫn nghệ thuật đều nảy nở rực rỡ!), chứ không nghèo đói nhếch nhác như các quốc gia không có nhà nước dân chủ hoặc nhà nước cộng hoà. Căn cứ vào thực tế sinh động như thế, khoa học đã hoặc sẽ xác định rằng: Chúa giáo (Công giáo, Tân giáo, Chính giáo, v. v., đặc biệt điển hình nhất thuộc về Công giáo) là Tôn giáo Cộng hoà hoặc Tôn giáo về nền Cộng hoà, cũng như Phật giáoTôn giáo Bình đẳng hoặc Tôn giáo về sự Bình đẳng với quan niệm cho rằng mọi cá nhân đều có Phật tính!
Ngày nay, Kinh thánh vẫn là bộ sách quan trọng nhất trên thế giới. Trừ những người bị khuyết tật về trí óc, có lẽ không một người bình thường nào dám coi thường Kinh thánh. Vì mang thông điệp về Chúa Ba Ngôi nên Kinh thánh trở nên thiêng liêng nhất đối với các Christians (Tín đồ Chúa giáo) nhưng lại trở nên cần thiết đối với tất cả mọi người.
Chúa giáo khởi nguồn trực tiếp từ Judaism (Do thái giáo) qua Cựu ước đồng thời tiếp nhận ánh sáng phát ra từ Triết học Hy lạp mà điển hình nhất thuộc về Aristote, chính nhờ đó mà Chúa giáo thể hiện bản chất thành tôn giáo cộng hoà. Do mang bản chất cộng hoà nên Chúa giáo đã trở thành tiền đề trực tiếp cho tư tưởng khai sáng xuất hiện ở Tây Âu châu vào thế kỷ XVIII mà điển hình nhất thuộc về Charles de Secondat Montesquieu. Quả thật, tư tưởng khai sáng thể hiện nổi bật nhất qua C. S. Montesquieu. Chính nhờ tiếp nhận ảnh hưởng phát ra từ Chúa giáo mà ông đã viết được “Tinh thần Pháp luật”, trong đó ông đã xác lập được quy chế phân lập tam quyền cho việc thiết lập nhà nước cộng hoà. George Soros đã đề xuất yêu cầu phải hiện đại hoá tư tưởng khai sáng 157), tôi đã nỗ lực hết mình để góp phần nhỏ bé vào việc thoả mãn yêu cầu đó!
Nhân loại có bản năng sinh tồn, tức là bản năng ham sống hoặc bản năng sợ chết, bản năng này làm cho mỗi cá nhân nhất định luôn luôn có bản tính vị kỷ: ích kỷ, tư lợitham lam; bản tính vị kỷ làm cho mỗi cá nhân đó luôn luôn phản ứng lại mọi tác động từ bên ngoài bất kể những tác động đó tích cực hay tiêu cực; phản ứng đó biểu hiện thành phản xạ xã hội, đúng như G. Soros đã giả định bằng reflexivity (phản xạ tính hoặc tính phản xạ).
Vả lại, nhân loại lại bao gồm tất cả các cá nhân khác nhau về cả thể chất lẫn trí tuệ, theo đó mỗi cá nhân nhất định luôn luôn bị hạn chế về cả thể chất lẫn tinh thần khiến cá nhân đó có thể làm được việc này mà không thể làm được việc khác cũng như có thể biết cái này mà không thể biết cái khác, tức là nhận thức của mỗi cá nhân nhất định luôn luôn có khả năng sai lầm, đúng như G. Soros đã giả định bằng fallibility (sai khả tính hoặc tính có thể sai).
Vấn đề quan trọng được đặt ra là cần phải làm thế nào để nhân loại tồn tại theo một chỉnh thể thống nhất hài hoà, trong đó các cá nhân bổ sung cho nhau mà không loại trừ nhau?
G. Soros đã giả định đúng đắn nhưng lại không biết cội nguồn sâu xa dẫn đến cả reflexivity lẫn fallibility. Nhưng chính nhờ đã giả định đúng đắn mà ông đã đặt ra rất đúng đắn những vấn đề đúng đắn mặc dù không có tham vọng giải quyết một lần cho xong tất cả những vấn đề đó. G. Soros đã để ngỏ những vấn đề đó cho chúng ta phải giải quyết, hoặc có thể nói thật vui vẻ: ông đã tạo ra nhiều việc làm bổ ích cho chúng ta phải làm!
Qua nghiên cứu công phu nghiêm túc, tôi thấy rằng cần phải thiết lập chính thể dân chủ cho toàn thể nhân loại để các cá nhân có thể bổ sung cho nhau thông qua cả hợp tác lẫn cạnh tranh mà quyết không thể loại trừ nhau thông qua cả tranh giành lẫn thôn tính. Chính thể dân chủ sẽ bảo đảm thúc đẩy cạnh tranh diễn biến hài hoà theo xu hướng hợp tác để phát triển; ngược lại, chính thể chuyên chế sẽ chỉ thúc đẩy cạnh tranh diễn biến cực đoan theo xu hướng thôn tính để tự huỷ diệt.
Tôi giác ngộ được sự thể đó chính nhờ Chúa Jesus đã xác lập Mầu nhiệm Ba Ngôi cho Chúa.
Chúa giáo mang tư tưởng hoài niệm về nền dân chủ chủ nô, sự thể này biểu hiện hết sức rõ ràng qua Giáo lý Nguyên thủy.
Theo Giáo lý Nguyên thủy, thế giới (bao gồm cả nhân loại nữa) được tạo dựng bởi Chúa, mà Chúa lại có ba ngôi nhất thể: ngôi thứ nhất là Chúa Cha; ngôi thứ hai là Chúa Con, tức là Chúa Jesus (Jesus Christ); ngôi thứ ba là Chúa Thánh thần; cả ba ngôi đều chủ trương cứu vớt nhân loại khỏi mọi tội lỗi, mọi đau khổ, mọi nỗi khiếp sợ. Để thực hiện chủ trương này, Chúa dạy bảo nhân loại phải tôn kính Chúa hoặc phải thờ phượng Chúa như con cái thờ kính cha mẹ vậy, mà muốn thể hiện thái độ tôn kính đối với Chúa lại phải sống bác ái, theo đó mọi cá nhân đều phải yêu thương người khác như yêu thương chính mình (thương người như thể thương thân). Bác ái không chỉ thể hiện bằng lời nói mà còn phải thể hiện bằng hành động. Nếu sống được như vậy thì sau khi chết sẽ được lên Thiên đàng để sống tiếp một cuộc sống đầy hạnh phúc cùng Chúa; ngược lại nếu không sống được cuộc sống bác ái với cuộc đời này mà lại cứ phạm tội lỗi thì sau khi chết sẽ bị đẩy xuống Luyện ngục để sống cuộc đời đầy đau khổ ở đó, hoặc phải tu dưỡng thêm ở đó rồi mới được lên Thiên đàng, tức là rốt cuộc, dù thế nào cũng được cứu vớt bởi Chúa vốn đầy lòng bác ái. Nhưng nếu không biết sám hối (ăn năn hối hận) ở đó thì sẽ bị sa xuống Hoả ngục rồi bị đày đoạ vĩnh viễn ở đây. Vậy nếu muốn tránh sa xuống Hoả ngục thì phải biết sám hối!
Vì Chúa sinh ra nhân loại cũng như cha mẹ sinh ra con cái nên nhân loại phải thờ kính Chúa cũng như con cái phải thờ kính cha mẹ đã đành nhưng nguyên lý này lại được mở rộng cho cả quan hệ nô lệ lẫn quan hệ hôn nhân bởi Thánh Paul, theo đó Chúa cũng dạy bảo nô lệ phải phục tùng chủ nô cũng như vợ phải phục tùng chồng. Qua đây chúng ta thấy được rằng Giáo lý Nguyên thủy vừa mang tư tưởng cộng hoà vừa mang tư tưởng chuyên chế.
Tư tưởng cộng hoà thể hiện qua mấy điểm sau đây: 1) Mọi cái cũng như mọi cá nhân đều được tạo nên bởi Chúa, mà Chúa lại có ba ngôi nhất thể. Sự thể này vừa thể hiện tư tưởng về sự bình đẳng vừa thể hiện tư tưởng về quy chế phân lập tam quyền; 2) Cả ba ngôi đều thực hiện chủ trương cứu vớt nhân loại khỏi mọi tội lỗi, mọi đau khổ, mọi nỗi khiếp sợ; tức là mang lại hạnh phúc cho nhân loại. Sự thể này thể hiện tư tưởng về sự bình đẳng, nhưng ở đây sự bình đẳng có phạm vi rộng lớn hơn nhiều, không chỉ có sự bình đẳng giữa ba ngôi mà còn có cả sự bình đẳng giữa Chúa với nhân loại lẫn sự bình đẳng giữa các cá nhân khác nhau nữa kia. Sự bình đẳng giữa Chúa với nhân loại thể hiện rõ rệt nhất qua ngôi thứ hai, tức là Chúa Jesus. Chúa Jesus có cả Thần tính lẫn Nhân tính, vừa mang bản tính của Chúa vừa mang bản tính của nhân loại; 3) Kêu gọi mọi người hãy yêu thương người khác như yêu thương chính mình hoặc hãy thương người như thể thương thân. Sự thể này thể hiện tư tưởng về bác ái. Nhờ mang nặng tư tưởng cộng hoà mà Chúa giáo trở thành nền tảng đạo đức cho nền dân chủ tự do. Mặc dù ở một số nước dân chủ không có Chúa giáo, có thể người ta không biết hoặc chỉ biết được rất ít về Chúa giáo nhưng thực tế hàng ngày đa số người ta vẫn thực hành những nguyên tắc cơ bản đã được xác lập bởi Chúa giáo. Cũng chính vì trở thành nền tảng đạo đức cho nền dân chủ tự do nên Chúa giáo thu hút được ngày càng nhiều tín đồ. Hiện nay, Chúa giáo có tín đồ nhiều nhất so với tất cả các tôn giáo khác.
Tư tưởng chuyên chế thể hiện qua lời kêu gọi vợ phải phục tùng chồng hoặc nô lệ phải phục tùng chủ nô cũng như khẳng định chồng có quyền hành tuyệt đối đối với vợ hoặc chủ nô có quyền lực tuyệt đối đối với nô lệ. Nhưng hình như tư tưởng này không tồn tại tự thân trong Giáo lý Nguyên thủy mà có lẽ chỉ được tạo tác khiên cưỡng theo ý đồ xuyên tạc nhằm lạm dụng Chúa giáo vào việc bảo tồn chính thể chuyên chế bởi nền chuyên chế thần quyền làm cho Chúa giáo bị biến dạng với tư tưởng chuyên chế như thế. Chính vì bị biến dạng theo ý đồ xuyên tạc bởi việc lạm dụng mà phải mang nhẹ tư tưởng chuyên chế như thế nên về sau Chúa giáo cũng lại trở thành nền tảng tinh thần cho một số nền chuyên chế hết sức nghiệt ngã đến mức độ mà nó đã bị đả kích dữ dội rất thái quá bởi một số triết gia ngây thơ, trong đó có Jean Jacque Rousseau (1712 – 1778).
Sau cuộc Cải cách Tôn giáo xảy ra ở Âu châu vào thế kỷ XVI làm phát sinh Tân giáo hoặc Giáo phái Tin lành, đặc biệt cuộc tự vấn lương tâm vào cuối thế kỷ XX đã làm cho tư tưởng chuyên chế bị loại bỏ hoàn toàn khỏi Giáo lý Nguyên thủy để Giáo lý Nguyên thủy trở thành Giáo lý Hoàn chỉnh như ngày nay. Với giáo lý hoàn chỉnh, Chúa giáo làm nền tảng chắc chắn nhất cho chính thể dân chủ đang tiến triển mạnh mẽ trên khắp thế giới.
Chúa Ba Ngôi làm nên đặc trưng nổi bật nhất cho Chúa giáo, chính nhờ đó mà Chúa giáo dễ dàng xâm nhập đời sống chính trị hơn bất cứ một tôn giáo nào khác. Việc tổ chức bộ máy nhà nước theo quy chế phân lập tam quyền thường được chỉ dẫn bởi những tư tưởng chính trị bắt nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp từ giáo lý về Chúa Ba Ngôi. Sự thể này cũng biểu hiện đặc trưng nổi bật nhất cho văn hoá ở Tây phương, vốn có khả năng ứng dụng rất cao vào đời sống thực tế.
Hầu như tôn giáo nào cũng hướng người ta đến cái Thiện để sống bác ái, nhưng có lẽ chỉ Chúa giáo mới xác lập được con đường hiện thực để có thể đưa người ta đến được cái Thiện. Con đường ấy chính là Mầu nhiệm Ba Ngôi. Chính mầu nhiệm này đã làm cho Chúa giáo trở thành một tôn giáo thấm đẫm giá trị hiện thực đến mức độ mà hầu như sự kiện nào cũng xác nhận sự thể đó! Chẳng hạn, khoa học chỉ có thể phát triển được rực rỡ trong chính thể dân chủ, mà chính thể này lại chỉ có thể tồn tại được với quy chế phân lập tam quyền, quy chế này lại hiệp thông thống nhất với Mầu nhiệm Ba Ngôi; hoặc Chúa Jesus ra đời theo một mầu nhiệm đặc biệt mà phải đợi đến khi phát minh được kỹ thuật nhân bản vô tính vào năm 1997 với việc cho ra đời chú Cừu Dolly, người ta mới có thể hiểu được, v. v.. Vô số sự kiện tương tự đã xác nhận giá trị hiện thực cho Chúa giáo. Chính nhờ đó mà Chúa giáo có thể đã mang lại sự hoàn thiện cho mọi tôn giáo khác, tức là mọi tôn giáo khác đều có thể hiệp thông với Chúa giáo!
Với nhiều căn cứ thực tế, chúng ta có thể tin rằng Chúa giáo nối tiếp Phật giáo rồi đưa Phật giáo lên một tầm vóc cao hơn thể hiện thành con đường hiện thực hơn cho việc giải thoát nhân loại. Con đường đó chính là Mầu nhiệm Ba Ngôi, trong đó ngôi thứ nhất có lẽ thể hiện Đạo Vũ trụ vốn đã được định hình bởi chính Phật giáo.
Chúa Jesus đã phán truyền rằng: “kẻ nào tự nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, kẻ nào tự hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (ý nói: mọi người đều như nhaubình đẳng!); “kẻ nào sử dụng đao kiếm sẽ bị chết bởi đao kiếm” (ý nói: sử dụng bạo lực sẽ bị chết bởi bạo lực!); “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em; Thầy đã yêu thương anh em như thế nào, anh em hãy yêu thương nhau như thế!” (ý nói: mọi người đều phải sống bác ái!). Phán truyền như thế, Chúa Jesus có ý muốn nói rằng: do bình đẳng với nhau nên mọi người đều phải sống bác ái mới có thể đến được với một Chúa Ba Ngôi để được lên Thiên đàng (ý nói: được hưởng hạnh phúc!) rồi sống mãi ở đó (ý nói: sẽ bảo tồn được mình!).
Lời phán truyền này có ý nghĩa sâu xa rằng: phải đấu tranh bằng con đường hoà bình để thiết lập chính thể dân chủ với một nhà nước pháp quyền được tổ chức theo quy chế phân lập tam quyền, thiết lập được chính thể dân chủ với một nhà nước pháp quyền được tổ chức theo quy chế phân lập tam quyền sẽ làm cho nhân loại được hạnh phúc! Đó chính là lý do sâu kín làm cho tất cả các nhà độc tài vừa khiếp sợ vừa thù ghét Chúa giáo đến mức độ mà Chúa giáo đã từng bị truy bức hết sức đẫm máu theo suốt chiều dài lịch sử hoặc các vua chúa sẵn sàng làm ra sách báo độc hại như Tây dương Gia tô Bí lục chẳng hạn để truy bức Chúa giáo về mặt tư tưởng. Nhưng vì có tư tưởng thấm đẫm giá trị hiện thực như thế nên dù bị đàn áp khốc liệt nhất, Chúa giáo vẫn hiên ngang phát triển mãnh liệt hơn mọi tôn giáo khác!
Tôi cảm thấy mình được cứu rỗi bởi Chúa khi giác ngộ được rằng nhân loại có bản tính vị kỷ: cá nhân nào cũng ích kỷ, tư lợi và tham lam, khiến nhân loại phải hành xử theo pháp luật mới trở nên tốt đẹp; rằng nhân loại phải biết sống theo Mầu nhiệm Ba Ngôi, tức là phải biết tổ chức bộ máy nhà nước theo quy chế phân lập tam quyền (ứng nghiệm với Mầu nhiệm Ba Ngôi!) lấy nguyên tắc đa nguyên bình đẳng làm cơ sở tự nhiên để thiết lập bộ máy đó thông qua chế độ bầu cử tự do, mới được hạnh phúc (được hạnh phúc tức là được lên Thiên đàng!); rằng sống theo Mầu nhiệm Ba Ngôi sẽ được hạnh phúc ngay ở đời này mà không cần phải đợi đến đời sau, tức là Mầu nhiệm Ba Ngôi mang lại hạnh phúc cho nhân loại ngay khi còn sống chứ không phải đợi đến sau khi chết; rằng Chúa sẽ mang lại hạnh phúc cho người nào biết sống theo Mầu nhiệm Ba Ngôi! Tôi luôn luôn cầu mong cho mọi người cũng như cả thế giới đều biết sống theo Mầu nhiệm Ba Ngôi để được hạnh phúc hoặc thoát khỏi mọi hình thức chuyên chế!
Tại sao Chúa lại có Ba Ngôi mà không thể có nhiều hơn hoặc ít hơn? Vấn đề này đã được giải đáp bằng tất cả các đoạn văn nói về chính thể dân chủ hoặc nhà nước cộng hoà. Vậy căn cứ vào đó, người ta có thể khẳng định lại chắc chắn rằng Chúa giáo là Tôn giáo Cộng hoà hoặc Tôn giáo về nền Cộng hoà, có thể bao quát hoặc dung nạp được tất cả các tôn giáo khác, tức là tất cả các tôn giáo khác đều có thể hiệp thông mà không hề mâu thuẫn với Chúa giáo trong nền cộng hoà! Sự thể này đã giải thích được tại sao Chúa giáo ở các nước dân chủ rất dễ dàng chấp nhận các tôn giáo khác (chẳng hạn: chùa chiền mọc lên khá nhiều ở các nước cộng hoà có Christians (Tín đồ Chúa giáo) chiếm đa số, v. v.) hoặc coi việc chấp nhận các tôn giáo khác như một trong những việc đương nhiên thuộc về lòng bác ái vốn tồn tại tự thân trong bản thân mình, đồng thời cũng giải thích được tại sao chính thể chuyên chế luôn luôn bài xích Chúa giáo: tất cả các nhà độc tài đều rất thù ghét Chúa giáo, thậm chí ngay cả các Chức sắc Chúa giáo nắm giữ quyền lực nhà nước trong chính thể chuyên chế cũng phá hoại Chúa giáo!
Do bị lạm dụng vào việc biện minh cho nền chuyên chế thần quyền ở Tây phương vào thời đại trung cổ nên Chúa giáo vào thời đại đó có diện mạo bạo tàn hết sức đáng sợ đã góp phần quan trọng làm phát sinh Hồi giáo. Hồi giáo chống lại Chúa giáo ngay từ nền tảng quan trọng nhất. Sau khi góp phần quan trọng bằng diện mạo bạo tàn làm phát sinh Hồi giáo, Chúa giáo đã bị phân hoá ít nhất hai lần. Lần thứ nhất liên quan chủ yếu đến giáo lý cơ bản xảy ra vào thế kỷ XI (năm 1054) làm cho Chúa giáo bị phân hoá thành hai nhánh khác nhau về mối quan hệ giữa ba ngôi nhất thể: Công giáo (Catholicism) cho rằng ngôi thứ ba được sinh ra từ cả ngôi thứ nhất lẫn ngôi thứ hai, khác hẳn Chính giáo (Orthodoxism) cho rằng ngôi thứ ba chỉ được sinh ra từ ngôi thứ nhất mà thôi. Trong một tài liệu tuyên truyền được biên soạn rất lộn xộn bởi Lương Thị Thoa: Lịch sử Ba Tôn giáo Thế giới. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội 2000, thông tin ở trang 13 khác hẳn thông tin ở trang 23; trang 23 nói rằng ngôi thứ ba chỉ được sinh ra từ ngôi thứ nhất, nhưng trang 13 (chú thích) lại nói rằng ngôi thứ ba được sinh ra từ ngôi thứ hai vốn được sinh ra từ ngôi thứ nhất, làm cho độc giả không thể biết được chính xác về Chính giáo. Tôi cũng bị lâm vào tình trạng đó khiến tôi rất cảnh giác với các tài liệu như vậy. Nhưng dù thế nào tôi cũng tin rằng quan niệm về mối quan hệ giữa ba ngôi nhất thể chắc chắn phải có ảnh hưởng đến cách thức để tổ chức bộ máy nhà nước. Nếu ngôi thứ nhất sinh ra ngôi thứ hai rồi ngôi thứ hai lại sinh ra ngôi thứ ba, hoặc chỉ ngôi thứ nhất sinh ra ngôi thứ ba, thì tự do sẽ bị hạn chế. Sự thể này đã giải thích được tại sao dân chủ phát triển chậm chạp ở các nước theo Chính giáo nhưng lại phát triển nhanh chóng ở các nước theo Công giáo (ngay cả Hy lạp vốn đã từng phát minh được nền Dân chủ Cổ điển nhưng về sau có lẽ vì theo Chính giáo nên mãi đến cuối thế kỷ XX mới có nền Dân chủ Hiện đại, muộn mằn hơn nhiều so với các nước theo Công giáo!) làm cho Chúa giáo không thể tránh khỏi tiếp tục bị phân hoá sâu sắc hơn nữa. Lần thứ hai liên quan chủ yếu đến tổ chức giáo hội xảy ra trong Công giáo vào thế kỷ XVI với cuộc Cải cách Tôn giáo làm phát sinh Tân giáo (Neoism) hoặc Thệ phản (Protestantism), còn được gọi là Tin lành (Evangelism) hoặc Cải giáo (Reformism), v. v.. Lương Thị Thoa cho rằng Tân giáoAnh quốc được gọi là Anh giáo (Anglicanism). Stop Here! Tôi đề nghị Lương Thị Thoa xem lại “Anglicanism”, tôi thấy hình như đại đa số dân chúngAnh quốc theo Công giáo nhưng Giáo hội Công giáo ở Anh quốc tách khỏi Giáo hội Công giáo ở Roma. Tân giáo đơn giản hoá cả giáo lý cơ bản (chỉ lựa chọn 36 sách trong Cựu ước mà từ bỏ 10 sách trong đó) lẫn tổ chức giáo hội (từ các thiết chế tôn giáo đến các nghi thức tôn giáo đều được đơn giản hoá) nhằm thế tục hoá sinh hoạt tôn giáo hoặc biến sinh hoạt đó thành một sinh hoạt phổ thông hơn. Như thế tức là xét đến cùng, Tân giáo không hề xung khắc với Công giáo! Nếu có xung khắc đẫm máu giữa hai nhánh này thì sự xung khắc đó chỉ bắt nguồn từ việc Giáo hội Công giáo nắm giữ quyền lực chuyên chế trong nền chuyên chế thần quyền mà thôi. Việc từ bỏ 10 sách trong Cựu ước có thể đã giải thoát Tân giáo khỏi ảnh hưởng chuyên chế từ Do thái giáo (Judaism) chứ không làm cho Tân giáo xung khắc với Công giáo như một số người vẫn nghĩ như vậy. Việc đơn giản hoá cả thiết chế tôn giáo lẫn nghi thức tôn giáo có thể chỉ làm cho giáo hội bị tách khỏi nhà nước chứ chưa chắc đã gây nên tổn thất cho giáo hội!
Không chỉ có Chúa giáo bị lạm dụng vào việc biện minh cho chính thể chuyên chế mà ngay cả Đạo giáoTàu quốc cũng bị lạm dụng vào việc củng cố chính thể chuyên chế. Nhưng những người thiển cận thảm thương đã hồ đồ đồng nhất Chủ nghĩa Marx với Chúa giáo, rằng Chủ nghĩa Marx cũng gây nên “núi xương sông máu” như Chúa giáo. Họ không hiểu rằng đối với tội ác nhân danh ý thức hệ như thế, Chúa giáo phải làm nạn nhân đối lập hẳn với Chủ nghĩa Marx lại chỉ làm tác nhân. Chúa giáo phải làm nạn nhân cho những tội ác tày trời được gây nên bởi nền chuyên chế thần quyền mạo nhận Chúa giáo nhưng Chủ nghĩa Marx lại chỉ làm tác nhân cho những tội ác tày trời được gây nên bởi nền chuyên chính vô sản lấy Chủ nghĩa Marx làm hệ tư tưởng chính thức. Nền chuyên chế thần quyền đã thực hiện sai lạc Chúa giáo dẫn đến những tội ác tày trời nhưng nền chuyên chính vô sản đã thực hiện đúng đắn Chủ nghĩa Marx dẫn đến những tội ác tày trời. Chúa giáo luôn luôn được bảo vệ thành công bởi những trí tuệ siêu phàm, như Nicolaus Copernicus (1473 – 1543), Galileo Galilei (1564 – 1642), Isaac Newton (1642 – 1727), Albert Einstein (1879 – 1955), v. v., những trí tuệ đó đã giải thoát thành công Chúa giáo khỏi những giáo điều chuyên chế được tạo nên bởi các nền chuyên chế thần quyền. Nhưng Chủ nghĩa Marx lại luôn luôn bị bác bỏ thành công bởi những trí tuệ siêu phàm từ giữa thế kỷ XIX đến nay, trong đó có Albert Einstein. Nhân loại phải quay trở về Chúa giáo mới có thể tiến lên được nhưng nhất định phải từ bỏ Chủ nghĩa Marx mới có thể tiến lên được. Người ta có thể bào chữa đúng đắn cho Chúa giáo bằng nhiều lý do khác nhau nhưng không thể biện bạch đúng đắn cho Chủ nghĩa Marx bằng bất cứ lý do nào.
Thiết tưởng ở đây cũng nên nhắc lại một sai lầm đáng tiếc đã xảy ra ở các nước thuộc Tây phương vào thời đại trung cổ, ở đó Chúa giáo vốn có khuynh hướng khai sáng cho khoa học chân chính nảy nở nhưng các Chức sắc Chúa giáo nắm giữ quyền lực nhà nước trong chính thể chuyên chế lại truy bức tàn tệ khoa học đó làm cho khoa học đó bị thui chột đồng thời cũng làm suy giảm cảm hứng tìm hiểu Chúa bằng câu chuyện về Thánh Augustin được nghe thấy Thiên thần hiện thân thành một em bé bảo rằng đừng nhọc công suy nghĩ về một mầu nhiệm vượt quá trí khôn nhân loại, tức là Mầu nhiệm Ba Ngôi; câu chuyện đó ít nhiều đã cho thấy thái độ bài bác đối với việc tìm hiểu Chúa bằng khoa học! Tuy nhiên đến cuối thế kỷ XX, Chúa đã soi sáng cho Giáo hội Công giáo ăn năn hối hận về mọi sai lầm trong quá khứ. Sự kiện này đã xác lập một dấu mốc chói lọi cho thấy Chúa giáo chính thức đồng hành với khoa học đồng thời cũng phân biệt dứt khoát Giáo hội Công giáo với nhà nước chuyên chế: Giáo hội Công giáo có thể sửa mình nhưng nhà nước chuyên chế lại không thể sửa mình! Thật vậy, cuộc cách mạng khoa học đang xảy ra hàng ngày đã cho phép chúng ta tìm hiểu Chúa bằng khoa học; bằng khoa học, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu biết được tại sao Chúa lại có ba ngôi mà không thể nhiều hơn cũng như không thể ít hơn với những kết quả nghiêm túc sẽ mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp để có thể thống nhất Chúa giáo (Công giáo, Chính giáo, Tân giáo, v. v.) thành Một Giáo hội Duy nhất lấy Mầu nhiệm Ba Ngôi làm nền tảng thống nhất, đồng thời có thể thăng tiến đời sống xã hội (social existence) theo chiều hướng dân chủ hoá; bằng khoa học, chúng ta đã có thể hiểu được rõ ràng Chúa giáo có tính chất cộng hoà thể hiện ẩn ngầm qua Mầu nhiệm Ba Ngôi; bằng khoa học, chúng ta đã có thể hiểu được rõ ràng tính chất cộng hoà sẽ làm thất bại mọi mưu toan lạm dụng Chúa giáo vào biện minh cho chính thể chuyên chế; bằng khoa học, chúng ta đã có thể hiểu được chính tính chất cộng hoà đã làm cho Chúa giáo trở thành nguồn cảm hứng cho Phong trào Khai minh khởi phát vào thế kỷ XVIII rồi chặn đứng việc lạm dụng Chúa giáo vào biện minh cho chính thể chuyên chế bằng các cuộc Cách mạng Dân chủ. Chính vì Chúa giáo có tính chất cộng hoà nên ngày nay, nhờ nền cộng hoà đang thăng tiến mạnh mẽ mà người ta bắt đầu hiểu được ý nghĩa sâu xa cho Chúa giáo. Thánh nhân Mahatma Gandhi cũng đã từng thừa nhận rằng chính Chúa Jesus đã xác lập được một con đường chắc chắn nhất cho nhân loại đi lên! Những người nào còn nuôi dưỡng hoặc còn tin tưởng những thành kiến, những định kiến, những thiên kiến, v. v., về Chúa giáo hãy tỉnh ngộ mà suy ngẫm nghiêm túc về những sự thật hiển nhiên được nêu ra ở đây.
Kinh thánh nói Chúa ở mọi nơi vào mọi lúc nên Christianity trong Anh văn cần phải được chuyển dịch sang Việt ngữ thành Chúa giáo mới thật sát nghĩa, nếu chuyển dịch Christianity thành Thiên Chúa giáo thì “Thiên Chúa giáo” không thể hiện được hết ý nghĩa đích thực cho Christianity, vì Thiên Chúa chỉ có nghĩa là Chúa Trời nên danh xưng này dễ làm cho người ta hiểu sai rằng Chúa chỉ có ở trên Trời, hiểu như vậy rất sai lạc so với Kinh thánh. Tức là trong quan hệ ý nghĩa với Christianity, Chúa giáo sát nghĩa hơn nhiều so với Thiên Chúa giáo: nếu Thiên Chúa giáo chỉ cho thấy Chúa ở trên Trời thì Chúa giáo lại phải cho thấy Chúa ở mọi nơi vào mọi lúc (cả trên Trời lẫn dưới Đất, cả trong Ta lẫn ngoài Ta, cả Không gian lẫn Thời gian, v. v.). Đó chính là lý do thực tế để tôi chỉ nói Chúa giáo mà không nói Thiên Chúa giáo như nhiều người vẫn nói sai như vậy, nói như vậy vừa sai lạc vừa dài dòng, thừa chữ nhưng thiếu nghĩa.
Theo Ngôn ngữ Israel, Christ (Chúa) có nghĩa là Tẩy rửa; Jesus có nghĩa là Cứu độ hoặc Cứu vớt; Jesus Christ (Chúa Cứu độ hoặc Chúa Cứu vớt) có nghĩa là Tẩy rửa Cứu vớt hoặc Cứu vớt Bằng Tẩy rửa. Vì xác lập Mầu nhiệm Ba Ngôi (Trinité) nên Jesus Christ phải được hiểu sát nghĩa nhất thành Tẩy rửa Cứu vớt Bằng Mầu nhiệm Ba Ngôi. Vậy từ đó có thể suy ra rằng Chúa giáo (Christianity) là tôn giáo tẩy rửa tâm hồn cho nhân loại bằng Mầu nhiệm Ba Ngôi được xác lập bởi Chúa Jesus làm cho nhân loại thoát khỏi đời sống dã man như thú vật vốn được ẩn dụ thành Địa ngục để được sống đời sống thánh thiện như thiên thần vốn được ẩn dụ thành Thiên đàng.
Nhân tiện đây, tôi xin nói sơ qua về J. J. Rousseau. Với chủ nghĩa lãng mạn, nhân vật này có ba nhược điểm lớn: thứ nhất, ông cho rằng mỗi người không nên có quá nhiều tài sản, tức là chống sở hữu tư nhân để chủ trương sở hữu công cộng; thứ hai, ông cho rằng chính thể dân chủ không thích hợp với các nước lớn; thứ ba, ông cho rằng Chúa giáo chỉ thích hợp với chính thể chuyên chế. Ba nhược điểm này về sau đã trở thành một trong những nguồn gốc sâu xa dẫn đến những tai hoạ khủng khiếp cho nhân loại suốt từ đầu thế kỷ XIX đến nay: nhược điểm thứ nhất đã góp phần đẻ ra Chủ nghĩa Marx gây nên vô số tai họa khủng khiếp cho nhân loại trong thế kỷ XX, nhược điểm thứ hai đã góp phần củng cố chính thể chuyên chế ở các nước lớn gây nên nhiều khó khăn nghiêm trọng cho công cuộc dân chủ hóa thế giới, nhược điểm thứ ba đã góp phần vào việc truy bức Chúa giáo ở chính nước Pháp ngay sau Cách mạng 1789 làm cho lý tưởng tự do bị phản bội trắng trợn nhất ở ngay nước Pháp, chưa kể việc truy bức Chúa giáo được gây nên bởi chủ nghĩa vô thần lan tràn từ nước Pháp đến khắp các nơi khác sau đó, lại càng chưa kể việc truy bức Chúa giáo ở các nơi khác suốt từ đó đến nay với nhiều hệ quả bi thảm hơn. Thực tế ngày nay đã vượt qua ba nhược điểm đó. Sở hữu tư nhân trở thành động lực trực tiếp thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ, Ấn độ xây dựng thành công chế độ dân chủ, Chúa giáo đã hoặc sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc dân chủ hoá thế giới. Ngoài các nhược điểm nói trên, J. J. Rousseau còn chủ trương trao một phần quyền lực công dân cho nhà nước để được tự do nhiều hơn (!?) Ông ta không thể hình dung được rằng: một khi đã nắm được một phần quyền lực công dân, nhà nước sẽ nuốt chửng tất cả quyền lực đó để biến mỗi công dân thành một nô lệ. Chưa kể đến việc ông ta ném cả ba đứa con đẻ của mình vào Cô nhi Viện mà không bao giờ biết được mặt chúng. Chủ nghĩa lãng mạn đã biến ông ta thành một kẻ tàn nhẫn như thế đấy! Một người như J. J. Rousseau sẽ chẳng có bất cứ một thẩm quyền nào để phê phán Chúa giáo.



157) George Soros: Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Việt ngữ. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà nội 1999, trang 209.

J. B. Hàvăn Huytoàn
(Viêt vào Tháng Sáu 2010)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét