Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

CHỦ NGHĨA MARX

Karl H. Marx (1818 - 1883)
Chủ nghĩa Marx biểu hiện thành nhiều tác phẩm khác nhau được xây dựng rất công phu bởi cả Karl Marx (1818 – 1883) lẫn Friedrich Engels (1820 – 1895) nhưng K. Marx phải chịu trách nhiệm nhiều hơn. Tuy có quy mô đồ sộ lên tới hàng chục tập sách dày cộp nhưng Chủ nghĩa Marx có nội dung cơ bản có thể được trình bày khái quát như sau:
Muốn sống được, nhân loại cần phải ăn, mặc, , v. v., tức là cần phải sử dụng các tư liệu tiêu dùng. Nhưng muốn có các tư liệu đó để tiêu dùng, nhân loại phải tạo ra các tư liệu đó bằng lao động, tức là phải hoạt động sản xuất. Vậy lao động hoặc hoạt động sản xuất đóng vai trò quyết định đối với toàn bộ đời sống của nhân loại.
Căn cứ vào đó, K. Marx cùng các đồng sự đã quy mọi thứ về sản xuất khiến cả việc tiêu dùng lẫn việc sinh đẻ cũng đều được quy về sản xuất, rồi K. Marx xác quyết rằng lịch sử của nhân loại, xét đến cùng, chỉ là quá trình thay thế phương thức sản xuất này bằng phương thức sản xuất khác mà thôi, trong đó mỗi phương thức sản xuất luôn luôn có hai mặt đối lập nhau: lực lượng sản xuất đối lập với quan hệ sản xuất; lực lượng sản xuất bao gồm người lao động cùng với tư liệu sản xuất, còn quan hệ sản xuất lại bao gồm các quan hệ giữa người với người trong sản xuất. Sự đối lập giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất lúc đầu chỉ có sự thống nhất giữa hai mặt đó nhưng dần dần về sau do việc tích luỹ của cải nên sự đối lập giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất chuyển biến thành sự đối kháng giữa người với người biểu hiện cụ thể thành sự đối kháng giai cấp giữa giai cấp bóc lột với giai cấp bị bóc lột. Sự đối kháng này gia tăng đến một mức độ nhất định sẽ bùng nổ thành cách mạng xã hội nhằm thay thế phương thức sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất mới; cứ như thế theo chiều hướng tiến bộ: phương thức sản xuất sau bao giờ cũng tiến bộ hơn hơn phương thức sản xuất trước về công nghệ, năng suất, phúc lợi, v. v.. K. Marx xác quyết chắc chắn như đinh đóng cột rằng quá trình đó diễn biến theo cái tất yếu khách quan được xác định bao gồm các quy luật tồn tại độc lập với hoạt động nhận thức hoặc không phụ thuộc vào hoạt động đó, tức là dù hay không muốn, nhân loại không thể thay đổi được hoặc không thể đảo ngược được xu thế đó.
Lao động phát triển sinh ra tư hữu, tư hữu phát triển lại phân hoá nhân loại thành người bóc lột với người bị bóc lột; sự phân hoá này lại dẫn đến đấu tranh giai cấp giữa giai cấp bóc lột với giai cấp bị bóc lột. Cuộc đấu tranh này lại phát sinh nhà nước làm phương tiện chính trị cho giai cấp bóc lột thống trị toàn diện giai cấp bị bóc lột. Cuộc đấu tranh giai cấp chỉ được giải quyết bằng cách mạng xã hội, theo đó các giai cấp cách mạng dùng bạo lực cách mạng vào tiêu diệt giai cấp phản cách mạng cùng với nhà nước cũ để xây dựng một nhà nước mới cho xã hội mới tiến bộ hơn xã hội cũ rồi lại tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấptrình độ cao hơn trước. Cứ như thế đấu tranh giai cấp làm động lực trực tiếp cho toàn bộ lịch sử của nhân loại. Đến thời đại tư bản, K. Marx cho rằng chính tư hữu đã làm cho lao động bị tha hoá biểu hiện thành tình trạng bóc lột làm cho cả người bóc lột lẫn kẻ bị bóc lột đều bị mất hết nhân tính, tức là kết quả (tư hữu) chống lại nguyên nhân (lao động). Tin tưởng chắc chắn như vậy, K. Marx tiếp tục xác quyết rằng muốn giải phóng lao động khỏi sự tha hoá, cần phải xoá bỏ tư hữu hoặc tiêu diệt tư hữu để xác lập công hữu, tức là cần phải thay thế tư hữu bằng công hữu, đồng thời phải tiêu diệt mọi nhà nước vốn được giả định chỉ làm phương tiện chính trị cho giai cấp bóc lột thống trị toàn diện giai cấp bị bóc lột mà thôi. Nhưng muốn làm được việc đó lại cần phải xây dựng ý thức cộng sản cho lao động biểu hiện thành giai cấp công nhân trong phương thức sản xuất tư bản làm cho giai cấp này tự nhận biết được mình có vai trò cải tạo đối với thế giới hiện thực bao gồm cả chính nó để nó làm cách mạng cộng sản: tiêu diệt cả tư hữu lẫn nhà nước để xây dựng một xã hội công hữu không có cả giai cấp lẫn nhà nước!
Ý thức cộng sản – theo K. Marx – biểu hiện thành chính Chủ nghĩa Marx cùng với các dự án cách mạng dựa vào đó, tức là “chủ nghĩa xã hội khoa học”, theo đó giai cấp công nhân cần phải được giác ngộ lý tưởng cộng sản rồi dùng bạo lực cách mạng vào tiêu diệt xã hội tư sản, bao gồm cả chế độ tư hữu lẫn kinh tế thị trường vốn bị quy kết thành nguyên nhân làm cho lao động bị tha hoá, để xây dựng chế độ công hữu hoặc chế độ cộng sản được giả định sẽ bảo đảm cho lao động không bị tha hoá nữa. Muốn xây dựng được chế độ cộng sản, K. Marx cho rằng giai cấp công nhân cần phải thiết lập được chuyên chính vô sản bằng bạo lực cách mạng rồi dùng cái chuyên chính này vào tiêu diệt mọi nguồn gốc sinh ra tư hữu. Đấy, Chủ nghĩa Marx đã phơi bày ruột gan như thế đó!
Để xây dựng được một hệ thống triết học lấy “lao động” làm khái niệm trung tâm như vậy, K. Marx đã dùng một phương pháp luận được gọi là “phép biện chứng duy vật” vốn đối lập hẳn với phép biện chứng duy tâm đã được xác lập bởi George Wilhelm Friedrich Hegel (1770 – 1831). K. Marx chỉ lật ngược lại G. W. F. Hegel mà thôi.
Trước hết K. Marx phân chia triết học thành hai loại đối lập nhau: chủ nghĩa duy vật đối lập với chủ nghĩa duy tâm; đồng thời cũng phân chia phương pháp luận triết học thành hai loại đối lập nhau: phép biện chứng đối lập với phép siêu hình. Sự phân chia này hoàn toàn có dụng ý sâu xa nhằm phân chia nhân loại thành các giai cấp đối địch nhau rồi qua đó áp đặt tính chất giai cấp cho cả lĩnh vực tư tưởng làm cho đám đệ tử vĩ cuồng của K. Marx không những không thể lường được hậu quả tai ác phát sinh từ đó mà còn không thể hình dung được rằng mọi khoa học đều theo đuổi chân lý! Dựa vào những thành tựu khoa học chưa được kiểm chứng rõ ràng mà vẫn còn hết sức bấp bênhthế kỷ XIX, K. Marx đã lựa chọn “chủ nghĩa duy vật” làm thế giới quan cho mình đồng thời lấy “phép biện chứng” làm phương pháp luận để xác lập “chủ nghĩa duy vật biện chứng” với “phép biện chứng duy vật” rồi vận dụng nó vào phân tích rạch ròi các chủ đề xã hội.
Phép biện chứng duy vật giả định chắc chắn như đinh đóng cột rằng mọi sự vật đều luôn luôn biến đổi làm cho người ta không thấy được một số hiện tượng chỉ tồn tại cố địnhkhông bao giờ biến đổi như cái Tương đối hoặc sự Tương đồng trong sự Khác biệt giữa các vật thể chuyển động cũng như bản tính vị kỷ ở mọi cá nhân, v. v.. Cái giả định này đã làm cho phép biện chứng duy vật thể hiện nguyên hình thành phép siêu hình duy vật vốn chỉ cho thấy vật chất luôn luôn biến đổi mà không hề cho thấy bất cứ cái gì tồn tại cố định làm cho cái triết học này thua kém xa so với các triết học khác ở Hy lạp vào thời đại cổ xưa.
Thật ra, mọi sự vật đều có hai mặt đối lập nhau, hai mặt đó có thể thống nhất với nhau hoặc cũng có thể đối kháng với nhau. Vấn đề quan trọng chỉ là làm thế nào để bảo đảm sự cân bằng cần thiết giữa hai mặt đó làm cho hai mặt đó thống nhất với nhau. Nhưng sự phân chia triết học thành hai loại đối lập nhau về cả thế giới quan lẫn phương pháp luận như đã nói ở trên đã dẫn đến việc phá vỡ sự cân bằng cần thiết giữa hai mặt đối lập nhau trong đời sống xã hội biểu hiện cụ thể qua việc truy bức các ý kiến khác biệtcác nước lấy Chủ nghĩa Marx làm hệ tư tưởng chính thống.
Khi phân chia triết học như vậy, K. Marx chỉ muốn làm sâu sắc thêm G. W. F. Hegel mà thôi, ông ta đã không ngờ lại có thể dẫn đến những hệ quả tiêu cực như thế. Những hệ quả này đã chứng tỏ rằng K. Marx không hiểu được hết G. W. F. Hegel khiến ông ta chỉ loại bỏ một phần G. W. F. Hegel về thế giới quan nhưng lại tiếp nhận toàn bộ G. W. F. Hegel về phương pháp luận, tức là phép biện chứng tư biện, để rồi tạo ra một hệ thống triết học có nhiều cạm bẫy nguy hiểm với quá nhiều mâu thuẫn chết người!
Toàn bộ khoa học từ đầu thế kỷ XX đến nay đã cho thấy rõ ràng rằng cả “vật chất” lẫn “tinh thần” đều chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. Vật chất mà không có tinh thần sẽ không thể hình dung được cũng như tinh thần mà không có vật chất sẽ không thể hình dung được. Vậy nếu quy thế giới về “vật chất” thì thế giới sẽ biểu hiện thànhvật chất” hoặc nếu quy thế giới về “tinh thần” thì thế giới sẽ biểu hiện thànhtinh thần” tuỳ theo cái phương pháp luận được dùng để nhận thức thế giới, hoặc có thể nói như Immanuel Kant (1724 – 1804) đã từng nói: vẻ đẹp không ngự trên đôi má hồng của người thiếu nữ mà nằm trong đôi mắt của kẻ si tình, khiến triết học sẽ chỉ còn lại thế giới quan khoa học cùng với phương pháp luận khoa học để trở thành triết học khoa học mà thôi!
Nhìn nhận Chủ nghĩa Marx bằng triết học khoa học sẽ cho phép người ta thấy được Chủ nghĩa Marx có quá nhiều khuyết tật nghiêm trọng.
Thứ nhất, lập thuyết bằng phép biện chứng duy vật đã làm cho K. Marx không hề biết bản tính vị kỷ vừa tồn tại xuyên không gian vừa tồn tại vượt thời gian làm động lực tuyệt đối cho toàn bộ lịch sử đòi hỏi xã hội phải được tổ chức theo chính thể dân chủ mới có thể giải phóng được mọi cá nhân khỏi sự áp bức bóc lột để nhân loại phải biết sống theo đạo đức vốn cũng phải tồn tại cố định theo bản tính vị kỷ làm cho bản tính vị kỷ trở thành bản tính tốt đẹp. Phép biện chứng duy vật đã làm cho K. Marx không bao giờ biết được sự thể đó. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến nhiều tai họa lớn cho bất cứ cộng đồng nào áp dụng Chủ nghĩa Marx.
Thứ hai, không giải thích được tại sao nhân loại phải sử dụng các tư liệu tiêu dùng, như ăn, mặc, , v. v., tức là không giải thích được cái gì làm nguyên nhân sâu xa nhất cho hoạt động kinh tế. Do xem nhẹ môn chính trị học nên mặc dù rất coi trọng môn kinh tế học, K. Marx vẫn không sao giải thích được chính xác nhiều hiện tượng lịch sử, trong đó có “Phương thức Sản xuất Á châu”; trái lại ông ta chỉ lập luận vừa rất tư biện vừa rất võ đoán về các hiện tượng đó, tức là Chủ nghĩa Marx thiếu tính chất phổ quát rồi chỉ trở thành một lý thuyết triết học rất phiến diện.
Thứ ba, xác quyết kinh tế quyết định tất cả đã dẫn đến một hệ tư tưởng tôn thờ các giá trị kinh tế mà hạ thấp hoặc thậm chí chà đạp tất cả các giá trị khác, như tự do, đạo đức, tâm linh, v. v., hệ tư tưởng này chắc chắn sẽ cung cấp phương tiện tinh thần hết sức độc hại cho các chế độ độc tài để các nhà độc tài nô dịch dân chúng về mặt tinh thần, đồng thời cũng gây nên những mâu thuẫn thù địch nhau giữa các nhà cầm quyền thuộc mọi cấp bậc trong chế độ độc tài. Khi tranh giành nhau quyền lợi kinh tế, người ta sẵn sàng cắn xé nhau như thú vật.
Thứ tư, xác quyết tư hữu làm cho lao động bị tha hoá đã dẫn đến các chính sách phản động nhất, bao gồm cả bạo lực cách mạng lẫn chuyên chính vô sản, nhằm tiêu diệt tư hữu, cũng tức là tiêu diệt luôn cả động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy kinh tế phát triển. Việc tiêu diệt tư hữu biểu hiện thành tình trạng cướp bóc trắng trợn nhấtcác nước lấy Chủ nghĩa Marx làm hệ tư tưởng chính thống. Tình trạng đó cho thấy xác quyết này nguy hiểm nhất trong Chủ nghĩa Marx.
Thứ năm, xác quyết đấu tranh giai cấp làm động lực trực tiếp cho toàn bộ lịch sử của nhân loại đã đẩy các nước lấy Chủ nghĩa Marx làm hệ tư tưởng chính thống vào các cuộc nội chiến tương tàn mạo nhận cách mạng xã hội chủ nghĩa với nhiều di hoạ vẫn còn nhức nhối đến nay về cả kinh tế, chính trị, văn hoátư tưởng, trong đó sự tổn thất về đạo đức đã tỏ ra nghiêm trọng nhất làm cho cả cộng đồng bị sa đoạkhông tự biết. Đặc biệt sự thù hận giữa người với người tỏ ra nguy hiểm nhất. Cách mạng xã hội chủ nghĩa không những không tiêu diệt được nhà nước mà còn tạo ra một nhà nước chuyên chế bạo ngược nhất từ xưa đến nay.
Thứ sáu, giải thích sai lạc các nguyên nhân sinh ra ý thức mê hoặc, cụ thể là xác quyết chính tư hữu làm cho lao động bị tha hoá đã sinh ra ý thức đó, để rồi chính Chủ nghĩa Marx cũng lại trở thành một hệ tư tưởng chỉ thuộc về ý thức đó mà thôi, do chống lại ý thức mê hoặc bằng phương pháp luận tư biện nên K. Marx chỉ tạo ra được một hệ tư tưởng mê hoặc mà thôi làm cho nhiều người không biết mình đang sống như thế nào ở đâu. Đặc biệt người có học hoặc “trí thức xã hội chủ nghĩa” hễ suy tư triết học lại xác quyết “duy vật” với “duy tâm” chỉ để củng cố “khoa học mang tính chất giai câp” thể hiện một phong cách tư duy vừa rất lẩm cẩm vừa hết sức vĩ cuồng mà người Việt nam thường mô tả bằng một cụm từ rất độc đáo: hâm hâm đơ đơ! Họ không thể hình dung được rằng mọi khoa học đều theo đuổi chân lýchân lý phải có giá trị như nhau đối với mọi người; từ đó suy ra rằng mọi khoa học đều không có tính chất giai cấp!
Thứ bảy, với các giải pháp chính trị phản động nhất, Chủ nghĩa Marx đã xác lập một mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa mục đích với phương tiện: giải phóng nhân loại bằng biện pháp chống lại nhân loại, đó là bạo lực cách mạng. Từ đó không sao tránh khỏi việc áp bức nhân loại nhân danh giải phóng nhân loại. Suy nghĩ bằng cái hệ tư tưởng này, người ta sẵn sàng làm nhiều việc xấu xa nhất nhân danh một mục đích tốt đẹp nhất, tức là lấy mục đích biện minh cho phương tiện, y như chủ trương chính trị phi đạo đức đã từng được xác lập bởi Niccolò Machiavelli (1469 – 1527). Tuy nhiên, N. Machiavelli còn biết hướng tới chính thể cộng hoà, nhưng K. Marx lại chủ trương tiêu diệt cả chính thể đó.
Thứ tám, việc phân chia lịch sử của nhân loại thành năm giai đoạn khác nhau: cộng sản nguyên thuỷ, nô lệ, phong kiến, tư bản, cộng sản văn minh, đã làm cho Chủ nghĩa Marx trở thành một loại sử quan ấu trĩ nhất: vừa chủ quan vừa hời hợt. Khoa học xã hội (triết học, luật học, chính trị học, v. v.) đã chứng minh được rằng chế độ phong kiến chẳng qua vẫn chỉ thuộc về chế độ nô lệ mà thôi, rằng chế độ nô lệ phát triển đến một mức độ nhất định sẽ làm cho mỗi cá nhân nhất định hoặc mỗi nhóm người nhất định bị đặt để vào một khuôn khổ biệt lập phải sống bằng kinh tế tự túc dựa vào nông nghiệp nhỏkhông thể hoặc rất khó có thể sống bằng kinh tế đổi chác hoặc kinh tế thị trường, v. v..
Thứ chín, mặc dù cũng nhấn mạnh rằng tinh thần có đời sống tương đối độc lập nhưng Chủ nghĩa Marx lại xác quyết rằng ý thức xã hội chỉ phản ánh tồn tại xã hội mà thôi, rằng ý thức hoặc tinh thần có nguồn gốc từ lao động, tức là dành cho tinh thần một vị trí phụ thuộc vào kinh tế, từ đó lại phủ nhận tinh thần có khả năng sáng tạo thế giới.
Thứ mười, Chủ nghĩa Marx đã quan niệm sai lạc về cái tất yếu khách quan, theo đó cái tất yếu khách quan bị quy thành các quy luật tồn tại bên ngoài hoạt động nhận thức, độc lập với hoạt động nhận thức hoặc không phụ thuộc vào hoạt động đó, dù hoạt động đó có diễn biến như thế nào theo xu hướng nào rồi được thúc đẩy bởi động cơ nào cũng không làm thay đổi được các quy luật kia, tức là cái tất yếu khách quan đã bị tách khỏi hoạt động nhận thức. Đây là quan niệm độc hại nhất trong Chủ nghĩa Marx. Một quan niệm như vậy tất yếu phải dẫn đến một hậu quả hai mặt: một mặt nó phủ nhận hoạt động nhận thức có khả năng sáng tạo thế giới, cũng tức là khả năng cải biến xã hội; mặt khác nó tạo ra cơ sở lý thuyết cho phép các nhà nước phi pháp có thể biện minh cho mình, rằng mình tồn tại theo cái tất yếu độc lập với mọi nhận thức, dù người ta có hay không muốn cũng không thể thay đổi được sự thể đó. Dựa vào lý lẽ tư biện đó, chúng tiêu diệt mọi ý chí đấu tranh chống chế độ độc tài đồng thời duy trì lâu dài nỗi bất hạnh chung cho tất cả mọi người. Tai ác hơn nữa, quan niệm này còn cho phép người ta có thể biện minh cho mọi tội ác được gây nên bởi chính mình, rằng mọi sự kiện (cũng như mọi tội ác) đều tuân theo cái tất yếu độc lập với hoạt động nhận thức hoặc không phụ thuộc vào hoạt động nhận thức dù hoạt động đó có như thế nào cũng không thể tránh khỏi gây nên tội ác hoặc không thể thay đổi được cái tất yếu kia. Vậy Chủ nghĩa Marx cũng chỉ thuộc về hệ tư tưởng vong thân, tức là cái hệ tư tưởng làm cho người ta bị nô lệ vào cái tất yếu mù quáng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy những người cộng sản đích thực đã tỏ ra hết sức thản nhiên khi biện bạch cùn quịt cho những tội ác tày trời được gây nên bởi chính họ nhân danh cái tất yếu lịch sử vốn hết sức mù mờ thường được viện dẫn từ các tác phẩm lý luận được xây dựng công phu bởi cả K. Marx lẫn F. Engels! Đó cũng chính là lý do logic đã giải thích được tại sao Chủ nghĩa Marx lại trở thành nền tảng tư tưởng cho các chế độ độc tài cộng sản vốn có tác dụng tai ác vượt xa mọi chế độ độc tài khác. Nhìn lại những sự kiện đẫm máu, như Cách mạng Văn hoá, v. v., ở nước Tàu hoặc Cải cách Điền địa, Nhân văn Giai phẩm, Xét lại Chống Đảng, Nội chiến 1959 – 1975, Cải tạo Tư sản, v. v., ở Việt nam, bất cứ người nào có lương tri cũng hiểu được rằng các sự kiện đó cũng có nguyên nhân sâu xa trong đời sống tinh thần hoặc có vô số khả năng rất hiện thực để né tránh được các sự kiện đó nhưng những người cộng sản đích thực lại thản nhiên cho rằng đấytất yếu lịch sử, rằng vì tất yếu lịch sử nên không thể tránh được, rằng những người đưa ra mệnh lệnh cũng như những kẻ thi hành mệnh lệnh đều chỉ thực hiện cái tất yếu đó mà thôi (!)
Tuy nhiên, toàn bộ khoa học từ đầu thế kỷ XX đến nay đã quan niệm khác hẳn về cái tất yếu khách quan, rằng các quy luật được xác lập bởi khoa học luôn luôn bị quy định một phần bởi chính hành vi quan sát, hoặc cái tất yếu khách quan chỉ tồn tại thông qua hoạt động nhận thức đồng thời chỉ được xác nhận phổ quát bởi chính hoạt động đó. Chẳng hạn, muốn nhìn thấy một electron, nhà quan sát phải soi sáng electron bằng một tia sáng; nhưng khi được dùng để soi sáng electron, tia sáng lại truyền một phần năng lượng từ nó sang electron làm cho electron phải thay đổi quỹ đạo chuyển động từ quỹ đạo vốn có sang một quỹ đạo khác được gọi là quỹ đạo thấy được, tức là quỹ đạo thấy được hoàn toàn khác hẳn quỹ đạo vốn có; sự thay đổi này làm cho nhà quan sát chỉ có thể nhìn thấy được quỹ đạo khác mà không thể nhìn thấy được quỹ đạo vốn có; quỹ đạo vốn có như thế nào, nhà quan sát không thể biết được mà chỉ có thể đặt để niềm tin vào đó thôi; trái lại, nhà quan sát chỉ có thể biết được quỹ đạo khác, quỹ đạo này chỉ được xác lập bởi hành vi quan sát mà không phải tồn tại tự thân, tức là quỹ đạo này không tồn tại tự thân hoàn toàn mà được quy định một phần bởi chính hành vi quan sát vốn thuộc về hoạt động nhận thức. Từ đó người ta rút ra được một kết luận triết học cho rằng cái tất yếu khách quan luôn luôn bị quy định một phần bởi hoạt động nhận thức đồng thời phải có giá trị phổ quát hoặc phải có giá trị như nhau đối với mọi người, theo đó cái gì đúng với một người cũng phải đúng với mọi người hoặc cái gì sai với một người cũng phải sai với mọi người, tức là nếu cái gì đúng với người này mà lại sai với người khác thì cái đó tuyệt đối không thể khách quan. Từ kết luận đó, người ta lại rút ra được một nguyên tắc xử sự rất quan trọng đối với mọi người, theo đó mỗi người phải chịu trách nhiệm với mọi hệ quả được gây nên bởi chính mình. Nguyên tắc này làm cho nhân loại phải có sự hiểu biết về chính mình mới có thể né tránh được sai lầm; sự hiểu biết về chính mình lại làm cho nhân loại được tự do, đối lập hẳn với Chủ nghĩa Marx vốn làm cho nhân loại bị nô lệ vào cái tất yếu mù quáng như đã nói ở trên kia!
Nhiều người đã biết được Chủ nghĩa Marx cực kỳ phản động về mặt chính trị thể hiện lộ liễu qua cả bạo lực cách mạng lẫn chuyên chính vô sản, nhưng rất ít người hoặc thậm chí chẳng mấy ai biết được Chủ nghĩa Marx cũng cực kỳ sai lầm về mặt khoa học thể hiện ẩn ngầm qua cái quan niệm độc hại cùng cực về cái tất yếu khách quan.
Vân vân.
Tất cả các khuyết tật đó cũng như các khuyết tật khác có thể có trong Chủ nghĩa Marx đều bắt nguồn từ “phép biện chứng duy vật” được xác lập bởi chính K. Marx, cái phương pháp luận này tư biện từ đầu đến chânkhông hề có một chút khoa học nào cả. Phương pháp luận tư biện đương nhiên phải tuỳ tiện, phải lộn xộn, phải mâu thuẫn!
Phép biện chứng là phương pháp luận triết học làm cho chủ thể nhận thức có thể thấy được thế giới về cả hai mặt đối lập nhau: vừa vật chất vừa tinh thần, vừa biến đổi vừa cố định, vừa xác định vừa bất định, vân vân. Nhưng việc gán ghép khiên cưỡng tính chất duy vật cho phép biện chứng để tạo ra “phép biện chứng duy vật” đã làm cho phép biện chứng bị biến chất trái ngược thành phép siêu hình, tức là cái phương pháp luận triết học chỉ cho phép chủ thể nhận thức thấy được thế giới về một mặt nhất định mà thôi, cụ thể là chỉ cho thấy một thế giới biến đổikhông cho thấy một thế giới cố định cũng như chỉ cho thấy một thế giới cố địnhkhông cho thấy một thế giới biến đổi. Do quy thế giới về “vật chất” đồng thời giả định sai lạc rằng vật chất chỉ biến đổikhông cố định nên “phép biện chứng duy vật” đã thể hiện nguyên hình thành phép siêu hình vốn chỉ cho phép chủ thể nhận thức thấy được đối tượng nhận thức về một mặt nào đó, chẳng hạn chỉ thấy được sự biến đổikhông thấy được sự cố định hoặc chỉ thấy được sự cố địnhkhông thấy được sự biến đổi, v. v..
Trước K. Marx hơn hai ngàn năm, Heraclitus đã từng nói rằng không ai tắm được hai lần trên một dòng sông. K. Marx đã đi xa hơn theo chiều hướng cực đoan bằng chủ nghĩa duy vật biện chứng với điểm tận cùng biểu hiện thành một ý kiến triết học cho rằng: vận độngthuộc tính cố hữu biểu hiện sinh mệnh của vật chất. Đạt đến điểm đó, K. Marx đột ngột dừng lại mà không bao giờ tiến lên nữa. Nếu tiến lên thì ông ta sẽ đi đến lý thuyết tương đối vốn phát biểu rằng mọi biến đổi đều tương đối, rằng mọi cái đều biến đổi nhưng có một cái duy nhất không biến đổi biểu hiện thành chính sự biến đổi, rằng trong một thế giới biến đổi (hệ quy chiếu, v. v.) với mọi cái luôn luôn biến đổi lại có một cái duy nhất không bao giờ biến đổi biểu hiện thành cái Tương đối. Cái Tương đối chỉ được xác lập hiện thực bởi hoạt động nhận thức đồng thời cũng chỉ tồn tại hiện thực với chính hoạt động nhận thức làm cho nó chỉ biểu hiện thuần tuý thành một sự kiện tư duy mà thôi. K. Marx không thể hình dung được cái Tương đối theo ý nghĩa như vậy. Vì tự giới hạn mình vào chủ nghĩa duy vật biện chứng nên một mặt, ông ta chỉ thấy được mọi cái đều biến đổi vô tận mà không thể thấy được một cái duy nhất không bao giờ biến đổi biểu hiện thành chính sự biến đổi, tức là ông ta thiếu hẳn năng lực khái quát cho việc trừu tượng hoá mọi biến đổi thành một cái cố định biểu hiện thành cái Tương đối hoặc ông ta không tạo tác được cái Tương đối vốn không bao giờ biến đổi; mặt khác ông ta không bao giờ thấy được hoạt động nhận thức có khả năng sáng tạo. Nếu K. Marx có tin rằng hoạt động nhận thức có thể sáng tạo thế giới thì ông ta không thể chứng minh được khả năng đó bằng khoa họcchỉ có thể xác quyết được khả năng đó bằng tư biện thôi.
Được áp dụng vào đời sống xã hội, chủ nghĩa duy vật biện chứng vốn giả định chắc chắn rằng mọi cái đều biến đổi khôn cùng sẽ chỉ gây nên biến động tang thương mà thôi, đổ vỡ nối tiếp đổ vỡ, thù hận nối tiếp thù hận, sợ hãi nối tiếp sợ hãi, v. v.. Cái hiện thực đó không nói lên cái gì ngoài tâm thức triết học ở chính K. Marx. Nếu Chúa tạo ra thế giới theo hình ảnh của mình thì K. Marx cũng tạo ra thế giới theo hình ảnh của mình nhưng chỉ tiếc rằng K. Marx đã chống lại Chúa để thế giới nô lệ chống lại thế giới tự do, tức là chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ sai lầm mà còn nguy hiểm nữa!
Bertrand Russell (1872 – 1970) đã từng nhận xét rất đúng rằng K. Marx có “tư duy rất lộn xộn, đầy mâu thuẫn, lại được khuyến khích bởi lòng thù hận”.
Nhiều tài liệu lịch sử đáng tin cậy cho biết rằng K. Marx đã sống một cuộc sống rất bấp bênh, cuộc sống này chắc chắn phải có ảnh hưởng rất lớn đến cách thức suy nghĩ để K. Marx lập luận. Ngay từ nhỏ, K. Marx đã tiếp nhận sâu rộng nhiều hệ tư tưởng chỉ có giá trị về nghệ thuật hoặc tôn giáokhông hoặc rất ít giá trị về khoa học, như chủ nghĩa lãng mạn chẳng hạn, v. v., khiến K. Marx nuôi dưỡng nhiều định kiến thiển cận nhất về giai cấp tư sản đồng thời dành hết tình cảm lãng mạn cho giai cấp vô sản. K. Marx đã dành nhiều ngôn từ hoa mỹ nhất cho giai cấp vô sản khiến độc giả uyên bác cảm thấy rất phản cảm khi đọc ông ta! Hơn hai ngàn năm trước, Aristote đã từng nhận định về nô lệ, nông nô, công nhân, v. v., tức là các giai cấp bị bóc lột, bị áp bức, bị nô dịch trong chính thể chuyên chế: rằng nếu một nông nô nào đó mà lãnh đạo đám đông lật đổ được một chính quyền thối nát nào đó thì họ cũng sẽ chỉ tái lập một thể chế như cũ, rằng đám đông nông nô hoặc làm nông nghiệp nhỏ không có khả năng về kinh tế để trở thành một giai cấp tự nó hoặc một giai cấp cho nó, tức là nó không thể có ý thức về vai trò của nó hoặc không có cơ sở kinh tế để thực hiện một vai trò nào đó dù có ý thức về vai trò đó, rằng cá nhân nào trong đám nông nô mà ngoi lên được cũng sẽ trở thành chủ nô hoặc quan văn cho chế độ chuyên chế. Vậy mà K. Marx lại xác quyết rằng các giai cấp đó có khả năng cách mạng để cải tạo thế giới hoặc thậm chí sáng tạo thế giới! Bệnh hoang tưởng này đã làm cho Chủ nghĩa Marx có tính chất không tưởng rất trầm trọng.
Chủ nghĩa Marx chỉ thuộc về một loại triết học tầm thường ở Tây phương nếu không muốn nói thật chính xác rằng nó chỉ thuộc vào hàng cặn bã trong nền Văn minh Tây phương. Sau Công xã Paris thất bại vào năm 1871, giai cấp công nhân ở cả Tây Âu châu lẫn Bắc Mỹ châu đã nhận thấy Chủ nghĩa Marx vừa sai lầm vừa nguy hiểm khiến Chủ nghĩa Marx bắt đầu bị đào thải ở đó. Tuy nhiên Chủ nghĩa Marx lại trở nên “vĩ đại” ở Đông phương chính nhờ Vladimir Ilich Lenin (1870 – 1924) cùng với Đảng BolsheviksNga.
Ngay ở Nga cũng chỉ có rất ít người tin tưởng vào Chủ nghĩa Marx, số người này không đủ để làm cách mạng cộng sản. V. I. Lenin cướp được chính quyền ở đó không phải nhờ Chủ nghĩa Marx mà chỉ nhờ Mật vụ Đức. Trong Chiến tranh Thế giới Lần thứ Nhất từ năm 1914 đến năm 1918, Đức muốn gây nên chính biến ở Nga để Nga phải rút khỏi cuộc chiến tranh với Đức, Mật vụ Đức bèn liên lạc với V. I. Lenin rồi cung cấp phương tiện chiến tranh cho Đảng Bolsheviks về làm chính biến ở Nga vào cuối năm 1917. Do bị tuyên truyền bịp bợm trong nhiều năm nên nhiều người vẫn quen gọi vụ chính biến đó là “Cách mạng Tháng Mười Nga Vĩ đại”, nhưng thực tế lịch sử đã cho thấy đó chỉ là một vụ đảo chính đẫm máu mà thôi, không hơn mà cũng không kém! Vừa cướp được chính quyền bằng vụ đảo chính đó, V. I. Lenin ngay lập tức đã dùng Chủ nghĩa Marx làm phương tiện tinh thần để thiết lập nền chuyên chế cộng sản ở Nga rồi nô dịch dân chúng ở đó bằng chính Chủ nghĩa Marx đồng thời xúc tiến việc xuất khẩu cách mạng ra khắp thế giới làm cho nhiều người ngộ nhận rằng Chủ nghĩa Marx vừa khoa học vừa cách mạng!
Để giữ được chính quyền cộng sản ở Nga đồng thời áp đặt được Chủ nghĩa Marx cho dân chúng ở đó, Đảng Bolsheviks đã phải sử dụng các biện pháp đẫm máu với một hệ thống nhà tù dày đặc khắp nước Nga tạo nên Quần đảo GULAG. Khoa học gì mà lại phải được áp dụng bằng các biện pháp đẫm máu như thế? Chưa kể các nước khác cũng có nền chuyên chế cộng sản lấy Chủ nghĩa Marx làm hệ tư tưởng chính thống, hệ quả thậm chí còn thảm khốc hơn nhiều lần. Vậy Chủ nghĩa Marx chỉ vĩ đại theo ý nghĩa tiêu cực mà thôi: nếu dùng nó để thiết lập một chế độ độc tài thì sẽ thành công mỹ mãn nhưng nếu dùng nó để thiết lập một chế độ dân chủ thì chắc chắn sẽ thất bại thê thảm!
Do được xác lập bằng phương pháp luận tư biện vốn chỉ có mâu thuẫn đối kháng ngay từ nội tại nên Chủ nghĩa Marx có rất nhiều mâu thuẫn đối kháng khiến bất cứ một nhà marxist nào dù trung thành đến đâu với Chủ nghĩa Marx cũng không thể nào bảo vệ được Chủ nghĩa Marx về mọi mặt mà chỉ có thể bảo vệ được Chủ nghĩa Marx về một mặt nào đó hoặc một bộ phận nào đó thôi, từ đó sẽ không sao tránh khỏi xung đột khốc liệt với các nhà marxist khác; tức là Chủ nghĩa Marx làm cho “nhà marxist” bị phân hoá thành nhiều loại khác nhau, trong đó mỗi loại nhất định cứ ôm khư khư một mặt nào đó hoặc một bộ phận nào đó trong Chủ nghĩa Marx để chống lại loại khác vốn cũng ở vào tình trạng tương tự, khiến các nhà marxist càng trung thành với Chủ nghĩa Marx càng xung khắc với nhau. Không có gì khó hiểu khi thấy các nhà marxist thường không ưa nhau hoặc thậm chí còn thù ghét nhau.
Làm nền tảng tư tưởng cho chế độ độc tài (các nền độc tài cộng sản), Chủ nghĩa Marx sẽ dẫn đến các hệ quả tai ác nhất: những người cộng sản truy bức nhau tàn tệ, như Mao Trạch Đông truy bức Lưu Thiếu Kỳ cũng như Joseph Stalin truy bức Lev Davidovich Trotsky, v. v., hoặc các Đảng Cộng sản cũng hiếp đáp nhau tương tự, như Đảng Cộng sản ở Liên bang Soviet khuynh loát các Đảng Cộng sản ở tất cả các nước khác làm chư hầu cho Liên bang Soviet, Đảng Cộng sản ở nước Tàu kích động Đảng Cộng sản ở Cambodia gây hấn với Đảng Cộng sản ở Việt nam khiến Đảng Cộng sản ở Việt nam phải đem quân sang Cambodia để lật đổ tên đồ tể khát máu có tên gọi là Pol Pot, rồi Đảng Cộng sản ở nước Tàu lại đem quân xuống phía Nam để “dạy cho Việt nam một bài họcvào năm 1979, v. v.. Tóm lại Chủ nghĩa Marx đã gây nên các tai hoạ khủng khiếp nhất cho thế giới vào thế kỷ XX.
Tôi xác tín rằng K. Marx không hề mong muốn một kết cục như thế mà chắc chắn cũng không thể biết được một kết cục như thế nhưng chỉ những kẻ nào ngu sy đần độn đến mức độ mà không thể cứu chữa được mới tin tưởng rằng Chủ nghĩa Marx vừa khoa học vừa cách mạng!
Nhiều học giả ở khắp nơi (trong đó có Simon Sebag Montefiore) tố cáo K. Marx đã xây dựng một lý thuyết triết học chủ trương sát nhân, rằng “chưa có lý thuyết triết học nào đã từng biện hộ cho nhiều vụ sát nhân đến như thế!”. Nhưng tôi lại nghĩ khác. Tôi nghĩ rằng K. Marx làm triết học với động cơ trong sáng nhằm giải thoát nhân loại khỏi tình trạng dã man. Đó là một trong những lý tưởng xã hội đáng được trân trọng nhất. Tuy nhiên, vì K. Marx đặt ra vấn đề quá phiến diện (xuất phát từ lao động để giải phóng lao động bằng chính lao động hoặc giả định lao động tự ý thức rồi tự giải phóng mình bằng bạo lực cách mạng!) rồi lại giải quyết vấn đề đó bằng một phương pháp luận tư biện (mà ông ta ngộ nhận nó có tính chất khoa học rồi quy nó thành “phép biện chứng duy vật khoa học” với thực chất lại chẳng hề có một chút khoa học nào cả!), nên K. Marx chỉ tạo ra được một thứ triết học tư biện từ đầu đến chân. Chính vì có tính chất tư biện như vậy nên Chủ nghĩa Marx đã trở thành một thứ triết học dễ bị lạm dụng hơn bất cứ một thứ triết học nào khác, cho phép những kẻ có đầu óc tối tăm lạm dụng dễ dàng vào việc tạo ra vô số lý thuyết nguỵ khoa học nhằm nô dịch đồng loại về cả thể xác lẫn tinh thần.
Chủ nghĩa Marx chủ trương giải phóng nhân loại bằng bạo lực chuyên chế (bao gồm cả bạo lực cách mạng lẫn chuyên chính vô sản), tức là lấy giải phóng nhân loại làm mục đích đồng thời lấy bạo lực chuyên chế làm phương tiện để thực hiện hoặc theo đuổi mục đích. Nhưng vì không lường được bản tính vị kỷ vốn có ở mọi cá nhân khiến bạo lực chuyên chế chỉ có thể áp bức nhân loại, tức là phương tiện mâu thuẫn với mục đích, nên Chủ nghĩa Marx không những không đạt được hoặc không thực hiện được mục đích mà còn tạo ra hệ quả trái ngược với mục đích để bị vong thân, tức là mâu thuẫn giữa mục đích với phương tiện làm cho Chủ nghĩa Marx trở thành một hệ tư tưởng vong thân.

Thật ra, Chủ nghĩa Marx chỉ tỏ ra chân thực với chính thể chuyên chế, vì chính thể chuyên chế luôn luôn có mâu thuẫn đối kháng nên Chủ nghĩa Marx cũng luôn luôn có mâu thuẫn đó, nếu chính thể chuyên chế có mâu thuẫn đối kháng ở điểm nào thì Chủ nghĩa Marx sẽ có ngay mâu thuẫn đối kháng ở chính điểm đó. Đó chính là cái bí mật to lớn nhất nằm sâu thẳm trong Chủ nghĩa Marx.

J. B. Hàvăn Huytoàn
(Viêt vào Tháng Năm 2010)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét