Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Sẽ còn thay đổi Hiến phap khi thích hợp

Cập nhật: 16:09 GMT - chủ nhật, 1 tháng 12, 2013
Giáo sư Đỗ Quang Hưng
GS Đỗ Quang Hưng nói Hiến pháp mới có diễn ngôn chính trị còn dài với nhiều điểm tính xác định không cao
Trong phần hai, cũng là phần cuối cuộc trao đổi với BBC về Hiến pháp mới thông qua hôm 28/11/2013, Giáo sư Đỗ Quang Hưng nói về những khả năng sửa đổi tiếp tục với Hiến pháp, luật pháp và thể chế ở Việt Nam.
Ông là thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, cơ quan tư vấn của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản.
Theo Giáo sư Hưng, Hiến pháp mới sửa đổi và thực trạng hệ thống quyền lực, thể chế chính trị và các quan hệ giữa nhà nước với các chủ thể còn lại trong xã hội ở Việt Nam phản ảnh một 'sự có lý' nào đó.
Mặc dù trong xã hội và cộng đồng có thể có các ý kiến yêu cầu thay đổi, cải tổ ở nhiều lĩnh vực như đảm bảo nhân quyền, tư pháp độc lập, tam quyền phân lập, cho tới phúc quyết, trưng cầu dân ý về Hiến pháp v.v... các nội dung này chỉ có thể được xét tới vào một thời điểm thích hợp hơn trong tương lai.
Ông nói với BBC: "Tôi không gọi là thể chế chính trị, nhưng cấu trúc quyền lực chính trị, rồi những vấn đề của hệ thống chính trị vận hành theo kiểu của Việt Nam,
"Riêng về luận điểm này, nó cũng tương đồng với vấn đề quân đội, cũng tương đồng với vấn đề tam quyền phân lập."
Về vấn đề Việt Nam điều chỉnh hệ thống luật pháp như thế nào sau khi đã gia nhập vào các định chế, công ước quốc tế trên nhiều lĩnh vực như nhân quyền, trong đó có yêu cầu mở ra các không gian cho các thiết chế, chủ thể chính trị, xã hội khác với hệ thống quyền lực thuộc Đảng Cộng sản vận hành, hoạt động, nhà lý luận của Đảng nói:
"Thí dụ như báo chí tư nhân, vấn đề được quyền lập đảng, lập hội v.v..., phải chờ đợi để có một bộ luật. Còn trong tình hình của Việt Nam hiện nay, những điều đó, như trong cấu trúc như vậy, chưa thể có cái đó được."

'Đích mới phải hướng tới'

"
Đó là những cái đích liên quan đến vấn đề xã hội, ta gọi là cái quyền lực, nhất là quyền lực liên quan đến đời sống công cộng, cái này là một trong những điều, những vấn đề mà trong pháp luật của Việt Nam nói riêng, và trong cái nói chung, chưa nói đến Hiến pháp là cao nhất, cũng như trong các vấn đề khác phải hướng tới"
GS Đỗ Quang Hưng
Giáo sư Hưng thừa nhận một số vấn đề như quy định về lập hội, thực tiễn của Việt Nam từ lâu nay đã có những 'bất cập'. Tuy nhiên theo ông, đây là nơi mở ra những khả năng cho sửa đổi luật pháp trong tương lai.
Ông nói: "Quyền lực liên quan đến đời sống công cộng, cái này là một trong những điều mà trong pháp luật của Việt Nam nói riêng, và trong cái nói chung, chưa nói đến Hiến pháp là cao nhất, phải hướng tới."
Khi được hỏi quy trình sửa đổi bản Hiến pháp vừa qua có gì là khiếm khuyết cần sửa chữa khắc phục hay không, Giáo sư Hưng cho rằng bản Hiến pháp đã có nhiều điểm, nội dung tiến bộ, cách làm hỏi ý kiến của tới từng người dân là 'có thật' thực sự, tuy Việt Nam còn chưa có luật về trưng cầu dân ý.
Ngoài ra, ông cho rằng Hiến pháp lẽ ra nên được trình bày ngắn gọn hơn, nhất là trong những phần diễn ngôn chính trị và giảm thiểu càng nhiều càng tốt những nội dung mà theo ông là không thực sự rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.
"Làm sao nó phải tiến dần đến một bản Hiến pháp thật ngắn gọn và nó giảm bớt những cái tôi gọi là cái diễn ngôn chính trị mà tính xác định không cao, càng giảm thiểu được nó đi, càng tốt," ông nói với BBC.
Mời quý vị theo dõi phần đầu của cuộc trao đổi với Giáo sư Hưng 
Bấm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét