Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (84)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 2: Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia
CHƯƠNG 12: VẤN ĐỀ CÔNG ĐOÀN
Sự lớn mạnh của phong trào trong năm 1922 đã thúc bách chúng tôi xác định một vấn đề mà đến nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
Trong nỗ lực nghiên cứu phương pháp nhanh chóng và dễ dàng nhất để phong trào chiếm được tình cảm của quần chúng nhân dân, chúng tôi luôn vấp phải sự chống đối khi người công nhân sẽ không bao giờ toàn tâm toàn ý theo chúng tôi bởi vì lợi ích kinh tế và sự nghiệp của anh ta nằm trong tay kẻ thù của chúng tôi và những tổ chức của chúng.
Đó quả là một rào cản lớn. Mọi người tin rằng một công nhân làm việc trong xí nghiệp sẽ khó lòng tồn tại nếu anh ta không gia nhập công đoàn. Không chỉ lợi ích sự nghiệp của anh ta được bảo vệ, mà cả vị trí của anh ta trong xí nghiệp về lâu về dài cũng được ổn định khi là thành viên của công đoàn. Đa số công nhân đều tham gia vào công đoàn. Nhìn chung, công đoàn đã đấu tranh cho vấn đề lương bổng và đạt được thỏa thuận cam đoan công nhân nhận được thu nhập ổn định. Không còn nghi ngờ, kết quả của những cuộc đấu tranh này đã mang đến lợi ích cho tất cả công nhân trong xí nghiệp, đặc biệt đối với những công nhân lương thiện, lương tâm họ sẽ bị cắn rứt nếu rút khỏi đấu tranh mà vẫn lấy số tiền dành được nhờ vào công đoàn.

Ảnh minh họa.
Thật khó để thảo luận với đề này với những tay chủ tư sản tầm thường, họ không hiểu (hoặc giả vờ không hiểu) cả khía cạnh vật chất lẫn đạo lý của vấn đề. Cuối cùng, lợi ích kinh tế của họ sẽ chống lại bất kỳ tổ chức công nhân nào làm việc cho họ, vì thế họ rất ít khi đánh giá khách quan. Ở đây, chúng ta cần phải khiến những người ngoài cuộc không lệ thuộc vào cám dỗ nên chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng. Chỉ cần họ tỏ ý tốt, họ có thể dễ dàng hiểu được vấn đề quan trọng nhất đối với sự tồn tại của chúng ta bây giờ và sau này.
Trong quyển một của cuốn sách này, tôi đã trình bày quan điểm của mình về bản chất, mục đích và sự cần thiết của công đoàn. Tôi tán thành quan điểm rằng: trừ khi Quốc gia có biện pháp (trong những trường hợp này thường thì không đáng kể) hoặc một tư tưởng mới đưa vào giáo dục nhằm thay đổi thái độ của người chủ đối với công nhân, nếu không, người công nhân sẽ không còn hướng đi nào khác ngoài việc đấu tranh cho lợi ích kinh tế của riêng anh ta với tư cách một bên cùng quyền lợi trong hợp đồng. Tôi nhấn mạnh rằng việc bảo vệ lợi ích của anh ta bằng cách này hoàn toàn phù hợp với toàn cộng đồng quốc gia nếu nó có thể ngăn chặn bất công xã hội điều dẫn đến nguy cơ cho toàn quần chúng nhân dân. Ngoài ra, tôi tuyên bố công nhân cần thiết phải luôn bảo vệ mình chừng nào trong số những người chủ vẫn có kẻ không cảm nhận về trách nhiệm xã hội của hắn, hay thậm chí quyền tối thiểu của con người; do đó, tôi kết luận, nếu những hoạt động tự bảo vệ này là cần thiết, nó nên được trở thành một tổ chức của những người công nhân dựa trên nền tảng công đoàn.
Mục lục
 [ẩn]
Chúng ta cần phải trả lời các câu hỏi sau:
1. Công đoàn có cần thiết?
2. Đảng công nhân Quốc xã Xã hội chủ nghĩa có nên tự điều hành một công đoàn hoặc hướng các thành viên tham gia vào hoạt động tương tự?
3. Bản chất của công đoàn Quốc xã Xã hội chủ nghĩa ra sao? Nhiệm vụ và mục tiêu của chúng ta là gì?
4. Làm sao chúng ta thiết lập được một công đoàn như thế?
Tôi nghĩ mình đã trả lời thỏa đáng câu hỏi đầu tiên. Đến ngày hôm nay, tôi tin rằng chúng ta không thể bỏ qua công đoàn. Ngược lại, họ chính là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong đời sống kinh tế của quốc gia. Tầm quan trọng của họ không chỉ ở lĩnh vực xã hội và chính trị, mà còn tác động mạnh lên bầu chính trị quốc gia. Khi những nhu cầu sống của quần chúng nhân dân được thỏa mãn và nhận thức được nâng cao thông qua phong trào công đoàn, sức mạnh đấu tranh của toàn quốc gia cho sự tồn tại sẽ được tăng cường mạnh mẽ.
Trên hết, công đoàn cần thiết như một nền tặng cho nghị viện kinh tế tương lai hoặc phòng địa Ốc.
Câu hỏi thứ hai cũng dễ trả lời. Nếu phong trào công đoàn là quan trọng, rõ ràng Quốc xã Xã hội chủ nghĩa nên quan tâm đến điều đó trên phương diện học thuyết lẫn thực tiễn. Nhưng bằng cách nào lại là một câu hỏi khó hơn.
Phong trào Quốc xã Xã hội chủ nghĩa hướng đến xây dựng Quốc gia nhân dân Quốc xã Xã hội chủ nghĩa, luôn phải tâm niệm rằng tất cả các cơ quan tương lai của quốc gia đều phải bắt nguồn từ chính phong trào. Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu chúng ta tin rằng khi chúng ta đã nắm quyền hành, đột nhiên chúng ta có thể tái cấu trúc rõ ràng từ hai bàn tay trắng, trừ khi trước đó chúng ta đã gầy dựng một đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản, và trung thành với phong trào. Ở đây, một lần nữa, nguyên tắc quan trọng hơn hình thức bên ngoài vốn có thể được rập khuôn nhanh chóng, vì tinh thần là sự sống của một thực thể. Ví dụ, chúng ta có thế áp đặt một cách nguyên tắc lãnh đạo một cách độc tài lên cộng đồng chính trị. Nhưng nguyên tắc này chỉ có thể có sức sống khi nó dần hình thành từ những xuất phát điểm nhỏ nhất trong giai đoạn hình thành, thông qua luật đào thải khắc nghiệt của cuộc sống, nó chứng tỏ được sự cần thiết trong hoạt động của phong trào.
Thật vô lý khi nghĩ rằng chúng ta có thể tự nhiên kéo những cái cây của quốc gia mới ra khỏi hành lý và “giới thiệu” chúng bằng sắc lệnh từ trên. Chúng ta có thể thử, nhưng những thứ như vậy chắc chắn sẽ không thể tồn tại, như một đứa trẻ sơ sinh yếu đuối. Điều này làm tôi nhớ về thời kỳ đầu của hiến pháp Weimar, và nỗ lực áp đặt lên người Đức cả hiến pháp mới và lá cờ mới, trong khi hai thứ đó đều không có giá trị tinh thần gì với nhân dân trong nửa thế kỷ trước.
Quốc gia quốc xã xã hội chủ nghĩa phải thận trọng với những thử nghiệm như thế. chỉ một tổ chức đã tồn tại lâu dài mới có thể phát triển được khi thời gian đến. Tổ chức này phải chứa đựng đời sống của Quốc xã Xã hội chủ nghĩa bên trong, để cuối cùng hình thành được một Quốc gia quốc xã Xã hội chủ nghĩa đầy sức sống.
Như tôi đã nhấn mạnh, tế bào mầm cho phòng kinh tế sẽ đại diện cho rất nhiều ngành nghề khác nhau, do đó, đầu tiên phải là Công Đoàn. Nếu những cơ quan đại hiện này và Nghị viện Kinh tế Trung ương là những cơ quan của Quốc xã Xã hội chủ nghĩa, những tế bào mầm này phải thể hiện thái độ và khái niệm của Quốc Xã Xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan của phong trào sẽ được chuyển giao cho Quốc gia, vì Quốc gia không thể xây dựng ngay lập tức, trừ khi họ chấp nhận cơ cấu hoàn toàn không có sức sống.
Từ quan điểm quan trọng này, phong trào Quốc xã xã hội chủ nghĩa phải nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động công đoàn của chính nó.
Hơn nữa, chúng ta phải làm vậy bởi vì, việc giáo dục thực sự về Quốc Xã Xã hội chủ nghĩa cho chủ và người lao động, trên tinh thần cộng tác trong khuôn khổ chung của cộng đồng quốc gia, không thể xuất phát từ chỉ dẫn lý thuyết, tuyên bố, hô hào mà phải thông qua đấu tranh trong đời sống hàng ngày. Với tinh thần này, phong trào phải giáo dục nhiều nhóm kinh tế lớn khác nhau và mang họ đến gần nhau hơn vì những mục tiêu chung. Không có công tác chuẩn bị này, tất cả những hy vọng về một cộng đồng quốc gia thực sự hình thành chỉ là một ảo ảnh. Chỉ tư tưởng triết học vĩ đại mà phong trào tranh đấu mới dần dần hình thành hình thái nó hướng tới, một ngày nào đó sẽ tạo nên một thời kỳ mới dường như có được nền tảng vững chắc, không chỉ là hiện tượng bề ngoài.
Vì thế phong trào không chỉ có thái độ tích cực đối với ý tưởng Công đoàn, mà đối với còn phải tham gia truyền đạt cho nhiều thành viên và người ủng hộ của Công đoàn những kiến thức thực tiên cho Quốc gia Quốc xã Xã hội chủ nghĩa sắp đến.
Đó là câu trả lời cho câu hỏi thứ ba.
Công đoàn Quốc Xã Xã hội chủ nghĩa không phải là một công cụ của đấu tranh giai cấp, nhưng là bộ phận đại diện cho lợi ích công việc. Quốc gia quốc xã xã hội chủ nghĩa không có “giai cấp”, nhưng về phương diện chính trị, nó chỉ có những công dân với đủ quyền lợi và nghĩa vụ, và kèm theo đó, là những người bị quản chế không có bất kỳ quyền chính trị nào.
Theo khái niệm Quốc xã xã hội chủ nghĩa, công đoàn không có nhiệm vụ tập hợp nhân dân trong một cộng đồng quốc gia rồi biến họ thành một giai cấp, để đấu tranh chống lại những tổ chức tương tự khác. Chúng ta không thể giao nhiệm vụ như thế cho công đoàn. Nó chỉ như vậy trong một phong trào mà Công đoàn trở thành công cụ của chủ nghĩa Mác. Bản chất công đoàn không phái là công cụ của đấu tranh giai cấp, nhưng chủ nghĩa Mác đã biến nó thành một công cụ cho sự đấu tranh giai cấp của họ. Chúng tạo ra vũ khí kinh tế mà bọn Do Thái dùng với mục đích phá hủy nền tảng kinh tế tự do, và quốc gia độc lập, phá hủy nền công nghiệp, thương mại quốc gia, và từ đó, nô dịch những quốc gia tự do để phục vụ cho nền tài chính Do thái thế giới.
Để chống lại điều này, Công đoàn Quốc xã Xã hội chủ nghĩa phải tổ chức những nhóm người tham gia vào đời sống kinh tế của quốc gia từ đó tăng cường an ninh của hệ thống kinh tế quốc gia, củng cố bằng cách giới hạn những bất thường tác động hủy hoại đến thực thể xã hội của quốc gia, gây hại đến sự sống còn của cộng đồng quốc gia và phúc lợi quốc gia, cuối cùng là phá hủy chính đời sống kinh tế.
Do đó, vì cuộc đấu tranh của Công đoàn Quốc Xã Xã hội chủ nghĩa không phải công cụ để phá rối năng suất quốc gia, mà để tăng cường nó và giúp nó hoạt động trơn tru bằng cách chống lại việc lạm dụng, do tính chất phi xã hội của nó, can thiệp vào tính hiệu quả của nền kinh tế và cản trở sự tồn tại của quốc gia. Vì năng suất cá nhân luôn có mối quan hệ thất thường với luật lệ chung và vị trí xã hội mà một người nắm giữ trong tiến trình kinh tế và bằng sự hiểu biết của mình, biết rằng sự thịnh vượng của quốc gia sẽ mang lại lợi ích cho từng công dân.
Người công nhân Quốc xã Xã hội chủ nghĩa phải nhận thức được sự thịnh vượng của nền kinh tế quốc gia mang lại hạnh phúc vật chất cho anh ta.
Người chủ lao động quốc xã xã hội chủ nghĩa phải nhận thức được sự hạnh phúc và mãn nguyện của người lao động là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của sự thịnh vượng của nền kinh tế của chính anh ta.
Công nhân và chủ lao động quốc xã xã hội chủ nghĩa là người phục vụ và người bảo vệ cho cộng đồng quốc gia.
Họ cần phải có mức độ tự do cá nhân cao vì kinh nghiệm cho thấy rằng năng lực cá nhân sẽ tăng cao khi một người được tự do hơn là khi bị ép buộc. Hơn nữa, nó sẽ giúp cho quá trình chọn lựa tự nhiên nhằm mang đến những cá nhân lành nghề nhất, có năng lực nhất và chăm chỉ nhất.
Vì thế, đối với Công đoàn Quốc xã Xã hội chủ nghĩa, đình công là một công cụ có thể hay phải là kế sách trước khi Quốc gia quốc xã xã hội chủ nghĩa xuất hiện. Nhưng khi quốc gia đó được thành lập, chắc chắn nó sẽ lần lượt bãi bỏ cuộc đấu tranh giữa hai lực lượng lớn của người chủ lao động và công nhân, cuộc đấu tranh chỉ làm suy yếu năng suất quốc gia và gây hại đến cộng đồng quốc gia. Thay vào đó, quốc gia quốc xã xã hội chủ nghĩa sẽ quan tâm và đấu tranh cho quyền lợi của tất cả các bên tham gia. Nhiệm vụ của Phòng kinh tế là giữ cho nền kinh tế quốc gia hoạt động trôi chảy và gỡ bỏ mọi nhược điểm và sai sót của nó. Những gì mà hàng triệu người đấu tranh ngày hôm nay sẽ được giải quyết ở Phòng địa ốc và Nghị viện kinh tế trung ương. Khi đó, người chủ lao động và công nhân sẽ không còn mâu thuẫn về lương bổng và giờ làm việc vốn chỉ làm phương hại đến cả hai. Nhưng họ sẽ cùng nhau giải quyết vần đề ở một mức độ cao hơn, nơi mà lợi ích của cộng đồng và quốc gia sẽ soi sáng dẫn đường cho việc thương lượng của họ.
Ở đây, như bất kỳ đâu, lợi ích của quốc gia phải được xem xét trước lợi ích của các bên khác luôn là nguyên tắc bất biến.
Nhiệm vụ của công đoàn Quốc xã xã hội chủ nghĩa là giáo dục và chuẩn bị cho các thành viên tiếp nhận tư tưởng này: Tất cả phải cùng nhau hành động vì sự bền vững và an ninh của quần chúng nhân dân và quốc gia, phù hợp với năng lực và sức mạnh bẩm sinh trong từng cá nhân được cộng đồng quốc gia đào tạo.
Câu hỏi thứ tư : Làm sao chúng ta thiết lập được một công đoàn như thế? Dường như là câu hỏi khó trả lời nhất.
Nhìn chung, thiết lập một thứ gì đó trên lãnh thổ mới dễ dàng hơn trên một lãnh thổ cũ vốn đã có một cơ quan tương tự. Trong một thành phố không có một cửa hàng, chúng ta sẽ dễ tạo dựng cửa hàng đó. Nhưng sẽ khó hơn khi đã có một doanh nghiệp tồn tại, và điều khó nhất là điều kiện chỉ cho phép duy nhất một doanh nghiệp loại đó tồn tại. Bởi vì, ở đây những người sáng lập không chỉ đối mặt với nhiệm vụ giới thiệu công việc kinh doanh của họ mà còn phải phá hủy công việc kinh doanh đã tồn tại trước đó trong thành phố.
Một công đoàn Quốc xã xã hội chủ nghĩa tồn tại song hành với một công đoàn khác là điều vô nghĩa. Vì công đoàn này phải thấm nhuần triệt để ý thức hệ và bổn phận không khoan dung cho một cơ quan tương tự hay thù địch. Nó cần phải khẳng định vị trí độc tôn của mình. Không được có bất kỳ sự sắp xếp hay thỏa hiệp nào mà chỉ có duy trì quyền lợi chuyên chế tối cao của chúng ta.
Có hay cách để đạt được sự phát triển đó:
1. Chúng ta có thể thành lập công đoàn của chúng ta rồi dần dần đấu tranh chống lại Công đoàn quốc tế của chủ nghĩa Mác. Hoặc
2. Chúng ta có thể thâm nhập vào công đoàn chủ nghĩa Mác và cố gắng thay đổi nó bằng tinh thần mới; nói cách khác, chuyển nó thành công cụ phục vụ cho tư tưởng mới.
Phương pháp đầu tiên không thích hợp vì: tình trạng tài chính của chúng ta đang còn khó khăn trong thời điểm đó, và nguồn lực của chúng ta còn hạn chế. Tác động của lạm phát đang tăng dần làm cho tình thế càng khó khăn hơn, vì trong những năm đó, không ai dám nói công đoàn sẽ mang lại lợi ích cho thành viên. Từ khía cạnh này, không có lý do gì để cá nhân người công nhân lại quan tâm đến công đoàn. Thậm chí là công đoàn đang tồn tại của chủ nghĩa Mác đã đứng trên bờ vực sụp đổ, cho đến khi chính sách khai sáng Ruhr của Herr Cuno đạt được kết quả, hàng triệu mark đã đổ vào két tiền của họ. Gã được gọi là Thủ tướng “quốc gia” này nên được xem là chúa cứu thế của chủ nghĩa Mác.

Triết gia phương Tây: Karl Heinrich Marx - thường được phiên âm là Các Mác trong các tài liệu tiếng Việt.
Chúng ta không thể dựa vào khả năng tài chính tương tự, và không ai có thể bị thuyết phục gia nhập vào một Công đoàn yếu kém về mặt tài chính để mang lại cho anh ta lợi ích kinh tế sáng sủa hơn. Mặt khác, tôi cảm thấy phải chống lại sự thành lập một tổ chức như thế vì nó chỉ là nơi trú ngụ cho bọn trốn việc và bọn tương tự.
Trên hết, vấn đề nhân cách mới đóng vai trò quan trọng nhất. Vào lúc đó, tôi không có lấy một người đủ năng lực đề đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng này. Bất kỳ ai, vào thời điểm đó, thành công trong việc lật đổ công đoàn chủ nghĩa Mác để dọn đường cho sự thành công của tư tưởng quốc xã xã hội chủ nghĩa, và phá huỷ sự đấu tranh giai cấp sẽ trở thành một trong những người vĩ đại nhất của quốc gia và tượng đài của anh ta sẽ được dựng lên ở Valhalla tại Regensburg để thế hệ sau ngưỡng mộ.
Nhưng tôi biết rằng không ai có thể đủ khả năng cho tượng đài đó.
Thật sai lầm khi cho rằng công đoàn quốc tế chỉ có những đầu óc tầm thường. Trên thực tế, điều này là vô nghĩa: vì vào lúc họ được thành lập, không có một tổ chức tương tự nào tồn tại trước đó. Hôm nay, phong trào Quốc xã Xã hội chủ nghĩa phải đấu tranh chống lại một tổ chức khổng lồ đã tồn tại lâu dài và chú trọng đến từng chỉ tiết nhỏ nhất. Người tấn công phải luôn tinh ranh hơn kẻ phòng thủ nếu như anh ta muốn đánh bại đối phương. Hôm nay, thành trì công đoàn của chủ nghĩa Mác có thể được điều hành bởi những tên tướng tầm thường, nhưng chỉ có năng lượng hoang dã và khả năng xuất chúng của một nhà lãnh đạo tài ba đối phương mới có thể đánh sập nó. Nếu không tìm ra được một người như thế, sẽ là vô nghĩa khi đối chọi với Định mệnh và thậm chí là ngu ngốc khi nỏ lực xóa bỏ cái cũ trong khi chưa có cái mới thay thế.
Ở đây, chúng ta phải ứng dụng câu châm ngôn: trong cuộc sống, thỉnh thoảng nên để cho một thứ tồn tại thay vì gầy dựng cái mới tồi tệ hơn hay chỉ làm dang dở nó.
Có một vấn đề mà chúng ta không nên coi đó là mị dân. Lúc đó, tôi luôn có một nhận thức vững chắc rằng thật nguy hiểm khi kết hợp một cuộc đấu tranh triết học-chính trị với vấn đề kinh tế trong giai đoạn đầu. Điều này đặc biệt đúng đối với nhân dân Đức. Trong trường hợp này, đấu tranh kinh tế sẽ lãng phí năng lượng của cuộc đấu tranh chính trị. Khi quần chúng tin rằng họ có thể mua một căn nhà nhỏ bằng số tiền dành dụm, họ sẽ cống hiến cho nhiệm vụ tiết kiệm và không còn thời gian để đấu tranh chính trị chống lại những kẻ mà có thể, bằng cách này hay cách khác, bòn rút từng xu họ dành dụm một ngày nào đó. Thay vì chiến đấu trong một cuộc đấu tranh chính trị vì tư tưởng và nhận thức được mang đến cho họ, họ quay sang tư tưởng “an cư lạc nghiệp” và cuối cùng họ sẽ trở thành ăn mày.
Hôm nay, phong trào quốc xã xã hội chủ nghĩa đang khởi đầu cho cuộc đấu tranh của nó. Trước hết, nó vẫn còn phải hình thành và hoàn thiện học thuyết. Nó phải tận dụng mọi năng lượng trong cuộc đấu tranh để tư tưởng vĩ đại của nó được chấp nhận, và thành công chỉ đến khi tất cả mọi sức mạnh của nó đều tập trung phục vụ đấu tranh. Chúng ta có một ví dụ kinh điển về làm thế nào sức mạnh tích cực của một con người trở nên tê liệt khi anh ta chỉ biết đến vấn đề kinh tế:
Cuộc cách mạng tháng mười một năm 1918 không phải bởi công đoàn mà thực chất là để chống lại họ. Và tư sản Đức không đấu tranh chính trị cho tương lai của nước Đức bởi vì họ tin rằng tương lai này sẽ được bảo vệ thích đáng bởi công việc xây dựng trong lĩnh vực kinh tế.

Cuộc cách mạng 11/1918 tại Berlin.
Chúng ta phải rút ra bài học từ kinh nghiệm này, vì trường hợp của chúng ta cũng sẽ không có gì khác. Chúng ta càng tập trung mọi sức mạnh của phong trào để đấu tranh chính trị, chúng ta càng tự tin vào thắng lợi trên mọi mặt trận; nhưng nếu chúng ta càng hấp tấp dấn thân vào các vấn đề công đoàn, an cư lạc nghiệp, và những vấn để tượng tự, những lợi ích mà chúng ta mang lại cho cả phong trào càng nhỏ đi. Vì, dù những vấn đề này là quan trọng, chúng chỉ được giải quyết thỏa đáng khi chúng ta đã nắm quyền lực chính trị trong tay và dùng nó để giải quyết. Cho đến lúc đó, những vấn đề này chỉ làm tê liệt phong trào. Phong trào càng can dự vào các vấn đề đó sớm, các học thuyết của nó sẽ càng bị giới hạn. Vì khi đó, những động lực của công đoàn sẽ lèo lái chính phong trào thay vì chịu ảnh hưởng của học thuyết phong trào.
Lợi ích thiết thực của phong trào cũng như quần chúng nhân dân chỉ có thể xuất phát từ một phong trào công đoàn, nếu về mặt học thuyết, phong trào này hoàn toàn phù hợp với tư tưởng Quốc xã Xã hội chủ nghĩa để không đi vào đường mòn của chủ nghĩa Mác sau này. Vì một phong trào công đoàn chỉ có nhiệm vụ chống lại công đoàn của chủ nghĩa Mác còn tệ hơn là không có cái nào. Nó phải tuyên bố chiến tranh với công đoàn chủ nghĩa Mác, không chỉ với tư cách một tổ chức, mà còn với tư cách một tư tưởng. Trong công đoàn chủ nghĩa Mác, nó phải đập tan tư tưởng giai cấp và lợi ích giai cấp và trở thành người bảo vệ cho lợi ích cho nhiều nghề nghiệp của nhân dân Đức.
Các quan điểm trên đã và đang chống lại sự thành lập công đoàn riêng của chúng ta, trừ khi một nhân vật được Định mệnh lựa chọn đột nhiên xuất hiện và giải quyết vấn đề khó khăn này.
Do đó, chỉ còn duy nhất hai phương pháp: hoặc đề nghị đồng chí của chúng ta rời bỏ Công đoàn, hoặc tiếp tục ở lại và tìm cách phá hủy nó càng nhiều càng tốt.
Nói chung, tôi tiến cử phương pháp thứ hai.
Đặc biệt trong năm 1922-1923, chúng ta rất dễ thực hiện điều này. Vì, trong giai đoạn lạm phát, lợi thế kinh tế mà một tổ chức công đoàn mang lại là không đáng kể, do chúng ta có thể trông chờ kết nạp chỉ một số thành viên nhờ vào sự phát triển chưa hoàn chỉnh của phong trào. Nhưng mối đe dọa sẽ rất lớn, vì những người ủng hộ Quốc xã Xã hội chủ nghĩa sẽ chỉ trích tổ chức nặng nề nhất từ đó dẫn tới sụp đổ từ bên trong.
Vào lúc đó, tôi từ chối hoàn toàn tất cả mọi thử nghiệm mang trong nó hạt giống thất bại. Tôi coi đó là tội ác khi dùng khoản thu nhập ít ỏi của người công nhân cho một cơ quan mà trong thâm tâm tôi chắc sẽ không mang đến lợi ích cho họ.
Nếu một ngày đẹp trời, một đảng chính trị mới biến mất, đó không phải là một mất mát mà luôn là lợi ích, không ai có quyền rên rỉ về điều đó; vì những gì mà người đó đóng góp vào phong trào chính trị là thứ không bao giờ có thể lấy lại được. Nhưng nếu một người đóng góp tiền bạc vào một công đoàn sẽ có quyền đòi hỏi được phục vụ ngược lại. Nếu mọi chuyện không xong, chủ tịch của công đoàn chỉ là tên bịt bợm hay ít nhất là những kẻ lông bông cần phải chịu trách nhiệm.
Và trong năm 1922, chúng tôi đã hành động theo quan điểm này. Những người khác tin họ biết nhiều hơn và thành lập các công đoàn. Họ trách mắng chúng tôi quá thiển cận và không biết nhìn xa trông rộng, vì không thành lập công đoàn. Nhưng không lâu sau, những tố chức của họ biến mất và kết quả đó đã có thể xảy ra tương tự với chúng tôi. Nhưng điều khác biệt là chúng tôi không nên làm chính chúng tôi và những người tin tưởng vào chúng tôi thất vọng.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét