XÁC LẬP QUY TẮC BAO HÀM CHO
LOGIC HỌC
1. Định nghĩa
Quy tắc bao hàm là
quy tắc logic phát biểu rằng: nếu một phán
đoán nào có
thể vừa đúng vừa sai thì phán đoán đó
phải được kiểm chứng bởi hai phán đoán mâu thuẫn nhau có cùng một giá trị logic: cùng
đúng hoặc cùng sai hoặc cùng
vừa đúng vừa sai, nhưng nếu có hai phán đoán mâu thuẫn nhau
như vậy thì phải có ít nhất một phán đoán khác làm trung gian cho hai phán đoán
đó để cả hai phán đoán đó đều có thể có cùng một giá trị logic: cùng đúng hoặc cùng sai hoặc cùng vừa đúng vừa sai.
Định nghĩa cho khái niệm
về quy tắc bao hàm trên đây cho thấy quy tắc này
có hai vế bổ sung nhau:
Vế thứ nhất nói lên
rằng: nếu một phán đoán nào có thể vừa đúng
vừa sai thì phán đoán đó phải được kiểm chứng bởi
hai phán đoán mâu thuẫn nhau có cùng một giá trị logic: cùng đúng
hoặc cùng sai hoặc cùng
vừa đúng vừa sai.
Vế thứ hai nói lên
rằng: nếu
có hai phán đoán mâu thuẫn nhau được dùng để kiểm chứng một phán đoán nào đó có
thể vừa đúng vừa sai thì phải có ít nhất một phán đoán khác làm trung gian cho
hai phán đoán kia để cả hai phán đoán kia
đều có thể có cùng một giá trị logic: cùng đúng hoặc cùng sai hoặc
cùng vừa đúng vừa sai.
Từ cả hai vế đó có thể rút ra một hệ quả chung như sau: nếu có hai phán đoán mâu thuẫn nhau về cùng
một khái niệm nhất định thì phải có ít nhất một phán đoán khác làm trung gian
cho hai phán đoán đó để cả hai phán đoán đó đều có thể có cùng một giá trị logic: cùng
đúng hoặc cùng sai hoặc cùng vừa đúng vừa sai. Đây chính là định nghĩa cho khái niệm về
quy tắc bao hàm được trình bày khái quát dưới dạng đơn giản nhất.
Có thể mô tả quy tắc bao hàm bằng công thức này: P ∩ AĀ, đồng thời có thể diễn đạt quy tắc đó bằng lời nói như sau: “P vừa A vừa không A”.
Vì
không đòi hỏi cực đoan theo một trong hai khả năng đối lập nhau: đúng
hoặc sai, như quy tắc loại trừ, mà chỉ đòi hỏi trung dung
theo khả năng khác giữa hai khả năng kia nên quy tắc bao hàm có thể được gọi tên thành quy
tắc chấp trung, tức là quy tắc logic chấp
nhận cái trung gian hoặc chấp nhận
cái thứ ba.
Quy tắc bao hàm được xác lập chắc chắn bởi chính tôi (Hà Huy Toàn)
dựa vào khoa học hiện đại từ đầu thế kỷ XX đến nay với vai trò mở đường
thuộc về Gottfried
Wilhelm von Leibniz (1646 – 1716), Sigmund Freud (1876 – 1939), Albert Einstein (1979 – 1955), Werner Karl Heisenberg (1901 – 1976), Kurt Gödel (1906 – 1978), Clinton Richard Dawkins (sinh năm 1941),
v. v., nhưng đã được mặc định ẩn ngầm bởi Mầu nhiệm Ba Ngôi (Trinity, Trinité) từ Ki-tô giáo (Christianity, Christianisme,
tôi thường dịch chính xác hơn thành Chúa
giáo). Quy tắc này làm hình mẫu điển hình nhất cho logic
đa nguyên.
Logic đa nguyên được áp
dụng cho cả mình lẫn người khác để xác định tất cả đều có thể
cùng đúng hoặc cùng sai hoặc cùng vừa đúng vừa sai.
Logic nào cũng đắc dụng
nhưng phải biết giới hạn xác định cho
từng logic nhất định. Vượt qua giới hạn đó sẽ cực đoan không
thể tránh khỏi sai lầm.
2. Cơ sở
Mỗi phán đoán nhất định
có thể tự mâu thuẫn với chính mình nhưng có thể vừa đúng vừa sai. Ví dụ: “tôi đang nói dối” hoặc “mọi câu nói đều không đáng tin”. Đối
với mỗi phán đoán nhất định trong hai phán đoán đó, người ta không thể khẳng
định nó đúng hoặc sai mà chỉ có thể khẳng định nó vừa đúng vừa sai để tìm kiếm khả năng khác hoặc khả năng thứ ba giữa hai khả năng kia.
Mỗi phán đoán nhất định
có thể bao hàm hai phán đoán mâu
thuẫn nhau đều có thể cùng đúng hoặc cùng sai hoặc cùng vừa đúng vừa sai, cũng như mỗi phán đoán nhất định có thể
được bao hàm bởi hai phán đoán mâu thuẫn nhau đều có thể cùng đúng hoặc cùng
sai hoặc cùng vừa đúng vừa sai. Ví dụ: các
cá nhân vừa giống nhau vừa khác nhau: khác
nhau về cả thể chất lẫn tinh thần nhưng giống nhau về bản năng ham sống hoặc
bản năng sợ chết.
Mỗi sự vật nhất định có
thể đồng thời có hai thuộc tính đối lập nhau. Ví dụ: cơ thể sống có đồng hoá đối lập với dị hoá hoặc kinh tế có sản xuất
đối lập với tiêu dùng. Cũng như
vậy, mỗi thuộc tính nhất định có thể tồn tại đồng thời ở hai sự vật đối lập
nhau. Ví dụ: bản tính vị kỷ tồn tại đồng thời ở cả chế độ dân chủ lẫn chế độ
độc tài dẫn đến xung đột giữa hai chế độ đó hoặc tham vọng
đế quốc tồn tại đồng thời ở cả Đế quốc Đức lẫn Đế quốc Nga đã dẫn đến Chiến
tranh Thế giới Lẫn thứ Hai.
Vậy mâu thuẫn nói chung không chỉ có hai mặt đối lập nhau mà
còn phải có hai loại đối lập nhau, đó
là mâu thuẫn bao hàm đối lập với mâu
thuẫn loại trừ. Mâu thuẫn bao hàm được xác định bằng sự
thống nhất giữa hai mặt đối lập nhau, tức là mâu thuẫn có sự bao hàm giữa hai mặt đối lập nhau để mặt
này có thể bao hàm mặt kia cũng như mặt kia có thể bao hàm mặt này hoặc mặt này làm cơ sở tồn tại cho mặt kia cũng như mặt kia làm cơ sở tồn tại cho mặt này. Mâu thuẫn loại trừ được xác định bằng sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập nhau,
tức là mâu thuẫn có sự loại trừ giữa hai mặt
đối lập nhau để mặt này có thể loại trừ
mặt kia cũng như mặt kia có thể loại
trừ mặt này hoặc mặt này làm cơ sở
tiêu vong cho mặt kia cũng như mặt
kia làm cơ sở tiêu vong cho mặt này. Mâu thuẫn loại trừ dẫn đến suy vong đối lập với mâu
thuẫn bao hàm dẫn đến phát triển.
Mâu thuẫn bao hàm làm giới hạn xác định cho quy tắc bao hàm được xác lập ở đây.
Theo mâu thuẫn bao hàm, một khái niệm nào đó không chỉ
có thể phản ánh đúng hoặc phản ánh sai về một đối tượng nhất định
mà còn có thể vừa phán ánh đúng vừa phán ánh sai về một đối tượng nhất định,
tức là có thể có khả năng thứ ba.
Hai thuộc tính mâu thuẫn
nhau có thể cùng
tồn tại trong một
sự vật nhất định
với một quan hệ xác định trong một thời gian nhất định. Ví dụ: giá trị sử dụng có
thể cùng tồn tại với giá trị trao đổi ở một hàng hoá nhất định.
Việc xác định mâu thuẫn nói
chung có hai loại đối lập nhau như vậy không chỉ làm thay đổi triệt để cho triết học cùng với phép biện chứng mà còn xác lập quy
tắc bao hàm cho logic học nhờ xác
lập cơ sở cho chính quy tắc đó, tức
là cũng làm thay đổi sâu sắc cho logic học.
3. Yêu cầu
Hai phán đoán mâu thuẫn
nhau phải có ít nhất một điểm chung
mới có thể được bao hàm bởi một phán đoán khác. Ví dụ: phán đoán 1 cho rằng bản tính vị kỷ là bản tính xấu xa, đối
lập với phán đoán 2 cho rằng bản tính vị
kỷ là bản tính tốt đẹp. Cả hai phán đoán đó đều có khái niệm về bản tính vị kỷ làm điểm chung. Vậy suy ra
phán đoán 3 cho rằng bản tính vị kỷ vừa
là bản tính xấu xa vừa là bản tính tốt đẹp.
Hai phán đoán mâu thuẫn
nhau phải có cùng một giá trị logic: cùng
đúng hoặc cùng sai hoặc cùng
vừa đúng vừa sai, mới có thể
được bao hàm bởi một phán đoán khác. Ví dụ: phán đoán 1 cho rằng các cá nhân khác nhau về cả thể
chất lẫn tinh thần, đối lập với phán đoán 2 cho rằng các cá nhân giống nhau về bản
năng ham sống hoặc bản năng sợ chết. Cả hai phán đoán đó đều đúng.
Vậy suy ra phán đoán 3 cho rằng các cá nhân vừa giống nhau vừa khác nhau: khác nhau về cả thể chất
lẫn tinh thần nhưng giống nhau về bản năng ham sống hoặc bản năng sợ chết.
Phải kiểm chứng cả hai phán
đoán mâu thuẫn nhau bằng quy tắc
đủ lý (quy tắc lý do đầy đủ) nhằm bảo đảm giá trị logic cho cả hai phán đoán đó để biết hai phán đoán đó có cùng một giá trị logic hoặc không
cùng một giá trị logic.
Phải có ít nhất một phán
đoán trung gian làm cơ sở
khách quan cho hai phán đoán
đối lập nhau về cùng một khái niệm
nhất định mới bảo đảm cho cả hai
phán đoán đó cùng đúng hoặc cùng sai hoặc cùng vừa đúng vừa sai mà không loại trừ nhau. Ví dụ: một phán đoán trung gian cho rằng bản tính vị kỷ vừa xấu xa vừa tốt đẹp, có thể bao hàm hai phán đoán
đối lập nhau: phán đoán 1 cho rằng bản tính vị kỷ là bản tính xấu xa, đối
lập với phán đoán 2 cho rằng bản tính vị
kỷ là bản tính tốt đẹp.
Phán đoán trung
gian phải mang tính chất hai mặt
nhưng tính chất này phải thống nhất với
nhau giữa hai mặt đối lập mới bao hàm được cả hai phán đoán đối lập nhau về cùng một khái niệm nhất định để cả hai phán đoán đó đều có thể đúng hoặc
đều có thể sai hoặc đều có thể vừa đúng vừa sai mà không loại trừ nhau. Ví
dụ: một phán đoán trung gian cho rằng bản tính vị kỷ vừa xấu xa
vừa tốt đẹp, phán đoán này mang
tính chất hai mặt khi chỉ ra tính chất hai mặt ở bản tính vị kỷ: vừa xấu xa vừa tốt đẹp, để có thể bao hàm hai phán đoán đối lập nhau: phán đoán 1 cho rằng bản
tính vị kỷ là bản tính xấu xa, đối lập với phán đoán 2 cho rằng bản tính vị kỷ là bản tính tốt đẹp.
Quy tắc bao hàm đòi hỏi tư duy phải dứt khoát trung dung mà không
được cực đoan nhưng cũng không được
mập mờ nước đôi để tránh chủ quan vi phạm quy tắc nhất quán mà phải khách
quan khi suy nghĩ về một đối tượng nhất định, tức là phải suy luận chính xác bằng các
phán đoán chính xác.
Với các yêu cầu đó, quy
tắc bao hàm đối lập với quy
tắc loại trừ nhưng không vi phạm quy tắc đó mà vẫn phải tuân thủ tất cả các quy tắc khác
trong giới hạn xác định cho từng quy tắc nhất định. Quy tắc bao hàm đối lập với quy tắc loại trừ nhưng không vi phạm quy tắc đó mà vẫn phải tuân thủ tất cả các quy tắc khác
trong giới hạn xác định cho từng quy tắc nhất định cho thấy quy tắc bao hàm đã vượt qua giới
hạn xác định cho quy tắc loại trừ, cũng tức là quy tắc bao hàm làm cho logic đa nguyên vượt qua giới
hạn xác định cho logic nhị
nguyên. Quả thật, trong bất cứ
mâu thuẫn nào cũng có thể có ít nhất một
điểm chung giữa hai mặt đối lập nhau, tức là cơ sở cho quy tắc bao hàm rộng lớn
hơn so với cơ sở cho quy tắc loại trừ, làm cho quy tắc bao hàm phát huy hiệu lực mạnh hơn so với quy tắc loại
trừ để quy tắc loại
trừ luôn luôn
bị hạn chế về tác dụng logic bởi mâu
thuẫn loại trừ làm cho quy tắc đó chỉ phát huy tác dụng hạn chế đối với chính mâu thuẫn loại trừ mà thôi. Điểm chung giữa hai mặt đối lập nhau làm cơ sở cho sự bao hàm nhau giữa hai mặt đó nhưng lại làm rào cản cho sự loại trừ nhau giữa hai mặt đó. Ví dụ: khái niệm về bản tính vị kỷ làm điểm chung cho hai phán đoán đối lập nhau, phán
đoán 1 cho rằng bản tính vị kỷ là bản
tính tốt đẹp, đối lập với phán đoán 2 cho rằng bản tính vị kỷ là bản tính xấu xa. Khái niệm về bản tính vị kỷ làm cơ sở cho phán đoán 1 bao hàm phán đoán 2 cũng như phán đoán 2
bao hàm phán đoán 1 nhưng lại
làm rào cản cho sự loại trừ giữa hai phán đoán đó để phán đoán 1 không thể loại trừ phán đoán 2 cũng như phán đoán 2
không thể loại trừ phán đoán 1.
Làm cơ sở cho sự bao hàm nhưng điểm
chung giữa hai mặt đối lập lại làm rào cản cho sự loại trừ.
4. Ý nghĩa
Quy tắc bao hàm có ý nghĩa to lớn về cả lý luận lẫn thực tiễn.
Trước hết, quy tắc bao
hàm xác định mâu thuẫn
nói chung không chỉ có hai mặt đối lập
nhau mà còn phải có hai
loại đối lập nhau, đó là mâu thuẫn
bao hàm đối lập với mâu thuẫn loại trừ. Mâu thuẫn bao hàm là mâu thuẫn có sự bao hàm giữa hai mặt đối lập nhau để mặt này có thể bao hàm mặt kia cũng như mặt kia có thể bao hàm mặt này hoặc mặt này làm cơ sở tồn
tại cho mặt kia cũng như mặt kia làm
cơ sở tồn tại cho mặt này. Mâu thuẫn loại trừ là
mâu thuẫn có sự loại trừ giữa hai mặt đối lập nhau để mặt
này có thể loại trừ mặt kia cũng như mặt
kia có thể loại trừ mặt này hoặc mặt
này làm cơ sở tiêu vong cho mặt kia cũng như mặt kia làm cơ sở tiêu vong cho mặt này. Mâu thuẫn
loại trừ dẫn đến suy vong đối lập
với mâu thuẫn bao hàm dẫn đến
phát triển. Việc xác định mâu thuẫn không chỉ có hai mặt đối lập nhau mà còn
phải có hai loại đối lập nhau như vậy không chỉ làm
thay đổi quan niệm chung về mâu thuẫn mà còn làm thay đổi quan niệm chung về phép biện chứng, qua đó làm một
bước ngoặt sâu sắc cho triết học
cùng với logic học. Quả thật, quy tắc
bao hàm chỉ ra giới hạn xác định cho
cả quy tắc loại trừ lẫn quy tắc đủ lý. Giới hạn xác định cho quy tắc loại trừ
được xác định bằng mâu thuẫn loại trừ.
Giới hạn xác định cho quy tắc đủ lý được xác định bằng tính chất bất toàn ở mỗi khái
niệm nhất định hoặc mỗi tư tưởng nhất
định, v. v., tạo nên ranh giới tương đối giữa mâu thuẫn loại trừ với mâu thuẫn bao hàm biểu hiện tương đối
thành ranh giới tương đối giữa quy tắc loại trừ với quy tắc bao hàm. Giới hạn xác định cho quy tắc bao hàm được xác định bằng mâu thuẫn bao hàm.
Thứ hai, quy tắc bao hàm có thể mở ra lối
thoát cho mọi mâu thuẫn hoặc cung
cấp giải pháp đúng đắn cho việc giải quyết mâu thuẫn bằng các phương cách hữu ích về cả lý
luận lẫn thực tiễn. Ví dụ: nước
xung khắc với lửa nhưng nếu có ít nhất
một yếu tố trung gian, như nồi, niêu, xoong, chảo, ấm, v.
v., thì lửa có thể làm
cho nước sôi để phục vụ đời sống, ở đây nước sôi được xác định bằng nước
bao hàm lửa hoặc lửa bao hàm nước,
v. v.. Đặc biệt quan trọng hơn hết, quy tắc bao hàm cung cấp giải
pháp đúng đắn cho việc giải quyết mâu
thuẫn trong xã hội bằng các phương pháp hoà bình để tránh tình
trạng chiến tranh vốn chỉ gây ra chết
chóc, đau thương, thù hận, mất mát, đổ vỡ, v. v., tức là quy tắc bao hàm dẫn
đến sự khoan dung. Sự khoan dung lại
dẫn đến sự đồng thuận. Sự đồng thuận
lại dẫn đến nhà nước pháp quyền, tức
là hệ thống chính trị điều hành xã hội bằng pháp
luật. Pháp luật phải nghiêm minh,
tức là vừa công bằng vừa sáng suốt, bắt buộc nhà nước pháp quyền
phải dựa trên ba thiết chế cơ
bản: 1/ Tam quyền Phân lập,
tức là nhà nước pháp quyền phải được phân chia thành ba cơ quan khác nhau vừa kiểm soát lẫn nhau vừa hoạt động độc lập
với nhau để thực hiện ba quyền lực
tương ứng: cơ quan lập pháp thực hiện
quyền lực lập pháp, cơ quan hành pháp
thực hiện quyền lực hành pháp, cơ
quan tư pháp thực hiện quyền lực tư pháp; tam quyền phân lập như vậy để
ngăn ngừa các quan chức nhà nước lạm dụng quyền lực nhà nước. 2/ Đa nguyên Bình đẳng, tức là cả ba cơ quan khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, đều
phải bị kiểm soát bởi nhiều tổ chức
độc lập để nhân dân có thể kiểm soát được đối với quyền lực nhà nước vốn dĩ đáng sợ nhất trên đời; đa nguyên bình
đẳng như vậy để quyền lực nhà nước không thể làm hại nhân dân mà chỉ có thể
phải phục vụ nhân dân. 3/ Bầu cử Tự do,
tức là cả ba cơ quan kia đều phải
được bảo tồn bằng cả bầu chọn lẫn ứng cử theo nguyên tắc tự do, theo đó mọi cá nhân đến tuổi trưởng thành đều
phải được tham gia cả bầu chọn lẫn ứng cử nhưng chỉ được ứng cử vào một
trong ba cơ quan khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, để
nếu đắc cử thì chỉ nắm được một trong
ba quyền lực khác nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp,
trong một thời hạn nhất định. Với ba
thiết chế đó, nhà nước pháp quyền không
chỉ ngăn ngừa chiến tranh giữa người với người mà còn kiến tạo hoà bình giữa người với người bằng pháp luật nghiêm minh. Nhưng ba thiết
chế đó lại chỉ được xác lập bởi lý thuyết
khoa học về nhà nước pháp quyền dựa vào giáo
lý về Mầu nhiệm Ba Ngôi từ Ki-tô giáo.
Mầu nhiệm Ba Ngôi có thể ngụ ý sâu xa về ít nhất ba sự thể liên quan: 1/ Tam
đoạn luận, tức là lập luận logic
bằng ba mệnh đề: chính đề – phản đề – hợp đề; 2/ Tam quyền phân lập, tức là phương
thức tổ chức cho nhà nước pháp quyền;
3/ Tam trị luận, tức là ba giá trị logic: đúng – sai – vừa đúng vừa sai, trong đó cả đúng lẫn sai đều chỉ vừa tương đối
vừa bất định. Cả ba sự thể đó đều có
thể giải thích được tại sao Ki-tô giáo kêu gọi bác ái giữa người với người. Quả thât, Kinh thánh nói: “Phúc cho ai kiến
tạo hoà bình, vì họ được gọi là con
Thiên Chúa” (Phúc âm theo Thánh Matheus, 5: 9). Đó chính là lý do chính
đáng để tôi xác quyết chắc chắn rằng quy tắc bao hàm đã được mặc định ẩn ngầm
bởi giáo lý về Mầu nhiệm Ba Ngôi từ Ki-tô giáo. Phải nói thật như vậy cho mọi
người thấy rằng quy tắc bao hàm có thể được dùng làm công cụ tốt nhất để kiến
tạo hoà bình.
Thứ ba, quy tắc bao
hàm khắc phục hạn chế cho tất cả các quy tắc khác đồng thời làm sâu
sắc thêm cho tất cả các
quy tắc đó. Cụ thể như sau:
Đối với quy
tắc đồng nhất được xác lập bởi Aristotle (384 – 322), quy tắc bao hàm làm cho sự đồng nhất vừa
được củng cố về giá trị logic vừa được mở rộng về tác
dụng logic để sự đồng nhất không chỉ cần thiết đối với khái
niệm mà còn cần thiết đối với phán
đoán, lý thuyết, tư tưởng, hệ tư tưởng, v. v., theo
đó không chỉ mỗi khái niệm nhất định mà ngay cả một phán đoán nhất định, một
lý thuyết nhất định, một tư tưởng
nhất định, một hệ tư tưởng nhất định,
v. v., cũng phải đồng nhất với chính
mình khi được dùng cho quá trình tư duy làm
cho quá trình đó phải đồng nhất với chính mình. Hơn nữa, khái niệm về sự đồng nhất cũng có thể được mở rộng về cả nội hàm lẫn ngoại diên, theo đó không chỉ mỗi khái niệm nhất định có thể được
định nghĩa bởi nhiều khái niệm khác
theo nhiều quan hệ khác tuỳ theo mục đích được xác định cho tư duy mà ngay cả một phán đoán nhất định cũng có thể được xác định giá trị logic bởi
nhiều phán đoán khác theo nhiều quan hệ khác tuỳ theo mục đích được xác định cho tư duy, v. v.. Cứ thế được mở rộng cho một
lý thuyết nhất định, một tư tưởng
nhất định, một hệ tư tưởng nhất định,
v. v., làm cho một hệ thống nhất quán có thể
được mở rộng thành nhiều hệ thống
nhất quán đồng thời làm cho nhiều hệ
thống mâu thuẫn có thể bị thu hẹp
thành một hệ thống mâu thuẫn. Ví dụ: chủ nghĩa nhân bản (Anthropocontrism) có thể được định nghĩa bằng
một hệ tư tưởng lấy nhân loại làm căn bản cho mình nhưng cũng có thể được
định nghĩa bằng một hệ tư tưởng lấy cá
nhân làm căn bản cho mình hoặc
cũng có thể được định nghĩa bằng một hệ tư tưởng lấy xã hội làm căn bản cho
mình, v. v.. Tuy nhiên, khi định nghĩa cho một khái niệm nhất định bằng bất cứ
khái niệm nào, khái niệm đó phải luôn luôn đồng nhất với chính nó để tránh vi
phạm quy tắc đồng nhất. Khi ấy một hệ tư tưởng nhất định đúng hoặc sai, đúng đến đâu hoặc sai đến đâu, sẽ phụ thuộc vào các phán đoán được dùng làm tiền đề cho hệ tư tưởng đó.
Đối với quy tắc nhất quán cũng được xác lập bởi Aristotle, quy tắc bao
hàm làm cho sự nhất quán được
mở rộng để sự nhất quán không chỉ cần
thiết đối với phán đoán mà còn cần
thiết đối với suy luận, theo đó tư duy nhất quán không cấm mâu thuẫn
giữa hai phán đoán đối lập nhau có cùng một giá trị logic (cùng đúng hoặc cùng sai hoặc cùng vừa đúng
vừa sai) mà chỉ cấm mâu thuẫn giữa
hai phán đoán đối lập nhau không cùng một giá trị logic (không cùng đúng hoặc không cùng sai hoặc không cùng vừa đúng vừa sai mà nếu phán đoán này đúng thì phán đoán kia phải sai, hoặc ngược lại). Ví dụ: phán
đoán 1 cho rằng bản tính vị kỷ là bản
tính tốt đẹp, đối lập với phán đoán 2 cho rằng bản tính vị kỷ là bản tính xấu xa. Vì bản tính vị kỷ vừa tốt
đẹp vừa xấu xa: chỉ xấu xa khi thúc đẩy
người ta làm điều xấu xa hoặc chỉ tốt
đẹp khi thúc đẩy người ta làm điều tốt đẹp, nên cả hai phán đoán đó đều có thể có cùng một giá trị logic, tức là cùng đúng. Trường hợp này không mâu thuẫn logic. Vì cả hai phán đoán đó cùng đúng hoặc
không có mâu thuẫn logic giữa hai phán đoán đó nên quy tắc nhất quán không cấm
mâu thuẫn giữa hai phán đoán đó
mà vẫn bảo đảm sự nhất quán hoặc phi mâu thuẫn cho tư duy đúng đắn. Ngược lại, quy tắc nhất quán chỉ cấm mâu thuẫn
giữa hai phán đoán đối lập nhau không cùng một giá trị logic (không cùng đúng hoặc không cùng sai hoặc không cùng vừa đúng vừa sai mà nếu phán đoán này đúng thì phán đoán kia phải sai, hoặc ngược lại). Ví dụ: phán
đoán 1 cho rằng cá sống trong nước, đối lập với phán đoán 2 cho rằng cá không sống trong nước. Vì hai phán đoán đó không cùng một giá trị logic (không cùng đúng hoặc không cùng sai
hoặc không cùng vừa đúng vừa sai mà nếu phán đoán này đúng thì phán đoán kia
phải sai, hoặc ngược lại) hoặc có mâu
thuẫn logic giữa hai phán đoán đó, theo đó phán đoán 1 (đúng) đối lập với phán đoán 2 (sai) về giá trị logic, nên quy tắc nhất quán phải cấm mâu thuẫn giữa hai phán đoán đó nhằm bảo đảm sự nhất quán hoặc phi mâu thuẫn cho tư duy đúng
đắn. Vân vân. Cứ thế được mở rộng cho lý
thuyết, tư tưởng, hệ tư tưởng, v. v., làm cho các hệ thống nhất quán được mở rộng đồng thời làm
cho các hệ thống mâu thuẫn bị thu hẹp hoặc bị đào thải. Ví dụ: chủ nghĩa cá nhân thừa nhận bản
tính vị kỷ vừa tốt đẹp vừa xấu xa để trở thành một hệ tư tưởng nhất quán, đối
lập với chủ nghĩa xã hội không thừa nhận bản tính vị kỷ vừa tốt đẹp vừa xấu xa
mà phủ nhận sự tốt đẹp ở bản tính vị kỷ đồng thời thừa nhận sự xấu xa ở bản
tính đó để trở thành một hệ tư tưởng mâu thuẫn, v. v.. Nói như vậy tức là quy tắc bao hàm làm cho tư duy nhất quán
không thể tránh khỏi mâu thuẫn thông qua phân
hoá mâu thuẫn thành hai loại đối lập nhau: mâu thuẫn bao hàm đối lập với
mâu thuẫn loại trừ. Mâu thuẫn bao hàm làm cho hai mặt đối lập nhau không loại
trừ nhau mà chỉ bao hàm nhau để mặt này bao hàm mặt kia hoặc mặt này làm cơ sở
tồn tại cho mặt kia. Mâu thuẫn loại trừ làm cho hai mặt đối lập nhau không bao
hàm nhau mà chỉ loại trừ nhau để mặt này loại trừ mặt kia hoặc mặt này làm cơ
sở tiêu vong cho mặt kia. Phân hoá mâu thuẫn thành hai loại đối lập nhau như
vậy, quy tắc bao hàm làm cho tư duy nhất quán không thể tránh khỏi mâu thuẫn bao hàm mà chỉ có thể tránh khỏi mâu thuẫn loại trừ, tức là tư duy nhất quán luôn luôn bao hàm mâu thuẫn
bao hàm, đúng như giả định đúng đắn
cho rằng: mọi cái đều có mâu thuẫn
hoặc không có cái gì mà không có mâu thuẫn, vấn đề quan trọng chỉ là mâu thuẫn nào mà thôi. Chính Định lý Bất toàn cũng đã xác nhận rõ ràng như vậy. Như vậy tức là quy tắc bao hàm vừa mở rộng thêm vừa làm sâu sắc thêm cho khái
niệm về mâu thuẫn để mâu thuẫn không chỉ có hai mặt đối lập nhau mà còn phải có hai loại đối lập nhau, đó là
mâu thuẫn bao hàm đối lập với mâu thuẫn
loại trừ. Làm được như vậy, quy
tắc bao hàm không vi phạm quy tắc nhất quán mà vẫn
tuân thủ quy tắc đó theo ý nghĩa
rộng lớn hơn được xác định bởi chính quy tắc bao hàm.
Đối với quy tắc loại trừ cũng được xác lập bởi Aristotle, quy tắc bao
hàm làm cho sự loại trừ bị thu hẹp để sự loại trừ chỉ cần thiết đối với mâu thuẫn loại trừ mà thôi. Quy tắc bao hàm xác lập giá trị logic làm điểm chung
cho hai phán đoán mâu thuẫn nhau về
cùng một khái niệm nhất định để hai phán đoán đó không loại trừ nhau mà có thể
bao hàm nhau, qua đó làm cơ sở khoa
học cho việc giải quyết mâu thuẫn
bằng các phương cách hữu ích về cả lý luận lẫn thực tiễn. Quả thật,
trong bất cứ mâu thuẫn nào cũng có thể có ít nhất một điểm chung giữa hai mặt đối lập nhau, tức là cơ sở cho quy tắc
bao hàm rộng lớn hơn so với cơ sở cho quy tắc loại trừ, làm cho quy tắc bao hàm
phát huy hiệu lực mạnh hơn so với quy
tắc loại trừ để quy tắc loại
trừ luôn luôn
bị hạn chế về tác dụng logic bởi mâu
thuẫn loại trừ làm cho quy tắc đó chỉ phát huy tác dụng hạn chế đối với chính mâu thuẫn loại trừ mà thôi. Điểm chung giữa hai mặt đối lập nhau làm cơ sở cho sự bao hàm nhau giữa
hai mặt đó nhưng lại làm rào
cản cho sự loại trừ nhau giữa hai mặt đó. Ví dụ: khái niệm về bản tính vị kỷ làm điểm chung cho hai phán đoán đối lập nhau, phán
đoán 1 cho rằng bản tính vị kỷ là bản
tính tốt đẹp, đối lập với phán đoán 2 cho rằng bản tính vị kỷ là bản tính xấu xa. Khái niệm về bản tính vị kỷ làm cơ sở cho phán đoán 1 bao hàm phán đoán 2 cũng như phán đoán 2
bao hàm phán đoán 1 nhưng lại
làm rào cản cho sự loại trừ giữa hai phán đoán đó để phán đoán 1 không thể loại trừ phán đoán 2 cũng như phán đoán 2
không thể loại trừ phán đoán 1. Vì vừa mở rộng thêm vừa làm sâu sắc
thêm cho khái niệm về mâu thuẫn như đã được trình bày trên đây nên quy tắc bao hàm
vượt qua quy tắc loại trừ nhưng không phủ định quy tắc loại trừ mà chỉ bổ sung quy tắc loại trừ. Từ đó, quy tắc bao hàm ngăn chặn việc lạm dụng đối
với quy tắc loại trừ cũng như quy tắc
loại trừ ngăn chặn việc lạm dụng đối với quy tắc bao hàm. Tuy nhiên, vì mâu
thuẫn bao hàm đối lập với mâu thuẫn loại trừ nên quy tắc bao hàm đối lập với quy tắc loại trừ. Đối lập nhau nhưng không loại trừ nhau mà chỉ bổ
sung nhau để cùng nhau làm công cụ
suy luận vừa chính xác vừa tinh vi. Nói như vậy tức là quy tắc bao hàm cũng như quy tắc loại trừ chỉ phát huy
hiệu lực đối với một giới hạn nhất định mà thôi: quy tắc bao hàm phát huy hiệu lực đối với mâu thuẫn bao hàm, đối lập với quy tắc loại trừ chỉ phát huy
hiệu lực đối với mâu thuẫn loại trừ.
Đối với quy tắc đủ lý được xác lập bởi Gottfried Wilhelm von Leibniz (1646 –
1716), quy tắc bao hàm làm cho các lý do đầy đủ có thể bao hàm hai phán
đoán đối lập nhau có cùng một giá trị
logic: cùng đúng hoặc cùng sai hoặc cùng vừa đúng vừa sai, theo đó bất cứ phán đoán nào đã được xác nhận
giá trị logic cũng có thể làm cơ sở khách quan cho các phán đoán khác đối lập
với phán đoán kia có cùng một giá trị
logic, tức là quy tắc bao hàm mở rộng
hiệu lực cho quy tắc đủ lý. Ví
dụ: người ta có thể đưa ra một
phán đoán mới mâu thuẫn với phán
đoán cũ nhưng có cùng một giá trị
logic với phán đoán cũ rồi
chứng minh giá trị chân thực cho phán đoán mới nhằm khẳng định giá trị chân thực cho phán
đoán cũ hoặc khẳng định giá trị chân thực cho cả hai phán đoán mâu thuẫn nhau. Đó chính
là chứng minh bao hàm bằng quy tắc bao hàm. Như vậy tức là quy tắc bao hàm làm sâu sắc thêm cho quy tắc đủ lý
để quy tắc đủ lý vừa chính xác hơn vừa tinh vi hơn.
Với tác dụng logic như
vậy, quy tắc bao hàm đã được tuân thủ nghiêm ngặt trong khoa học hiện đại từ đầu thế
kỷ XX đến nay để khoa học ấy đạt được nhiều thành tựu rực rỡ chưa từng có
trước đó. Ngày nay quy tắc bao hàm bảo đảm cho khoa học xã hội tạo ra các lý
thuyết đúng đắn về đời sống xã hội, đặc biệt các khoa học tổ chức. Trong đó tầm quan trọng hàng đầu thuộc về việc
xác lập tính chất nghiêm minh cho hệ thống pháp luật để nhà nước pháp quyền được xây dựng dựa
trên hệ thống đó. Tính chất nghiêm minh cho hệ thống pháp luật đòi hỏi nhà nước
pháp quyền phải dựa trên ba thiết chế cơ bản: 1/ Tam quyền Phân lập. 2/ Đa
nguyên Bình đẳng. 3/ Bầu cử Tự do.
Với ba thiết chế đó, nhà nước pháp quyền không chỉ bảo tồn sự sống cho nhân
loại mà còn nâng cao tinh thần cho nhân loại để nhân loại có thể nhận biết quy
tắc bao hàm đã được mặc định ẩn ngầm bởi giáo lý về Mầu nhiệm Ba Ngôi từ Ki-tô
giáo.
Tóm lại, quy tắc bao hàm làm cho các hệ thống nhất quán bao hàm lẫn
nhau để được mở rộng về cả phạm vi lẫn ảnh hưởng nhưng lại làm cho các hệ thống
mâu thuẫn loại trừ lẫn nhau để bị thu hẹp về cả phạm vi lẫn ảnh hưởng. Cả hai
mặt đó đều làm cho hoạt động nhận thức ngày càng phát triển theo Chân – Thiện – Mỹ, tức là quy
tắc bao hàm làm cho người ta suy nghĩ
đúng đắn về đời sống thực tế để nhận thấy thế giới hiện thực không chỉ có vật chất mà còn phải có cả tinh thần, không chỉ có xác định mà còn phải có cả bất định, không chỉ có biến đổi mà còn phải có cả cố định nữa, vân vân. Theo quy tắc bao hàm, khoa học sẽ không loại trừ tôn giáo đồng thời cũng không loại trừ nghệ thuật mà sẽ bao hàm cả tôn giáo lẫn nghệ thuật. Tất
nhiên, một lý thuyết khoa học
không bao hàm tôn giáo nào xấu độc mà chỉ bao hàm tôn giáo nào tốt lành đồng
thời cũng không bao hàm nghệ thuật
nào giả dối mà chỉ bao hàm nghệ
thuật nào chân thực.
5. Vi phạm
Tuân thủ quy tắc loại trừ ngoài giới hạn xác định cho quy tắc đó. Giới hạn xác định
cho quy tắc loại trừ được xác định bằng mâu thuẫn loại trừ. Nếu tuân thủ quy
tắc loại trừ ngoài giới hạn đó, tức là áp dụng quy tắc loại trừ cho mâu thuẫn
bao hàm, thì sẽ vi phạm quy tắc bao hàm.
Nhân danh “dĩ hoà vi quý” để khoả lấp mâu thuẫn loại
trừ về cả lý luận lẫn thực tiễn gây ra sự rối loạn cho quá trình tư duy dẫn đến
gây ra tai hoạ cho cộng đồng. Làm như vậy không chỉ vi phạm quy tắc bao hàm mà
còn lạm dụng quy tắc loại trừ nhân danh quy tắc bao hàm gây ra hậu quả xấu ác.
Nguỵ biện ba
phải, tức là lập luận mập mờ theo kiểu nước đôi bằng thái độ hai mặt cho rằng
cả ba khả năng khác nhau đều không thể sai mà chỉ có thể đều đúng. Nguỵ biện ba
phải không chỉ vi phạm quy tắc bao hàm mà còn vi phạm cả quy tắc loại trừ. Ở đây cần phải biết so sánh quy tắc bao hàm với nguỵ biện ba phải. Giống nhau: đều giải quyết mâu thuẫn giữa hai phán đoán đối lập nhau. Khác nhau: quy
tắc bao hàm đòi hỏi phải chấp nhận cả hai phán đoán đối lập nhau để tìm kiếm phán đoán
trung gian bao hàm cả hai phán đoán kia làm cho sự loại trừ
chuyển biến thành sự bao hàm nhưng nguỵ biện
ba phải lại không chấp nhận cả hai phán đoán đối lập nhau hoặc chỉ chấp
nhận một trong hai phán đoán kia để không tìm kiếm phán đoán
trung gian bao hàm cả hai phán đoán kia mà chỉ tìm kiếm phán
đoán khác không liên quan gì với cả hai phán đoán
kia hoặc chỉ liên quan với một trong hai phán đoán
kia làm cho sự bao hàm chuyển biến thành sự loại trừ. Như vậy nguỵ biện ba phải không
tuân thủ quy tắc bao hàm mà chỉ tuân
thủ quy tắc loại trừ bằng phép nguỵ biện gây ra sự rối loạn cho tư duy.
Tuy nhiên, do không nhận thấy sự khác biệt sâu sắc như vậy giữa quy tắc bao hàm
với nguỵ biện ba phải nên người ta thường dễ đánh đồng quy tắc bao hàm với nguỵ
biện ba phải hoặc coi hai cái đó chỉ như một cái duy nhất dẫn đến vi phạm cả
quy tắc bao hàm lẫn quy tắc loại trừ mà không biết. Vả lại, do chấp trung hoặc chấp nhận phán đoán trung gian nên quy tắc bao hàm thường dễ bị
hiểu lầm hoặc dễ bị xuyên tạc thành nguỵ
biện ba phải hoặc thậm chí bị
cáo buộc vi phạm quy tắc loại
trừ bằng nguỵ biện ba phải, hoặc rất dễ bị cáo buộc lập luận mập mờ theo kiểu cơ hội chủ nghĩa, v. v.. Thật ra, quy tắc bao hàm cũng đòi hỏi tư duy phải rõ ràng dứt khoát để nhận biết được cái gì bao hàm cái gì hoặc cái gì loại trừ cái gì mà không được lập luận mập mờ bằng nguỵ biện ba
phải làm cho quy tắc này thường xuyên bị vi phạm phổ biến hơn so với các quy
tắc khác.
Nguyên nhân: có thể cố ý nhưng cũng có thể vô tình. Cố ý khi cố tình nguỵ biện để đạt
được mục đích bất chính. Vô tình khi nhầm lẫn hoặc nhận thức cảm
tính: chưa hiểu được quan hệ liên thuộc giữa một đối tượng nhất định với nhiều
đối tượng khác. Đặc biệt, vì thiếu tư duy biện
chứng về sự liên hệ phổ biến nên chưa xác định được mâu thuẫn nói chung không chỉ có hai mặt đối lập nhau mà
còn phải có hai loại đối lập nhau, đó là mâu thuẫn loại trừ đối lập với mâu thuẫn bao hàm. Mâu thuẫn loại trừ dẫn đến suy vong đối lập với mâu thuẫn bao hàm dẫn đến phát triển. Từ đó
không xác định được giới hạn xác định cho quy tắc bao hàm được xác lập ở đây đồng thời cũng không phân biệt được
quy tắc loại trừ với quy tắc bao hàm. Ngoài ra, có thể bị tâm thần, bị rối loạn thần kinh, bị kích thích thần
kinh, v. v..
Giải pháp:
phải xác định rõ ràng giới hạn xác định cho quy tắc bao hàm đồng thời phải tuân
thủ tất cả các quy tắc khác trong giới hạn xác định cho từng quy tắc nhất định.
Giới
hạn xác định cho quy tắc bao
hàm
cũng đã được xác định rõ ràng bởi logic học hiện đại vốn dựa trên Định lý Bất
toàn, theo đó giới hạn xác định cho quy tắc bao hàm không chỉ biểu hiện qua một quan hệ xác định trong một thời điểm nhất định mà còn phải biểu hiện qua nhiều quan hệ khác trong nhiều thời điểm khác để quy tắc bao hàm chỉ phát huy hiệu
lực đối với mâu thuẫn bao
hàm
mà thôi làm cho một hệ thống nhất quán có
thể bao hàm
được bất cứ phán đoán nào không
phủ định hệ thống
đó. Ngoài giới hạn đó, tính chất bao
hàm
sẽ bị loại bỏ để một hệ thống nhất quán có thể loại trừ các hệ thống mâu thuẫn bằng quy tắc loại trừ làm cho một hệ thống nhất quán có thể được mở rộng thành nhiều hệ thống nhất quán.
HÀ HUY TOÀN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét