Lão Tử (老子) |
Đạo giáo (道 教) là hệ tư tưởng lấy Đạo (道)
làm căn bản cho mình: xuất phát từ Đạo rồi lại trở về Đạo bằng Đạo. Đạo là một khái niệm triết học đã được dùng rất lâu ở Tàu quốc trước khi xuất hiện “Đạo đức kinh”
mà theo truyền thuyết cổ xưa được tạo
tác bởi Lão Tử, nhưng chỉ
đạt được tầm quan trọng đặc biệt với giá
trị phổ cập trong văn
bản đó. Ban đầu, Đạo có nghĩa là “con đường”, tức là Đạo được hiểu theo ý nghĩa hẹp nhất thành con
đường; nhưng ngay trong Hán văn Cổ xưa, Đạo đã có nghĩa
là “phương tiện”, “nguyên lý”, “con đường chân chính”. Ngày nay, nhờ khoa học phát triển cao với vai trò cách mạng thuộc về Vật lý học mà
Đạo còn được hiểu theo ý nghĩa rộng hơn, đó là Quy luật, bao gồm cả Quy luật Tự nhiên (Đạo Trời) lẫn Quy luật Xã hội (Đạo Người). Đạo giáo được phát triển bởi nhiều tác gia khác nhau vào nhiều thời đại khác nhau nhưng truyền thuyết cổ xưa cho rằng
Lão Tử đã đóng góp nhiều nhất với vai trò tiên phong làm cho Đạo
giáo thường được hiểu thành Lão giáo
(老教).
Lão
Tử có tiểu sử bí ẩn vốn bị vây phủ bởi huyền thoại gây nên nhiều tranh luận cho giới học thuật. Tương truyền, Ông sống ở Tàu quốc vào thế
kỷ VI trước Công nguyên, tức là Thời đại Chiến quốc, một thời đại được đánh dấu bằng chiến tranh loạn
ly. Nhưng Tàu quốc vào thời đại này đã phát triển rực rỡ
về triết học với hàng trăm trường phái (bách gia chư tử), bao gồm nhiều triết gia hoặc tư tưởng gia đã tìm kiếm phương cách giải hoá để trị quốc an dân. Đạo đức kinh hàm dung những tư tưởng đó nhằm giúp giới
cầm quyền tìm kiếm phương cách để kiến tạo hoà bình.
Đạo
đức kinh cũng được gọi bằng
tên gọi cho tác giả: Lão Tử. Với phiên
bản hiện nay, nó bao gồm hai quyển với tổng
cộng 81 chương. Quyển thứ nhất nói về Đạo, quyển
thư hai nói về Đức. Tuy nhiên, “Đạo
đức kinh” không có kết cấu lôgic cho một thế giới quan mà chỉ bao gồm những ngạn ngữ huyền bí rất tối nghĩa, dường như nó muốn độc giả phải tự
lý giải chủ quan. Có lẽ chính đặc điểm này đã làm phát sinh hàng trăm văn bản chú giải cùng với hàng trăm bản dịch cho bộ kinh đó.
Ở Lão Tử, Đạo
được hiểu thành một nguyên lý cơ sở cho vũ trụ xuyên suốt mọi sự
vật. Theo kinh văn, Đạo là hiện thật tối cao
hoặc sự huyền bí tuyệt đỉnh, “Đạo đức kinh” có nói ở chương IV: 道
沖,而
用
之
或
不
盈 。淵 兮,似 萬 物 之 宗 (Phiên âm: Đạo xung, nhi dụng chi
hoặc bất doanh. Uyên hề, tự vạn vật chi tông. Dịch nghĩa: Đạo trống không, nhưng đổ mãi vào đó mà không đầy. Đạo sâu thẳm như cội nguồn cho vạn vật). Đạo làm đơn vị tối sơ
hoặc nguyên lý chung cho vũ trụ, đó chính là cái
tuyệt đối. Mọi sự vật
đều xuất phát từ Đạo, nghĩa là cả vũ trụ cùng với trật tự vũ trụ cũng xuất phát từ Đạo, tương
tự như nguyên tắc tự nhiên. Nhưng Đạo lại chẳng phải là một
nhân vật toàn năng mà là nguồn gốc cho mọi sự vật, nó bao hàm mọi sự vật khiến ta
không thể định nghĩa được cho nó. Đạo tồn tại vô danh, như câu đầu
tiên trong “Đạo
đức kinh” đã cho thấy: 道
可
道,非
常
道 。名 可 名,非 常 名 。無 名 天 地 之 始,有 名 萬 物 之 母 。
(Phiên âm: Đạo khả đạo, phi
thường Đạo. Danh khả danh, phi thường Danh. Vô danh thiên địa chi thuỷ, hữu danh vạn vật chi mẫu. Dịch nghĩa: Đạo mà ta có thể nói lên
được, không phải là Đạo thường còn. Danh mà ta có thể gọi lên được, không phải là Danh thật sự. Vô danh làm gốc cho thiên địa, hữu danh làm mẹ cho vạn vật). Theo “Đạo
đức kinh”, Đạo làm một khái niệm trừu tượng chỉ cái tự nhiên hoặc cái
tự nhiên có sẵn, rằng: “Người ta bắt chước Đất, Đất bắt
chước Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước Tự nhiên”. Đạo làm nguồn gốc cho mọi
sự vật. Đức (德)
làm hình thức cụ thể biểu hiện cho Đạo
trong từng sự vật nhất định. Đạo
sinh ra mọi sự
vật, nhưng Đức làm cho sự vật
nào hình thành ra sự vật ấy để có
thể tồn tại được trong vũ trụ. Nếu Đạo làm cái Tĩnh
Vô hình thì Đức
làm cái Động Hữu
hình cho Đạo. Nếu Đạo
làm bản chất cho vũ trụ thì Đức
làm tồn tại cho vũ trụ.
Về mặt triết học, Đạo
có thể được xem như siêu việt với mọi khái niệm, nó làm cơ sở
cho tồn tại hoặc làm nguyên nhân siêu việt cho
tất cả để bao
hàm tất
cả, bao gồm cả tồn tại lẫn phi tồn tại. Vì
ta bị hạn chế về khả năng nhận thức với mọi
nhận thức đều hữu hạn nên ta không thể luận đàm được hết về Đạo hoặc không thể định nghĩa được cho Đạo,
Đạo huyền cơ như vậy khiến mọi sự vật
đều tồn tại trong Đạo, Đạo có thể được giác ngộ trực tiếp nhưng cũng có thể được giác ngộ gián tiếp thông qua quá trình tu tập. Nhưng Đạo lại bao
hàm cả
hai mặt đối lập nhau,
cả vật chất lẫn tinh thần, cả không gian lẫn thời gian, cả cố
định lẫn biến chuyển, cả xác định lẫn
bất định, cả hữu hạn lẫn vô hạn, vừa siêu việt với mọi hạn lượng vừa làm nguyên lý bên trong cho vũ trụ. Đạo có cái Dụng (用) tạo ra mâu thuẫn với cả hai trạng thái
đối lập nhau: trạng thái thống nhất đối
lập với trạng thái loại trừ (trạng
thái đấu tranh) mà từ đó
làm phát sinh thế giới hiện thực khiến Đạo
phát huy công năng tuyệt đối đối với nhân loại: làm theo Đạo sẽ được trường tồn, làm trái Đạo sẽ bị diệt vong, dù
làm theo Đạo để được trường tồn hay làm trái Đạo để bị diệt vong cũng đều thể
hiện Đạo. Nói ngắn gọn hơn: theo Đạo
sẽ sống, chống Đạo sẽ chết, dù theo Đạo để sống hay chống Đạo để chết
cũng đều thể hiện Đạo! Từ đó suy ra rằng: ở mỗi cá nhân nhất định, Đạo thể hiện như thế nào sẽ phụ thuộc
vào Đức
vốn thể hiện khả năng chủ quan hoặc khả năng nhận thức ở chính cá nhân
đó. Đó chính là điểm kết thúc về logic cho Đạo giáo. Về điểm này, Đạo
giáo tỏ ra tương đồng kỳ lạ với khoa học hiện đại. Hãy lấy một ví dụ điển hình để chứng thực cho sự
tương đồng đó. Vật lý học cho rằng: muốn nhìn thấy một electron, nhà quan sát phải soi sáng electron bằng một tia sáng; nhưng khi được dùng để soi
sáng electron, tia sáng lại truyền một
phần năng lượng từ nó sang electron làm cho electron phải thay đổi quỹ đạo chuyển động từ quỹ đạo vốn có sang một quỹ đạo khác được gọi là quỹ
đạo thấy được, tức là quỹ đạo thấy
được hoàn toàn khác hẳn quỹ đạo vốn có; sự thay đổi này làm cho nhà quan
sát chỉ có thể nhìn thấy được quỹ đạo khác mà không thể nhìn thấy được quỹ đạo
vốn có; quỹ đạo vốn có như thế nào, nhà quan sát không thể biết được mà chỉ có
thể đặt để niềm tin vào đó thôi; trái lại, nhà quan sát chỉ có thể biết được
quỹ đạo khác, quỹ đạo này chỉ được xác
lập bởi hành vi quan sát mà không phải tồn tại tự thân, tức là quỹ đạo này không tồn tại tự thân hoàn toàn
mà được quy định một phần bởi chính hành vi quan sát. Từ đó người ta rút ra
được một kết luận triết học cho rằng cái tất yếu khách quan luôn luôn bị quy định
một phần bởi hoạt động nhận thức đồng thời phải có giá trị phổ quát hoặc phải
có giá trị như nhau đối với mọi người, theo đó cái gì đúng với một người cũng phải đúng với mọi người hoặc cái gì sai với một người cũng phải sai với
mọi người, tức là nếu cái gì đúng với
người này mà lại sai với người khác thì cái đó tuyệt đối không thể tất yếu
khách quan. Từ kết luận đó, người ta lại rút ra được một nguyên tắc xử sự rất quan trọng đối với mọi người, theo đó mỗi
người phải chịu trách nhiệm với mọi hệ quả được gây nên bởi chính mình.
Căn cứ vào đó cùng với vô số ví dụ khác
được cung cấp bởi khoa học, tôi có thể xác
quyết rõ ràng hơn rằng: người ta quan
niệm như thế nào về thế giới sẽ làm cho thế giới trở nên như thế, nếu người
ta quy thế giới về “vật chất” thì thế giới sẽ biểu hiện thành “vật
chất”, nhưng nếu người ta quy thế
giới về “tinh thần” thì thế giới sẽ biểu hiện thành “tinh thần”, v. v., tức là mọi thế giới
quan đều có tính chất tương đối đồng thời đều có tính chất bất định. Ngay
từ thời đại cổ xưa, Đạo giáo đã hàm dung thế giới quan đó.
Chính các nhà vật lý học xuất chúng,
như Albert Einstein (1879 – 1955)
cũng như Werner K. Heisenberg (1901 –
1976) đã từng xác nhận rõ ràng như vậy vào đầu
thế kỷ XX! Nếu tiếp tục tiến lên thì Đạo
giáo sẽ phát triển thành chủ nghĩa cá nhân – một trong những con đường chính dẫn đến
chính thể dân chủ. Nhưng thật đáng tiếc, Đạo giáo đã không tiếp tục tiến
lên mà chỉ dừng lại ở Đức với thái độ vô vi theo kiểu cực đoan thể hiện rõ
ràng ở Trang Tử (莊子) với “Nam
hoa kinh” vào thế kỷ IV trước
Công nguyên (khoảng 369 – 286).
Ở Lão Tử, sự sinh hóa từ Đạo ra Đức rồi từ Đức trở về Đạo đã thể hiện rõ ràng tinh
thần biện chứng. Bị chi phối bởi nguyên
lý biện chứng, mọi sự vật đều tồn tại
theo lẽ tự nhiên: hợp lý, công
bằng, chu đáo, nhờ vậy mà mầu nhiệm.
Hợp lý, vì theo Lão Tử, lẽ tự nhiên giống
như việc giương cung, nếu cao thì ghìm xuống, nếu thấp thì
nâng lên. Công bằng, vì nó luôn bớt chỗ thừa mà bù chỗ thiếu. Chu đáo, vì nó như lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt. Mầu nhiệm, vì nó không cần tranh giành mà chiến thắng hoặc không
cần nói mà ứng nghiệm. Mọi sự bất cập hoặc thái quá (mất quân bình) đều trái với lẽ tự nhiên nhưng sẽ tự điều chỉnh theo nguyên lý biện chứng: “vật hễ bớt thì nó thêm, thêm thì nó bớt”.
Từ đó Lão Tử suy ra triết lý sống: muốn làm việc gì, phải
đi từ điểm đối lập hoặc phải vô vi (không làm gì). Vô vi không có nghĩa là hoàn toàn không làm gì, mà chỉ
có nghĩa là hòa nhập với tự nhiên hoặc đừng
làm gì thái quá. Nếu làm thái quá thì theo nguyên lý biện chứng: vật cực tắc phản, kết quả thu được còn tệ hại hơn hoàn toàn không làm gì.
Triết lý vô vi ứng nghiệm với đời sống
cá nhân: chỉ vì mình không tranh giành với ai nên không ai tranh giành nổi với mình”.
Triết lý vô vi ứng nghiệm với đời sống
cá nhân như vậy đương nhiên cũng ứng nghiệm với đời sống xã hội đòi hỏi xã hội phải được
tổ chức theo chính thể dân chủ hoặc chính thể cộng hòa, tức là triết lý vô vi loại trừ chính thể chuyên chế
hoặc chế độ độc tài. Lão Tử bác bỏ việc cai trị áp đặt mang tính chất cưỡng chế, ông cho rằng: dân chúng
phải được tự do mới làm cho xã hội được yên bình, cũng như “kho một nồi cá nhỏ” phải giữ nguyên cho cá nhỏ: không cạo vẩy, không cắt bỏ ruột, khi kho không quấy đảo – cạo, cắt, khuấy
đảo, chỉ làm cho cá bị nát.
Thật
ra, Lão Tử đã hệ thống hóa những
triết lý truyền thống thuộc về văn minh nông nghiệp, theo đó Đạo chẳng qua chỉ thể hiện quy luật tự nhiên được khái quát hóa thành một khái niệm triết học, cũng như Đức chẳng qua chỉ thể hiện khả năng chủ quan để vận dụng quy luật
tự nhiên mà thôi. Lão Tử đã
hệ thống hóa những triết lý đó bằng phép
biện chứng khiến George Wilhelm
Friedrich Hegel (1770 – 1831) đã đánh
giá Lão Tử cao hơn Khổng Tử (孔 子), rằng Khổng
giáo nghèo nàn nhưng Lão giáo lại phong phú hơn để Lão Tử xứng đáng được tôn vinh làm người đại diện cho tinh thần ở Đông
phương vào thời đại cổ xưa.
Vì
loại trừ chính thể chuyên chế nên Đạo giáo bị truy bức tàn tệ bởi chính thể đó
làm cho ngay cả Lão Tử cũng
phải mai danh ẩn tích để né tránh tai
họa, chính thể đó làm cho người đương
thời không những không hiểu được ông mà còn không muốn hiểu ông khiến ông phàn nàn rằng: “Lời nói của ta rất dễ hiểu, rất
dễ làm, thế mà thiên hạ không ai hiểu, không ai làm”.
Cũng chính vì bị truy bức tàn tệ bởi chính thể chuyên chế nên sau
Lão Tử, Đạo giáo đã phát triển theo xu hướng cực đoan.
Sau
Lão Tử, truyền thuyết cổ xưa cho rằng
Đạo giáo đã được phát triển theo xu hướng
vô vi bởi Trang Tử với “Nam hoa
kinh” vào thế kỷ IV trước Công
nguyên (khoảng 369 – 286).
Trang Tử viết “Nam hoa kinh” với những
nhận xét chính xác về cả Khổng Tử lẫn Lão Tử làm cho Khổng
Tử bị bài bác nhưng Lão
Tử lại được đề cao. Trong “Nam hoa kinh”, Đạo được miêu hoạ qua những chuyện
ngụ ngôn hàm dung sự đàm thoại triết học. Trang Tử đã phát triển Đạo trong “Đạo đức kinh” theo xu hướng
vô vi, tức là chỉ coi trọng việc tu tập cá nhân mà xem nhẹ việc quản trị xã hội
(không
nhắc nhở các nhà cầm quyền trị quốc an dân) làm cho mẫu hình lý tưởng cho nhân loại chỉ biểu hiện đơn giản thành một
chân nhân vô sự. Sự thể này có nguyên nhân thực tiễn đã được giải thích
ở trên: vì loại trừ chính thể chuyên chế
nên Đạo giáo bị truy bức tàn tệ bởi chính
thể đó làm cho Đạo giáo ắt phải
phát triển theo xu hướng cực đoan
thành một chủ thuyết yếm
thế như vậy. Cũng như “Đạo đức
kinh” đã được tạo tác bởi tác gia nào vẫn chưa được giải đáp rõ ràng, không
ai dám xác quyết chắc chắn “Nam hoa kinh”
được tạo tác bởi một tác giả nào đó
có tên gọi là Trang Tử mà cũng chỉ giả định gợi mở rằng “Nam hoa kinh” có thể đã được biên soạn
bởi nhiều học giả khác nhau cùng làm đệ tử cho Trang Tử hoặc một nhóm học
giả có tên gọi chung là Trang tử.
Trang Tử phát triển Lão Tử vào lĩnh vực nhận thức
với tư tưởng biện chứng ở Lão Tử bằng việc tuyệt đối hóa sự vận động hoặc xóa nhòa mọi ranh giới giữa nhân loại với thiên nhiên, giữa phải với trái, giữa tồn tại với
hư vô, đẩy phép biện chứng phát triển theo xu hướng cực đoan thành một
thứ tương đối luận làm cho các
đạo sỹ xung khắc kịch liệt với chính thể chuyên chế, nếu trước kia Lão Tử chỉ bác bỏ việc cai trị áp đặt mang tính chất cưỡng chế thì đến đây Trang Tử lại căm ghét cực độ những kẻ thống trị
chuyên chế, ông không chỉ bất hợp tác với
họ mà còn nguyền rủa họ rồi quy kết chính xác họ thành bọn đại đạo
(kẻ trộm lớn). Tư Mã Thiên (145 – 86
trước Công nguyên) với “Sử ký Tư Mã Thiên”
đã viết vắn tắt về Trang Tử: Uy vương nước Sở nghe nói Trang Chu (Trang Tử) là
bậc hiền tài bèn sai sứ giả đem vàng lụa đến mời đón hứa cho làm tướng. Trang
Chu cười nói với sứ giả rằng: “Ngàn vàng
đáng trọng thật, khanh tướng tôn quý
thật, nhưng ông có thấy con bò bị đem
đi tế lễ không? Nó được nuôi nấng vài
năm rồi được choàng quần áo sặc sỡ để đưa vào Thái Miếu. Lúc đó, nó muốn làm con lợn đơn độc có được nữa chăng? Ông hãy về đi, chớ làm ta nhơ
bẩn. Ta thà cứ rong chơi ở nơi ô trọc
này còn thấy sướng hơn bị trói buộc bởi người chủ nước nọ” (Nguyên văn Hán
– Việt: Thiên kim trọng lợi,
khanh tướng tôn vị dã. Tử độc bất kiến giao tế chi hỉ ngưu hồ? Dưỡng thực chi
sổ tuế, y dĩ văn tú, dĩ nhập Thái miếu. Đương thị chi thời, tuy dục vi cô đồn,
khởi hà đắc hồ? Tử cức khứ, vô ô ngã, ngã ninh du hí ô trọc chi trung tự
khoái). Nhưng Trang Tử lại
phát triển phép vô vi với chủ
trương sống hòa mình với tự nhiên ở Lão Tử theo xu hướng
cực đoan thành chủ thuyết yếm thế khuyến khích người ta quay trở về xã hội nguyên thủy: “Núi không đường đi, đầm không cầu
thuyền, muôn vật sống chung, làng xóm liên tiếp cùng ở với cầm thú”,
tức là Trang Tử
không khuyến khích người ta xây
dựng chính thể dân chủ mà chỉ khuyến
khích người ta chạy trốn chính thể chuyên chế cho đến khi không thể thoát
chết mới quay đầu chống lại kẻ trộm lớn
bằng biện pháp cực đoan nhất trái
ngược hẳn với phép vô vi! Quả thật, trong cảnh
loạn ly vào
cuối Triều đại Đông Hán (thế kỷ II), chủ trương vô vi cùng với thái
độ phản kháng ở cả Lão Tử lẫn Trang Tử đối với chính thể chuyên chế
đã được lấy làm cảm hứng tinh thần
cho các cuộc cách mạng bạo động. Hệ
quả này đối lập hẳn với mục đích chân
chính cho chủ trương vô vi!
Phát triển theo xu hướng cực đoan như trên, Đạo giáo
bị
hạn chế về một số mặt quan trọng cần phải được phơi bày ở đây: 1/ Quan
niệm tư biện về nhân loại để rồi không biết nhân loại có bản chất như thế nào;
2/ Tuyệt đối hóa kinh tế tự túc mà không quan tâm phát triển kinh
tế đổi chác hoặc kinh tế thị trường như vẫn thường
gọi; 3/ Chỉ khuyến khích người ta chạy trốn chính thể chuyên chế mà
không khuyến khích người ta xây dựng chính
thể dân chủ hoặc chính thể cộng hòa;
vân vân. Muốn thoát khỏi những hạn chế đó, Đạo giáo cần phải được soi sáng bởi khoa học
hiện đại. Chính tiểu luận này
cũng nhằm mục đích đó.
Từ Thời đại
Lão Tử đến Thời đại Trang
Tử, người ta không thấy dấu tích nào có thể cho thấy Đạo giáo được
cơ cấu thành một tổ chức về triết học hoặc tôn giáo. Chỉ có một số tác phẩm hàm dung Đạo giáo được lưu lại, rồi
được tôn vinh làm Thánh điển cho sự hình thành dần dần Đạo giáo. Tuy nhiên, tất cả
các học giả đều thống nhất
với nhau rằng những tác phẩm
này đã được phát triển trong mối quan hệ chặt chẽ với những phương pháp tu tập thuộc về tôn giáo hoặc tín ngưỡng.
Người ta lại càng không thể biết chính xác Đạo giáo khởi
phát vào lúc nào mà
chỉ có thể thấy được tôn giáo này
hình thành qua một quá trình lâu dài với việc thâu nhập
nhiều trào lưu khác nhau. Quả
thật, có nhiều tài liệu khả tín đã cho thấy Đạo giáo thâu nhiếp nhiều tư tưởng đã được phổ biến từ Thời đại nhà Chu (周 朝, 1040 – 256 trước Công nguyên). Thuộc về những tư tưởng này, gồm có vũ trụ luận về
Thiên – Địa, Ngũ Hành (五 行), luận thuyết về năng lượng, luận
thuyết về chân khí (氣), luận thuyết âm – dương (陰 陽) và Kinh Dịch (易 經). Nhưng ngoài ra, những truyền thống tu luyện cho thân tâm, như điều
hoà hơi thở, Thái cực Quyền, Khí công,
Thiền định, Thiết tưởng Linh ảnh, Thuật
Luyện kim (煉
金
術) và những huyền thuật, cũng được hấp thụ nhằm đạt được trường sinh bất tử. Việc tu
luyện nhằm đạt được
trường sinh có lẽ bắt
nguồn từ những khái niệm cổ xưa.
Giả thiết này có cơ sở thực tế trong “Nam
hoa kinh” vốn có nhắc đến các vị tiên trường sinh
bất tử mà đại diện tiêu biểu nhất thuộc về Hoàng Đế (黃 帝) và Tây
Vương Mẫu (西
王
母),
những hình tượng này vốn đã
có trong Thời đại nhà Thương
(商 朝), thiên niên kỷ 2 trước Công nguyên.
Đạo giáo tôn vinh Lão
Tử làm Giáo chủ được gọi là “Thái thượng Lão quân”, coi ông hóa thân cho Đạo giáng sinh xuống cõi trần.
Đạo giáo lấy trường sinh (sống
lâu) làm mục đích cho việc tu tập cá nhân.
Đạo giáo lấy Đạo tạng kinh
làm Kinh điển; ngoài sách
vở về nghi lễ cùng với giáo lý, Đạo tạng kinh còn bao gồm cả các sách vở về thuốc,
dưỡng sinh, bói toán, tướng
số, coi đất, thơ văn, bút ký,
v. v., tổng cộng lên đến hơn
50 vạn quyển.
Đạo giáo có hai trường phái
chính: Đạo giáo Phù
thủy dùng các pháp thuật
trừ tà để trị bệnh, chủ yếu
giúp cho dân thường khỏe mạnh; Đạo giáo Thần tiên dạy tu luyện, luyện đan, dành cho các quý tộc cầu
trường sinh bất tử, nó hướng
tới việc tu luyện thành thần tiên trường
sinh bất tử. Tu tiên có hai cách:
nội tu và ngoại dưỡng. Ngoại dưỡng là dùng thuốc trường sinh được gọi là kim đan (hoặc linh đan, thu được trong lò luyện bằng cách luyện từ một số khoáng chất, như thần sa,
hùng hoàng, từ thạch, vàng). Nội tu
là rèn luyện thân thể, dùng các phép tịch cốc (nhịn ăn), dưỡng sinh, khí công,
v. v., lấy thân mình làm lò luyện
để luyện tinh thành khí, rồi luyện khí thành thần, rồi lại luyện thần trở về hư vô (Đạo). Vì được sinh ra từ Đạo nên người ta phải tu
luyện để trở về Đạo.
Không chỉ dạy người ta trở về với Đạo để huyền đồng cùng vũ trụ, Đạo giáo còn đóng góp rất nhiều giá trị cho nền Văn minh Tàu quốc. Rất nhiều sinh hoạt độc đáo từ người Tàu đã lan truyền khắp thế giới có nguồn gốc xuất
phát từ Đạo giáo như: Trường phái Thủy mặc trong
Hội họa thể hiện sự
cân bằng tuyệt hảo giữa Âm với
Dương. Thuật Phong thủy chỉ
dẫn cách chọn hướng cũng như cách thiết kế cho môi
trường kiến trúc theo một
hệ thống phối hợp cho các yếu
tố quan trọng về cả không gian lẫn thời gian nhằm mang lại sự hài hòa tối đa cho mọi tương tác giữa con người với thiên nhiên. Võ
thuật với môn Thái cực Quyền
vận hành theo nguyên tắc nhu đạo, “mềm như nước”, nhưng hết sức hữu ích, giúp cho con người giải tỏa những tắt
nghẽn sinh lực, đưa thân thể trở về trạng thái cân bằng, hài hòa về cả thể lý lẫn tinh thần mà ngày nay rất phổ
biến. Châm cứu cùng với Bấm huyệt trong Y học được xem như cách trị bệnh rất hiệu ích. Chủ trương Bất tử về Tư tưởng, tức là quan niệm cho rằng vào lúc chết, sự sống được thay đổi chứ
không bị mất đi, làm cho
người ta có thái độ tích cực đối với chính mình.
Khi
mổ xẻ Đạo giáo, cần phải xem xét Đạo giáo trong quan hệ tương tác với Nho giáo.
Đạo giáo vốn cực kỳ uyên thâm với tính chất tự tồn nhưng vì được khai
sáng trong chính thể chuyên chế vốn phải truy bức các hệ tư tưởng tự tồn như Đạo
giáo để có thể tồn tại được làm cho Đạo giáo phải phát triển theo xu hướng cực đoan nên Đạo giáo chỉ có
thể phải coi trọng việc tu tập cá nhân
mà xem nhẹ việc quản trị xã hội, chỉ nhấn mạnh quan hệ giữa Nhân loại với Tự
nhiên Ngoài Nhân loại mà buông xuôi
quan hệ giữa Nhân loại với Nhân loại (buông
xuôi quan hệ giữa cá nhân này với cá nhân khác), chỉ dẫn dắt Nhân loại quay trở về Đạo bằng Đức mà không hướng Đạo vào Nhân loại bằng Đức, chỉ lấy Đạo làm Đích đến cho Nhân loại
mà không lấy Nhân loại làm Đích đến cho
Đạo. Khi bị truy bức bởi chính thể
chuyên chế dựa trên Nho giáo (được gọi là nền Chuyên chế Nho giáo), Đạo giáo đã bị lạm dụng tàn nhẫn bởi chính
Nho giáo (hoặc nói chính xác hơn: Đạo giáo đã bị đồng hóa tàn nhẫn với Nho
giáo bởi chính Nho giáo thông qua chính thể chuyên chế dựa trên Nho giáo)
làm cho Đạo giáo phải làm phương tiện cá nhân cho Nho giáo vận
hành theo xu hướng vong thân. Sự thể này đã làm cho nhiều thế hệ học giả ngộ
nhận đáng tiếc rằng Đạo giáo tương đồng tự nhiên với Nho giáo!?
Đây là sự ngộ nhận tai ác nhất trong Văn hóa Trung hoa vốn bao gồm cả
Tàu quốc lẫn một số nước xung quanh. Thật ra, Đạo giáo xung khắc với Nho giáo
y như Nước xung khắc với Lửa. Tuy cả Đạo giáo lẫn Nho
giáo đều hướng về Đạo nhưng Nho giáo lạm dụng Đạo vào củng cố chính thể chuyên chế làm cho Đạo trong Nho giáo không
chỉ khác biệt mà còn đối lập hẳn với Đạo trong Đạo giáo, Đạo giáo phải có
Đạo
Tự tồn hoặc Đạo Tự do dẫn đến chính thể dân chủ hoặc chính
thể cộng hoà nhưng Nho giáo lại chỉ có Đạo Vong thân hoặc Đạo
Nô lệ dẫn đến chính thể chuyên chế.
Theo truyền
thuyết cổ xưa, Lão Tử nói với Khổng Tử: “Ông theo người xưa, xương cốt của họ
đều đã mục nát cả rồi, chỉ còn lại những lời bàn luận của họ mà thôi. Hơn nữa, nếu quân tử gặp
được thời cơ chính trị thì liền theo chính trị, nếu thời cơ không thích hợp thì
cũng như cây cỏ bồng kia gặp sao yên vậy. Tôi nghe nói: người giỏi kinh
doanh đem cất giấu của cải hàng hóa, không cho người khác trông thấy, mặc dù giàu có
nhưng dường như cái gì cũng không có. Người quân tử Đức cao thường có bề ngoài
cũng giống như người ngu độn, không để lộ chân tướng ra ngoài. Ông cần phải vứt
bỏ tâm kiêu ngạo và dục vọng, vứt bỏ tâm thái và thần sắc mà ông đang có kia, vứt bỏ chí hướng
quá truy cầu kia, bởi vì những thứ này đối với ông chẳng có chỗ nào tốt cả. Đó chính là những
gì mà tôi muốn cho ông biết”.
Nhiều
người đã biết Lão Tử chê trách Khổng Tử nhưng rất ít người hoặc thậm chí hầu
như không ai có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa cho câu chuyện đó.
Đạo giáo bị
đồng hóa khiên cưỡng với Nho giáo bởi Nho giáo rồi bị vong thân khiên
cưỡng theo Nho giáo làm cho người ta ngộ nhận đáng tiếc rằng Đạo
giáo tương đồng tự nhiên với Nho giáo!? Đạo giáo không có tính chất vong thân từ
nội tại mà chỉ có tính chất vong thân từ ngoại lai. Chính chính thể chuyên
chế cùng với các hệ tư tưởng vong thân làm nền tảng tư tưởng cho chính thể đó
đã mang lại tính chất vong thân cho Đạo giáo. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã làm
cho Đạo giáo phục sinh. Ngay cả tiểu luận này cũng không chỉ góp phần làm
cho Đạo giáo phục sinh mà còn góp phần làm cho Đạo giáo trỗi dậy. Amen!
J. B. Hàvăn Huytoàn
(Viêt vào Tháng Tư 2013)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét