Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Mein Kampf (23)

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI
ADOLF HITLER
CHIA SẺ VỚI ĐỘC GIẢ
Do http://nguyentandung.org cũng như nhiều trang khác mang tên các nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam cho đăng tải vô điều kiện một tác phẩm tuyên truyền độc hại cùng cực được tối tác bởi Adolf Hitler nên tôi cũng cho đăng tải lại ở đây tác phẩm đó nhưng có điều kiện nghiêm ngặt nhất: độc giả phải hiểu rằng ngoài những đoạn văn chửi rủa chính đáng (vừa chính xác vừa đúng đắn lại vừa cần thiết) về Chủ nghĩa Marx cùng với Cộng sản Nga, còn lại tác phẩm đó rất đáng bị nguyền rủa chính đáng nhất!

Tập 1: Toan tính
CHƯƠNG 3.4: CƯỚP ĐI TRÍ TUỆ CỦA NHÀ BÁO LƯU MANH
Thế nên, hậu quả là một sự càng ngày càng nghèo đi về trí tuệ lan toả ở tầng lớp lãnh đạo. Qua đó điều gì sẽ mang lại cho quốc gia và nhà nước, thì ai cũng có thể tiên liệu được, chừng nào cá nhân anh ta không thuộc vào loại các “lãnh đạo” này.
Áo quốc cổ xưa vốn đã có cách điều hành nghị viện ở dạng thuần tuý.
Chắc rằng các thủ tướng đều do hoàng đế hay nhà vua đề cử, chỉ riêng sự đề cử này cũng đã không gì khác hơn là việc thực thi ý muốn nghị viện. Tuy nhiên sự mua bán và mặc cả từng chức bộ trưởng riêng lẻ lại đã là nền dân chủ phương Tây dạng tinh khiết nhất. Các kết quả cũng tương ứng với những nguyên tắc thực dụng. Đặc biệt, việc thay đổi từng nhân vật riêng lẻ lại đã xảy ra theo những thời hạn ngày càng ngắn đi, để cuối cùng trở nên một cuộc săn đuổi thực sự. Theo cùng mức độ đó thì tầm cỡ của “lãnh đạo nhà nước” tương ứng càng ngày càng co lại, để cuối cùng chỉ còn lại cái thể loại nhỏ nhoi của những kẻ buôn lậu nghị viện mà giá trị lãnh đạo nhà nước của chúng chỉ được đo đạc và công nhận nhiều hơn theo năng lực mà với nó, chúng thành công với việc nhào nặn liên minh tương ứng, nghĩa là tiến hành những phi vụ buôn bán chính trị nhỏ bé nhất, mà chỉ riêng điều đó đã có thể lý giải cho sự phù hợp của các vị đại diện nhân dân này với các công việc thực tiễn.
Vậy nên trong lĩnh vực này, trường phái Vienna có thể cung cấp những ấn tượng tốt nhất.
Điều cuốn hút tôi chẳng ít là sự so sánh giữa khả năng và hiểu biết sẵn có của những đại biểu nhân dân này với những nhiệm vụ đang chờ họ. Dĩ nhiên, dù muốn hay không người ta vẫn phải tự mình quan sát kỹ hơn tầm tư duy của những người được các dân tộc lựa chọn này, khi đó sẽ hoàn toàn không tránh được việc phải dành sự lưu ý cần thiết cho cả những quá trình dẫn tới sự phát hiện ra những nhân vật tuyệt vời này của công chúng.
Cả cái cách mà khả năng thật sự của các quí ông được đưa vào dùng để phục vụ tổ quốc, nghĩa là quá trình kỹ thuật hoạt động của họ, đáng được nghiên cứu và kiểm tra kỹ càng.
Mục lục
 [ẩn]
Khi đó sẽ thấy toàn bộ bức tranh đời sống nghị viện càng đáng thương hơn, nếu người ta quyết định càng đi sâu hơn vào các mối quan hệ nội tại này, nghiên cứu các cá nhân và cơ sở chuyên môn bằng sự khách quan sắc bén tới mức nhẫn tâm. Đúng vậy, điều này rất đáng cho một thể chế mà, nó tự thấy được có lý do để qua những người đại diện cho nó, sau mỗi câu lại lưu ý tới “tính khách quan” như là cơ sở công bằng duy nhất đối với bất cứ việc kiểm tra và bày tỏ thái độ nào. Người ta hãy kiểm tra chính các quí ông này và những quy luật sự tồn tại cay đắng của họ, và người ta sẽ chỉ có thể ngạc nhiên về kết quả mà thôi!
Chẳng có nguyên tắc nào, nếu xét thật khách quan, lại sai hơn cái nguyên tắc nghị viện.
Khi đó người ta còn được phép hoàn toàn bỏ qua cái cách, ở đó tiến hành sự lựa chọn các quí ông đại biểu nhân dân, mà họ đi đến chức vụ và phẩm giá mới của mình như thế nào. Việc ở đây chỉ xoay quanh một phần thực sự tí xíu của sự thoả mãn ước vọng chung hay thậm chí một nhu cầu, thì ai cũng nhận ra ngay, nếu như người đó tự khai sáng mình rằng: hiểu biết chính trị của quảng đại quần chúng hoàn toàn còn chưa phát triển, để có thể tự mình đi đến những quan điểm chính trị khái quát nhất định và tìm ra những người đáng để ý cho vấn đề đó.
Cái mà chúng ta hay gọi bảng từ “công luận”, chỉ dựa một phần nhỏ vào những kinh nghiệm tự mình đúc kết hay thậm chí nhận thức của từng người; trái lại đa phần dựa vào ý tưởng phát sinh thường từ một thể loại hoàn toàn có sức thuyết phục và kiên trì của cái gọi là “sự khai sáng”.
Hệt như quan điểm tôn giáo là kết quả của giáo dục và chi có chính nhu cầu tín ngưỡng mới âm ỉ bên trong con người, thì lập trường chính trị của quần chúng cũng chi thể hiện kết quả cuối cùng của sự xử lý đôi khi bền bỉ và kỹ lưỡng tới mức rất khó tin về tâm linh và tri thức.
Phần rõ ràng lớn nhất của “giáo dục” chính trị, mà ở trường hợp này người ta có thể gọi rất đích đáng bằng từ tuyên truyền, rơi vào tài khoản của báo chí. Trước hết nó chăm sóc “công tác khai sáng” này gần như là một trường học dành cho người lớn. Chỉ có điều việc học này không nằm trong tay nhà nước, mà trong nanh vuốt của những lực lượng phần nào đó rất thấp kém. Chính ở Vienna, khi còn là một người trẻ tuổi, tôi đã có cơ hội tốt nhất để tìm hiểu chính xác các ông chủ tinh thần và các nhà sản xuất ra cỗ máy giáo dục quần chúng này. Lúc đầu tôi phải ngạc nhiên rằng, chỉ với khoảng thời gian ngắn tới mức nào mà cái cường quốc bậy bạ bên trong nhà nước này có thể tạo ra một ý kiến nhất định, dẫu cho ở đó xoay quanh sự xuyên tạc hoàn toàn những ước nguyện nội tâm và quan điểm chắc chắn vốn dĩ đã tồn tại trong quần chúng. Chỉ trong vài ngày, từ một sự kiện nực cười đã làm ra một phong trào nhà nước trọng đại; trong khi ngược lại, trong cùng thời gian đó, những vấn đề hệ trọng tới cuộc sống lại bị mọi người lãng quên, hay nói đúng hơn là dễ dàng đánh cắp chúng ra khỏi trí nhớ của quần chúng.
Như vậy là chỉ cần vài tuần đã có thể phù phép từ số không nên tên tuổi, gắn những kỳ vọng không tin nổi của công luận rộng rãi vào đó, thậm chí tạo cho chúng tính đại chúng mà ngay với một người thật sự nổi tiếng cả đời cũng khó đạt được. Tên tuổi mà một tháng trước chẳng ai biết, ngay cả chẳng bao giờ nghe đến, trong khi cùng thời gian đó những nhân vật cũ, đã qua thử thách ở hoạt động nhà nước hay các mặt khác của đời sống xã hội, đang có sức khoẻ sung mãn nhất lại đơn giản biến mất khỏi thế giới liên đới, hay bị dèm pha tệ hại tới nỗi trong chốc lát tên họ có nguy cơ biến thành biểu tượng cho một sự đểu giả hết mức. Người ta phải tìm hiểu cái cách ti tiện này của bọn Do Thái nhằm trút trong chỉ một lần những thứ bẩn thỉu nhất về vu khống thấp hèn và bôi nhọ danh dự lên một người, để có thể đánh giá hết mối nguy cơ của những tên lưu manh báo chí này.
Sau đó sẽ chẳng có gì không hợp với một tên cướp đường trí tuệ để hắn đi đến những mục tiêu trong sạch của hắn.
Hắn sẽ rình mò những vấn đề gia đình thầm kín nhất và không nghỉ chừng nào cái bản năng chó săn mồi của hắn chưa tìm ra bất kỳ một biến cố tội nghiệp nào, để sau đó quyết định tiêu diệt nạn nhân bất hạnh.
Nhưng nếu ngay khi đã đánh hơi kỹ càng nhất mà chẳng tìm thấy gì, cả ở đời sống cộng đồng lẫn cuộc sống riêng tư, thì một gã như thế đơn giản là dùng ngay sự vu khống với niềm tin sắt đá rằng dù có tới ngàn lần cải chính thì vẫn luôn còn lưu lại cái gì đó; và do hàng vạn lần lặp đi lặp lại, việc bôi nhọ vẫn xảy ra ngay được nhờ tất cả những đồng đội gươm giáo của hắn. Trái lại, trong phần lớn trường hợp, nạn nhân chẳng thể chống cự; thế nhưng ở đây nhóm côn đồ này chẳng bao giờ tìm những nguyên cớ mà lẽ ra ở nhóm người khác là đáng tin hay ít nhất là cũng còn hiểu được. Xin Chúa cứu xét! Bằng cách kẻ lưu manh này tấn công thế giới đáng yêu xung quanh với sự đê tiện nhất, thì con cá mực đó cùng lúc lại tung ra đám mây của sự thật thà và những ngôn từ thành tâm, tràng giang đại hải về “trách nhiệm của báo chí” và những thứ giả dối tương tự, thậm chí ở cả những cuộc hội đàm hay hội nghị – nghĩa là những dịp mà tai ương này nhóm họp ở số đông hơn nữa, còn lộng ngôn về một cái hết sức đặc biệt, chính là “danh dự” báo chí, mà sau đó lũ vô lại đang tụ tập này khẳng định với nhau đầy tôn kính.
Tuy nhiên nhóm quân súc sinh này lại tạo ra được hơn hai phần ba cái gọi là “công luận”, mà lớp bọt của nó về sau còn vượt qua cả Aphrodite (nữ thần Hy Lạp, sinh ra từ bọt biển – ND) nghị viện.
Để mô tả đúng phương pháp này và thể hiện được toàn bộ tính giả dối vô độ của nó, người ta phải viết hàng pho sách. Chỉ riêng, ngay cả khi người ta có hoàn toàn bỏ qua nó và chỉ xem xét sản phẩm đã sinh ra từ hoạt động của nó, thì với tôi có vẻ như đã đủ để gợi lên chứng điên khùng khách quan nhất của tổ chức này, ngay cả với những tâm hồn ngoan đạo nhất.

Lính Đức Quốc Xã chà đạp người Do Thái.
Vậy là người ta sẽ hiểu, sớm nhất và dễ nhất, sự nhầm lẫn cả vô lý lẫn nguy hiểm này của loài người, chừng nào người ta so sánh chế độ đại nghị dân chủ với một nền dân chủ Đức quốc thật sự.
Điều đáng lưu ý của khái niệm đầu là ở chỗ, chẳng hạn năm trăm ông, hay thời gian gần đây là cả bà, được bầu mà họ có quyền quyết định cuối cùng ở từng và mọi việc. Vậy duy nhất họ là quyền lực; bởi lẽ dù cho có một hội đồng nội các được họ bầu ra mà với bên ngoài thì nó thực hiện điều hành công việc nhà nước, song đó cũng chỉ làm vì. Trên thực tế thì cái gọi là chính phủ chẳng tiến hành được dù chỉ là một bước, nếu trước đó không lấy được sự chấp thuận của đại hội đồng. Qua đó thì nó (chính phủ, ND) cũng chẳng nhận trách nhiệm gì, bởi lẽ trách nhiệm cuối cùng lại không bao giờ ở nó, mà ở đa số của nghị viện. Trong mọi trường hợp, thì nó chỉ là người thực thi của ý chí đa số đó. Lẽ ra người ta cũng có thể đánh giá khả năng chính trị của nó qua nghệ thuật mà nó hiểu: hoặc thích nghi với ý chí đa số, hoặc chèo kéo đa số về mình. Nhưng qua đó thì nó tụt từ tầm cao của một chính phủ thật sự xuống một kẻ đi ăn mày ở đa số tương ứng. Vâng, vậy thì nhiệm vụ trọng yếu nhất của nó bây giờ chỉ còn là từ trường hợp này sang trường hợp khác: hoặc bảo đảm sự ưu ái của đa số đang tồn tại, hoặc tiếp nhận việc lập một đa số mới có xu hướng tốt hơn. Nếu thành đạt, thì nó lại được phép tiếp tục “điều hành” một thời gian ngắn sau đó, còn nếu không, nó có thể phải ra đi. Tính đúng đắn những ý định của nó, khi đó về cơ bản chẳng hề đóng một vai trò gì.
Nhưng qua đó thì trên thực tế, mọi trách nhiệm đều đã được rũ bỏ.
Điều này dẫn đến hậu quả gì, chỉ từ quan sát rất đơn giản sau đã lộ rõ:
Cấu tạo nội tại của năm trăm đại biểu nhân dân được bầu theo nghề nghiệp hay thậm chí theo khả năng của từng người cho ta một hình ảnh của sự chắp vá mà thường cũng còn rất thảm hại. Bởi lẽ người ta chẳng thể tin rằng, những vị được chọn này của quốc gia lại cũng đã được lọc lựa về cả tư duy lẫn trí tuệ! Hy vọng người ta sẽ không cho rằng từ những lá phiếu của tập thể những người đi bầu – có mọi thứ, chỉ trừ tư duy, mà mọc lên cả trăm vị lãnh đạo nhà nước. Thực vậy, người ta chẳng thể chống lại điều vô lý đủ lớn là: từ những phổ thông đầu phiếu sinh thành ngay các thiên tài.
(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)
nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét